Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

Trung Cộng mất khách, CSVN hết hí hửng

Trung Cộng mất khách, CSVN hết hí hửng

 
VNCH Ngọc Hương (Danlambao) - Đại dịch Covid19 vẫn còn tiếp diễn, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Âu châu nếm hậu quả của sự lệ thuộc vào sản phẩm Trung Cộng, Ấn Độ, đại dịch khởi đầu với TC làm ngưng trệ sản xuất nhiều lãnh vực, cả dược phẩm và dụng cụ y tế. Các quốc gia nói trên ham nhân công rẽ mạt đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở sản xuất đủ loại, đâm ra lệ thuộc vào dây chuyền sản xuất TC. 
 
Mấy vụ tranh giành nhau mua dụng cụ y tế, mặt nạ bảo vệ virus, máy trợ thở giữa Đức, Mỹ, Canada, Pháp xảy ra trong vài tháng qua cũng vì TC chưa kịp hồi phục sản xuất sau cơn đại dịch.
 
Rút kinh nghiệm bài học trên, các công ty ngoại quốc có hãng xưởng ở Hoa lục bắt đầu chuyển hướng, xem xét việc dời sản xuất sang các quốc gia Á châu khác. Việt nam đang có một số cơ xưởng sản xuất của ngoại quốc, bọn cs đương quyền lấy làm vui mừng và tin chắc các hãng ngoại quốc sẽ dọn sang Việt Nam vì nhân công Việt Nam rẻ hơn nhân công TC. Dọn qua Việt Nam không quá xa TC, ít hao tốn cước phí vận chuyển máy móc nặng.
 
CSVN lầm to khi Indonesia thông báo ngày 13 tháng 5, 2020 có 27 công ty Hoa Kỳ (không nêu tên) đồng ý dọn sang khu kỹ nghệ Brebes, miền trung Java, Indonesia. 
 
Tổng thống Indonesia nói chuyện trực tiếp với Tổng thống Hoa Kỳ và những người đứng đầu các công ty lớn của Mỹ, Indonesia bằng lòng nhượng 4000 mẫu đất trong 5 năm cho các công ty chuyển sản xuất qua Indonesia, cạnh 25 hãng ngoại quốc đã có mặt sẵn. 
 
Chiến tranh thương mại (pinimg.com)
 
Nhiều lý do các công ty đa quốc không muốn dời hoạt động sang Việt Nam:
 
1/ Trước khi có quyết định quan trọng, hầu hết các công ty đều tham khảo ý kiến chính phủ của mình, ước lượng tình hình an ninh, luật pháp chính trị của quốc gia sở tại đủ an toàn cho hoạt động kinh tế, buôn bán, sản xuất của cơ xưởng hay không.
 
Nhà cầm quyền CSVN không có lập trường cương quyết và dứt khoát việc bảo vệ lãnh thổ, cũng không có biện pháp ngăn chặn những lần thao túng thị trường của TC, TC muốn đầu cơ tăng giá hàng hoá lúc cũng không ai kiểm soát. Thương mại Việt Nam chỉ đưa cổ chịu chết, nhà cầm quyền CSVN hèn hạ không dám đưa ra biện pháp trừng phạt, hay ngăn chận hành động phá rối thị trường của TC.
 
2/ Nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra ở biển Đông dù chỉ là va chạm quân sự nhỏ cũng làm hải lộ vận chuyển bị đình trệ, thương thuyền ra vào không được để chuyển vận hàng hoá đi các nơi.
 
Các nhượng địa của Việt Nam giành cho TC ẩn núp dưới tên gọi "Đặc khu kinh tế" giúp dân TC ra vào Việt Nam dễ dàng, bọn này sẽ xin vào làm việc tại các hàng xưởng ngoại quốc ở Việt Nam, chúng lũng đoạn, xúi giục nhân viên đình công, biểu tình đòi hỏi lương bổng, quyền lợi... Tất cả tuân theo quỷ đạo phá hoại của Bộ Quốc an TC, khi TC không được hưởng lợi, thì đạp đổ.
 
3/ Theo thống kê năm 2018 dân số Indonsia: 267,7 triệu, dân số Việt Nam: 95,54 triệu, số nhân công của Indonesia đông hơn so với Việt Nam.
 
Hải cảng Tanjung Priok vận chuyển gần 8 triệu container/năm so với cảng Saigon 6.15 triệu container/năm. Cảng Tanjung Priok cách rất xa khu vực tranh chấp ở biển Đông, dù hải chiến xảy ra, chuyển vận hàng đường biển vẫn an toàn đi qua Úc, hoặc gần hơn như Singapore, hoặc qua Ấn độ dương đến các hải cảng miền nam Ấn độ.
 
Miền trung Java có ít nhứt hai phi trường quốc tế, thuận tiện cho việc không vận hàng hoá. Sài Gòn chỉ có một phi trường Tân Sơn Nhứt đã quá bận rộn và chật chội.
 
4/ CSVN lệ thuộc TC chính trị và kinh tế khiến giới doanh thương quốc tế ngần ngại đầu tư đại quy mô. 
 
Thủ tục hành chánh rườm rà, phức tạp đòi hỏi nhiều giấy tờ, quá nhiều giai đoạn với đủ loại giấy phép nhiều cấp khác nhau. Đến cơ quan công quyền phải hối lộ, lo lót để hồ sơ được cứu xét. Công ty làm ăn lớn không muốn bị cản trở do tham nhũng, hối lộ và không muốn công việc chậm trễ làm hỏng kế hoạch sản xuất.
 
5/ Tổng sản lượng quốc nội chia theo đầu người (GDP per capita) của Việt Nam thấp hơn cả những quốc gia loại nghèo như: Libya, Belize và Guatemala, nghĩa là mãi lực quốc nội không hấp dẫn tư bản ngoại quốc đầu tư. 
 
Đó là lý do hàng giả, hàng bắt chước theo kiểu đắt tiền bán chạy ở Việt Nam (Việt kiều ham khoe khoang về Việt Nam mua hàng giả để lừa dối chính bản thân và những ai không biết giá hàng thật).
 
6/ Ngoài Indonesia ra, Việt Nam phải chịu thua đối thủ nặng ký: Ấn Độ, hiện đang sản xuất cho Hoa Kỳ, Âu châu và Nhật hàng kỹ thuật cao đẳng, Ấn Độ bào chế cho Hoa Kỳ, Âu châu, Canada các loại thuốc cần dùng trị bịnh cao huyết áp, tiểu đường, cao cholesterol, bịnh thần kinh...
 
Chính phủ Ấn Độ đang gia tăng chiêu mời, vận động hành lang hơn 1000 công ty ngoại quốc sang đầu tư ở Ấn độ, hoặc chuyển hẳn cơ sở sang Ấn Độ.
 
Trong những ngày tháng sắp đến, sẽ diễn ra sự tái sắp xếp sản xuất khu Á châu, đại đa số hãng xưởng của Hoa Kỳ, Nhật, Âu châu sẽ dời sang Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, một số ít nào đó sẽ qua Việt Nam.
 
Nói chung giới tư bản chịu áp lực của chính phủ họ khuyến khích rời TC, dời qua các quốc gia Á châu khác. CSVN lệ thuộc TC như một chư hầu, một thuộc địa của TC cũng không hưởng lợi bao nhiêu. 
 
TC mất đầu tư ngoại quốc sẽ ép buộc Việt Nam mua hàng TC nhiều hơn nữa, thúc đẩy Hà Nội cho TC khai thác nhiều khoáng sản thiên nhiên, nguyên liệu thiên nhiên hơn nữa. 
 
VN không thu hút thêm đầu tư ngoại quốc, đồng nghĩa với sự vui mừng, tự mãn, hí hửng ban đầu của CSVN không kéo dài bao lâu, bùng phát rồi vụt tắt như ánh lửa tàn của một que diêm.
 
Tham khảo:
 
 
 
 
 
03.06.2020 
 

Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam

Sử gia Mỹ bổ sung góc nhìn của ‘người miền Nam’ về cuộc chiến Việt Nam

06/06/2020

Khi nhận được học bổng Fullbright và đến sống tại Việt Nam, một nữ giáo sư lịch sử người Mỹ đã nhận ra ngay sự vắng bóng của “một phía quan trọng” trong cuộc chiến từng diễn ra trên chính mảnh đất của họ. Bà quyết định bắt tay nghiên cứu và cho ra đời thêm một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam dưới lăng kính mới – lăng kính của “người miền Nam” – những người mà bà cho là đã bị “bỏ sót” trong nghiên cứu lịch sử của cả “bên thắng cuộc” lẫn phía đồng minh Mỹ.
“Tôi đến sống ở Việt Nam một năm và giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, thuộc Đại học Quốc gia. Tôi đã đi khắp đất nước, xem nhiều đài tưởng niệm và tượng đài chiến tranh khác nhau, mà có lẽ tôi nên gọi là theo ‘lăng kính của miền Bắc’ hay ‘lăng kính của Hà Nội’ trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, nhưng hoàn toàn không thấy đề cập gì đến một thực tế là có một phe Việt Nam khác mà họ cũng đã chiến đấu chống lại”, Giáo sư – Tiến sĩ Heather Marie Stur của trường đại học Southern Mississippi, Hoa Kỳ, nói với VOA về lý do khởi đầu khiến bà dành ra 6 năm để nghiên cứu và viết cuốn “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties” (tạm dịch “Sài Gòn thời chiến: miền Nam Việt Nam và thập niên sáu mươi toàn cầu”), vừa được nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành.
“Có câu nói rằng ‘Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng’. Tôi hoàn toàn hiểu quan điểm đang thống trị của miền Bắc hay của Hà Nội, bởi vì họ là bên thắng cuộc. Do đó, tôi muốn đưa phía bên kia vào câu chuyện cho minh bạch hơn”, GS-TS. Stur nói thêm.
Để bổ sung cho “sự vắng mặt” của một phía quan trọng này, nữ giáo sư Mỹ bắt đầu tìm hiểu câu chuyện của những nhân chứng sống tại Việt Nam, từ những gia đình có người thân từng là cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hoà, đến những gia đình bị chia rẽ vì có người thân chiến đấu cho cả hai bên chiến tuyến.
Image en ligne
Giáo sư - Tiến sĩ Heather Marie Stur.
“Tôi cố gắng để có được nhiều tiếng nói và quan điểm hơn trong cuốn sách. Vì vậy, tôi không tập trung vào chỉ một vài người lãnh đạo, nhưng tôi tìm hiểu một nhóm rộng hơn như tầng lớp sinh viên, những người Công giáo, các nhà hoạt động chính trị, các trí thức thành thị sống chủ yếu ở Sài Gòn… để có được cái nhìn bao quát hơn, thay vì chỉ nhìn từ quan điểm của một lãnh đạo hay chính phủ”, GS-TS. Stur cho biết thêm.
Ngoài việc tiếp xúc với người dân, GS-TS. Stur bắt đầu nghiên cứu tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM (trước đây là Thư viện Quốc gia của Việt Nam Cộng Hoà). Tại đây, bà phân tích các tài liệu của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà trước đây, từ các báo cáo tình báo, cáp ngoại giao, báo cáo của cảnh sát và toà án đến các bản tin chính trị, nhật báo, tạp chí hay thư từ của người dân gửi đến các văn phòng chính phủ vào thập niên 1960 và 1970.
Trở về Mỹ, nữ giáo sư chuyên viết về chiến tranh tiếp tục công việc nghiên cứu tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia ở thủ đô Hoa Kỳ và tại các trường đại học của Mỹ, với mong muốn tìm hiểu cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu ở thập niên 1960 – vốn được xem là thập niên khởi đầu của khái niệm “toàn cầu hoá”, thời điểm đan xen giữa ý tưởng được xem là không tưởng về một “tân thế giới sắp đến” và thực tế khắc nghiệt của các cuộc chiến tranh, đàn áp chính trị và khả năng xung đột hạt nhân.
“Người Mỹ chúng tôi có xu hướng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam như là một trải nghiệm của người Mỹ và nó ảnh hưởng đến chúng tôi, ảnh hưởng đến người dân Mỹ. Nhưng những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 là một phần của câu chuyện toàn cầu lớn hơn nhiều về hoạt động chính trị và sự độc lập”, Giáo sư Stur nói, đồng thời cho biết bà thực sự “thích thú” khi nhìn thấy những kết nối quốc tế trong các hoạt động này.
“Các quốc gia và mọi người đều chú ý đến những gì đang diễn ra ở Việt Nam và bàn về nó, xem mình đang đứng ở phe nào. Trong khắp khu vực Đông Nam Á, có những phong trào chống Cộng khác nhau và các chính trị gia rất chú ý đến những gì đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam để rút ra bài học cho đất nước mình trong bối cảnh đụng độ giữa các phe nhóm Cộng sản và chống Cộng. Chính vì những xung đột diễn ra ở Việt Nam đã rất thu hút sự chú ý trên toàn thế giới, nên tôi cố gắng đưa bối cảnh quốc tế này vào trong cuốn sách”.
Với việc phác hoạ lại cuộc chiến trong bối cảnh toàn cầu những năm 1960, nhà sử học người Mỹ còn muốn cho độc giả nhìn thấy có đến ba cuộc chiến lồng ghép vào nhau trong chiến tranh Việt Nam, đó là cuộc chiến chính trị ở Sài Gòn, cuộc chiến quân sự và cuộc chiến về mặt công luận thế giới.
Theo GS-TS. Stur, nền dân chủ của miền Nam Việt Nam trước đây sở dĩ gặp thất bại là vì các áp lực chính trị lên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chứ không phải là kết quả của việc người dân ngả theo Cộng sản.
“Hoa Kỳ, trong chừng mực nào đó, đã cố gắng phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc và Liên Xô. Và ý tưởng để cho chủ nghĩa cộng sản nắm giữ Việt Nam và thống nhất đất nước dưới một chính quyền Cộng sản vào thời điểm giữa thập niên 1950 đến cuối thập niên 1960 có vẻ như không đến nỗi là một mối nguy an ninh quốc gia”, GS-TS. Stur nhận định.
“Đó là lối tư duy địa chính trị của Hoa Kỳ đối với các đối thủ, đặc biệt là Trung Quốc”, Giáo sư Stur nói thêm, cộng với những nghi ngờ từ phía công chúng Mỹ về thành công của Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời điểm đó đã góp phần gây sụt giảm rất lớn đến sự ủng hộ tiếp tục tham chiến.
Tiếp xúc với nhiều người miền Nam thời hậu chiến, TS. Stur nói bà “hoàn toàn thấu hiểu” tâm trạng của nhiều người cho rằng Hoa Kỳ đã đến Việt Nam và “làm lớn thêm đống hổ lốn tại đây, leo thang chiến tranh và rồi bỏ đi mà không hoàn thành cam kết”.
“Tôi nghĩ rất khó để hàn gắn vết thương đó. Đối với những người đã phải rời bỏ Việt Nam, trở thành người tị nạn ở Mỹ và không bao giờ có thể trở về, nghĩa là họ đã mất nước”, Giáo sư Stur nói. “Nước Mỹ sẽ phải mất một thời gian rất dài để chữa lành vết thương cho những người đã chiến đấu cùng với người Mỹ và tin rằng Hoa Kỳ sẽ làm gì đó để giúp họ nhưng rồi lại bỏ đi”.
Trước tác phẩm “Saigon at War: South Vietnam and the Global Sixties”, nữ học giả Mỹ từng được biết tiếng qua tác phẩm viết về thân phận phụ nữ thời chiến trong cuốn “Beyond Combat: Women and Gender in the Vietnam War Era” và nhiều bài viết khác về chiến tranh Việt Nam.
“Đó là một đất nước xinh đẹp và hấp dẫn, và tôi muốn hiểu biết thêm về lịch sử của đất nước này trong mối quan hệ với cuộc chiến của người Mỹ tại đây”, TS. Stur giải thích về lý do bà tập trung nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm về chiến tranh Việt Nam.



Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

AI ĐÃ TẠO RA ĐẦM LẦY NƯỚC MỸ Trần Hưng

AI ĐÃ TẠO RA ĐẦM LẦY NƯỚC MỸ 
Trần Hưng
May 13, 2020

Donal Trump phá bẫy cú đêm Kissinger và hội kín của Y.

     Ai đã tạo ra “Đầm lầy nước Mỹ”? Đó là câu hỏi lớn mà cá nhân Trần Hưng đã có câu trả lời kể từ khi tỷ phú Donald Trump dấn thân vào con đường chính trị để tát sạch đầm lầy nước Mỹ, đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại và cứu nhân loại thoát khỏi đại nạn Death by China – Chết bởi Tàu cộng.
     Hẳn quý vị thường nghe nhắc đến các “HỘI KÍN” khét tiếng thế giới, ở bài viết này tôi chỉ lưu tâm đến 2 Hội kín có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra đầm lầy nước Mỹ mà ông Trump và cộng sự đang ngày đêm tát cho nó cạn.
    Hội kín nơi Bush và cựu ngoại trưởng John Kerry là thành viên đó là hội kín Skull and Bones – Hội Đầu lâu và Xương chéo thuộc Đại học Yale danh tiếng được thành lập vào đầu thế kỷ XIX, chính thức ra đời vào năm 1832. 
     Mục tiêu ban đầu của Hội đặt ra là “cai trị thế giới” nhưng rồi, dần dần sự “cai trị thế giới” đó của hội Đầu lâu và Xương chéo chính là việc có nhiều người là thành viên của Hội đã trở thành những chính trị gia hàng loạt của Mỹ, cụ thể như Bush cha, John Kerry,…
     Khi Mao Trạch Đông dấy binh tạo phản chống lại Tưởng Giới Thạch thì Chu Ân Lai, một thành viên “dự tuyển” của Hội kín Skull and Bones đã chọn Mao Trạch Đông làm chúa công và dù chỉ mới là thành viên “dự tuyển” nhưng Chu Ân Lai đã được Hội kín này ủng hộ, trợ lực nên mới có chuyện Tưởng Giới Thạch đã bị Mao Trạch Đông đánh chạy ra Đài Loan và sau đó tới năm 1971 thì Đài Loan của Tưởng Giới Thạch đã bị Tàu cộng cướp mất ghế tại Liên Hợp Quốc bởi sự ủng hộ của nước Mỹ thông qua cái Hội kín đầy quyền lực này.
     Mối quan hệ mật thiết giữa Bush cha với Chu Ân Lai – Mao Trạch Đông được thắt chặt thêm khi Bush cha được bổ nhiệm vào chức vụ Trưởng Văn phòng Đại diện Hoa Kỳ tại Tàu cộng những năm 1974-1976. Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản Bắc Việt bức tử cũng từ cái Hội kín Đầu lâu và Xương chéo này.
     Nhưng khủng khiếp hơn là cái Hội kín Bilderberg, nơi quy tụ giới tinh hoa của xã hội Phương Tây như Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF là Christine Lagarde, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch điều hành Alphabet của Google là Eric Schmidt hay những doanh nhân nổi tiếng như Peter Thiel,… đặc biệt là sự có mặt của các chính trị gia khét tiếng khác mà tôi sẽ kể ra đây.
     Ngày 29/5/1954 tại khách sạn Biderberg-Hà Lan, hội nghị lần đầu tiên được tổ chức, quy tụ vài người thuộc tầng lớp thượng lưu bàn về tình trạng gia tăng tư tưởng bài Mỹ tại Tây Âu. Tại hội nghị này, nhiều thành viên tham gia cho rằng họ nên tổ chức thêm những cuộc gặp mặt riêng như vậy và mời thêm các lãnh đạo Châu Âu, Mỹ cùng những người có tiếng nói để trao đổi giao lưu văn hóa, qua đó hợp tác giữa 2 khu vực.
     Ý tưởng này đã được Hoàng tử Bernhard của Hà Lan tích cực ủng hộ. Ông Bernhard cùng với Thủ tướng Bỉ lúc đó là Paul van Zeeland đã liên hệ với giám đốc CIA Walter Bedell Smith và cố vấn Charles Douglas Jackson của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower để xúc tiến kế hoạch trên.
   Sau quá trình hình thành và phát triển, Hội kín Bilderberg đã lớn mạnh hơn và chuyển hướng các vấn đề ra sâu rộng hơn như toàn cầu hóa, môi trường, khủng hoảng kinh tế. Bằng chứng là vào năm 1991, Thống đốc bang Arkansas khi đó và là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tham dự Bilderberg, qua đó có cuộc mật đàm với nhà tài phiệt David Rockefeller, con cháu của ông vua dầu mỏ Rockefeller. 
Họ đã nói chuyện về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ – NAFTA để rồi sau đó Bill Clinton đã đánh bại đương kiêm tổng thống Bush cha vào năm 1992 để trở thành tổng thống thứ 42 của Mỹ, một năm sau khi nhậm chức, Bill Clinton đã ký kết hiệp định NAFTA như nội dung mật đàm với David Rockefeller tại hội nghị Bilderberg năm 1991. 
     Đồng thời, sau khi trở thành tổng thống thứ 42 của Mỹ, Bill Clinton đã đảo ngược hoàn toàn chính sách ứng phó với Tàu cộng và Việt cộng, máu tanh tại Thiên An Môn năm 1989 vẫn chưa khô thì Bill Clinton đã tỏ ra thân thiết với Tàu cộng, thực hiện những bước đi “bình thường hóa” với Tàu cộng và vận động hành lang cho Tàu cộng được vào Tổ chức Thương mại thế giới – WTO, bình thường hóa quan hệ với Việt cộng,… 
Rõ ràng, chính Bill Clinton đã chắp cánh cho Tàu cộng lớn mạnh có sự chỉ đạo của Hội kín Bilderberg mà Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ – NAFTA với việc vận động hành lang cho Tàu cộng vào WTO chính là một âm mưu được phối ngẫu giữa Tàu cộng với Hội kín Bilderberg.
     Tới đây quý vị đã hình dung được tại sao khi ông Trump lên làm tổng thống thứ 45 của Mỹ, việc đầu tiên là ông Trump buộc Tàu cộng san bằng thâm hụt thương mại bằng những lần đánh thuế chí mạng lên hàng hóa của Tàu cộng cũng như bằng mọi giá phải phế bỏ di sản của Bill Clinton là Hiệp định NAFTA thay thế bằng Hiệp định USMCA khiến cho đảng Dân chủ lồng lộn, luôn luôn cản trở và trì hoãn. Bởi vì hành động này của ông Trump đã trực tiếp đánh vào Tàu cộng lẫn hội kín Bilderberg nơi Bill Clinton và nhiều nhà tài phiệt, chính trị gia của Mỹ là thành viên. 
     Ngược lại thời gian một chút để cho quý vị thấy tại sao Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản Bắc Việt bức tử và tại sao Bồ Đào Nha dễ dàng trả lại Macau và Anh Quốc dễ dàng trả lại Hong Kong cho Tàu cộng. 
     Cú đêm Kissinger là thành viên cộm cán của Bilderberg, bộ ba tà quyền Bill Clinton – Obama – Hillary Clinton coi cú đêm Kissinger là người thầy khả kính. Cú đêm Kissinger sau khi xỏ mũi được Nixon thông qua Hội kín Bilderberg tại cuộc “ngoại giao banh bàn” để bức tử Việt Nam Cộng Hòa sau đó thì hắn ta coi Tàu cộng là Tổ Quốc thứ ba sau Do Thái và Mỹ. 
Phi vụ bán cho Tàu cộng bán đảo Đông Dương tại Hiệp định Ba Lê 1973 của cú đêm Kissinger đã không qua mắt được nhãn thần của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tuy nhiên vì là một nhược tiểu nên ông Thiệu không biết làm gì hơn ngoài việc chỉ mặt cú đêm Kissinger mắng té tát cho hả giận cùng với thái độ cương quyết là không đặt bút ký vào bản văn Hiệp định Ba Lê 1973 do Tàu cộng và cú đêm Kissinger soạn thảo, áp đặt. 
     Lẽ ra phi vụ bán cho Tàu cộng bán đảo Đông Dương của cú đêm Kissinger sẽ được hoàn tất nếu phù thủy Hillary Clinton làm tổng thống thứ 45 của Mỹ chớ không phải ông tỷ phú thất thập cổ lai hi Donald Trump. Tuy nhiên, tội bán trời không chứng, bán rừng không giấy, bán cái thứ không thuộc về mình của gian đảng cú đêm Kissinger – Bill Clinton – Obama – Hillary Clinton,… đã phạm phải “nhân oán – thiên trách” nên đã bị Chúa phạt khi nó bị rò rỉ bởi Wikileaks với hàng ngàn email bẩn thỉu của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton khiến cho mụ này thất cử và kích hoạt cho phong trào lật đổ tổng thống Trump do gian đảng Obama – Joe Biden khởi xướng vào những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của Obama tại phòng Bầu Dục mà bây giờ nó lại tiếp tục xì ra qua vụ án oan của tướng Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của chính quyền tổng thống Trump chỉ tại vị chưa đầy 01 tháng và cũng là cái gai trong mắt của Obama. 
     Tất cả những việc trên đều có dấu chỉ tay của Hội kín Bilderberg liên kết với Tàu cộng. Nhiều người còn hoài nghi tại sao gian đảng của cú đêm Kissinger – Bill Clinton – Obama – Hillary Clinton… phải bán Đông Dương cho Tàu cộng và tại sao cú đêm Kissinger phải bức tử Việt Nam Cộng Hòa? 
Rất dễ hiểu nếu xét theo nguyên tắc “vật ngang giá” trong bộ môn kinh tế – chính trị ở bậc đại học. Sanh thời, tổng thống Harry Truman với học thuyết mang tên ông ta đối phó với chủ nghĩa cộng sản Tam vô chỉ là “kiềm chế không lật đổ cộng sản”. Chính sách này nó giống như cách chữa trị bịnh tật bằng thuốc Nam, uống liên tục nhiều ngày sẽ dứt nọc bịnh tật mà không phải dứt ngay và có nguy cơ tái phát, suy giảm hệ thống miễn dịch như xài thuốc Tây liều cao.
     Vì nóng lòng quét sạch cộng sản khỏi bán đảo Đông Dương nên tổng thống Kennedy đã phủ nhận chiến lược “Hàng rào ấp chiến lược” của cố tổng thống Ngô Đình Diệm với đấu pháp “lấy người Việt Nam không cộng sản trị cộng sản”, vậy là Kennedy thông qua CIA chỉ đạo cho Việt cộng nằm vùng Dương Văn Minh dọn ông Diệm xuống, phế bỏ hàng rào ấp chiến lược của cố vấn Ngô Đình Nhu và chuyên gia chống du kích quân người Anh là sir Robert Thompson. 
     Sự nóng lòng của Kennedy đã được cú đêm Kissinger thừa kế, phát huy dưới trào tổng thống Nixon. Với chiến dịch Linebacker II ném bom ròng rã 12 ngày đêm xuống Bắc phần để mở ra Hiệp định Ba Lê 1973 được xem là hành vi “quyết toán” mà cú đêm Kissinger muốn chốt sổ chi phí chiến tranh của Mỹ tại Đông Dương cho người Mỹ thấy cần phải rút quân đội Mỹ ra khỏi nơi này vì chi phí quá lớn về tiền bạc và nhân mạng của Mỹ. 
Cầm cái hóa đơn kia trên tay, cú đêm Kissinger và tài phiệt họ Rockefeller nói với Hội kín Bilderberg rằng “Đông Dương nên bán cho Tàu cộng để bù lại chi phí chiến tranh mà Mỹ đã đổ vào đây nhưng không có hoàn vốn. Giờ nước Mỹ chúng ta nên dồn hết sức lực về Afghanistan, nơi Sô cộng đang tranh giành ảnh hưởng tại kinh đô dâu mỏ Trung Đông”. Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử từ đây và bán đảo Đông Dương đã chính thức được cú đêm Kissinger và đầm lầy nước Mỹ bán cho Tàu cộng. 
     Tóm lại, chính hội kín Bilderberg, Hội Đầu lâu và Xương chéo đã bức tử Việt Nam Cộng Hòa và đang ngấm ngầm bức tử nước Mỹ và Thế giới khi cổ súy cho Tàu cộng thông qua Bush cha, John Kerry,… của Hội đầu lâu và Xương chéo và thông qua tài phiệt họ Rockefeller cùng với gian đảng cú đêm Kissinger – Bill Clinton – Obama – Hillary Clinton,… của Hội kín Bilderberg.
     Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là sợ chỉ máu liên kết giữa Hội kín Bilderberg với Tàu cộng để không những chỉ tại ra đầm lầy tại nước Ngoài mà nó còn tạo ra đầm lầy cho thế giới. Bởi vì ngoài cú đêm Kissinger và Bill Clinton là thành viên đắc lực của Hội kín Bilderberg ra thì những cái tên lẫy lừng khác trên vũ đài chính trị thế giới có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới như D. Rockefeller của ủy ban quốc tế JP Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh, McNamara cựu Tổng trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới, bà Thatcher – cựu Thủ tướng Anh, Valéry Giscard d’Estaing – cựu Tổng thống Pháp, Donald Rumsfeld – cựu Tổng trưởng quốc phòng Mỹ, Brzezinski – cựu cố vấn an ninh quốc gia, Alan Greenspan – cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Keynes – nhân vật nổi tiếng trong giới nhà băng một thời, cựu thủ tướng Anh  Margaret Thatcher – Tony Blair...   
     Hiện nay, những nhân vật còn có ảnh hưởng trực tiếp tới cục diện thế giới cũng là thành viên đắc lực của Hội Bilderberg như thủ tướng Đức Angela Merkel, tài phiệt George Soros, tài phiệt Rupert Murdoch và những quan chức đứng đầu các tập đoàn như Coca-Cola, hay Daimler-Chrysler,… là những trở ngại lớn cho quyết sách đánh sập Tàu cộng, xóa sổ cnxh quái thai của tổng thống Trump. Bởi vì những việc làm này của tổng thống Trump đều có tác động tiêu cực đến sự nghiệp của Hội Bilderberg.                    
     Nhưng chắc chắn ông Trump sẽ chiến thắng vì ông Trump đã có thời gian nghiên cứu kỹ về đấu pháp, chiến lược, sách lược của Tàu cộng và hội kín Bilderberg theo binh pháp “Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng – Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”. 
Với Tàu cộng, ngoài các cộng sự của ông Trump quá am hiểu Tàu cộng như ông Peter Navarro và các cố vấn khác cũng như các nghị sĩ Mỹ ra thì có cô con gái Ivanka Trump đã mần ăn với Tàu cộng lâu nay nên không xa lạ gì với bản chất của Tàu cộng. Với Hội kín Bilderberg thì ông Trump có con rể gốc Do Thái, con trai của tài phiệt địa ốc là Jared Kushner, chồng của cô Ivanka Trump là người thường xuyên tham dự các nghị của Hội Bilderberg. 
     Quay lại tiêu đề DONALD TRUMP PHÁ BẪY CÚ ĐÊM KISSINGER VÀ HỘI KÍN CỦA Y, ngay khi tổng thống Trump nhậm chức, cú đêm Kissinger đã thông qua đồng hương Do Thái là Jared Kushner, con rể của ông Trump và cũng là cố vấn cao cấp của tổng thống Trump để tiếp cận với tổng thống Trump. 
Chính hắn đã “gài bẫy” tổng thống Trump khi giả vờ đưa ra kế sách “Liên Nga đả Trung”, nếu ông Trump không cảnh giác thì sẽ bị sập bẫy hắn ta ngay tức khắc vì hắn sẽ tung ra bằng chứng này để phe Dân chủ tố cáo ông Trump thông đồng với Nga như ông tướng Michael Flynn đã bị hàm oan. Mặc dù cú đêm Kissinger thể hiện quan điểm “Liên Nga đả Trung” nhưng thực tế thì tên này vẫn đi lại Tổ Quốc thứ ba là Tàu cộng như đi chợ.   
     Đặc biệt, vào tháng 9/2018, ký giả Bob Woodward, một ký giả trẻ nổi tiếng vào năm 1972 khi làm cho hãng Washington Post đã cùng Carl Bernstein thực hiện nhiều điều tra về tổng thống Nixon mà nổi bật là vụ Watergate đã tung ra tác phẩm “Fear Trump in the White House –  Nỗi sợ: Trump trong Bạch Cung” để vu cáo tổng thống Trump thông qua những câu chuyện đặt điều vẽ lên một tổng thống Trump độc tài, mất đoàn kết,… 
Sau khi cuốn sách này phát hành, truyền thông Fake News đã tung hỏa mù là do ông phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton,… rò rỉ nhưng theo cá nhân thì đó chính là tay cú đêm Kissinger vẽ ra vì trong cuốn sách có nói tin do một “Bắc đẩu Bội tinh” cung cấp cho Bob Woodward.   
     Hôm nay, khi trò vu cáo của gian đảng Obama – Joe Biden về việc ông Trump thông đồng với Nga đã bại lộ qua án oan của tướng Michael Flynn dưới nhãn thần của Tổng chưởng lý William Barr và công tô viên đặc biệt John Durham cùng với các thẩm phán tài năng khác thì những cái tên như Giám đốc FBI James Comey, Giám đốc CIA John Brennan, Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper đã bị lôi ra ánh sáng. Điều này một lần nữa minh chứng cho việc Tàu cộng và Hội kín Bilderberg bao năm qua đã thao túng FBI, CIA ở mức độ khủng khiếp.
     Thật vậy, từ ngày 01 đến ngày 4/6/2017, Hội nghị thường niên Bilderberg được diễn ra tại khách sạn Westfields Marriott, thành phố Chantilly, tiểu bang Virginia, cách Bạch Cung khoảng gần 30 dặm. Hội nghị lần này Bilderberg tập trung vào chủ đề đánh giá hoạt động của chính quyền Tổng thống Trump, cụ thể là “Chính quyền Trump: Một báo cáo tiến triển” nằm ở vị trí số 1 trong số 13 chủ đề được bàn thảo tại hội nghị. Mục đích của Hội nghị là buộc Tổng thống Trump phải từ bỏ chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.   
     Theo tạp chí The New American, “giới tinh hoa” tại Hội nghị Bilderberg cho rằng Tổng thống Trump là trở ngại lớn nhất đối với chính sách toàn cầu hóa từ trước đến nay. Minh chứng là trong số những quyết sách được tổng thống Mỹ thực thi kể từ khi nhậm chức, việc ông tuyên bố rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris đã khiến nhiều nhân vật thuộc nhóm tinh hoa này phản ứng. Hành động đó bị coi là đảo ngược lại hàng chục năm nỗ lực tạo ra một trật tự thế giới mới của nhóm này. Rõ ràng chủ trương toàn cầu hóa của nhóm quyền lực tại Bilderberg là hoàn toàn mâu thuẫn với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump. 
     Vì vậy, không ngạc nhiên sau khi Hội nghị Bilderberg thường niên kết thúc vào ngày 04/6/2017, cuộc săn phủ thủy đã được đảng Dân chủ kích hoạt khi Phó tổng chưởng lý Rod Rosenstein bổ nhiệm Mueller vào chức vụ Công tố viên đặc biệt của Bộ Tư pháp vào ngày 17/5/2017 ngay sau khi Tổng thống Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey vì tay này đang tiến hành vu cáo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn bằng một cuộc điều tra. Bởi vì tại hội nghị Bilderberg lần này, nhóm siêu quyền lực này đã phát động chiến dịch lật đổ tổng thống Trump thông qua đám lóc, trê trong đầm lầy nước Mỹ. 
     Tờ The Guardian đã ví von về quyền lực bao trùm của câu Hội Bilderberg bí ẩn, nơi tập trung những nhân vật thuộc hàng “tinh hoa nhân loại” để bàn về các vấn đề thế giới đang đối mặt, cụ thể “Nếu có nơi nào trên thế giới mà một tổng thống có thể nghe thấy câu nói: ANH BỊ SA THẢI, thì đó là Bilderberg”. 
Cựu tổng thống Nixon đã từng bị Hội này sa thải khỏi Bạch Cung khi ông ta đã tin tưởng vào cú đêm Kissinger và xem cú đêm Kissinger là quân sư đáng kính của ông. Nixon mất chức là nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa đã bị bỏ rơi khi Việt cộng đơn phương xé bỏ Hiệp định Ba Lê 1973 xua quân đánh cướp Miền Nam trong sự đơn độc, kêu cứu nhưng không được Mỹ đáp lời vì Hội Bilderberg không cho phép..   
     Nay lịch sử của Nixon đã không thể lặp lại với tổng thống Trump, cú đêm Kissinger và gian đảng cùng với Hộ Bilderberg luôn rình rập, giăng bẫy để lật đổ ông ta nhưng Chúa luôn che chở cho ông ta vì Donald Trump là sự lựa chọn của Thiên Chúa để gánh vác sứ mệnh tát cạn đầm lầy nước Mỹ, xua tan bóng đêm quỷ đỏ khỏi địa cầu.

Trần Hưng

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Hải Quân Truyền Thống - Trường Phúc

Hải Quân Truyền Thống

Trường Phúc

 

>
Nói về truyền thống trong các quân binh chủng thì Hải Quân là một quân chủng có nhiều truyền thống cao đẹp và dễ thương nhất. Khi còn phục vụ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao quân phục tiểu lễ và đại lễ của Hải Quân trên thế giới đều là một màu trắng? Tại sao người ta đặt tên cho những chiến hạm? Tại sao cấp bậc sĩ quan thấp nhất trong hải quân Hoa Kỳ lại được gọi là Ensign mà không là Second Lieutenant như các quân chủng khác? Trong phạm vi bài sưu khảo này, người viết chỉ muốn đề cập đến nhưng truyền thống của Hải quân quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ vì US Navy hiện tại là một lực lượng Hải Quân lớn nhất toàn cầu và sau đó là truyền thống của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tuy rằng rất giới hạn vì thời gian người viết phục vụ trong quân chủng này quá ngắn nên những nhận xét chỉ từ kinh nghiệm cá nhân.
>

>
Trước hết chúng ta hãy bàn qua về sự liên hệ gìữa những người lính biển, ngôn ngữ toàn cầu và văn minh nhân loại. Ngày nay thế giới có ba ngôn ngữ được dùng nhiều nhất. Đó là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Nếu kể về số lượng thì phải kể thêm Mandarin của Trung Quốc vì có một dân số lớn nhất là 1,4 tỷ người. Nhưng nếu bàn về sự phổ biến thì trước nhất là English, kế đến là Spanish và sau cùng là Franҫais. Ba ngôn ngữ Anh, Pháp và Tây ban Nha có chung một mẫu số. Đó là ba quốc gia có nhiều thuộc địa nhất. Ba quốc gia này đều đã từng có một lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới trong lịch sử cận đại. Hải quân Tây ban Nha từng làm bá chủ đại dương trong hai thế kỷ 16 và 17. Anh quốc đã từng có một hải đội hùng mạnh nhất trong thế kỷ 18 và 19. Lực lượng hải quân Pháp tuy không hùng hậu bằng Anh Quốc nhưng tàu chiến của họ đã từng có mặt trên nhiều đại dương trong thế kỷ 18 và 19. Những thuộc địa của Pháp nằm rải rác khắp thế giới như Á Châu là vùng Indochina, một phần lớn Phi Châu (Morroco, Algeria, Sudan, Chad …)và Bắc Mỹ (Quebec, Montreal, Louisiana, Oregon). Thuộc địa của Anh và Tây Ban Nha còn nhiều hơn nữa trải rộng khắp năm châu. Nhờ đâu mà ba quốc gia kể trên có nhiều thuộc địa như vậy nếu không phải là những lực lượng hải quân và thương thuyền và cũng nhờ vậy mà văn hóa và ngôn ngữ của họ được phổ biến đến các nước thuộc địa? Từ nhiều thế kỷ trước cho đến hiện đại, những người đi biển đã là những sợi giây kết nối văn minh nhân loại làm cho một thế giới tuy là năm lục địa tách rời nhưng đã trở thành thân thiện và hòa bình hơn. 

>
Tại sao những người thủy thủ mặc màu trắng? 

>

>
Trước hết là hãy tìm hiểu tại sao hải quân trên thế giới đều chọn màu trắng cho quân phục. Tại sao không là một màu khác mà lại là màu trắng? Ngược giòng lịch sử thì ta biết nghề đi biển vốn là một là một nghề được coi là lâu đời nhất. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì là “xưa như trái đất”. Từ ngàn năm trước, phần lớn quần áo trang phục đều được làm từ bông vải trắng (cotton) vì loại cây này dễ trồng. Quần áo được làm từ vải trắng rất thông dụng và ít tốn kém. Kỹ thuật nhuộm sau đó được phát minh để vải trắng được trình bày với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên màu trắng vẫn là phổ thông nhất vì không hấp thụ ánh nắng nên làm việc ngoài trời như những người thủy thủ cơ thể không bị thiêu đốt. Ngoài ra theo truyền thuyết thì màu trắng tượng trưng cho sự hòa bình nên những người đi biển thời xưa khi hải hành đến những vùng đất mới thường mặc màu trắng để truyền đạt rằng họ đến với mục đích hòa bình. Theo một vài sử liệu thì màu trắng là tượng trưng cho sự kết hợp của 7 đại dương với lý luận nếu ta kết hợp của 7 màu căn bản từ cầu vồng (rainbow) là red, orange, yellow, green, blue, indigo, violet thì chúng ta sẽ có được màu trắng tinh tuyền. Ngược lại nếu chiếu một tia sáng trắng qua một lăng kính thì ánh sáng sẽ biến thành 7 màu căn bản như đã nói ở trên. Màu trắng trên trang phục còn được xem là hấp dẫn với phái nữ vì tượng trưng cho sự trong trắng, ngây thơ và hoà bình. Phải chăng vì vậy mà y phục cô dâu phải là màu trắng? Quân phục trắng của Hải quân bao giờ cũng được xem là bắt mắt và dễ mến đối với phái đẹp. Ai cũng công nhận màu trắng của hải quân làm cho những chàng thủy thủ sáng nước hơn các binh chủng khác. Có phải vì thế mà những chàng lính biển mang tiếng là hào hoa nhiều đào chăng? Hải quân có 12 bến nước nhưng có 13 bến tình..

>
Hàng Hải Thiên Văn và tên của các Khóa Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang 

>

>
Thời cổ khi la bàn chưa được phát minh người đi biển dùng những ngôi sao trên trời để xác định vị trí tàu thuyền của họ. Theo quan sát của các nhà thiên văn Hy Lạp thời cổ, họ thấy mặt trời di chuyển qua 12 nhóm sao đặc biệt theo đúng chu kỳ là một năm. Những nhóm sao (constellation) này kết hợp thành Cung Hoàng Đạo (Zodiac Signs). Với trí tưởng tượng phong phú, họ đặt tên cho những nhóm sao theo hình dáng những con thú hoặc những nhân vật theo thần thọai Hy Lạp để dễ nhận diện. 

>
Các nhóm sao này có những tên như sau: 
Aries: Dương Cưu Taurus: Kim Ngưu Gemini: Song Nam 
Cancer: Bắc Giải Leo: Hải Sư Virgo: Xử Nữ 
Libra: Thiên Xứng Scorpio: Hổ Cáp Sagittarius Nhân Mã 
Capricorn: Nam Dương Aquarius: Bảo Bình Pisces: Song Ngư 

>
Nói là mặt trời đi ngang qua các nhóm sao cho dễ hiểu nhưng thực ra trong Thái Dương Hệ thì mặt trời đứng yên trong khi đó trái đất di chuyển quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục với thời gian là 365 ngày ¼ tròn một chu kỳ. Đối với một người quan sát bầu trời đứng dưới mặt đất sẽ thấy các nhóm sao này di chuyển xuyên qua mặt trời. Hay nói cách khác thì mặt trời di chuyển xuyên qua các nhóm sao này. Vào ngày 21 tháng 3 hàng năm, mặt trời sẽ đi qua điểm xuất phát (còn có tên là Xuân Phân) là nhóm Dương Cưu nên được gọi là số 1. Sau đó mỗi tháng đi qua một nhóm sao và khi đến nhóm sao Song Ngư thì là đủ một vòng là điểm kết thúc (Thu Phân) và đó là số 12. Các khóa Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang được đặt tên theo vị trí các nhóm sao của cung Hoàng Đạo thí dụ như: Khóa 1: Đệ Nhất Dương Cưu, Khóa 2: Đệ Nhất Kim Ngưu đến khóa 12 là Đệ Nhất Song Ngư. Kế tiếp là khóa 13 là Đệ Nhị Dương Cưu, Khóa 14 là Đệ Nhị Kim Ngưu. Hết vòng 2 là khóa 24 là Đệ Nhị Song Ngư. 

>
Môn Hàng Hải Thiên Văn được dạy trong trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang để tạo cho nguời sĩ quan khi tốt nghiệp sẽ có những kiến thức căn bản về nghành hàng hải định vị chiến hạm căn cứ vào những vì sao trên trời. Thời đại kỹ thuật hiện tại với RDF (Radio Direction Finder), LORAN-C và sau là GPS giúp cho công tác định vị dễ dàng và nhanh chóng nhưng môn hàng hải thiên văn vẫn cần thiết trong trường hợp các hệ thống điện tử bị shutdown. Ngoài ra học về hàng hải thiên văn khiến cho người sĩ quan hải quân biết dùng toán học để áp dụng trong việc định vị làm cho chàng sẽ tự tin hơn khi thu thập thêm kinh nghiệm hàng hải. Môn học này đã mang lại nhiều thú vị khi chúng tôi thực tập nhìn lên bầu trời hàng đêm để tìm sao. Các nhà thiên văn thời cổ đã dùng những nhân vật trong thần thoại Hy Lạp để đặt tên tinh tú nên có những chuyện rất thơ mộng. Một thí dụ là chuyện Nhóm sao Hiệp Sĩ① Orion. Từ 3 ngôi sao tạo thành thắt lưng người Hiệp Sĩ theo một đường thẳng về phía Nam ta có thể thấy sao Sirius sáng rực một màu xanh biếc của nhóm Canis Major kế sát một bên. Theo truyền thuyết Hy Lạp thì chàng Hiệp Sĩ Orion đem lòng si mê 7 chị em tiên nữ Pleiades con của thần Titan Atlas. (Nhóm sao Pleiades gồm 7 ngôi sao nằm về hướng đông bắc của Orion xuyên qua một đưòng thẳng hàng với sao Aldebran). Nhưng Artemis người yêu Orion tha thiết nhưng không được đáp lại đã sai Scorpio là một tướng lãnh dưới quyền rượt theo Orion để ngăn cản chàng hiệp sĩ đa tình. Orion bèn mang 7 chị em tiên nữ Pleiades đi trốn. Hàng ngàn năm trôi qua Scorpio vẫn miệt mài rượt theo Orion và 7 nàng tiên nữ nhưng không bao giờ đuổi kịp vì hai nhóm sao này ở vị trí đối nghịch trên cung Hoàng Đạo. Có nghĩa là cả hai sẽ không bao giờ xuất hiện trên cùng một bầu trời. Giới hàng hải thời cổ còn có một vì sao dẫn đường rất tốt là sao Bắc Đẩu (North Star or Polaris). Người ta có thể tìm thấy sao Bắc Đẩu căn cứ vị trí của Big Dipper (tên khoa học là Ursa Major có nghĩa là The Great Bear). Lấy khoảng cách lớn nhất của 2 ngôi sao trong nhóm Big Dipper kẻ một đường thẳng với một chiều dài gấp năm lần sẽ tìm ra sao Bắc Đẩu nằm ở vị trí cuối cùng của nhóm Little Dipper (Little Dipper còn được gọi là Ursa Minor, The Small Bear). Sở dĩ sao Bắc Đẩu luôn luôn chỉ về hướng Bắc vì vị trí của sao này thẳng hàng với trục của trái đất ở Bắc Bán cầu vì thế khi trái đất quay thì vị trí của sao Polaris sẽ không thay đổi, luôn luôn chỉ về hướng Bắc với sai biệt là ½ °. Mà khi biết hướng Bắc thì người ta cũng tìm ra dễ dàng những hướng còn lại như Đông, Tây và Nam. Tuy nhiên ta sẽ không thấy sao Bắc Đẩu nếu đang hải hành ở Nam Bán Cầu. Vì thế các người đi biển đã nhờ vào một nhóm sao có tên là The Southern Cross thuộc Constellation Crux. Southern Cross là do 4 ngôi sao sáng hợp thành một hình tương tự như Thập Tự giá mà đuôi của nó chỉ về hướng Nam. Southern Cross được khám phá bởi một nhà đi biển ngườì Italian vào thế kỷ 16 trên đường đi India.

>
Chào kính trong quân đội và hải quân. 

>

>

>
Sự chào kính bắt nguồn từ thời trung cổ bên Âu châu. Các hiệp sĩ khi gặp nhau thường đưa tay phải ra cho đối phương thấy để chứng tỏ mình không dấu vũ khí. Người cấp dưới thường phải đưa tay ra trước và người cấp trên đưa ra sau để đáp lễ. Tập tục này lan sang quân đội và dần dần biến hoá thành sự chào kính và được áp dụng cho đến ngày nay. Trong Hải quân Hoa Kỳ, người quân nhân khi thấy thượng cấp của mình đang đi ngược chiếu phải đưa tay chào kính trước sáu bước và ngưng chào kính sau khi hai người qua mặt nhau 3 bước. Sĩ quan thượng cấp thường chào đáp lễ với thái độ lịch sự. 

>
Truyền thống chào kính của Hải quân cũng được áp dụng với các chiến hạm khi hải hành bằng những hồi còi khi gặp nhau. Chiến hạm nhỏ hụ còi trước vì hạm trưởng tàu nhỏ bao giờ cũng kém thâm niên hơn hạm trưởng tàu lớn. Chiến hạm lớn trả lời cũng bằng những hồi còi. Thời thế kỷ 14 các chiến hạm thương chào kính nhau bằng những phát đại bác. Thường là 7 phát đại bác được dùng khi hai bên chào kính lẫn nhau và số bảy có thể bắt nguồn từ ý thức trong thiên văn và tôn giáo. Vào thế kỷ 14 người ta đã xác định được 7 hành tinh trong Thái Dương hệ và theo kinh thánh thì Thượng Đế sau khi tạo dựng vũ trụ thì ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy. Thủ tục bắn đại bác chào kính bắt nguồn từ Hải Quân Hoàng gia Anh. Với lý luận khi các súng đại bác được bắn rồi thì khả năng tấn công của chiến hạm sẽ nhất thời vô hiệu. Do đó khi nổ súng đại bác khi không giao chiến được xem là một sự kính trọng và tin tưởng của cả hai bên. 

>
Hải quân Anh quốc được xem là hùng mạnh nhất trong những thế kỷ 18, 19 đã từng đòi hỏi hải quân những quốc gia khác phải chào kính chiến hạm Anh quốc trước bằng những phát đại bác. Cũng theo truyền thống hành hải, khi một chiến hạm đến thăm một hải cảng của một quốc gia bạn, chiến hạm sẽ bắn chào thành phố này bằng 7 phát đại bác. Các ổ đại bác trên bờ sẽ đáp trả lễ bằng mỗi phát súng chào của đối phương bằng 3 phát do sự dồi dào đạn dược hơn và vì vậy có nguồn gốc của 21 phát súng chào. Từ đây các quốc gia thường bắn 21 súng đại bác để chào mừng những vị quốc khách khi những người này đến viếng thăm ②. 

>
Cấp bậc Ensign của Hải quân Hoa Kỳ. 
Cấp bậc thấp nhất của sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ là Second Lieutenant tương đương với thiếu uý của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng thiếu úy trong US Navy đươc gọi là Ensign. Tại sao lại có sự khác biệt này?

>
Theo tự điển thì Ensign có nghĩa symbol, flag, pennant. Trong thời nội chiến, một đơn vị kỵ binh cấp tiểu đoàn thường mang theo là cờ đơn vị khi đi hành quân. Lá cờ này được người sĩ quan kém thâm niên nhất của đơn vị mang theo trên lưng ngựa. Và vì vậy cấp bậc Ensign cũng từ đó mà ra và được truyền sang hải quân Hoa Kỳ. Trong US Navy, lá cờ treo phía sau lái chiến hạm cũng được gọi là ensign.

>
Tại sao các chiến hạm được nhân cách hóa là nữ giới? 

>
Tất cả chiến hạm Hải Quân thế giới đều được xem là phái nữ. Ngay cả trong giới truyền thông khi đọc tin, các xướng ngôn viên vẫn đọc là she, her. i.e. Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway hiện đã về hưu ở hải cảng San Diego sau khi phục vụ US Navy 47 năm. Người viết bài này đã có dịp đặt chân lên chiến hạm này vào cuối năm 1972 ở Singapore khi chiến hạm tổ chức mừng Giáng Sinh với phái đoàn USO được cầm đầu bởi nghệ sĩ tài danh của Hoa Kỳ Bob Hope. Dưới đây là một trích đoạn về tiểu sử chiến hạm này trên WikiPedia. Để ý ta sẽ thấy những từ Her, she để nói về USS Midway.

>
USS Midway (CVB/CVA/CV-41) is an aircraft carrier, formerly of the United States Navy, the lead ship of her class. Commissioned a week after the end of World War II, Midway was the largest ship in the world until 1955, as well as the first U.S. aircraft carriertoo big to transit the Panama Canal. She operated for 47 years, during which time she saw action in the Vietnam War and served as the Persian Gulf flagship in 1991'sOperation Desert Storm. Decommissioned in 1992, she is now a museum ship at the USS Midway Museum, in San Diego, California, and the only remaining U.S. aircraft carrier commissioned right after World War II ended that was not an Essex-class aircraft carrier.

>
Nay trở lại với câu hỏi tại sao các chiến hạm, kể cả thương thuyền đều được nhân cách hóa với phái nữ?

>
>
Ngôn ngữ nhân loại có một đặc điểm chung là thêm những ý nghĩa cho những danh từ chỉ những vật dụng thông thường và xem đó như những đối vật có đời sống. Anh ngữ người ta gọi là characterize hoặc personify. Nhiều vật được liệt vào giống đực (masculine) và một số khác được xem là giống cái (féminine). Ai đã từng học tiếng Pháp rất rành về chuyện này như Le Soleil, La maison, La Mère. Những danh từ như the sun, winter, death được xem là masculine. Ngược lại những gì tượng trưng cho thẩm mỹ, dịu dàng thì là giống cái. Cũng vì thế ta thường nghe người Mỹ gọi trái đất thân yêu là Mother Earth vì đã mang lại sự sống cho nhân loại. Những ngôn ngữ phân biệt những danh từ giữa đực và cái rõ ràng như tiếng Pháp là điển hình thì tất cả thuyền bè, tàu chiến đều được xem là giống cái. Những người thủy thủ thời xa xưa thường nói về con tàu của họ như một người mẹ, một người chị, người vợ thân yêu hay em gái để tỏ sự thân thiện nhớ nhung trong những chuyến đi biển dài mấy tháng trường.

>
Vào cuối thế kỷ 20 với phong trào giải phóng phụ nữ bùng nổ khắp thế giới, các chị phụ nữ không muốn các tàu bè được nhân cách hóa như phái đẹp vì cảm thấy bị xúc phạm nên đã có nhiều người đề nghị gọi các tàu bè chiến hạm là “it” thay vì “she” or “her” nhưng nghe nói là đề nghị này không được xã hội hoan nghênh cho lắm.

>
Hải quân và ký hiệu truyền tin quốc tế. 

>
Thời gian đầu khi vô tuyến điện chưa được phát minh, các chiến hạm và thương thuyền liên lạc với nhau bằng hai phương tiện phổ thông nhất là cờ giám lộ (International Signal Flags) và đánh đèn theo ký hiệu Morse. Những mẫu tự Latin được biểu hiệu bằng những lá cờ màu sắc khác nhau. Một vài thí dụ như các mẫu tự B, L, V, D, N, X được biểu hiệu bằng những lá cờ

>
 

>
Các mẫu tự ABC khi liên lạc qua hệ thống âm thoại đều được bạch hóa bằng những danh từ để tránh bị hiểu lầm và sụ tiêu chuẩn hóa này được hải quân và hàng hải trên toàn cầu chấp nhận. Thí dụ như các mẫu tự từ các lá cờ ở trên sẽ được đọc là 

>
B = Bravo, L = Lima, V = Victor, 

>
D = Delta, N =November, X = X-ray. 

>
Ngoài ra cón một số cờ đặc biệt (Navy Signal Pennants) để các chiến hạm và tàu thương thuyền liên lạc với nhau. Mỗi pennant đều có ý nghĩa khác nhau. Dười đây là một vài thí dụ:

>

>
 

>
Trong hải quân ai cũng biết đọc những ký hiệu này. Riêng các thủy thủ ngành Giám lộ phải rành nghề truyền tin bằng cờ và đèn. Tôi chợt nhớ đến một kỷ niệm trên chiến hạm HQ3. Vào năm 1972 thời mà nhà văn Phan Nhật Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, HQ3 được biệt phái ra Vùng 1 Duyên Hải. Chiến hạm hải hành chung với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Bỗng thấy tàu Mỹ chớp đèn lia lịa. Sĩ quan đương phiên hỏi một hạ sĩ Giám Lộ đứng bên cạnh: “Tầu Mỹ nó muốn cái gì vậy?”. Anh hạ sĩ trả lời “What’s Ship?”. Sĩ quan đương phiên ra lệnh:”Anh đánh đèn cho nó biết mình là HQ3 của South VietNam Navy”. Anh hạ sĩ mở đèn chớp chớp coi bộ rất điệu nghệ. Một lát sau tàu Mỹ lại chớp đèn. Lại nghe một câu hỏi và sau đó một câu trả lời: “What’s Ship?” Lần này thì sĩ quan đương phiên trở nên nghi ngờ sao tàu Mỹ lại hỏi đến hai lần nên ông theo dõi ánh đèn từ tàu bạn kỹ hơn và khám phá người hạ sĩ Giám lộ nói sai bét. Sau này mới biết anh hạ sĩ mới được đổi về tàu HQ3 sau 3 năm ở Giang Đoàn nên kiến thức cờ đèn quên hết bởi vậy thủ kỹ hai chữ “What’s Ship” khi tàu Mỹ hỏi cho chắc ăn.

>
Nghi lễ Vượt Đường Xích Đạo.Crossing Equator Rituals. 

>
Hải quân thế giới có một truyền thống vẫn còn tồn tại đên ngày nay là khi một người thủy thủ mới vào nghề mà vượt đường xích đạo lần đầu tiên thường được các đàn anh làm lễ cho anh chàng thủy thủ này được “lột xác” để chính thức gia nhập vào gia đình của Hải Long Vương King Neptune.③ Nói là lột xác cũng không sai vì trước đó anh lính biển ngây thơ được gọi là “pollywok” và sau buổi lễ, chàng được gọi là “shellback”. Truyền thống Crossing Equator Rituals còn có tên gọi là “Order of Neptune”. Thuyền thống này bắt nguồn từ 400 năm trước từ giới hàng hải khi những người thủy thủ đàn anh muốn đánh giá những người thủy thủ tập sự xem họ có chịu đựng những thử thách nhọc nhằn của người lính biển. Giới đi biển tin tưởng rằng khi tàu họ vượt đường xích đạo thì Hải Long Vương (King Neptune) sẽ lên tàu dùng uy quyền của mình để xét đoán những thủy thủ tập sự và khảo sát xem những người này có xứng đáng trở thành những đứa con của biển cả. Truyền thống này sau được các hải quân của thế giới dùng để xác định khả năng người lính biển.

>

>

>
Nghi lễ thay đổi tùy theo văn hóa của các quốc gia nhưng mục đích vẫn giống nhau. Ngay bản thân cố tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng không thoát khỏi chuyện này khi ông du hành trên chiến hạm USS Indianapolis năm 1936 khi chiến hạm này vượt đường xích đạo.
>
>

Bản tuyên án được đọc cho tổng thống được truyền lại như sau:

>
“You will accept most heartily and with good grace the pains and penalties of the awful torture that will be inflicted upon you to determine your fitness to be one of our Trusty Shellbacks,”

>
Ngoài những “shellback” thông thường còn có hai loại shellback đặc biệt như sau.

>
-Golden Shellback: Nếu chiến hạm vượt đường xich đạo ở giao điểm với đường Kinh Tuyến Đổi Ngày (International Date Line) khoảng 900 hải lý phía đông của đảo Nauru về hướng bắc của Australia trên Thái Bình Dương.

>
-Emeral Shellback: Nếu chiến hạm vượt xích đạo ở giao điểm với đường Prime Meridian tức là đường kinh tuyến đi ngang Greenwich, England cách quần đảo São Tome and Principe khoảng 460 hải lý gần lục địa Africa trên biển Đại tây Dương.

>
Năm 2010, Thủ tục Crossing Equator Rituals đã được thực hiện một cách long trong giữa những hải quân quốc tế khi các thủy thủ và giới chức hải quân của nhiều quốc gia như United States, Mexico, Argentina, Brazil, Columbia, Peru and Uruguay đã vượt đường xích đạo trên chiến hạm USS New Orleans LPD-18.
Trung úy Juan Rosato của hải quân Argentina phát biểu cảm tưởng như sau: “Hải quân của chúng tôi cũng có những nghi thức tương tự. Thât là thú vị khi biết rằng những truyền thống trong hải quân được gìn gìữ và truyền đạt với tính cách quốc tế. Đó là một vinh dự cho tôi khi được tham dự nghi lễ này và cũng nhớ đó tôi nghĩ giữa hải quân quốc tế đã có nhiều cảm thông hơn.”
>
>

>
Nghi lễ hạ thủy một chiến hạm. 

>
Trong lịch sử nhân loại cận đại, người ta đã quan trọng hóa vai trò của các chiến hạm và các thương thuyền. Bài sưu khảo này sẽ dùng Hải quân Hoa Kỳ làm tiêu biểu trong công việc tìm hiểu sâu rộng hơn. Nghi lễ hạ thủy chiến hạm của hải quân quốc tế cũng tương tự như hải quân Hoa Kỳ.

>
Trong khi các vũ khí chiến lược như phi cơ chiến đấu, thiết giáp chưa bao giờ được chính phủ đặt tên ngoài những danh số được sơn trên thân máy bay hoặc thiết giáp. Ngược lại các chiến hạm được đối xử một cách trân trọng. Tất cả các chiến hạm đều được mang danh hiệu USS (United States Ship) đi trước tên chiến hạm thí dụ như USS Midway CV-41, USS Dewey DDG-105.

>
Nguyên tắc đặt tên cho các chiến hạm Hoa Kỳ có thể tóm tắt như sau: 

>
Aircraft Carrier: đặt theo các trận hải chiến nổi tiếng như Midway. Thời gian gần đây người ta dùng tên của các vị tổng thống như USS Ronald Reagan CVN-76, USS Abraham Lincoln CVN-72. 

Thiết Giáp Hạm USS Misouri BB=63 đang nã hải pháo 400 ly
>
>

> Battle Ships: dặt theo tên tiểu bang như USS Missouri BB-63, USS Iowa BB-61, USS Wisconsin BB-64. 

>
Cruisers: đặt theo tên của các thành phố lớn như USS Ticonderoga CG-47, USS Indianapolish CA-35. 

>
Destroyers; đặt theo tên các sĩ quan hoặc thủy thủ có nhiều chiến tích và công trạng với US Navy như USS Zumwalt DDG-1000. Zumwalt là tên của một đô đốc nổi danh của Hải quân Hoa Kỳ trong thập niên 70 (Elmo R. Zumwalt). Ông cũng là một sĩ quan hải quân trẻ tuổi nhất nắm chức vụ CNO (Chief of Naval Operation). DDG-1000 là một khu trục hạm tối tân nhất của Hải Quân Hoa Kỳ với kỹ thuật tàng hình Stealth Technology. 

>
Có một chi tiết nhỏ là trong khi các chiến hạm được nhân cách hóa là giống cái nhưng tên của chiến hạm có thể là một người đàn ông. Không biết có ai trong giới phụ nữ lên tiếng phàn nàn về chuyện này không. Trong thời gian sau này, một số chiến hạm US Navy được đặt tên theo phái nữ là những nhân vật nổi tiếng như USS Mary Sears AGS-65, USS Grabrielle Gifford LCS-10.

>
Hải quân hoàng gia Anh quốc cũng cho các chiến hạm của họ với 3 mẫu tự HMS (Her Majestic Ship) như HMS Dauntless D-33 (Guided Missle Destroyer), HMS Astute S119 (Nucleared Attack Submarine), HMS Hood.④

>

>
Nghi lễ hạ thủy (Launch Ceremony) là một thí dụ đển hình của sự trân trọng của Hải quân Hoa Kỳ đối với một chiến hạm. Nghi thức này gồm có lễ rửa tội (Chistening) với mẹ đỡ đầu, đặt tên cho chiến hạm, Ủy nhiệm (Commission) etc. 

>
Mở đầu buổi lễ, chiến hạm được chính thức đặt tên cùng với danh hiệu, lễ hạ thủy tiếp nối với một chai sâm banh khi tàu rời ụ nổi từ từ xuống nước. Nghi lễ rửa tội Christening được cử hành với chai sâm banh được người mẹ đỡ đầu đập vào mũi tàu khi sợi dây cuối cùng được cắt. ⑤Người mẹ đỡ đầu của một chiến hạm được chọn lựa kỹ càng và thường có một sự liên hệ với tên chiến hạm. Thí dụ như Đệ Nhất phu nhân Nancy Regan là mẹ đỡ đầu cho Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan CVN 76. Hàng Không Mẫu hạm mới nhất của Hoa Kỳ USS Gerald R. Ford CVN 78 được hạ thủy ngày 3 tháng 10, 2013 với mẹ đỡ đầu là bà Susan Ford Bales, con gái của cố tổng thống Gerald R. Ford. Chiến hạm USS CVN 78 được chuyển giao cho Hải Quân Hoa Kỳ ngày 22 tháng 7, 2017. Chiến hạm đã được chính thức giao trách nhiệm hoạt động với toàn thể thủy thủ đoàn cùng ngày. Nghi lễ này được gọi là Formally Commission và dự trù sẽ chính thức hoạt động vào giữa năm 2020. Trung bình Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ phục vụ khoảng 50 năm. Sau đó sẽ được De-Commisioned và trở thành những Chiến hạm Bảo Tàng Viện cho du khách viếng thăm. Tưởng cũng nên giải thích thêm về hai danh từ Commision và De-commission của một chiến hạm. Trước hết chúng ta nên biết tất cả các sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ đều được gọi là Commisioned Officers trong ngày lễ ra trường sau khi nhận văn bằng tốt nghiệp. Các sĩ quan này đã được giao một trách nhiệm được đề cập trong lời thề như bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ, tuân lệnh vị tư lệnh tối cao của quân đội tức tổng thống Hoa Kỳ. Các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng chính thức được commisioned khi đưa tay thề trong ngày lễ ra trường. Nghi lễ hạ thủy chiến hạm có nhiều phần như đã nói ở trên trong đó sau khi được chính thức được Commisioned chiến hạm này sẽ được xem là một thành phần của Hải Quân Hoa Kỳ. Sau một thời gian phục vụ trung bình từ 40-50 năm, các chiến hạm sẽ được chính thức về hưu với nghi lễ Decomissioning cũng long trọng không kém với sự tham dự của các thủy thủ đoàn và gia đình đã từng phục vụ chiến hạm sắp về hưu.

>
Các chiến hạm sau khi về hưu được đem vào những hạm đội dự bị. (US Reserved Flets) Hải quân Hoa Kỳ có hai hạm đội dự bị. Atlantic Reserved Fleet và Pacific Reserved Fleet. Một số chiến hạm nổi tiếng được chính phủ cho phép tân trang lại để trở thành những Bảo tàng viện cho du khách thăm viếng. Bạn đọc có thể thăm viếng những chiến hạm này nếu có dịp. 

>
USS Missouri BB-63. Trên chiến hạm này, đại tướng Mc. Arthur đã chấp nhận sự đầu hàng của Nhật Bản năm 1945. Sau đó Đệ Nhị Thế chiến chính thức chấm dứt. Chiến hạm được decommissioned năm 1955. Chiến hạm hiện đang neo ở Honollu, Hawaì. 

> USS Lexington CV-16
USS Lexington CV-16. Hàng Không Mẫu Hạm (Essex-class). Chiến hạm hạ thủy năm 1942. Decomissioned 1991. Hiện đang tọa lạc ở Corpus Christi, Texas. 
>
>
USS Midway, CV-41. Hàng Không Mẫu Hạm. Hạ thủy 1945. Decommissioned 1992. Chiến hạm này từng tham dự vào chiến tranh Việt Nam. Một số lớn người tị nạn Việt Nam đã từng được chiến hạm này cứu vớt năm 1975. Hiện đang neo ở San Diego, California. 
>
>

>
Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà cũng đặt tên cho những chiến hạm. Khu Trục hạm HQ1 (DE-251) được đặt tên là Trần Hưng Đạo, một danh tướng đời nhà Trần và cũng là Thánh Tổ của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Khu Trục hạm HQ4 (DE-334) có tên là Trần Khánh Dư, một danh tướng khác trong lịch sử chống giặc Tàu của dân tộc Việt Nam.Các Dương Vận Hạm LST được đặt tên của những thành phố lớn của miền Nam như HQ500 Cam Ranh, HQ501 Đà Nẵng. Hải Vận Hạm LSM được đặt tên với những giòng sông như HQ404 Hương Giang, HQ405 Tiền Giang. Các Tuần dương Hạm WHECH được đặt tên theo những danh tướng của lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc như HQ3 Trần Nhật Duật, HQ5 Trần Bình Trọng,HQ16 Lý Thường Kiệt, HQ17 Ngô Quyền. 
Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ 5, Trần Nhật Duật HQ 3
Truyền thống của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. 

>

>
Một trong những truyền thống mà tôi được dạy dỗ trong ngày đầu tiên gia nhập quân trường là phải kính trọng đàn anh một cách tuyệt đối. Đàn anh nói đứng là không được ngồi. Đàn anh nói 2+2=5 cũng không dám cãi. Viết đến đây tôi nhớ lại một chuyện cười viết về chế độ ưu việt của Cộng sản. Nghe nói tại một đơn vị nọ người ta đang tìm một chân kế toán binh lương. Sau khi gạn lọc kỹ càng cộng thêm nhiều người gửi gấm, cuối cùng vị thủ trưởng ngồi xuống để phỏng vấn ba ứng viên được lọt vào vòng chung kết. Ông hỏi người thứ nhất: 2+2 là mấy? Anh này trả lời là 4. Lập tức anh bị đánh rớt. Người thứ hai cũng được hỏi 2+2 là mấy? Anh thứ hai cũng trả lời là 4. Anh cũng bị đuổi ra ngoài. Đến người thứ ba khi được hỏi 2+2 là mấy thì anh này láu cá và khôn ngoan hơn. Anh ghé tai hỏi người phỏng vấn: Vậy thì đồng chí muốn 2+2 là bao nhiêu? Anh này được tuyển dụng ngay tại chồ.

>
Hệ thống tự chỉ huy của Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang có nhiều truyền thống rất đáng được đề cập trong bài sưu khảo này. Điều đầu tiên đáng nói nhất là tinh thân hữu giữa đàn anh và đàn em. Trong những ngày đầu nhập quân trường đàn em mà gặp đàn anh là sợ như gặp một hung thần. Chuyện gì cũng có thể bị lôi ra phạt. Một thí dụ như khi thanh tra phòng ốc, cán bộ đàn anh đeo găng tay trắng quẹt trên nóc tủ rồi tuyên bố phòng không sạch sẽ thế là cả phòng bị phạt. Mà hình phạt thì đủ kiểu từ móc giò, thăng thổ (nhảy cóc), Chong Koon (hít đất mà bàn tay phải nắm lại trên nền gạch). Phòng nào không bị bắt lỗi thì bị khép vào tội hại bạn bè thế là công bằng, cả khóa bị phạt. Tôi còn nhớ có một niên trưởng đã từng nói với một người đàn em là “các anh chỉ có mỗi một tội độc nhất là làm đàn em”. Sau này khi lên chức đàn anh, chúng tôi mới nhận thức được quân trường đã tập cho khóa đàn em là quen với quân phong quân kỷ, hệ thống quân giai, học cách tuân lệnh tuyệt đối và đó cũng là nền móng của kỷ luật trong quân đội. Thì hành trước khiếu nại sau. 

>
Một truyền thống đáng quý của quân trường Nha Trang là tổ chức những nghi thức truyền thống cho khóa đàn em trong thời gian mới nhập quân trường như Nhận Đại Dương làm Mẹ. Cả khóa đi bộ qua đường Duy Tân lội xuống biển nhận Mẹ và uống sữa Mẹ là nước biển. Đêm đầu tiên trong quân trường cả khóa ra Thao Diễn Trường trình diện các Đao Phủ Thủ với áo đại lễ trắng, đầu đội nón ngược, quần short xanh và đi giầy 10H10. Bài diễn văn chào mừng khóa đàn em do các Đao Phủ Thủ đồng thanh hét vang quân trường để cướp tinh thần đàn em thật khủng khiếp. Những ngày sau đó có nhiều món ăn chơi thật độc đáo. Màn Khiêu Vũ trên đồi cát, Tắm suối Tiên từng cặp đàn em ôm nhau lăn xuống vùng nước đọng sau trường vv. Nhưng đáng nhớ nhất là “Lễ Nhận Bố Con” cho hai khóa đàn anh và đàn em trong thời gian huấn nhục. Mỗi đàn anh nhận một đàn em làm con. Người Bố có nhiệm vụ chỉ dạy, săn sóc người Con trong những tuần đầu khi con mình còn ngây thơ bỡ ngỡ. Tuy chỉ là Bố Con trong tinh thần nhưng giữa hai người thực sự xưng hô Bố Con khi đối thoại và một tình thân thiết được hình thành mà có nhiều cặp bố con vẫn giữ liên lạc sau khi ra trường.

>
Sự khác biệt giữa đàn anh và đàn em được thể hiện một cách nghiêm túc ở quân trường. Đàn em giơ tay chào niên trưởng sáu bước khi đi ngược chiều và thôi chào sau khi qua mặt đàn anh 3 bước. Trong khi khóa đàn anh ăn cơm thì khóa đàn em đứng phơi nắng hè ở Thao Diễn Trường để những người đàn anh cán bộ thanh tra quân phục và tìm ra đủ mọi cớ để phạt. Hình phạt thông dụng nhất là chạy quanh Thao Diễn Trường mà chúng tôi gọi là “chạy chờ cơm”. Còn nhớ những ngày đầu khi mới vào quân trường không ai có thể chạy đủ một vòng nhưng chỉ vài tháng sau là chúng tôi chạy 5, 10 vòng rất dễ dàng. Thì ra đó cũng là một cách rèn luyện thể lực mà các cấp chỉ huy có chủ ý. Trong quân trường có những con đường trải đá rất đẹp nhưng chỉ có đàn anh mới được quyền đi mà chúng tôi gọi là “Đường Quan”. Chàng đàn em nào bị bắt gặp trên con đường quan là bị làm dê tế thần ngay lập tức.

>

>
Khóa đàn anh dạy dỗ khóa đàn em rất chu đáo trước khi được đi bờ lần đầu tiên sau ngày lễ gắn Alpha. Dĩ nhiên là có thanh tra bộ tiểu lễ trắng mới giặt ủi láng cớng, bảng tên, giây biểu chương phải đeo đúng cách, giầy trắng không một hạt bụi. Sau đó có màn dặn dò ra đường phải nghiêm chỉnh không cười nói lố lăng làm mất mặt SVSQ Hải Quân. Đi đứng thẳng lưng, ưỡn ngực mặt mũi nghiêm chỉnh. Trong quán nước phải lấy muỗng ra khỏi tách cà phê hay ly nước ngọt trước khi uống để chứng tỏ mình là ngưới lịch sự có văn hóa. Đi với bạn gái bao giờ cũng để người yêu đi phía bên trái. Một điều cấm kỵ nữa là không được ngồi xích lô. Và các cán bộ đàn anh cũng không quên nhắc nhở là các niên trưởng sẽ ghi tên những đàn em vi phạm trên đường phố để phạt nặng khi về trường và sẽ bị cấm đi bờ tuần sau. SVSQ Hải Quân là phải sáng nước, đàn anh dặn dò như thế. Từ đó mỗi cuối tuần, những bộ quân phục tiểu lễ trắng đi cạnh những bóng hồng tô điểm đường phố Nha Trang thêm rực rỡ. Thời gian học ở Nha Trang là một khoảng đời thật đẹp của các SVSQ Hải Quân. Rồi ngày thi cuối khoá cũng đến. Chúng tôi học ngày học đêm vì cái ác mộng bị đánh rớt thì thật là mất mặt bầu cua với bạn bè, gia đình và nhất là với người yêu nên ai cũng học chết bỏ. 

>
Một truyền thống đáng quý của Hải quân quốc tế nói chung và hải quân VNCH nói riêng là sự kính trọng của quân nhân đối với các sĩ quan thâm niên. Truyền thống này cũng có thể bắt nguồn từ quy chế đàn anh và đàn em cùng chung một quân trường mà có. Tự nhiên như có một sợi dây vô hình kéo những sĩ quan thụ huấn ở Nha Trang lại gần với nhau hơn.

>
Tôi đã từng thực tập các chiến hạm HQ500 và HQ3 là những đơn vị lớn của hạm đội. Kỷ luật trên những chiến hạm này dĩ nhiên là rất nghiêm túc.Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi trình diện HQ500, chúng tôi đã bị vị sĩ quan trực hạm kiều thuộc khóa 20 giảng dạy thế nào là quân phong quân kỷ của trường SQHQ Nha Trang. Sau này là nhân viên cơ hữu trên HQ612 là một đơn vị nhỏ nên tương đối dễ thở hơn.

>
Một sĩ quan mới ra trường được coi là kém thâm niên nhất. Khi tân đáo thường nhận trách nhiệm là Sĩ quan Ẩm thực và Binh lương, một chức vụ làm tôi nhức đầu không ít. Mỗi tháng khi theo hạm trưởng xuống Bộ Tư Lệnh Hạm Đội lãnh lương chiến hạm là tôi hồi hộp nhất. Sau khi lãnh tiền về phát lương cho thủy thủ đoàn xong thì phần tiền còn lại là lương của mình và khi đếm lại thì bao giờ cũng thiếu. Chuyện rắc rối là ngoài việc khấu trừ tiền cơm, tôi còn phải rút sổ nợ ra để trừ lương những ai gãi đầu gãi tai mượn tiền tôi trong những lần về bến. Mấy chàng thủy thủ thường hay bay bướm và chơi đẹp với bè bạn nên tiền lính tính liền nên chuyện mượn tiền Sĩ Quan Ẩm thực xảy ra như cơm bữa. Đến lúc lãnh lương thì tôi phải khấu trừ tiền họ đã mượn. Đôi khi tôi quên thì người mượn cũng lờ đi không nhắc. Ngu sao mà nhắc? Vì thế khi có sĩ quan đàn em xuống tàu là tôi mừng hết lớn, bàn giao ngay trọng trách. Ngoài ra trong các dịp lễ lạc, Sĩ quan kém thâm niên thường lãnh nhiệm vụ đọc thực đơn của những bữa ăn đãi thượng khách của đơn vị. Thượng khách đây có thể là một phái đoàn dân sự thăm chiến hạm hoặc những sĩ quan cao cấp từ Bộ Tư Lệnh đến thanh tra đơn vị.

>
Nếu Hải Quân Hoa Kỳ có 3 mẫu tự USS là US Ship thì các chiến hạm của hải quân Việt Nam đề có 2 mẫu tự HQ đi trước số hiệu. Hải Quân VNCH còn tặng hai mẫu tự HQ cho tất cả các sĩ quan đi trước cấp bậc thí dụ như HQ Trung Úy Đặng Văn X, HQ Đại tá Nguyễn văn Y. và được ghi trong tất cả giấy tờ chính thức như căn cưóc quân nhân, sự vụ lệnh, công điện. Chuyện này chỉ áp dụng với Sĩ Quan Hải Quân trong khi các sĩ quan của binh chủng khác như Bộ binh hoặc Không quân thì không có chuyện này. Tôi chưa bao giờ nghe nói có một BB Thiếu uý hoặc một KQ Đại úy trong QLVNCH. Có biết tại sao Hải Quân lại được đối xử một cách đặc biệt như vậy không? Câu trả lời là Hải Quân Việt Nam đương nhiên phải đặc biệt rồi. Không đặc biệt thì không phải là Hải Quân.

>
Thủy thủ đoàn thường được chia thành ít nhất là 3 nhóm để thay phiên điều hành chiến hạm vì mỗi chuyến hải hành thường kéo dài 2 cho đến 3 ngày và nếu hải hành viễn dương thì vài tuần lễ. Mỗi Khi cặp bến lúc nào cũng có một nhóm trực lại trên tàu khi hai nhóm kia rời tàu đi bờ. Khi cặp bến thì không ai được lên bờ cho đến khi hạm trưởng rời tàu.Khi ông rời tàu là một hồi còi do nhóm trực hạm kiều thổi và trên loa phóng thanh là câu “ Hạm Trưởng rời tàu” và lá cờ đại diện hạm trưởng được kéo lên cột cờ. Khi thấy lá cờ này hiện diện trên cột cờ chiến hạm thì ta biết người Hạm Trưởng không có trên tàu. Và dĩ nhiên khi ông trở lại chiến hạm thì lá cờ được kéo xuống và loa phóng thanh lại xướng “Hạm Trưởng về tàu”. Khi mới gia nhập hải quân nhìn thấy vị hạm trưởng được đối xử một cách rất trân trọng, tôi thầm nói “Sẽ có một ngày..”. Ngày còn trong hải quân mỗi khi đi ca tôi thường nhìn cái ghế hạm trưởng trên đài chỉ huy mà thèm. Lắc lư con tàu đi theo nhạc Anh Thy, hai chân phải đứng tấn suốt 4 tiếng đồng hồ mệt lả người nếu được ngồi thì sướng phải biết. Nhưng đừng có lạng quạng. Dù hạm trưởng không có mặt trên đài chỉ huy ghế bỏ trống đó nhưng ai mà ngồi lên mà bị bắt quả tang là lãnh 4 củ như chơi. Tôi đành nói thầm “Sẽ có một ngày..”
                 

>
Trong giới hải quân quốc tế cũng như Việt Nam Cộng Hòa, chức vụ hạm trưởng là một ngôi vị cao quý mà khi gia nhập hải quân ai cũng ước mơ “Sẽ có một ngày..” Nhưng đeo được bánh lái Hạm Trưởng không dễ dàng. Phải là một người hải vụ thâm niên, có tài lãnh đạo chỉ huy, giỏi về hải hành, chì sóng, vận chuyển cặp cầu như lấy đồ trong túi, thông hiểu máy móc chiến hạm để không bị đàn em qua mặt và dĩ nhiên là trong những năm trước đó không vi phạm lỗi lầm trong cuôc đời hải nghiệp. Đã có nhiều sĩ quan cao cấp nhưng suốt đời hải nghiệp vẫn không được vinh dự đeo bánh lái hạm trưởng. 

>
Cũng theo truyền thống thì người hạm trưởng có quyền uy tuyệt đối với thuỷ thủ đoàn thí dụ như “tiền trảm hậu tấu” trong những thế kỷ 18, 19 để duy trì trật tự trên chiến hạm khi hải hành giữa đại dương. Bởi thế hải quân Pháp vẫn truyền tụng câu nói bất hủ của một vị hạm trưởng nào đó là “Après Dieu, C’est Moi “. Tạm dịch là “Sau Trời là Ta /After God, It's Me ”. Dĩ nhiên quyền hạn cũng đi đôi với trách nhiệm. Khi hải hành mà xảy ra tai nạn như đụng tàu là kể như đời hải nghiệp của người hạm trưởng chấm dứt. Trong giới hàng hải thương thuyền thời cổ nếu có gì bất trắc xảy ra khiến tàu chìm thì người thuyền trưởng thường chết theo con tàu trong lòng đại dương. Thât hào hùng thay. Nhận đại dương là mẹ thì chết trong lòng mẹ là chuyện đương nhiên.

>
Khi tàu nghỉ bến lúc nào cũng có một nhóm nhân viên cơ hữu trực hạm kiều được chỉ huy bởi một sĩ quan, một hạ sĩ quan và một người lính mang vũ khí. Sổ nhật ký hạm kiều ghi lại tất cả những chuyện xảy ra thí dụ những ai lên tàu và ngày giờ. Thủ tục chào sĩ quan trực hạm kiều được áp dụng triệt để. Cho dù người lên tàu là sĩ quan thâm niên hơn sĩ quan trực thì thủ tục chào kính vẫn không thay đổi. Tôi còn nhớ khi đi thực tập trên một chiến hạm thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, khi từ hạm kiều đặt bước chân đầu tiên trên sàn tàu, tôi và một người bạn đồng khóa đưa tay chào lá cờ Mỹ trên cột cờ trước nhất, sau đó đưa tay chào vị sĩ quan trực hạm kiều (OOD: Officer of the Deck) và “Request permission to come aboard, Sir”. Vị sĩ quan này đưa tay chào và đáp lễ “Your Request is granted, Sir”. Nhật ký hạm kiều ghi lại tên và cấp bậc và ngày giờ chúng tôi lên tàu. Sau đó chúng tôi được đưa vào trình diện hạm trưởng. Và như thế ngày đầu tiên của tôi trên một chiến hạm Hoa Kỳ đã thực sự bắt đầu.

>
 Hộ Tống Hạm Đống Đa HQ 07
  
Hải Vận Hạm Ninh Giang HQ 403
>

>

Trợ Chiến Hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230

>
Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã từng là một hải lực hùng hậu nhất Đông nam Á trong thập niên 70. Với một quân số hơn 40,000 gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ, Hạm Đội và các Duyên Đoàn của năm vùng Duyên Hải đã bảo vệ an ninh lãnh hải từ vĩ tuyến 17 của Cửa Việt , vòng qua mũi Cà Mau sang Vịnh Thái Lan trong đó có những hòn đảo lớn đáng kể như Phú Quốc, Hòn Tre,Thổ Châu, Cù lao Rái. Ngoài ra các chiến sĩ của các Giang Đoàn Thuỷ Bộ, Xung Phong, Ngằn Chận,Tuần Thám làm chủ các sông rạch miền Tây để gìn giũ an ninh cho các thuyền bè lưu thông trên sông được an toàn. Chuyến hải hành sau cùng của Hải Quân Viêt Nam đã đưa hàng chục ngàn đồng bào di tản an toàn trong giờ thứ 25. Những chiến sĩ hải quân một thời áo trắng của miền Nam Việt Nam giờ đã tản mác khắp bốn phương. Mới đó mà đã hơn 40 năm. Thời gian trôi nhanh. Người còn người mất. Bây giờ chúng ta là những người thủy thủ già, mất tàu, mất cả đại dương và từ từ sẽ biến vào hư vô như lời của McArthur, một danh tướng của quân đội Hoa Kỳ đã từng nói: “Old soldiers never die. They just fade away”.

>
Trường Phúc, September, 2019