Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Dấu ấn tuần qua: 2 sự kiện lịch sử trong 3 ngày nhằm ‘giữ nước Mỹ vĩ đại’ của Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. (Ảnh: Reuters)

Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Trump trong tuần qua đã tham gia vào hai sự kiện rất đáng chú ý nhằm tìm kiếm quyền lợi chính đáng cho đất nước ông, đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc bên lề Thượng đỉnh G-20 và bắt tay “cậu bé tên lửa” Kim Jong Un trên lãnh thổ Triều Tiên.
Trước khi Thượng đỉnh G-20 diễn ra, quan hệ Mỹ-Trung đi vào ngõ cụt và ở trạng thái căng như dây đàn kể từ tháng Năm thời điểm hai nước không thể đạt được thỏa thuận thương mại sau khi Bắc Kinh yêu cầu đàm phán lại những điều khoản đã được thống nhất. Hệ quả là, chính phủ Mỹ đã liên tiếp “ra đòn” mạnh tay với Trung Quốcbằng việc áp thuế quan 25% với gói 200 tỷ đô là hàng nhập khẩu từ quốc gia bị coi là “đối thủ” chứ không phải “đối tác” dưới thời Trump, bên cạnh việc đưa Huawei, tập đoàn công nghệ hàng đầu được Bắc Kinh chống lưng, vào “danh sách đen” hạn chế hợp tác với các thực thể của Hoa Kỳ.
Các báo cáo kinh tế cho thấy Trung Quốc đã chịu thiệt hại nặng sau các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump. Ngoài việc dùng các “đòn” tấn công bằng chính sách, ông Trump cũng gây sức ép lên Bắc Kinh thông qua vấn đề như Biển Đông và nhân quyền, đồng thời tận dụng tối đa truyền thông để truyền đi thông điệp cứng rắn: nếu ông Tập không gặp ông tại G-20 thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đánh thuế phần hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ trị giá hơn 300 tỷ đô còn lại của Trung Quốc, và buộc nước này phải đi vào “làn đường” do ông chỉ định bằng tuyên bố rằng “Trung Quốc sẽ thực hiện một thỏa thuận vì họ sẽ phải thực hiện một thỏa thuận”.
Media player poster frame
Trung Quốc chìm trong bế tắc dưới thời Donald Trump
Và cuối cùng cuộc hội đàm được mong đợi giữa ông Trump và ông Tập đã diễn ra, sau hơn một giờ thảo luận, Tổng thống Trump nói rằng ông đã có một cuộc gặp “tuyệt vời” với lãnh đạo Trung Quốc. Theo “tinh thần” của cuộc họp này, phía Mỹ “nhượng bộ” Bắc Kinh một số vấn đề như tạm thời không tăng thuế đối với gói hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, “cân nhắc” đưa Huawei ra khỏi danh sách đen và dỡ bỏ việc hạn chế thị thực với du học sinh tới từ Đại lục.
Dễ thấy những “nhượng bộ” của Hoa Kỳ chỉ là lời hứa gỡ bỏ sợi dây chính sách mà chính quyền Trump dùng để “trói” Trung Quốc, tức nếu có thực hiện thì cũng là đưa mọi thứ về trạng thái “bình thường”. Tuy nhiên, thứ mà Bắc Kinh đem đổi lại là những thứ hữu hình, làm mất đi lợi thế vốn có của họ so với trước đây.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm thứ Sáu (28/6) cho biết Trung Quốc đã đặt mua một lượng lớn đậu nành của Mỹ. Theo SCMP, cũng trong ngày thứ Sáu, phát biểu trong cuộc họp G-20, trước khi gặp ông Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa rằng các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Trung Quốc là nạn nhân của các hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ sẽ được bồi thường, và sẽ có một kênh được thiết lập để họ khiếu nại, đồng thời cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện “các bước quan trọng” để tự do hóa nền kinh tế và giảm các hạn chế thị trường đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Có thể thấy, những điều mà ông Tập hứa chính là những điều mà chính quyền Trump muốn Bắc Kinh phải thực hiện để đòi lại công bằng thương mại đã bị vi phạm trong thời gian dài, trải qua nhiều chính quyền trước đây.
Phái đoàn Mỹ do Tổng thống Trump dẫn đầu cùng phái đoàn Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình dẫn đầu trong cuộc hội đàm bên lề Thượng đỉnh G-20. (Ảnh: Reuters)
Những phản ứng
Phản ứng trước việc Tổng thống Trump đưa Trung Quốc trở lại bàn đàm phán thương mại và việc ông Tập đưa ra các cam kết thể hiện sự nhượng bộ đối với Mỹ, nhà phân tích Andy Puzder của Fox News trong một bài viết hôm Chủ nhật nói rằng Hoa Kỳ đang có một tổng thống luôn đứng vững và mặc cả mạnh mẽ với Trung Quốc để mang về lợi ích cho quốc gia.
Ông Puzder cho rằng với quan điểm cứng rắn, không nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi gian lận thương mại của Trung Quốc, với những bước đi vừa qua, ông Trump có thể mở ra một cánh cửa thương mại thực sự tự do và công bằng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mang về cho nước Mỹ một hợp đồng kinh tế quan trọng bậc nhất trong lịch sử.
Cây viết của Fox News nhận định, ông Tập dường như cuối cùng đã nhận ra rằng không giống như các tổng thống Mỹ trước đây, Trump là một nhà đàm phán bậc thầy, người sẽ không bao giờ đầu hàng trước các chiến thuật gây áp lực của Trung Quốc. Vì như ông chủ Nhà Trắng thứ 45 đã tuyên bố, thà không có thỏa thuận còn hơn là chấp nhận một thỏa thuận bất lợi.
Media player poster frame
Đây là video Tổng thống Trump chia sẻ với Chủ tịch Kim tại Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Singapore
CNBC hôm thứ Bảy cho hay, các tập đoàn kinh tế của Hoa Kỳ đã ca ngợi quyết định của Tổng thống Donald Trump cho khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, và bày tỏ mong muốn thay đổi được trong thời gian dài các “hoạt động thương mại không công bằng” của Bắc Kinh.
“Trung Quốc phải cam kết giải quyết các tập quán thương mại không công bằng và các chính sách công nghiệp lâu đời cản trở một sân chơi bình đẳng cho các công ty Hoa Kỳ”, ông Myron Brilliant, phó chủ tịch điều hành của Chamber, nói.
“Một thỏa thuận thương mại, không phải là một cuộc chiến thương mại, chính xác là những gì các nhà sản xuất đã ủng hộ trong năm rưỡi qua, và cuộc họp ngày hôm nay [giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập] đưa chúng ta đến gần hơn với mục tiêu đó”, Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia (NAM) của Mỹ bày tỏ quan điểm.
Container và xe tải được nhìn thấy vào một ngày tuyết rơi tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 10 tháng 12 năm 2018. Các báo cáo gần đây cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã suy giảm sâu do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Cuộc gặp lịch sử được thực hiện từ ý nghĩ ‘bất chợt’
Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại ở Việt Nam hồi cuối tháng Hai, Triều Tiên cho thấy những dấu hiệu quay lại với chương trình hạt nhân bằng hai vụ bắn tên lửa ra biển Hoa Đông. Phản ứng trước việc này, Tổng thống Trump vẫn giữ thái độ bình tĩnh và nói rằng ông tin Kim giữ lời hứa với mình và luôn khẳng định có một “tình bạn” đẹp với lãnh đạo Bắc Hàn. Mặc dù vậy, quan hệ Mỹ-Triều vẫn lạnh nhạt trong nhiều tháng qua.
Nhưng triển vọng phi hạt nhân hóa Triều Tiên trở nên tươi sáng hơn khi trong chuyến thăm tới Hàn Quốc vào ngày thứ Bảy, sau khi kết thúc Thượng đỉnh G-20, Tổng thống Trump “bất chợt” có ý tưởng đề nghị gặp Kim Jong-un ngay ở giới tuyến hai miền Triều Tiên. Trước đề nghị thân thiện của tổng thống Mỹ, Bình Nhưỡng đã có phản ứng tích cực, hãng truyền thông Trung ương Triều Tiên KCNA trích lời một quan chức cấp cao nói rằng ông Trump đã đưa ra “một đề nghị rất thú vị”, và nó sẽ là một “sự kiện rất có ý nghĩa”.
Media player poster frame
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội
Cuộc gặp lịch sử đã diễn ra, lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ gặp gỡ lãnh đạo cao nhất của Bắc Hàn ngay ở Bàn Môn Điếm, địa điểm nằm giữa hai miền Triều Tiên. Vào 15h45 (giờ Triều Tiên, khoảng hơn 13h giờ Hà Nội), ông Kim Jong-un với gương mặt tươi cười chủ động tiến về phía Tổng thống Mỹ bắt tay và nói bằng tiếng Anh rằng “Rất vui được gặp lại ngài”, sau đó mời ông Trump bước qua biên giới.
Ông Trump bước đi khoảng 20 bước trên lãnh thổ Triều Tiên, sau đó bắt tay Kim Jong-un và khẳng định đây là “bước tiến tốt đẹp” trong quan hệ hai nước. Lãnh đạo Mỹ-Triều sau đó quay lại phía lãnh thổ Hàn Quốc và có cuộc họp ba bên Mỹ-Hàn-Triều kéo dài trong khoảng gần một giờ đồng hồ trước khi Tổng thống Trump và Moon tiễn Kim qua biên giới. Sau đó Kim Jong-un nói rằng cuộc gặp với ông Trump là chỉ dấu cho thấy từ giờ hai bên “có thể gặp nhau bất kể lúc nào”.
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Moon tại Bàn Môn Điếm, ông Trump ca ngợi cuộc họp ba bên hôm Chủ Nhật là “một ngày huyền thoại, một ngày lịch sử” và cho biết ông đã thống nhất với Kim Jong-un rằng sẽ khởi động lại cuộc đàm phán hạt nhân bị ngưng trệ từ nhiều tháng nay. Các đoàn đàm phán của Mỹ-Triều sẽ bắt đầu gặp gỡ và thảo luận trong hai đến ba tuần tới, mặc dù vậy ông Trump khẳng định sẽ không vội đi đến một thỏa thuận với Bình Nhưỡng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang bước qua phần lãnh thổ Triều Tiên trong cuộc gặp lịch sử ngày Chủ nhật. (Ảnh: Reuters)
Chưa vội
Tuy ông Tập đã đưa ra các cam kết mà Hoa Kỳ mong muốn, ông Trump cho thấy sự thận trọng khi không muốn tiến tới quá nhanh một thỏa thuận mà ở đó lợi ích của nước Mỹ không được đảm bảo.
Reuters cho hay, hôm thứ Bảy, Tổng thống Trump nói rằng cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là tốt hơn nhiều so với dự kiến, hai bên đã trao đổi và thống nhất nhiều vấn đề, tuy thế ông sẽ “không vội vàng” đi đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Tôi không vội vàng, nhưng mọi thứ có vẻ rất tốt”, ông Trump viết trên Twitter, đề cập đến các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.
“Chất lượng của các cuộc đàm phán đối với tôi quan trọng hơn nhiều so với tốc độ [đàm phán]”, ông Trump cho hay. Theo Nikkei, ông Trump nói rằng ông muốn có “một thỏa thuận có lợi” với Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm với Kim hôm Chủ nhật ông Trump cũng khẳng định chưa vội đi tới một thỏa thuận hạt nhân với Triều Tiên, vì có thể đúng như đánh giá của nhà báo Sean Hannity, người dẫn chương trình nổi tiếng của Fox News, Tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán không muốn mang về một thỏa thuận tồi cho nước Mỹ, đơn giản vì, ông muốn người dân của ông có được điều tốt đẹp nhất.
Viễn Triết

Anh em Trương Xuyên du học ở London về đã thay đổi Nhật Bản Nguyễn Giang bbcvietnamese.com

Nhật BảnBản quyền hình ảnhPRINT COLLECTOR/GETTY IMAGES
Image captionĐại diện của Hoàng thân Nagato, tộc Choshu (Trương Xuyên) phải nộp chiến phí 3 triệu đô la sau trận Shimonoseki.
Mùa hè năm 2013, tôi được Đại sứ quán Nhật Bản mời dự một buổi lễ khá thú vị tại University College London (UCL).
Đó là dịp Anh và Nhật Bản kỷ niệm 150 năm chuyến sang London du học của năm anh em nhà Trương Xuyên, gọi là Choshu Five.
Tại sự kiện này, người ta đọc lá thư riêng của Thủ tướng Shinzo Abe cảm ơn Đại học UCL đã giúp đào tạo thế hệ Âu học đầu tiên của Nhật.
Sau chuyến hải hành 135 ngày trốn đi trên tàu Jardine Matheson (dân Nhật tự ý xuất cảnh phải chịu tội tử hình), năm thanh niên đã tới London năm 1863.
Họ là nhóm sinh viên Nhật đầu tiên học ở một trường châu Âu và sau khi trở về, họ đều trở thành những lãnh đạo hàng đầu của Nhật Bản đúng vào thời Minh Trị.
  • Hirobumi Ito làm thủ tướng, người cha của Hiến pháp Nhật Bản
  • Kaoru Inoue thành bộ trưởng ngoại giao đầu tiên và được tôn vinh là 'người cha của nền ngoại giao Nhật;
  • Yozo Yamao thành người sáng lập của ngành công nghệ và cơ khí Nhật Bản;
  • Masaru Inoue lập ra ngành hỏa xa theo chuẩn Anh Quốc và Kinsuke Endo nắm ngành tài chính, tiền tệ.
Tất nhiên, sau họ còn thêm nhiều người sang Phương Tây, nhưng 'The Choshu Five' là biểu tượng của thế hệ canh tân, hướng ngoại, xây dựng Nhật hùng cường.

Có nên so sánh?

Hôm nay nhìn lại, con số sinh viên Việt Nam du học nước ngoài đã lên tới hàng vạn.
Nếu tính các thế hệ đã sang Phương Tây, Liên Xô cũ và Đông Âu thì hàng trăm nghìn người Việt đã được học hành trong môi trường hiện đại hơn trong nước.
Vậy mà sang thế kỷ 21 lâu rồi, Việt Nam vẫn còn thuộc nhóm nước sắp có thu nhập trung bình, vẫn nhận, xin viện trợ... và thua Nhật Bản quá xa.
Câu hỏi tôi luôn băn khoăn là phải chăng chỉ 5 người Nhật làm nên kỳ tích duy tân cho nước họ, còn hàng vạn người Việt Nam học đủ nơi, đủ thứ chưa làm được gì?
Chất lượng con người có là yếu tố quyết định?
Ta hãy xem năm anh em họ Trương Xuyên là ai.

Dòng máu võ sĩ đạo

Họ đều là các võ sĩ đạo (samurai) và từ nhỏ sống theo quy tắc hành xử của dòng quý tộc Trương Xuyên (Choshu clan) có truyền thống chống ngoại bang.
Sau khi triều đình Tokugawa ký hòa ước Kanagawa (1854), dòng họ này tự tổ chức kháng chiến chống quân Anh, Pháp, Mỹ và Hà Lan.
Câu chuyện thật giống như khởi nghĩa của Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực chống Pháp ở Nam Bộ khi triều đình nhà Nguyễn chủ hòa.
ShimonosekiBản quyền hình ảnhPRINT COLLECTOR
Image captionNăm 1863, tàu Medusa của Hà Lan bị gia tộc Trương Xuyên tấn công ở eo biển Shimonoseki, sự kiện gây ra cuộc chiến tháng 9/1864 với liên quân ngoại quốc tấn công lãnh địa của dòng họ này
Năm 1864, một năm sau khi các cậu thiếu niên họ Trương Xuyên tới Anh, cả gia tộc bị bị liên quân nước ngoài tiến đánh, pháo kích dữ dội.
Sau hai ngày chiến đấu, quân Trương Xuyên bị thua, nhiều samurai bị đạn súng và pháo hiện đại giết chết.
Hoàng thân Nagato, đứng đầu gia tộc, phải đã ký hòa ước Shimonoseki, nộp tiền phạt trị giá 3 triệu đô la.
Sự thất bại của dòng họ hẳn đã ảnh hưởng mạnh đến năm thanh niên du học ở Anh trở về vào năm 1868.
Đây là động lực lớn cho tinh thần cải cách của thế hệ samurai 'gác kiếm cung theo nghiệp kinh bang tế thế', chọn các giá trị Phương Tây rất sớm.
Lịch sử du học của người Việt Nam thì có vẻ khác.
Theo GS Vĩnh Sính, một trong những người Việt du học đầu tiên, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) đã đọc 'Tân Thư' và có cùng quan điểm với các nhà cải cách của Nhật Bản thời Minh Trị.
Nhưng số phận buồn thảm của Nguyễn Trường Tộ và cho Đại Nam khi đó là các bản điều trần thống thiết của ông chẳng được vua quan thực hiện.
Thời Pháp các thanh thiếu niên, cả nam và nữ từ gia đình quan lại, tư sản được chọn sang Pháp học để về phục vụ chế độ thuộc địa của Pháp.
Trong số họ đã có nhiều nhà cải cách, và giai đoạn 1945-46 nhiều người đã về hoặc Hà Nội, hoặc Sài Gòn để giúp Việt Nam độc lập.
Chính phủ Trần Trọng Kim có đông trí thức nhất lại chỉ là nội các được Nhật trao quyền ngắn ngủi và ít thực chất vào năm 1945.
Chính phủ liên hiệp Việt Minh-quốc gia cùng năm còn nhiều trí thức nhưng đã nhanh chóng vào cuộc kháng chiến vì Pháp chiếm lại Đông Dương.
Thời Chiến tranh Lạnh, lãnh tụ chính trị cả ở Hà Nội và Sài Gòn đều không phải là trí thức du học từ Âu Mỹ trở về, mà là các nhà cách mạng, tướng lĩnh.
Rất nhiều thanh niên từ Việt Nam Cộng Hòa đã du học ở Phương Tây trở về nhưng chưa đóng góp được nhiều thì cuộc chiến kết thúc.
Sau 1975 đa số họ không được tham chính hay quản lý kinh tế vì lý lịch.
Nhật BảnBản quyền hình ảnhBUYENLARGE
Image captionNgười Hà Lan trong tranh Nhật Bản. Khi Đông - Tây bắt đầu giao lưu, Nhật Bản vẫn nhìn sự hiện diện của ngoại kiều châu Âu như một sự đe dọa
Hàng vạn sinh viên Việt Nam đã sang Liên Xô và Đông Âu học các ngành nghề nhằm trở về 'xây dựng chủ nghĩa xã hội' cho Việt Nam.
Ngoài một số môn khoa học kỹ thuật có ít nhiều ứng dụng, đa số các ngành nghề khác đều bất cập với thực tế một nước chưa phát triển.
Sau 1991 thì dự án chủ nghĩa xã hội phá sản, khiến hàng vạn trí thức 'bị lịch sử bỏ rơi', phải tự xoay xở thích ứng với điều kiện mới.
Nếu khó so sánh phẩm chất con người - khó nói trí thức du học của Nhật và Việt Nam, Trung Quốc ai yêu nước hơn - thì vấn đề là gì?
Tôi tin rằng vấn đề là ở chỗ cả năm anh em nhà Trương Xuyên đã may mắn được Nhật Hoàng Minh Trị sử dụng ngay, trao toàn quyền, rất nhiều quyền.
Ví dụ Hoàng thân Hirobumi Ito không chỉ lập ra nghị viện Nhật, soạn hiến pháp mà còn làm thủ tướng bốn lần.
Hirobumi ItoBản quyền hình ảnhUNIVERSAL HISTORY ARCHIVE
Image captionẢnh chụp năm 1907 của Hoàng thân Hirobumi Ito (trái), cựu sinh viên University College London, võ sĩ đạo của gia tộc Trương Xuyên, khi ông làm Đại tướng, Thống đốc Triều Tiên, đứng cạnh Thái tử Triều Tiên Yi Un.
Ông cũng được phong đại tướng quân đội Nhật Hoàng, thống đốc Triều Tiên (Resident-General) khi Nhật Bản chiếm bán đảo này.
Còn ở Việt Nam, tính cả trong thế kỷ 20 đến nay, chưa thấy các trí thức du học về có tinh thần khai phóng, cải cách được trao quyền và cầm quyền.
Ngày nay, số sinh viên du học tại các nước G7 cũng đã và đang ngày càng đông, lên tới hàng chục nghìn, thừa con số cho một bộ, ngành.
Họ đáng ra phải là nền tảng cho một cuộc canh tân mới, lớn hơn các thời đại trước.
Nhưng trong nhiều trường hợp, người ta du học là vì 'di tản giáo dục', không có hoài bão về cải tổ quốc gia như năm sinh viên nhà Trương Xuyên.
Những người được nhà nước đầu tư, cử đi học thì về để phục vụ một bộ máy cũ kỹ, nhiều bất cập, không có quyền phê phán, thay đổi nó.
Gần đây có các 'hạt giống đỏ' du học về được phong chức quyền rồi bị 'tống vào lò', làm nảy sinh câu hỏi đến họ cũng 'sai và xấu' thì tương lai bộ máy sẽ ra sao?
Tất nhiên, nhiều người du học về đã làm trong khu vực công, các đại học, công ty nước ngoài, và đóng góp nhiều vào nền kinh tế đang bùng nổ, tăng trưởng đều.
Có những chuyên gia, nhà quản lý, nhà ngoại giao giỏi ngoại ngữ, đã và đang giúp thay đổi diện mạo quốc gia.
Gần đây, cộng đồng trí thức ở Việt Nam và hải ngoại vui mừng trước tin 'Giáo sư quần đùi' Trương Nguyện Thành về nước lại nhận chức... hiệu phó một đại học.
Cùng lúc, một bộ phận không nhỏ của bộ máy quan lại và con em họ vẫn dùng bằng giả, điểm thi giả để thăng tiến và thống trị.
Việt Nam bỏ ra hàng tỷ USD cho sinh viên du học ở các quốc gia tiên tiến nhất, nên sẽ là vô lý nếu mong họ trở về dùng kiến thức đó bồi đắp một lối mòn.
Nghịch lý này nói lên rất nhiều về tính phù phiếm, hoang phí thời gian, tiền bạc của Việt Nam, nhất là khi ta thấy người Nhật chỉ cần 5 sinh viên mở đường là đủ.

Nhật Bản có là biệt lệ?

VNBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionĐi du học thành một phong trào ở Việt Nam nhưng công cuộc cải cách vẫn không sử dụng hết các tài năng và kiến thức sinh viên mang về
Cũng có thể, Nhật Bản duy tân thành công là một biệt lệ, không phải quy luật và Việt Nam đã không học được gì và sẽ chẳng học được gì.
Tuy thế, cũng có những điều mang tính quy luật: môi trường cởi mở sẽ khuyến khích sáng tạo.
Môi trường mới ở University College London đã làm được điều mà chế độ phong kiến sứ quân Nhật Bản không làm được: bao dung và đoàn kết.
Sau nhóm Choshu có thêm 19 thanh niên từ gia tộc thù địch Satsuma cũng sang trường UCL, nhưng chính tại London hai nhóm đã kết nghĩa tâm giao.
Các sinh viên này không biết rằng ở nhà, hai gia tộc Choshu và Satsuma cũng xóa bỏ thù hằn, lập một liên minh quân sự (Satcho Alliance).
Ba năm sau cuộc chiến thất bại trước liên quân nước ngoài, đến năm 1867, hai dòng này hợp sức giúp nhà vua lật đổ chế độ Tokugawa, mở ra thời Minh Trị.
Trước khi mở cửa tiếp nhận văn hóa Phương Tây, người Nhật đã hòa giải xong với nhau.
Tấm bia mà Nhật Bản tặng trường UCL có dòng chữ:
るばるとこころつどいてはなさかる
Harubaru to kokoro tsudoite hana sakaru
'When distant minds come together, cherries blossom'
Vừa có hình ảnh văn hóa Nhật, vừa nêu ra một triết lý, câu này có thể tạm dịch là:

'Khi những tư tưởng từ nơi xa hội ngộ, hoa anh đào bừng nở'.

Xem thêm chủ đề lịch sử: