Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

CT> LÂU ĐÀI CHO ĐẢNG VÀ CHUỒNG TRẠI CHO DÂN ĐỖ NGÀ

GÓÝ: Trong thi-đim lch-s này, nếu không nhân chân ra kẻ thù truyn-kiếp là TC, nguy him nht bên cnh đó  bn "thái-thú" di lt "t-quc" sn sàng dâng nước "can giữ Đảng"! Đợđến "sự vic" xy ra, thì "ni-lc" còđâu mà gượng dy! Đến lúđó, thì "bc màn nhung" che phủ toàn cõi VN! TC mun tiêu-dit Dân Vit bng cách nào cũng được, thế gii ai biết! Chưa nóđến, thanh niên VN sẽ được gđi Tân-cương - Tây tng ... "hđạo" làm ...nô-l! Thanh niên Tàu sẽ vào VN ... thay thế!!! Chỉ cn mt thế-hệ là Dân Vit sẽ thun-chng như dân Hán! 
Ngay bây giờ mà còn ''lim rim'' "gt gù" hưởng-thđợđếngày.... "cờ sáu sao thay cờ mt sao"! Đó là ngày không còcơ hi "mở mt"!!!!! 
VânPhong

 BÀI HỌC LỊCH SỬ - Đỗ-Ngà 
LÂU ĐÀI CHO ĐẢNG VÀ CHUỒNG TRẠI CHO DÂN
ĐỖ NGÀ
Thế nào là cổ đông? Cổ đông là người sở hữu một phần vốn trong công ty. Vì vậy cổ đông là người đồng sở hữu, nên cổ đông có những quyền tác động lên công ty mà mình góp vốn. Họ có quyền ứng cử vào vị trí lãnh đạo công ty. Cổ đông có cơ hội bước vào ghế lãnh đạo công ty bằng luật chơi cho loại doanh nghiệp này.
Thế nào là nô lệ? Nô lệ là người chỉ được phép bỏ sức lao động, còn sản phẩm của lao động là kẻ khác hưởng. Đã là nô lệ thì tuyệt đối không có bất kỳ một quyền hành gì cả. Chức năng của nô lệ không khác con vật là mấy. Họ chỉ khác con vật là họ nói tiếng người, còn quyền hành và quyền lợi đều là con số zero. Số phận nô lệ là do nhóm người khác quyết định, kể cả mạng sống. Nô lệ không có quyền mà chỉ có nghĩa vụ.
Chế độ Apartheid của Nam Phi thời trước Nelson Mandela làm tổng thống là một đất nước được xem như sở hữu của người da trắng, mặc dù chủ nhân lâu đời của xứ này là người da đen. Ở xứ này, việc ứng cử và bầu cử là hoàn toàn do người da trắng quyết định. Dân da đen chiếm đến 80% dân số nhưng được phân ra một chuồng riêng, chuồng dành cho súc vật hình người da đen. Như vậy bên trong nước Nam Phi khi đó có 2 hình ảnh tương phản, người da trắng là thiểu số có quyền quyết định số phận người da đen đa số. Cảnh này ví nước Nam phi có một lâu đài và một chuồng trại, lâu dài cho người da trắng và chuồng trại cho người da đen.
Nhìn kỹ kết cấu một nhà nước tự do, chúng ta thấy sân chơi chính trị là công bằng cho mỗi công dân. Hệ thống đảng phái là một hình thức tổ chức hoạt động theo pháp luật. Con đường vào đảng phái chính trị nào đấy là công bằng cho mọi người, muốn vào phải thắng cử. Con đường vào nhà nước là công bằng cho mọi đảng phái, muốn vào thì tuân thủ luật chơi của đất nước dân chủ, đó là thắng cử. Donald Trump vào đảng Cộng Hoà chưa bao lâu đã bước lên ghế làm chủ nhà trắng. Không cần phải thâm niên lâu đời và gia thế khủng như ĐCSVN. Ghế quyền lực nhà nước luôn rộng mở cho mọi công dân, không là sở hữu riêng của đảng phái nào cả. Dân là chủ sở hữu nhà nước vì họ có quyền chọn nhân sự cho nhà nước. Dân là cổ đông trong quốc gia đó.
Kết cấu chính trị ở Việt Nam cũng tựa chủ nghĩa Apartheid Nam Phi. Ở xứ Việt Nam cũng tồn tại mô hình 2 nhóm riêng biệt, lâu đài và chuồng trại. Lâu đài là nơi ĐCS ngự trị, chuồng trại là nơi dành cho thường dân, dưới mắt ĐCS thì dân chúng ta chỉ là súc vật nói tiếng người. Mọi số phận của súc vật nói tiếng người trong chuồng đều do những người chủ trong trong lâu đài quyết định. Con vật nào dám đòi hỏi thì sẽ bị bọn chủ lâu đài mang ra thịt để giằng mặt cả chuồng. Đấy là một thực tế mà không thể bao biện gì được.
Có ai đặt câu hỏi, tại sao tôi sinh ra cũng da vàng mũi tẹt, cũng con người đi bằng 2 chân như anh, anh học được tôi cũng học được, anh làm quản lí nhà nước được, tôi cũng làm được. Vậy, cớ sao anh có quyền thành lập đảng mà tôi không có quyền đó? Cớ sao anh giành độc quyền quản lí tôi mà tôi không hề có được một quy chế nào để được bầu làm người quản lí anh? Vì sao cả tôi và anh cùng sống trên mảnh đất chữ S này, nhưng anh có quyền quyết định số phận nó, còn tôi thì không? Vân vân và vân vân với vô số câu hỏi đặt ra là người CS có tất cả đặt quyền còn dân thì không. Điều đó có nghĩa là trên đất nước này ĐCS được đặc quyền của một thằng chủ sống trong lâu đài, còn dân được xem như súc vật làm công tác phục vụ cho ĐCS. Điều bất công này, trong người dân chúng ta được bao nhiêu người nhận ra? Điều mà chúng ta cần phải hiểu là, chúng ta phải lấy lại quyền tự quyết cho mình chứ đừng để ĐCS xem chúng ta là một trại súc vật thuộc sở hữu của chúng. Phải biết mình là người, không ai giải thoát cho mình khi tự mình mặc định mình an phận với kiếp như súc vật trong một đất nước đầy bất công về quyền lợi.
Ở Úc, các chủ trang trại nuôi bò thường hay xuất bò thịt nguyên con sang nước khác, trong đó có Việt Nam để cho chủ mới xẻ thịt. Trước cuộc mua bán là cuộc gặp giữ ông chủ người Úc và ông chủ phía đối tác. Sau khi ngã giá xong, bản hợp đồng được 2 ông chủ kí. Sau đó là bò được đưa vào các khoan chứa cho lên tàu và xuất đi. Số phận những con bò do 2 ông chủ quyết mà nó không hề hay biết gì về số phận của nó. Tương tự vậy, mỗi cuộc đại hội Đảng là cuộc họp ăn chia của ĐCS nhằm chia chác số phận 93 triệu người dân. Một đảng phái chính trị thực ra là một nhóm người cùng quyền lợi, lấy tư cách gì mà quyết định số phận một đất nước? Trừ khi đất nước bị xem là vật sở hữu của Đảng, dân bị xem là súc vật trong chuồng của Đảng, và Đảng tự cho mình quyền buôn bán giang sơn lãnh hải và quyền quyết định số phận toàn dân. Và thực tế chính là như vậy. Các cuộc thăm thú người đứng đầu ĐCSVN và người đứng đầu ĐCS Tàu chính là cuộc kí tá giữa 2 thằng chủ để mua bán số phận một dân tộc.
Và hôm nay, hội nghị TW của ĐCS, đó là cuộc họp mặt của một đám chủ tự phong - ĐCS. Bọn chúng đang giành giật quyền lợi cho từng phe phái nhỏ trong Đảng. Trại súc vật khổng lồ 93 triệu cá thể được đem ra phân chia giành giật như một miếng bánh. Rõ ràng là sự số phận chúng ta đang bị chúng xem là một món hàng rồi họp nhau chia phần để khai thác. Là người Việt Nam có lương tri thì chắc chắn phải cảm thấy nhục nhã. Người dân chúng ta và ĐCS là người như nhau, sao ta lại kiếp nô lệ mà nó lại làm chủ? Cần phải xóa bỏ kết cấu này để giành lại kiếp làm người đúng nghĩa. Nếu không sớm nhận ra, để nó bán xong mới thức tỉnh thì quá muộn.
ĐỖ NGÀ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét