Hồ Chí Minh Thật - Giả!?
Về 1 Số Nghi Vấn Quanh HCM
Đỗ Thông Minh tổng hợp
HCM là con người thế nào?
Tại sao HCM mặc đồ Tây, đồ Tàu mà chưa từng thấy mặc quốc phục VN?
1- HCM là người có ảnh hưởng và được nói tới nhiều nhất trong lịch sử VN cận đại, nhưng tìm hiểu con người thật HCM không đơn giản, vì chính HCM và ĐCSVN vừa tuyên truyền dối trá, giấu diếm, vừa tô vẽ lên đầy những huyền thoại.
2- HCM là người học thí ít, nhưng thủ đoạn thì nhiều. Đi lang bạt khắp nơi, thường xuyên thay đổi, từ tên tuổi đến quan điểm, kể cả dối trá và thủ đoạn để thích ứng với hoàn cảnh mà tồn tại.
3- HCM là người tự thân có nhiều nghịch lý, nhiều mâu thuẫn và hư ảo như thế nên người Việt cũng như ngoại quốc khi muốn tìm hiểu về HCM đều gặp khó khăn không biết chắc đâu là thật, đâu là giả.
4- HCM bôn ba nhiều nơi, nhân đó thu thập kiến thức kiểu chắp vá, như cờ ĐCSVN thì lấy của Liên Xô, cờ nước thì lấy của Phúc Kiến, khẩu hiệu “Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc” thì lấy từ Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Văn v.v...
5- HCM vì trình độ kém, tiếng Việt, Hoa, Pháp, Anh cũng như Nga… đều ba rọi, đọc Đề Cương của Lênin không hiểu thấu mà đã vội mừng cho đây là bài thuốc cứu tinh, giải phóng dân tộc. Sự sụp đổ của thế giới CS cho thấy rõ đó là quyết định sai lầm.
6- HCM vì bụng thì đói mà tham vọng thì to nên sẵn sàng cúi đầu xưng tụng, sùng bái các lãnh đạo các nước CS, như Lênin, Stalin của LX, Mao Trạch Đông của TQ… Coi tư tưởng của các nhân vật này là kim chỉ nam, không cần phản biện, suy nghĩ thêm.
7- HCM bắt chước lối tuyên truyền sùng bái lãnh tụ của các nước CS. Những phim ảnh cảnh HCM ào tới ôm hôn chầm chập các lãnh đạo LX, TQ cho thấy rõ thân phận tai sai của HCM. HCM cũng muốn ĐCSVN và nhân dân VN sùng bái mình.
8- HCM suy nghĩ thiển cận, lại chọn đối đầu, nên chọn đi với Pháp rồi đối đầu với Pháp, chọn đi với Hoa Kỳ rồi đối đầu với HK (Sau này thì TBT Lê Duẩn củng đi với Tàu rồi chống Tàu), nên rốt cục càng phải nhắm mắt nghe lời khi dựa vào LX và TQ.
9- HCM với chế độ CS giả dối như đóng “kịch”, có thể nói hầu như tất cả chỉ là “kịch” và HCM đã trở thành nạn nhân của chính “vở kịch” đó. Để rồi kết quả uy quyền như thế, được ca tụng như “thần thánh”, thế mà chỉ là “bù nhìn” trong tay Lê Duẩn.
10- HCM thiếu tư duy, kém lý luận, nhưng lại nhiều thủ đoạn và cực đoan và tàn bạo trong hành động, gây ra biết bao tai họa cho dân tộc, đúng là mẫu người mà Lênin đã từng nói tới “Nhiệt tình cộng ngu dốt là phá hoại.”.
TBT Lê Duẩn (1907-1986) không chỉ lấn quyền HCM mà hầu như là cán bộ cao cấp duy nhất qua các bài viết thường còn tỏ ý sáng suốt hơn HCM. Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê Đức Thọ (1911-1990) thì có lẽ quá biết về HCM nên hầu như không viết gì ca ngợi HCM cả. Tại sao 2 tay này lại kết với nhau trong việc dựng “vở kịch” HCM? Vì những kẻ tà đạo vẫn cần sự lừa mị, lợi dụng tâm lý sùng bái hình tượng để duy trì vị thế đảng, tức duy trì chính mình, nên chính Lê Duẩn đã sửa di chúc, đầu têu hay chí ít cũng là tán đồng chuyện ướp xác, xây lăng cho HCM, bất chấp di chúc của HCM, bất chấp văn hóa truyền thống dân tộc.
Khi tìm hiểu về HCM qua các tác phẩm và “tư tưởng” cũng như nhiều vấn đề khác, chúng tôi thường cố gắng khách quan suy xét thật - giả, không sa đà vào “thuyết âm mưu”, không suy đoán bàn loạn. Nhưng con người HCM có ảnh hưởng lớn, mang dấu ấn đậm và vẫn được ĐCSVN và đám “cuồng Hồ” ca tụng như “thần thánh” với nhiều huyền thoại hư cấu, phản khoa học, phản luận lý, đầy mâu thuẫn, thì dù biết là khó, chúng tôi thấy cũng cần được giải mã càng nhiều càng tốt.
Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ 1 số ý kiến về 1 số những nghi vấn liên quan con người HCM.
- - - - -
1- Về lai lịch
Chuyện Ở Sân Sau: Về Ông Nội Và Người Cha Của CT HCM
Trường Lam, 23/8/2007
Năm 1993, trong tập Trong Cõi xuất bản tại Hoa Kỳ, GS Trần Quốc Vượng (1934-2005), 1 trong những sử gia nổi tiếng nhất tại VN, đã công bố ghi chép của mình từ "Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của 1 số nhà trí thức Nho gia!", trong đó phần liên quan đến dòng dõi của CT HCM đã gây nhiều dư luận. Theo đó, tiểu sử của CT HCM có thêm 1 phần không được nhắc đến trong sử sách chính thống: Thân sinh ra CT HCM vốn là con đẻ nhưng không được thừa nhận của ông cử Hồ Sĩ Tạo, thuộc dòng họ Hồ ở Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghệ An. HCT, nổi tiếng với tên gọi Nguyễn Ái Quốc trong thời kì hoạt động tại nước ngoài, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tự là Nguyễn Tất Thành, song từ năm 1945 cho đến khi qua đời năm 1969 lại được người VN và toàn thế giới biết đến với tên là Hồ Chí Minh...
Cụ Hồ Sĩ Tạo tự Tiểu Khê, sinh năm 1834 (Tổng Tập Văn Học Việt Nam tập 19 nói cụ Tạo sinh năm 1831. Cụ Cao Xuân Dục, học trò ông Tạo, trong sách Nghệ An khoa bảng nói ông Tạo sinh năm 1841. Chúng tôi theo người già trong họ nói ông Tạo thọ 73 tuổi và bà Hồ Thị Từ, con út ông Tạo nói bà ra đời lúc cha đã 70 tuổi, lên 3 thì cha mất…, mà suy ra), mất năm 1907, là người tài hoa nổi tiếng cả vùng. Theo gia phả nói thì cụ thuộc phe chủ chiến, chủ trương đánh Pháp tới cùng, nên bị vua Tự Đức đánh hỏng (?).
Trong cuộc đời làm quan, dạy học, giao du với bạn bè khắp vùng, ông Tạo đã có quan hệ gắn bó với 5 người phụ nữ. Theo các cụ trong họ (trong đó có cụ Hồ Sĩ Huề) từng kể với cháu con thì:
Người phụ nữ thứ 1 chính là người vợ cả của cụ được gia đình cưới cho ngày còn trẻ. Bà người họ Phan ở xã Xuân Trường (Thanh Chương) và đã cho ông Tạo hai người con trai trưởng thành.
Người phụ nữ thứ 2 là bà Hà Thị Hy, còn gọi là cô Đèn, quê ở làng Sài, Nam Đàn. Ông Tạo nổi tiếng khẩu khí, đam mê hát phường vải, ứng đối nhanh và giỏi. Bà Hy là người hát hay, giọng tốt và rất đỗi xinh đẹp. Tài tử gặp giai nhân cũng ví như cá gặp nước, rồng gặp mây. Khi họ quen biết nhau, tuy ông Tạo ít tuổi hơn nhưng đã có vợ và đang dạy học trong nhà họ Hà. Vì quá tài hoa nên mãi năm cô Đèn 30 vẫn chưa có đám nào lọt vào mắt xanh… Trai làng không với tới nên họ phong tỏa, hình thành thế bao vây, không cho con trai nơi khác đến. (Theo bác Hồ Thanh Chương, ông Tạo yêu cô Đèn trước khi có vợ. Bà Hy có thai, ông Tạo về xin cha mẹ được cưới, nhưng gia đình không đồng ý vì đã dạm hỏi đám khác. Cụ Hà Văn Cẩn đành ngậm ngùi gả bà Hy cho ông Nhậm, 1 ông già lụ khụ.)
Vậy là cái gì phải tới đã tới. Cô Đèn mang thai và ông Nguyễn Sinh Nhậm mồ côi vợ, cheo cô về làm mọn. Năm 1863, bà Hy sinh con trai. Cậu con ông Hồ Sĩ Tạo mang họ Nguyễn Sinh được ông Nhậm đặt tên là Sắc. Nguyễn Sinh Sắc lên 3 tuổi thì ông Nhậm chết. Bà Hy vốn bị người nhà họ Nguyễn Sinh coi là dân “xướng ca vô loài”, nên họ buộc 2 mẹ con phải ra sống trong 1 căn lều ngoài đồng khoai, cạnh làng. Chỉ hơn 1 năm sau, bà Hy cũng bỏ cậu Sắc mà ra đi. Bà chết trong khổ cực âm thầm và trong sự hắt hủi của gia đình nhà chồng! Con trai làng Sài hối hận, thương người con gái mệnh bạc, đã kéo sang làng Sen làm lễ chôn cất. Chính ông Tạo là người đọc điếu văn...
Cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân khoa thi Hương năm Ngọ (1894) tại Trường Nghệ, nhưng trượt khoa thi Hội tiếp theo. Để chuẩn bị cho Sắc vào tiếp khoa thi năm Tuất (1898), ông Tạo suy nghĩ rất nhiều. Các con trong giá thú ở quê chẳng đứa nào nối được chí cha. Thông minh thì cũng có đủ, nhưng lười học, chỉ thích cờ bạc, rượu chè. Duy chỉ có đứa con ngoài giá thú là Nguyễn Sinh Sắc lưu tâm tới việc học hành, không thể để nó bỏ dở sự nghiệp và phụ lòng mong mỏi của bao người. Nghĩ tới đây, ông sai người mài mực, lấy giấy bút viết thư. Ông nhớ tới ông Thượng thư họ Hồ ở An Truyền đã nhận đồng tông với mình. Nhớ tới ông Cao Xuân Dục, 1 học trò, đang là quan to của triều đình. Đằng nào cũng phải nhờ họ giúp. Xưa nay mình đã nhờ vả họ gì đâu!
Vậy là nhờ có bức thư ấy, mà các vị đại thần họ Hồ, họ Cao ra tay giúp đơc để ông Sắc được vào học Trường Quốc Tử Giám. Đó là việc rất dễ nhận biết: Trường Giám là trường của Hoàng Gia, quý tộc, con dân làm sao mà vào nổi?
Ông Sắc vào Trường Quốc Tử Giám mang cả gia đình đi theo [gồm con trai lớn là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) và Nguyễn Sinh Cung], chỉ trừ cô Thanh [con gái đầu Nguyễn Thị Thanh (1884-1954)] ở nhà với bà ngoại, làm phận sự thay cho bố mẹ. Vào Huế, ông đổi tên là Nguyễn Sinh Huy. được sự giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần của các vị đại thần quen biết ông Tạo, cùng các quan khác người Nghệ Tĩnh. Bà Loan dệt vải nuôi con. Ở chốn Kinh thành, cuộc sống có dễ dàng gì đâu!
Khoa thi Mậu Tuất, ông Sắc lại rớt. Bà Loan sinh thêm cậu Xin. Và vì quá kham khổ, lao động quá sức, bà lâm bệnh và qua đời cuối năm Canh Tý (1900). Chỉ ít lâu sau, cậu Xin [Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901)] cũng quy tiên theo mẹ. Ba cha con ông Sắc lại dắt díu nhau về Nghệ.
Khoa thi năm Tân Sửu (1901) ông Sắc trúng Phó bảng nhưng không ra làm quan mà xin ở nhà nuôi mẹ già yếu. Thời kỳ này ông lên dạy học ở Thanh Chương. Ông nghĩ mình trước hết phải trọn đạo hiếu với cha mẹ. Nếu không, sao đáng làm người. Giai đoạn đầu ông Sắc dạy học ở nhà thờ họ Lê ở Nguyệt Bổng (nhà thờ này nay vẫn còn ở chân cầu Rộ), sau chuyển sang nhà ông Hàn Kháng, họ Phan ở Võ Liệt - là một họ khoa cử, có người nổi tiếng như tiến sĩ Phan Sĩ Thực - Ngôi nhà này đã bị tịch thu chia cho nông dân trong Cải Cách Ruộng đất). Chỗ ở này cách nhà ông Tạo có con sông Rộ nhỏ thó, xắn quần là có thể lội qua. Như các cụ trong dòng họ kể lại thì ông Sắc đã dẫn cậu Công qua chơi với ý định nhận cha, nhưng việc đó chưa kịp làm thì năm 1904 bà đồ An qua đời. Đầu năm 1905, ông Sắc được triệu vào kinh nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ do cụ Phan Chu Trinh giao lại. (Việc chưa nhận cha còn có thể do quy ước khắt khe của dòng họ – Ví như cụ Hồ Sĩ Tôn, 2 lần đậu đầu khoa: “Thiên hạ sĩ vọng vã”, “Thiên hạ cống sĩ”, là bố ông nghè Hồ Sĩ Tân. Thời trẻ dạy học ở Hưng Nguyên, có một con trai với cô con dâu nhà họ Bùi. Về sau anh này cùng con mình đều đậu tiến sĩ. Hai cha con về Quỳnh Đôi nhận họ, nhưng vì quy định đó mà không thành. Hai cha con đành đứng ngoài cổng nhà thờ họ, vái lạy rồi quay về. Nên đến nay con cháu vẫn mang họ Bùi…)
Cuộc đời làm quan và phiêu bạt của ông Sắc tính từ đây. Năm 1907, ông Sắc được bổ Tri huyện Bình Khê và chỉ 4 năm sau đã vướng vào trọng tội…
... Bữa đó, ông Sắc đang ngồi tự lự, mượn chén rượu giải sầu, lòng tràn nỗi niềm thương cảm đối với vợ con. Ông tuy làm quan nhưng nhà vẫn nghèo khổ, mái tranh, vách đất, chẳng chút tài sản nào dư dả để nuôi con… Bỗng có lính bẩm báo:
“Thưa quan, mấy gã chống thuế hôm qua lại đến.”
Ông lập tức truyền cả bọn vào và giữa lúc ngà ngà say, ông bảo:
“Bọn bây phải biết rằng, chỉ có Vua mới miễn được thuế. Còn ta chỉ có đồng lương ít ỏi phải bù cho số thuế thiếu kia. Ta đã cho người dò la kỹ rồi: Nhà tụi bây còn giàu hơn cả quan đây. Làm ruộng thì phải đóng thuế, chống lại là cớ làm sao?”
Cả đám lập tức nhao nhao nói hỗn, chửi bới, chỉ trích quan tham nhũng, ông Sắc nổi cáu, truyền:
“Lôi ra ngoài đánh bọn chúng cho ta.”
Bọn lính lôi cả đám ra ngoài đánh đập thỏa sức. Bất đồ một người trong bọn trúng chỗ hiểm, lăn ra chết… Lệnh ông ban quên không hạn chế mấy roi, nên bọn lính đã quá tay. Triều đình triệu ông về Kinh chịu tội. Vua phê: “Trảm!”. May nhờ có các ông Thượng thư họ Hồ, họ Cao và Đào Tấn cùng rập đầu xin vua tha chết. Cả ba ông đều tâu vua: “Nguyễn Sinh Huy làm quan thanh liêm, xử án công minh, bốc thuốc chữa bệnh người rất tận tâm… Việc xảy ra chỉ là do sơ suất và bọn lính đã quá tay…”,
Vua cũng biết Nguyễn Sinh Huy là quan thanh liêm, không hề có tư túi gì, nên sau 1 lúc suy nghĩ đành giảm xuống “Trảm giam hậu!” (giam chờ chém sau) và phạt đánh 100 roi. May nhờ có Thượng Thư Bộ Binh Đào Tấn lo lót cho bọn lính nên được nhẹ đòn và ông Huy thoát chết. “Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách”. Nhân buổi lộn xộn chưa quyết, nhờ có người ngầm giúp, ông Huy chuồn thẳng [vô Nam]!...
Cậu Công [Cung] gặp lại cha ở một địa điểm kín ở Gia Định, trong 1 buổi, trước khi cậu xuống tàu đi xa. Dặn dò con xong ông Huy lặn sâu vào giữa vùng Đồng Tháp Mười, chẳng để lại dấu vết nào với người đời, rằng mình đã từng là 1 Phó Bảng thứ thiệt, là ông Huyện Bình Khê…
https://bit.ly/2KyQsbJ
2- Về họ tên
Nguyễn Sinh Cung (Công / Coong, còn gọi là Nguyễn Sinh Côn), sinh tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con của ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) và bà Hoàng Thị Loan (1868-1901).
Khi đi hoạt động thì dùng tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Tống Văn Sơ, Hồ Quang... và Hồ Chí Minh.
3- Về ngày sinh
Thực ra ngày 19/5/1890 “chỉ là 1 trong nhiều ngày sinh khác nhau”.
Chỉ riêng về năm sinh, HCM khai mỗi nơi mỗi khác, và ngày càng trẻ hóa: 1890, 1892, 1894, 1900, 1903…, tuổi giảm đi thì năm xảy ra sự việc cũng phải chuyển dịch theo cho khớp, ví dụ trong tiểu sử tự thuật viết ngày 17/4/1938, Nguyễn Ái Quốc khai: 1913 mới vào Sài Gòn, 1916 mới sang Anh, 1917 mới sang Mỹ, đến New York v.v…, nghĩa là đều vênh với tiểu sử chính thức.
4- Về ngày chết
HCM chết lúc 9 giờ 47 phút sáng ngày 2/9/1979, nhưng vì trùng với ngày Quốc Khánh nên ĐCSVN đã công bố HCM chết ngày 3/9/1979. Sau đó, ông Vũ Kỳ là Bí Thư của HCM và Đại Tá Bùi Tín khi đó là Phó Tổng Biên Tập nhật báo Nhân Dân, Tổng Biên Tập báo Hà Nội Chủ Nhật thấy vậy mới bất chấp nguy hại bản thân, tự ý công bố sự thật. Hai ông bị BCT gọi lên khiển trách nhưng cuối cùng BCT phải chấp nhận đúng HCM là chết ngày 2/9.
5- Về nhân dáng
Hình ảnh HCM quen thuộc, đặc điểm ở 2 vành tai, bên phải thì hơi lượn, bên trái thì tròn.
Hãy Nghe Người Mỹ Nói Về HCM
HCM khá nhỏ bé, ngay cả khi xét theo tiêu chuẩn của người VN. Cao 1,50m và nặng 45 kg, trông ông thật mỏng manh.
Là 1 phim tiểu sử, bộ phim tập trung kể lại cuộc đời của Hồ Chủ Tịch, từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, đến những ngày bôn ba ở nước ngoài tìm đường kiếm sống nhưng được gọi là “tìm đường cứu nước”, rồi trở về lãnh đạo phong trào “cách mạng” VN. Những người làm phim cố gắng tìm hiểu về con người HCM, vốn vẫn là “ẩn số” đối với họ, dựa trên nghiên cứu của các học giả quen thuộc như Douglas Pike (tác giả cuốn “Viet Cong”, “War, Peace, and the Viet Cong”, “History of Vietnamese Communism”, “PAVN: People's Army of Vietnam”), William Duiker (tác giả cuốn “Ho Chi Minh: a life”, “The Communist road to power in Vietnam”), Stanley Karnow (tác giả cuốn “Vietnam: A History”).
Theo hồ sơ Cảnh Sát Hồng Kông khi bắt Tống Văn Sơ, chiều cao là 1,62 m.
Tuy nhiên các hình ảnh thấy được không nói lên điều này mà ngược lại qua hầu hết các hình ảnh cho thấy HCM khá cao lớn, khoảng 1,70-1,72 m.
Nhận định về Hồ Tập Chương trong tác phẩm “Sinh Bình Khảo”
Đặc biệt qua 20 hình ảnh và 9 bút tích.
https://bit.ly/2Ie6tpd
6- Về bút danh
Theo cuốn “Chủ Tịch HCM Bút Danh & Bút Tích”, nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, ngày 10/1/2007, đã liệt kê 167 bút danh, có “T.Lan”, nhưng không có “Trần Dân Tiên”...
Theo cuốn “Những Tên Gọi Bí Danh, Bút Danh Của CT HCM” do nxb Chính Trị Quốc Gia phát hành năm 2001 thì HCM có tới 169 bút danh.
Theo cuốn “HCM - Những Tên Gọi Đi Cùng Năm Tháng” của Bá Ngọc, do nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, phát hành năm 2003, thống kê HCM có 174 tên, trong đó có 78 tên chính thức, bí danh và 96 bút danh.
Xét về mặt đạo đức, không ai ưa kẻ 2 mặt, tráo bài 3 lá. Trình độ lừa đảo của HCM đã vượt xa những suy nghĩ bình thường của thế gian, thế mà đám “cuồng Hồ” vẫn ngày đêm bịa chuyện tô vẽ thêm tên cho HCM!
7- Chết trong tù?
Xin giới thiệu mấy bài để tham khảo
SỰ THỰC VỀ NHÂN VẬT HỒ TẬP CHƯƠNG
(Trích sách “Chuyện Nước Non Đau Lòng Tới Nghìn Năm” của Bùi Anh Trinh do Làng Văn phát hành năm 2008, bài “Lật Lại Vụ Án Nguyễn Tất Thành Bán Nước”, đã lại đăng trên Báo Tổ Quốc ngày 23/5/2014.)
Nguyễn Tất Thành ra khỏi tù và chạy về Nga lần 2
Năm 1932, ngày 20/4, báo L’Opinion tại Hồng Kông loan tin có 1 người VN nhỏ bé có tâm hồn của 1 lãnh tụ đang bị suy nhược vì lao lực trong nhà tù Hồng Kông. Viên Lãnh Sự Pháp tại Hông Kông là Soulange Teissier gởi thư cho Bộ Ngoại Giao Pháp báo cáo rằng Nguyễn Ái Quốc (Biệt danh mà Mật Thám Pháp đặt cho Nguyễn Tất Thành từ năm 1922) đang bị bệnh lao trong tù, tuy nhiên tình trạng bệnh có thể cứu chữa được.
*(Hồ sơ lưu trữ / Văn Khố Pháp; Hồ sơ mang số AOM,SPCE 368, báo cáo của Chánh Mật Thám Pháp tại Sài Gòn ngày 19/11/1939).
Năm 1932, ngày 16/5, Lâm Đức Thụ gởi báo cáo cho Mật Thám Pháp, cho biết ông ta vẫn nhận được tin tức về Nguyễn Tất Thành qua văn phòng của LS Loseby là người đang nhận bào chữa cho Thành (Hsltr/Quốc gia Pháp; Hồ sơ mang số AOM,SPCE 368.).
Năm 1932, ngày 11/8, báo Daily Worker tại London loan tin Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã chết trong trại tù Hồng Kông vì bệnh lao phổi. Tuy nhiên Lãnh sự Pháp tại Hồng Kong báo cho Mật Thám Pháp tại Hà Nội rằng đó chỉ là tin đồn thất thiệt (Tài liệu của Dennis J.Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-1932; trang 96).
Năm 1932, ngày 27/8, LSư của Sung Man Cho (Tống Văn Sơ hay là Nguyễn Tất Thành) và LS của nhà cầm quyền Hồng Kông đã thỏa thuận với nhau về nơi đến của Sung Man Cho sau khi ông ta bị trục xuất mà không cho tòa lãnh sự Đông Dương tại Hồng Kông biết (Hsltr/Quốc gia Pháp; hồ sơ mang số AOM, SPCE 639).
Năm 1933, ngày 6/1, Nguyễn Tất Thành đến Singapore nhưng bị chính quyền Singapore bắt vào ngày 11/1 vì tội di dân lậu rồi buộc ông phải lên tàu trở lại Hồng Kông. Tàu thủy Ho Sang đưa ông đến bến Hồng Kông vào ngày 19/11; Cảnh Sát đón ông tại bến tàu và lại tiếp tục giam ông về tội di dân bất hợp pháp.
Năm 1933, ngày 20/1, để trả lời công điện của Mật Thám Pháp tại Đông Dương, Toàn quyền Hồng Kông gửi công điện cho biết Nguyễn Tất Thành đã chết trong tù vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện (Hsltr /Quốc gia Pháp; hồ sơ AOM,SPCE 639).
Năm 1933, ngày 15/2, báo Cahiers du Bolchévisme tại Mạc Tư Khoa đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Kvak (NTT) đã hy sinh trong nhà tù Hồng Kong vào ngày 26/6/1932.
Sự thật về nhân vật Hồ Tập Chương
Sau khi được Toàn quyền Hồng Kong thông báo rằng Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã chết thì Mật Thám Pháp khóa hồ sơ theo dõi NAQ. Quả nhiên sau đó hơn 10 năm họ hoàn toàn không nhận được tin tức nào chứng tỏ NAQ còn sống.
Nhưng cho tới năm 1945 thì hồ sơ về NAQ (Nguyễn Tất Thành) được mở trở lại và mọi hình ảnh cũng như bút tích cho thấy Hồ Chí Minh chính là nhân vật Nguyễn Tất Thành trước đây. Sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Tất Thành khiến cho giới nghiên cứu tình báo Pháp bùng nổ nhiều bàn cãi. Rồi đến năm 1948, sau khi cuốn tự truyện của ông Hồ Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên được phát hành thì rộ lên tin Nguyễn Tất Thành thật đã chết trong tù từ năm 1932, còn Hồ Chí Minh chỉ là Nguyễn Tất Thành giả.
Vì vậy năm 1949, 1 Thiếu Tá tình báo Pháp tại Sở Cảnh Sát Sài Gòn đã tổng hợp các chứng liệu về Hồ Chí Minh thời 1932 và kết luận rằng Chính quyền Hồng Kông tung tin NTT chết là để sử dụng NTT làm điệp báo nhằm theo dõi hoạt động của CSQT tại Viễn Đông, bản thân ông Thành muốn hoạt động bí mật tại Thái Lan với 1 tên khác (Hsltr/Quốc Gia Pháp).
Cuối cùng vào năm 1969, 4 ngày sau khi ông Hồ Chí Minh chết, báo New York Time ngày 6/9/1969 đã đăng bài phỏng vấn bà vợ của LS Loseby (Lúc này ông Loseby đã chết). Bà Loseby xác nhận rằng tin Nguyễn Tất Thành bị chết trong tù là do chính luật sư Loseby tung ra để đánh lạc hướng theo dõi của Mật Thám Pháp, nhằm giúp cho NTT không bị mật vụ của Pháp theo dõi để bắt sau khi ông ta được thả ra khỏi nhà giam. Trước đó Mật Thám Pháp cũng đã làm như vậy đối với Hồ Tùng Mậu và Phan Đức, 2 ông bị bắt và bị dẫn độ về VN.
Sau xác nhận của bà Loseby, những khúc mắc về tin Nguyễn Tất Thành chết năm 1933 đã được giải tỏa. Nhưng đến năm 2008, tại Đài Loan có 1 Giáo Sử sử học tên Hồ Tuấn Hùng cho xuất bản quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” (胡志明 - 生平考).
https://bit.ly/2Id4OAa
Theo GS Hùng thì ông đọc trong sách của sử gia Quinn Judge có ghi rằng báo Daily Worker ngày 11/8 loan tin Nguyễn Tất Thành (NAQ) đã chết trong tù Hồng Kông. Và sách của sử gia William Duiker cho biết trong Văn Khố Quốc Gia Pháp 1 công điện của Toàn Quyền Hồng Kông báo cho Mật Thám Pháp tại Đông Dương rằng NTT đã chết trong tù vì bệnh lao và nghiện thuốc phiện.
Căn cứ vào những điều trên, GS Hồ Tuấn Hùng viết ra quyển sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” với giả thuyết riêng của ông: Đó là Nguyễn Tất Thành đã chết trong tù Hồng Kong, và tình báo Trung Cộng đưa người khác vào thế vị trí của Nguyễn Tất Thành hầu tiếp tục chỉ huy Đảng Cộng Sản Đông Dương. Người giả Nguyễn Tất Thành tên là Hồ Tập Chương [được cho là sinh năm 1901], 1 người sắc tộc Miêu [Hẹ, Khách Gia[ ở Đài Loan, có bà con với GS Hồ Tuấn Hùng.
Quyển sách được phát hành vài tháng thì các sử gia VN và Quốc tế kết luận đây chỉ là 1 chuyện tưởng tượng của Hồ Tuấn Hùng. Nhân vật Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Tất Thành hay không thì chỉ cần so sánh chữ viết trong đơn xin học Trường Thuộc Địa vào năm 1911 với di chúc của Hồ Chủ Tịch thì cũng đủ xác định được Nguyễn Tất Thành, Paul Tất Thành, Nguyễn Ái Kvak, Trần Vương, Lý Thụy, Mai Pín Thầu, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Hồ Chí Minh…cũng chỉ là 1 người (Thủ bút của Nguyễn Tất Thành còn lưu lại trong hồ sơ lưu trữ Quốc gia Pháp, Hồ sơ lưu trữ Mạc Tư Khoa, và hồ sơ lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ).
Riêng năm 1931, trước khi NTT bị bắt, có tới 21 thủ bút của NTT còn lưu tại Văn khố Quốc gia HK, được sử gia William Duiker phổ biến năm 2.000. Và năm 1934, sau khi Nguyễn Tất Thành được thả, thủ bút của NTT còn lưu lại trong bản khai lý lịch của NTT khi ông mới chạy về Mạc Tư Khoa. Sau đó là thủ bút của ông trong thời gian theo học trường Stalin. So sánh tự dạng các thủ bút này thì NTT trước khi bị bắt và NTT sau khi được thả chỉ là một người. Và rồi từ Trường Stalin, nhân vật NTT này đã trở về Trung Hoa năm 1938, và về VN năm 1941 để nương náu chờ thời tại hang Pác Bó.
Nếu thủ bút của NTT sau khi được thả (1934) khác với thủ bút của NTT trong các bản báo cáo gởi về MTK năm 1931 thì ắt mật vụ của Stalin đã phát hiện ra (Mật vụ của Stalin thời đó không đến nỗi tồi)...
https://bit.ly/2FCDKoQ
- - -
Thêm lý chứng, bằng chứng chỉ ra Hồ Chí Minh đóng giả Nguyễn Ái Quốc
Lê Nguyên
Để thấy tin đồn Hồ Chí Minh nhập vai đóng giả Nguyễn Ái Quốc có cơ sở khả tín hay không, chúng ta cùng đọc lại chuyện sống chết của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) do Hồ Chí Minh (Hồ Chủ Tịch) nhập vai Trần Dân Tiên viết “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” và T.Lan viết cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” được sửa chữa tái bản do nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội 2015:
1) “... Các báo ấy (của Anh) kết luận: phải có xét xử công minh đối với mọi người.
Trái lại, báo chí thực dân Pháp ở Đông Dương có một thái độ ti tiện. Các báo này nói xấu ông Nguyễn và bịa đặt những lời nói láo hết sức vô sỉ.
Khi ông Nguyễn đã bí mật rời khỏi Hương Cảng, những tờ báo này phao tin là ông Nguyễn đã chết trong nhà thương. Nhưng báo Anh đạp lại. Họ đã dạy cho các báo Pháp ở Đông Dương phải có 1 tí tự trọng trong nghề làm báo, dù là báo chí thuộc địa...” (Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch)
2) “... Tức tối vì không bắt được Bác, giận dữ đối với người Anh, các báo thực dân Pháp bịa đặt ra tin rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao Anh, và đã chết rồi.
Các báo Anh liền quật lại, đại ý như sau:
Các anh là những người hèn hạ, ngậm máu phun người...” (Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện)...
Do đó để đối phó với giả thuyết Hồ giả, ĐCSVN tập trung nguồn lực lý luận vào việc lý giải bệnh lao có thể chữa trị được và cố ra sức vận dụng tuyên truyền chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) không chết ở trong tù Hong Kong, kể cả việc cho phép văn nô, bồi bút vạch ra tội ác, mạt sát Hồ nhưng không được đụng tới khu vực “nhạy cảm” của Hồ là Hồ Giả!
Chuyện sống chết của Hồ (Nguyễn Ái Quốc) phiên bản mới như sau:
“... Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, LS Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra 1 “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng CS Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung Ương Đảng CS Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường đại học Staline.
Trong buổi lễ này, có 1 số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-Tư-Khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân Đạo, cơ quan Trung Ương của Đảng CS Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và Trung Ương Đảng CS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp...”.
8- Về đóng giả?
Đài BBC ngày 25/9/2013, đăng bài “'Tác Phẩm Giả Tưởng' về Hồ Chí Minh” của Vũ Thư Hiên từ Pháp nói về cuốn sách của GS Hồ Tuần Hùng.
Tôi không biết nhiều về ông HCM, tuy nhiên cũng đủ để thấy chuyện ông Hồ là người Tàu là chuyện tào lao. Mà chẳng phải chỉ mình tôi nghĩ thế. Nếu ông Hồ là người Tàu thật thì tất tần tật những ai từng gặp ông, từng làm việc với ông (có cả nghìn, cả vạn người đấy), tạm kể từ thời Quốc Dân Đại Hội Tân Trào 1945 cho tới khi ông qua đời năm 1969, hoá ra đều mù dở - khốn nạn, ông là Hồ Tập Chương đấy, là người Tàu đấy, người Khách Gia đấy, thế mà không một ai phát hiện.
Người không cùng nòi giống như Hồ Tập Chương giả Hồ Chí Minh, lại đóng giả dài hạn nhiều năm, như thật, trong đời sống hàng ngày, thì chưa có tài liệu nào nói tới...
https://bbc.in/2HPdv0e
Khi đó HCM chưa có tiếng tăm gì lại đang bị các TBT Trần Phú, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập chỉ trích nặng nề, ĐCSTQ còn rất yếu, còn đang lo đánh nhau sống còn với Trung Hoa Quốc Dân Đảng, thì không việc gì tình báo TQ phải lập mưu đóng giả HCM như thế.
- - - - -
Ngay các cơ quan tình báo Pháp, Anh và Hoa Kỳ và giới nghiên cứu... cũng thường lúng túng trong việc nhận diện HCM.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của GS Hồ Tuần Hùng với chứng cơ mơ hồ nhưng cũng đã gây hoang mang 1 thời. Đã có những cán bộ CS cao cấp về hưu như cựu Đại Tá sử gia Phạm Quế Dương... nêu câu hỏi về tính hư thực về HCM với nhà cầm quyền CSVN nhưng không được trả lời, càng làm tăng thêm nghi vấn.
Trong chính trường thế giới từng có chuyện đóng thế vai lãnh đạo như trường hợp TT Dwight David Eisenhower thời Thế Chiến Thứ 2, vì sợ mật vụ Đức ám sát, nên có khi cho người đóng giả ông để đi ủy lạo binh sĩ, nhưng chỉ đứng xa và nhất là hầu như không nói.
Muốn đóng giả thành thật luôn thì phải giống về dung mạo, vóc dáng và tiếng nói (dọng Nghệ đặc biệt của HCM), ngoài ra phải nắm vững lý lịch và nhất là mối giao tiếp gia đình, thân hữu, đồng chí... Hầu như chưa từng có tiền lệ ai cùng lúc có bằng ấy đặc tính và làm được bằng ấy vấn đề như vậy cả!
Nhà báo Bùi Tín cho rằng không thể có chuyện HCM giả.
Tuy vậy, không dễ xóa tan các tin đồn vẫn đang lan tỏa... vì bản thân HCM và ĐCSVN vẽ ra nhiều huyền thoại, nói dối luôn miệng, nên dư luận ngược lại luôn nghi ngờ.
Một Số Câu Hỏi Tại Sao?
1- Tại sao HCM là người VN trước khi lìa đời lại muốn nghe “1 câu hát Trung Quốc” từ 1 y tá người Hoa tên Vương Tinh Minh (y tá riêng của Chu Ân Lai được cử qua cùng các Bác Sĩ TQ)?
Khi truyền thông TQ đưa ra tin này thì ĐCSVN mới chế ra tin 1 y tá VN đã hát Quan Họ Bắc Ninh cho HCM nghe trước khi chết...
Tình yêu Bác Hồ dành cho những khúc dân ca
Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
- Trong các chú có ai biết hò Huế không?
Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là 1 tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sĩ hò Huế lúc này thật khó.
Lần thứ 2 tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
Thêm 1 lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hóa quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
Lần thứ 3 tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe 1 khúc dân ca Quan Họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”.
Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. Tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca...
https://bit.ly/2IbwBRG
Vẫn Còn Một Số Câu Hỏi Tại Sao?
1- Tại sao HCM mặc đồ Tây, đồ Tàu mà chưa từng thấy mặc quốc phục VN?
2- Tại sao HCM muốn dân VN hát nhạc Tàu khi 1 lần duy nhất đứng ra điều khiển giàn đại hòa tấu 114 nhạc công và hợp xướng 800 người tối ngày 3/9/1960 tại vườn Bách Thảo Hà Nội là bài “Kết Đoàn” để chào mừng Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ III. Sau đó, có dịp là HCM lại bắt nhịp hát “Kết Đoàn” những lúc chia tay!
Bài này nằm trong tập nhạc TQ “Cách Mạng Quần Chúng Ca Khúc Tuyển”, “Đệ Nhất Tập”, “Thượng Hải nhân dân quảng bá điện đài âm nhạc tổ biên”, “Thượng Hải văn hóa xuất bản xã-1965”. Dịch là: “Tuyển tập ca khúc quần chúng cách mạng - tập I”, “Tổ âm nhạc Đài Phát Thanh Nhân Dân Thượng Hải biên tập”, “Nhà xuất bản Văn Hóa Thượng Hải-1965”.
Trong tập bài hát trên, trang 226 có bài “Đoàn Kết Tựu Thị Lực Lượng”, “Mục Hồng từ, Lư Túc khúc, Chú: Thử ca tác vu 1943 niên”.
Dịch nguyên văn:
Đoàn kết là sức mạnh,
Đoàn kết là sức mạnh,
Sức mạnh này là sắt,
Sức mạnh này là gang,
Còn cứng hơn cả sắt,
Còn mạnh hơn cả gang,
Bắn vào đế quốc phát xít,
Cho tất cả chế độ bất dân chủ chết hết!
Hướng tới mặt trời,
Hướng tới tự do,
Hướng tới Trung Quốc mới
Phát ra hào quang muôn trượng!
Lời bài hát Kết đoàn tiếng Việt:
Kết đoàn chúng ta là sức mạnh
Kết đoàn chúng ta là sắt gang.
Đoàn kết ta bền vững.
Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững.
Chúng ta thề đánh tan quân thù, thực dân,
Đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang.
Tiến tiến mau mau cờ tự do đang reo hò trong ánh dương,
Xây đời mới trong dân chủ mới!
Mời nghe đại hợp xướng “Kết Đoàn Là Sức Mạnh” của TQ:
https://www.youtube.com/watch?v=QaM_OaOWZwg
Mời nghe bài “Kết Đoàn” của VN:
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ket-doan-va.62sfUWeJ3m.html
https://bit.ly/2JOJHkU
3- Tại sao HCM là người VN trước khi lìa đời lại muốn nghe “1 câu hát Trung Quốc” từ 1 Y Tá Trưởng người Hoa tên Vương Tinh Minh (y tá riêng của Chu Ân Lai được cử qua cùng các Bác Sĩ TQ)?
Khi truyền thông TQ đưa ra tin này thì ĐCSVN mới chế ra tin 1 Y Tá VN thuộc bệnh viện Quân Y 108 đã hát Quan Họ Bắc Ninh cho HCM nghe trước khi chết...
Tình yêu Bác Hồ dành cho những khúc dân ca
Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
- Trong các chú có ai biết hò Huế không?
Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là 1 tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sĩ hò Huế lúc này thật khó.
Lần thứ 2 tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
- Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
Thêm 1 lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
Lần thứ 3 tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe 1 khúc dân ca Quan Họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”.
Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. Tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để lại muôn vàn tình thương yêu cho đồng bào cả nước. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca...
https://bit.ly/2IbwBRG
4- Tại sao không cho Tăng Tuyết Minh (曾雪明, 1905-1991) là vợ chính thức của HCM (khi đó là Lý Thụy) cưới năm 1926 (vợ Lâm Đức Thụ là người Hoa giới thiệu và bà Đặng Dĩnh Siêu là vợ Chu Ân Lai chứng kiến, được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình, TQ) được tái hợp với chồng?
Đài TV Đài Loan nói về quan hệ HCM và Tăng Tuyết Minh
https://www.youtube.com/watch?v=vJzsOSahw-k
5- Tại sao năm 1935, bà Nguyễn Thị Minh Khai cùng hai Ủy viên khác của đảng CS Đông Dương là Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Nộn đi Mạc Tư Khoa tham dự hội nghị Quốc Tế CS lần thứ 7.
Trong hồ sơ tham dự đại hội VII bà Minh Khai khai trong phiếu lý lịch tham dự đại hội đã có chồng là P.C. Lin (bí danh của HCM), liền sau đó, không hiểu lý do gì bà đã gạch bỏ tên P.C Lin?!
Có lẽ Minh Khai biết không phải là chồng của mình, bà phát triển tình cảm với Lê Hồng Phong và làm lễ cưới nhau tại Mạc Tư Khoa trước mắt P.C. Lin (Hồ Tập Chương?) đang hiện diện là 1 việc tự nhiên.
6- Tại sao năm 1945, khi lên làm Chủ Tịch Nước, có tin ngay đến thân nhân của ông Hồ là ông anh Nguyễn Sinh Khiêm và bà chị Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, xin vào Phủ Chủ Tich thăm ông Hồ cũng đều bị cự tuyệt không cho gặp vì lý do “bác bận”? Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2 cán bộ cao cấp tiếp?... ĐCSVN rất sợ anh chị của Hồ sẽ khám phá ra không phải là Nguyễn Tất Thành em ruột mình…?
7- Tại sao HCM về HN cướp chính quyền từ năm 1945, nhưng phải chờ đến 12 năm sau, năm 1957, sau khi cả nhà chết hết, HCM mới về thăm quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không ra thăm mộ mẹ và chị, anh...? Khi đó bàn thờ Nguyễn Sinh Sắc rất đơn sơ, có xứng đáng là bố của CTN không?
Vì Hồ Tập Chương đang đóng giả vai Nguyễn Ái Quốc năm xưa và không có liên hệ gì đến bà Hoàng Thị Loan...?
Tất cả mộ chí của gia đình thân phụ Nguyễn Tất Thành đều nghèo nàn, đơn sơ mộc mạc không xứng tầm với CTN (Sau này, khi HCM đã chết thì mộ của bố mẹ mới được tôn tạo rất tốn kém.). Trong thời gian HCM làm CTN thì trong căn nhà sàn của HCM không đặt bàn thờ di ảnh của gia tộc để thờ phượng! Chủ Nghĩa Tam Vô (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) là như vậy sao?
8- Tại sao báo Mỹ là 20th CENTURY DAY BY DAY October 1954 (đính kèm) lại đăng hình HCM với tựa đề “The return of Chinese leader, Ho Chi Minh, a model Communist” - “Ho Chi Minh back to rule in Hanoi”, với tiêu đề của bài báo này thì rõ ràng HCM đã được báo chí Mỹ xác định là lãnh tụ người Tàu Hồ Chí Minh!?
9- Tại sao lúc nào cũng nói HCM yêu dân mà chỉ vì mục đích tuyên truyền dối trá, tôn sùng lãnh tụ, không yêu gia đình... HCM không dám nhận hay ĐCSVN không cho nhận vợ con!?
Nhận định về Hồ Tập Chương
trong tác phẩm “HCM Sinh Bình Khảo”
Đặc biệt qua 20 hình ảnh và 9 bút tích.
Nhóm Hành Khất
https://bit.ly/2Ie6tpd
Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh
Mọi chứng cớ về Nguyễn Ái Quốc đều không thể dẫn tôi đến Hồ Chí Minh, và mọi chi tiết về HCM càng không thể đưa tôi về xứ Nghệ. Cuối cùng, có đến 16 bằng chứng chia nhau đi về hai hướng “bắc-nam” như thế (những điều khác biệt), dẫn dắt tôi đến nghi án mạng NAQ, và 4 nhóm bằng chứng rất “nhất quán” với nhau khiến tôi vẫn phải kết luận NAQ rất giống, thậm chí “có họ hàng” với HCM, hay ngược lại. Kèm theo tất cả sẽ có 20 bình luận, của tôi, cho 20 điều nên biết về NAQ và HCM...
Phan Châu Thành (Danlambao)
https://bit.ly/2rkKgey
Đỗ Thông Minh nói về Hồ Chí Minh và ĐCSVN
https://bit.ly/2whlpy5
Nhà báo Bùi Tín và Học Giả Đỗ Thông Minh tại Paris: Những điều chưa kể
https://bit.ly/2wix5Ra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét