Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

XH> THỜI PHÂN BẮC ĐI LÊN XHCN



 

Vậy là con đường bắt đầu đi lên CNXH cách đây hàng nửa thế kỷ so với bây giờ có khác gì nhau? Thậm chí tệ hơn là con người đã hãm hại nhau để kiếm ăn:

- "Đoạn phim sau tái hiện một phần thời đại dân ta sống bằng phân bắc.

Trước đó, nhà thơ nhớn cách mạng Tố Hữu có câu:

Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá...
Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ.....

Nhà thơ Bút Tre viết thành khẩu hiệu:

Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân bắc, phân xanh đầy nhà.
Sau năm 1975, phong trào phân bắc phân xanh được phát động ở miền Nam như một sự thừa hưởng thành tựu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hồi đó tôi mới học lớp ba lớp bốn cũng từng tham gia làm phân bắc phân xanh. Tôi từng ngạc nhiên khi nhiều lần thấy mấy bà vợ của mấy chồng đi tập kết khi đi chợ xa về ngồi ỉa hoặc đái bên đường thường gói phân vào lá chuối hoặc lăn tròn cục đất ướt thấm nước đái rồi cho vào giỏ thức ăn mang về nhà để bón rau hoặc cây.

Họ nâng niu từng cục phân bắc, từng giọt nước tiểu mình ỉa đái ra như vậy.

Sau đó không ngạc nhiên nữa khi toàn dân miền Nam cũng phải học tập và làm theo gương miền Bắc. Bởi lúc đó, hợp tác xã đặt ra chỉ tiêu mỗi gia đình một tháng nộp bao nhiêu ký phân bắc và nước tiểu. Nhiều gia đình đói, ỉa không đủ chỉ tiêu phải trộn cứt bằng đất sét hoặc độn bùn non.

Cứt như một thứ thuế thân buộc phải nộp đủ để nuôi rau và nuôi cán bộ.

Cho đến những năm sau đổi mới, sau khi tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự về nhập học ở Trường Đại học Quy Nhơn, phân bắc vẫn là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi sống quý thầy cô và sinh viên. Thầy Tùng Sơn Hà kể rằng, trước văn phòng khoa từng có câu thơ bên cạnh cái hũ nước tiểu:

Hãy phủ màu xanh lên cát trắng
Ta đái vào đây để tưới rau.
Chúng ta từng nhờ phân bắc mà khôn nhớn đấy!

Biết đâu một ngày nào đó, người ta lại nghĩ ra thuế ỉa, thuế đái sau thuế bò gặm cỏ. Bởi đất đai do nhà nước quản lý thì ỉa, đái trên đất cũng phải nộp thuế?".

- "Tưởng chỉ có xứ Rau Má thu thuế bò gặm cỏ, không ngờ xứ Củ Mì quê tôi cũng thu thuế vịt thả đồng. Té ra vặt lông vịt là đây!

Tiên sư cụ Ngô Tất Tố đã vẽ đường nhân rộng làng Đông Xá ra toàn cõi Việt Nam!".

- "Trong nước làm ăn không đủ sống, dân phải chen lấn chạy ra nước ngoài làm thuê. Làm đủ thứ nghề mà dân văn minh không làm: bốc vác, hốt rác, ở đợ, làm đĩ... Mạt hạng như thằng Tàu khựa khi sang nước ta nó cũng làm chủ hàng triệu người?

Biết bao giờ dân Việt tôi cất đầu lên cho ngang bằng thiên hạ?

Chả trách người dân phải sản xuất hàng bẩn để sống. Bởi không làm hàng bẩn thì lấy tiền đâu nuôi cán bộ rình rập kiếm ăn hàng ngày? Dân chỉ vừa mới đổ một đống cát xây toilet đã có vài ba thằng xuất hiện kiếm ăn, huống hồ là mở một xưởng cafe, một tiệm buôn bán?
Một cơ sở sản xuất "cafe pin" mọc giữa ban ngày, đợi nó hại bao nhiêu người cơ quan chức năng mới biết?

Một lần tôi đi trên xe khách chuyến Đăk Lăk - Kon Tum, thấy tài xế nhét khách và chạy như bão, tôi hỏi: "Anh không tiếc mạng của hành khách thì cũng tiếc cái mạng của anh chứ?" Anh tài xế nói: "Đằng nào cũng chết, chết muộn còn hơn chết sớm. Tôi không nhét khách, không chạy nhanh thì lấy tiền đâu ra nuôi bọn mãi lộ? Đã đóng tiền mua đường hàng tháng rồi lại còn bị thổi giữa đường xin đểu nữa đấy!"

Tôi thở dài. Dân hết đường sống thật! Muốn sống thì phải hại nhau như động vật thôi!".


CÂU CHUYỆN TRỒNG RAU TRONG THÀNH PHỐ SAU NGÀY "GIẢI PHÓNG"

Nguồn : FB Long Chu Mộng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét