Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

***TB> Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập Trúc Giang

Đây chỉ là tài lieu bịa đặt do văn công Việt Cộng sáng chế ra. Đáng tiếc là "người quốc gia" tưởng thật đã nhai lại, tức trúng kế địch. Sự thật hoàn toàn khác hẳn.
    Vũ Ngọc Nhạ chỉ là thư ký công nhật B3 ở sở Cầu Đường. Nhờ cha Nhuận giới thiệu, Nguyễn Cao Thăng dùng làm liên lạc giữa Huỳnh Văn Trọng, đại diện cho ông Thiệu nói chuyện với Phạm Hùng trong chiến khu. Mỹ biết được nên phá. Chỉ có thế tôi.
    Tôi đã trình bày phản chứng nhiều lần rồi.
    Lữ Giang


From: Tuan Le <vtuan93@gmail.com>
To: Tuan1 <vtuan93@gmail.com> 
Sent: Tuesday, May 15, 2018 2:34 PM
Subject: Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập - Trúc Giang & Điệp Viên Cộng Sản Nằm Vùng & VC Nằm Vùng Trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng Và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa Trúc Giang.

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Trúc Giang
(Văn Hóa Vụ)
image022 
Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.
1-ĐỊNH NGHĨA:
Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.
2- GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên VC nằm vùng, còn có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.
image023
2.1. VŨ NGỌC NHẠ
Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A..22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.
Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.
2.1.1. Hoạt động
Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.
Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.
- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.
Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.
2.1.2 .Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ
Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.
Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.
Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.
Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.
2.1.3. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22
Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.
Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.
Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam..
Bắt đầu, Cụm A..22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.
Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.
Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.
Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiếnlược.
image024 
 2.1.4. Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo
CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.
Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.
Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.
Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.
Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.
Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.
Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.
2.1.5. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị
Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.
Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.
Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:
- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.
- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.
Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.
2.1.6. Cho rằng CIA dàn cảnh
Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.
2.1.7. Tiếp tục hoạt động
Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.
Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.
Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
image025 
Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.
2.1.8. Bị thất sủng và được tôn vinh
Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.
Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.
Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.
Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.
image026
2.2. PHẠM XUÂN ẨN
* Thân thế Và Hoạt động
Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của QĐNDVN.
Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.
Theo học trường Collège de Can Tho.
Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.
Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.
Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.
Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.
Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
image027 
Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.
Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.
Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.
Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…
Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.
Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.
Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.
Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.
Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .
Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.
Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.
* Sau chiến tranh
image028 
Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.
Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.
Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia.. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .
Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.
Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.
Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.
Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.
Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.
* Thất Vọng
Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.
* Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.
Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.
Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.
2.3. PHẠM NGỌC THẢO
image029 
2.3.1. Thân thế
Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.
Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.
2.3.2. Hoạt động VC
Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.
Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.
Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.
2.3.3. Hoạt động tình báo
Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại để hình thành Lực lượng thứ 3.
Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.
Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.
Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
image030 
2.3.4. Hoạt động trong Quân Lực VNCH
- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.
- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.
Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình và về Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.
Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.
Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.
Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.
Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.
Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định..
2.3.5. Tham gia các cuộc đảo chánh
* Đảo chánh lần thứ nhất, 1963
Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.
Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ.. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập.
Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 , Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ.. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.
* Đảo chánh lần thứ hai năm 1965
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.
Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .
Ngày 19-2-1965: Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Ngày 20-2-1965: Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
Ngày 21-2-1965:Các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Ngày 22-2-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)
Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.
2.3.6. Bị bắt và qua đời
Ngày 11-6-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.
Ngày 14-6-1965: Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.
Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.
Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.
Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)
Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.
Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.
Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu.. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.
Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.
Theo Larry Berman trong cuốnÓi>”Perfect Spy” thì TT Thiệu ra lịnh tra tấn và hành hạ Thảo cho thật đau đớn bằng cách dùng 1 cái thòng lọng bằng da, buộc quanh cổ và 1 cái khác thì siết mạnh nơi tinh hoàn. Cũng có tin nói rằng Đại uý Hùng Sùi bóp dái Thảo cho đến chết.
Phạm Ngọc Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy hoc. Tất cả hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Có người con là bác sĩ ở Quận Cam, Cali.
Phạm Ngọc Thảo là 1 điệp viên đơn tuyến. Không có thượng cấp và thuộc cấp.. Không thu thập tin tức mà chỉ tác động vào chính quyền.
Nhà nước CSVN truy tặng Thảo danh hiệu Liệt sĩ và quân hàm Đại tá QĐNDVN.
Cũng có nguồn tin cho rằng Phạm Ngọc Thảo là 1 gián điệp nhị trùng, nghĩa là làm việc cho CIA nữa.
 Trúc Giang
Minnesota ngày 20-10-2011
image031 image032 
image033 image034 
image035 image036
image037 image038 
Điệp Viên Cộng Sản Nằm Vùng
VIỆT BÁO 09/11/2014

Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California. Bài mới của tác giả là chuyện kể liên quan tới vụ án Huỳnh Văn Trọng, một điệp viên cộng sản nằm vùng leo tới chức Phụ Tá của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Theo ghi chú của tác giả, đây là chuyện có thật, người kể chỉ thay đổi tên nhân vật.
* * *

Ông Trịnh và ông Tâm thân nhau từ hồi di cư vào Nam. Họ quen nhau thế nào người ta không rõ, nhưng hai gia đình đều cùng về ngụ cư tại thành phố Đà lạt, nơi ông Trịnh làm nhân viên cho Sở Địa dư của Pháp còn ông bạn trồng rau bỏ mối cho các tiệm ăn vùng Chi Lăng. Gia cảnh hai ông tạm đủ ăn, con cái học chung trường mấy đứa đều giỏi. Hai bà vợ tần tảo cũng hạp tính nhau, cuối tuần cho tụi nhỏ ăn chung, cho hai ông chồng bữa nhậu thịnh soạn sau khi họ cùng đánh mấy ván cờ tướng mà ông Trịnh thường trên cơ người bạn.

Ít năm sau, ông Trịnh bị thôi việc vì Pháp họ rút về nước, cơ quan ông giải thể, các con đã lớn, gia đình dọn xuống Sài gòn. Ông Tâm ở lại vẫn trồng rau nhưng cơ ngơi có khá hơn vì mua được miếng đất hoang mấy năm sau đã lên giá. Họ vẫn giữ liên lạc. Ông Trịnh ít trở lại thành phố sương mù, nhưng ông Tâm có dịp hay về Sài gòn, lần nào cũng ghé nhà bạn mình ở chơi mấy bữa.

Tôi cũng dân di cư, nhà nghèo nên ở cùng hẻm với con ông Trịnh. Cùng lứa tuổi nên học chung trường, tôi và anh em thằng San đều dân Chu văn An. Thằng anh giỏi toán thi nhảy tú tài còn đậu hạng cao, sau vào quân y học ngành bác sĩ, thằng em kém tôi hai tuổi rất giỏi hai môn lý hóa sau vào Sư phạm 4 năm đưa đẩy thế nào về trường dạy lại.. Còn tôi chẳng giỏi môn gì, lại thích văn chương, cuối cùng đi lính được kéo về làm ngành viết lách.

Ông Trịnh có cô con gái vai trưởng nữ, anh con rể là một sĩ quan tác chiến ngành TQLC, đánh giặc quanh năm nhưng mỗi khi dừng quân hay về hậu cứ anh lại sáng tác, bài hay đăng trên mấy báo văn học ở Sài gòn, có một tác phẩm được in nhiều người biết tiếng và coi anh như một nhà văn quân đội.

Ông Trịnh rất quý các bạn con ông, nhờ bà vợ kế (bà lớn đã mất vì trọng bệnh) có sạp thịt heo ở chợ gần nhà nên anh em chúng tôi cứ ra nhà là có cơm ăn, học khuya ngủ lại không sao. Tôi chú ý có một ông người Bắc hay từ Đà lạt xuống, đám nhỏ hay kêu Bác Tâm. Lúc đầu tưởng là họ hàng sau biết họ là bạn của nhau. Ông khách hay ngủ lại trên gác sép, uống cà phê chơi vài ván cờ rồì lại xin phép chủ nhà đi có việc. Người chở ông thường là một tay xe ôm, đi đâu cứ đến khuya mới về. Có điều lần nào từ Đà lạt về cũng có một bao tải rau quả, trùng dịp tết có cả cành đào, nhưng bảo ăn cùng nhau bữa tối thì lại hay khước từ. Ông Trịnh cũng nể bạn chẳng hề thăc mắc cũng chẳng nghi ngờ hay bạn mình có đi mây về gió gì chăng, chỉ biết nếu ai để ý tay chở Honda lần nào cũng cùng khuôn mặt và hình như họ có biết nhau..

Lúc này chiến tranh đã đến hồi cao điểm, Việt Cộng khống chế các con lộ dẫn từ cao nguyên về Sài gòn. Đường Đà lạt ngang Định quán hay bị giật mìn, việc đi lại bằng xe đò hên xui may rủi. Ông Tâm vẫn ghé thăm người bạn già, có điều lạ là sau Tết Mậu Thân đi lại có vẻ thường xuyên hơn, ông đi máy bay của Air Vietnam, hình như ông có kết hợp mua ít hàng tạp hóa vì lúc này rau quả ế ẩm. Ông vẫn đi Honda ôm, chiều đi khuya về, có sẵn chỗ nằm cho ông trên gác sép như mọi lần. Ông Trịnh thấy bạn hơi khác trước, ít nói chuyện tay đôi dù thời gian ghé thăm có khi tới mấy ngày, đặc biệt ít đả động chuyện chính trị, hình như hạp nhau chuyện đánh cờ nhưng quan điểm chính trị dù cùng Bắc kỳ di cư nhưng ông bạn tỏ ra ghét Mỹ nhiều hơn là cộng sản.

Bẵng đi cả nửa năm không thấy ông Tâm ghé nhà, ông Trịnh tưởng bạn chắc đau ốm nên biên thư thăm hỏi. Không thấy hồi âm hai bên liên lạc tạm gián đọan. Sài gòn lúc này đang bàn tán vụ báo đăng liên quan đến ổ tình báo lớn của cộng sản nằm trong Phủ Đầu Rồng, ông Trịnh vốn hay quan tâm chuyện chính trị nên theo dõi rất sát. Mỗi lần tôi ra nhà là thế nào ông cũng bảo tôi ngồi riêng hai bác cháu trao đổi vụ Huỳnh Văn Trọng, viên cố vấn của ông Thiệu là người của phía bên kia. Biết tôi làm ở cơ quan trung ương được đọc nhiều tin tức mật, bố thằng San khai thác triệt để, hay làm vài món nhậu dã chiến hai bác cháu ngồi uống chung. Các con ông ông chỉ cho đánh cờ tay đôi, ít khi ngồi uống chung, lúc này cao thủ cờ tướng đã xuống tay nhiều ván chịu thua em thằng San.

Một hôm khoảng giữa năm 69, vừa đi làm về, thằng San gọi điện thoại bảo tôi ra nhà gấp. Vào nhà cảnh nhà như đưa đám. Tưởng ông cụ mất hóa ra ông mới bị cảnh sát khám xét nhà và bắt đi từ tối qua. Tội gì không thấy nói, giam ở đâu không biết, hỏi gạn ông tổ trưởng thì hình như nhà ông Trịnh có chứa...cộng sản nằm vùng. Việc của tôi lúc này là xem ông bị đưa đi đâu đề còn thăm nuôi và hỏi ra sự tình. Ông cụ lại cao máu không có thuốc men cũng dễ đột tử.

Tôi có quen mấy bạn làm bên an ninh, trong số này có anh bạn nhà văn Thảo Trường, nhờ anh tìm dùm manh mối. Ông Trịnh bị đưa về cảnh sát đặc biệt của Tổng nha đường Nguyễn Trãi, không cho thăm gặp vì còn trong vòng điều tra liên quan đến một vụ gián điệp lớn. Bó tay.

Nhưng mười ngày sau họ cho thăm và bảo người nhà tiếp tế thuốc cao máu. Thằng San lúc này là sinh viên năm cuối của quân y được nhà cử đi thăm. Mặc đồ sĩ quan, mấy tay cảnh sát có sự thông cảm dù không khí có căng thẳng. Thằng con không nhận ra bố, ông cụ chắc bị ăn đòn trông như cái mền rách. Quả thật ông Trịnh than bị hỏi cung tra tấn đau quá, dặn con về gặp cậu Tê (tên nhà hay gọi tôi) kiếm chỗ chạy để họ đừng đánh, chứ không chắc bố chết mất. Thằng San sót ruột thấy bố mình có tội gì đâu lại bị tai bay vạ gió, ông cụ buột miệng cũng tại...bác Tâm.

Tại ai cứ để đó, lúc này phải lo cứu ông. Cả nhà thì bối rối nhưng tôi tin tôi làm được. Biết người phụ trách mảng điều tra này là trung tá Nguyễn Mâu, vừa là phụ tá về cảnh sát đặc biệt của tổng nha, ông được quân đội phái sang, rất có uy tín và trở thành hung thần của các mạng lưới nằm vùng của cộng sản. Vụ Huỳnh văn Trọng đổ bể ông được Tông tông giao cho chấp pháp, không ai có quyền xin sỏ can thiệp vì ông này rất sạch. Cũng cần nói không có con mắt tinh tường của Nguyễn Mâu, nhạc sĩ phản chiến TCS đã vào hộp từ lâu và số phận sẽ phải chờ đến tháng tư đen.

Tôi gặp ngay xếp lớn của tôi nguyên là giám đốc cảnh sát đô thành thời tướng Loan, kể lể sự tình và xin ông gọi phôn giới thiệu cho gặp Nguyễn Mâu, chủ yếu là xin nhân viên của ông đừng...đánh bố thằng San, không xin gì thêm. May mắn là ông cho chúng tôi gặp. Ba thằng tôi, một là con đẻ, một con rể, một là bạn của gia đình. Tôi mở lời và đi thẳng vào vấn đề, được ông hứa sẽ chỉ thỉ cho nhân viên chấm dứt việc đánh đập và yêu cầu ba đứa tôi làm đơn bảo lãnh sinh mạng chính trị cho ông Trịnh. Từ đây tôi có thiện cảm với NM dù không ưa cái lối tra tấn kiểu cộng sản của nhân viên dưới quyền.

Lần thăm gặp sau, ông Trịnh cho biết đã được chuyển phòng, không bị đánh, tự viết lời khai và chờ ngày ra tòa, xét cho cùng tội tình gì chưa rõ, ông Trịnh vẫn chỉ là con tép riu. Họa vô đơn chí ít tháng sau con rể của ông trong một cuộc hành quân trực thăng vận tại rừng dừa Bến Tre, anh đã anh dũng hi sinh được quân đội truy tặng cấp tá và gắn bảo quốc huân chương trên quan tài.

Con cá lớn là bác Tâm đã vào rọ, không ngờ ông lại là móc xích quan trọng trong đường dây tình báo chiến lược của cộng sản gài vào nam từ hồi 54. Ông hay về Sài gòn là để họp và nhận chỉ thị. Ông chọn chỗ ông Trịnh vừa thân vừa an ninh, cảnh sát ít nhòm ngó vì dân nhà binh chúng tôi hay lui tới. Ông bị bắt vì vụ Huỳnh Văn Trọng (điệp viên cộng sản gài lại, leo cao tới chức phụ tá Tổng Thống Thiệu). Kẻ tố cáo lại là người hay đến nhà ông Trịnh đón ông đi bằng xe ôm mỗi khi ông về Sài gòn. Vậy là mối quan hệ giữa ông Tâm với ông Trịnh đổ bể.

Ông Trịnh thì tình ngay lý gian, cảnh sát cho ông là ngoan cố, chứa bạn cả chục năm mà cứ khai không biết hành tung, khổ nỗi là ông không biết thật cho nên càng quanh co càng dễ lãnh đòn đau. Thêm một chi tiết về lý lịch bản thân ông không nói cho các con là bác của thằng San tức anh trai ông Trịnh đã thoát ly theo kháng chiến từ thời đầu, về sau làm tới thứ trưởng bộ trưởng giáo dục của miền Bắc (ai quê Hải Dương đều biết ông này),. Cảnh sát dò tìm được mối liên hệ này và càng tin ông Trịnh là cảm tình viên của ông Tâm hoặc chính ông cũng là một tay trong.

Hôm tòa xử, mấy con ông và tôi có dự. Ông bị kêu án nhẹ nhất 5 năm, bác Tâm 18 năm. Trừ thời gian tạm giam ông thọ án thêm hai năm nữa. Ông được đưa về Chí Hòa, tiện cho việc thăm nuôi, số còn lại những người cộng sản thứ thiệt bị đưa ra Côn Đảo.

Từ ngày ông về nhà tôi ít liên lạc với gia đình, một phần thằng San đổi đi xa mãi Sư đòan 23 ở Ban Mê Thuột, anh con rể nhà văn thì đã biệt xa, chú em đã có gia đình ra ở riêng, bản thân ông thì bác cháu cũng khó nói chuyện, có cái gì vô hình làm ông và tôi ngăn cách.

Rồi tháng Tư 1975 ập đến, thằng San cùng vợ nhanh chân xuống tàu di tản, chú em kẹt lại nhưng vài năm sau cũng vượt biển sang Cali, tôi chậm chân uống nước đục đi tù không án ra mãi miền Bắc.

Nghe nhà tôi kể lại, gia đình ông Trịnh lại lên hương, bỗng dưng được kể là có công với cách mạng. Nhưng ông lúc này cũng già lại bệnh tật và hệ lụy hồi bị tra tấn nên chẳng tham gia gì ngoài chân tổ trưởng miễn cưỡng phải nhận, bà vợ vẫn bán thịt heo bọn cai thuế có sự nể vì. Chỉ ba cô con gái con bà sau lúc này đẹp như trăng rằm, nhờ lý lịch gia đình lần lượt ba chị em đều vào trường Y thành phố, nói cho ngay tụi nhỏ cũng có dòng xưa nay anh em nó đều học giỏi, khả năng chúng nó trội hơn nhiều so với bọn con ông cháu cha quyền chức đỏ.

Mười hai năm sau tôi từ nhà tù trở về thành phố, vật đổi sao dời người xưa cảnh cũ quay đi ngoái lại cũng chẳng còn ai. Bà vợ tôi nhắc tôi đi thăm ông Trịnh lúc này ông đang bị ung thư thời kỳ chót. Lần đầu gặp ông, ông rất vui vì chắc ông nhớ lại thời các con ông và tôi chơi chung học chung nay thì chúng đã nghìn trùng xa cách. Lần sau thì ông đã quá yếu, thăm hỏi xong bỗng ngoắc tôi lại gần, vừa ngó quanh xem không có ai, ông thều thào, anh nên tìm đường mà đi, sống với chúng nó không nổi đâu. Tôi gật đầu ra dấu tôi hiểu. Cảm xúc ngay lúc đó tôi nhận biết ông còn quí tôi và điều làm tôi nhẹ mình là ông vẫn không phải là người của phía bên kia. Người sắp chết bao giờ cũng nói thật và chí tình. Tôi cúi xuống hôn ông như một người con giống lần từ giã bố tôi. Mấy ngày sau ông mất.

Năm năm sau khi sang được Cali bằng con đường người Mỹ tìm dùm cho anh em chúng tôi những cựu tù cộng sản, tôi học lại chuyện này với mấy cậu con, các bạn tôi hình như giờ này mới thực sự hiểu bố. Quả thật trong chiến tranh cốt nhục tương tàn, người Nam kẻ Bắc kẹt giữa hai lằn đạn ngay cha con cũng khó hiểu nhau.

Có một chi tiết mà sang đây tôi mới được em thằng San cho biết, bác Tâm sau 75 từ Côn Đảo trở về, bác được tiếp đón linh đình cùng nhóm Võ Thị Thắng, sau về Đà lạt được sắp xếp vào chức phó thị ủy thành phố, có điều hai gia đình đã hết thân hình như ông Trịnh còn ấm ức điều gì đó với ông bạn mà tôi ngờ rằng vốn đã biết chẳng cùng chung lối mà sao chỗ bạn hiền nỡ tâm để họa cho nhau.

Đỗ Xuân Tê
Nguồn: https://nhatbaovanhoa.com/a1696/nhung-diep-vien-cong-san-nam-vung-o-mien-nam-vn

VC Nằm Vùng Trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng Và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa

Mời đọc  và tùy-nghi thẩm định. Có nhiều chuyện cần chỉnh sửa lại thí dụ Trung Tá VV Nho (vừa mất tại Mỹ) là Trưởng P2/Bộ TTM và v,v... , nhưng dù thế nào đi nữa, VNCH đã mất, những kẻ nằm vùng và phản bội cũng đã chết ( có thể 90%) và ân sủng CS dành cho họ thế nào sau ngày chiếm được Miền thì mọi người đều đã rõ, dù sao tác giả cũng biết được nhiều vấn đề về nội tình của Miền Nam.  
Trúc Giang / Tháng Tư 2, 2014      

***
   

1* Mở bài
Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Chiêu dụ trí thức háo danh, lừa gạt người có máu phản bội…thế là bọn nằm vùng, bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, bọn trở cờ tràn lan ở đâu cũng có khắp miền Nam.

Những trí thức háo danh bị lừa gạt, khi mở mắt ra thì đã muộn. Một số phóng lao phải theo lao, một số ngậm bồ hòn để còn hưởng chút lợi danh dỏm. Một số còn chút đỉnh liêm sỉ trước khi tắt thở nói những lời ăn năng sám hối, đó là những Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hộ…. Ngay cả thiếu tướng tình báo, anh hùng quân đội nhân dân, Phạm Xuân Ẩn, trước khi chết cũng trối trăng “Xin đừng chôn tôi gần Cộng Sản”. Bạn thân của Phạm Xuân Ẩn là phóng viên chiến trường David DeVoss viết trên Weekly Standard số ngày 9-10-2006, Volume 012-Issue 04 do Trà Mi dịch.

Tất cả bọn vô liêm sỉ và phản bội đó đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo cai trị bằng đàn áp và những mánh khóe, chiêu bài lừa bịp.

Người dân miền Nam mất nước, mất dân chủ và tự do, mất tài sản cũng vì cái chế độ quái ác nầy, cũng vì cái đảng mắc dịch có thành tích cướp của giết người trong “cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất). Nhưng tiếc thay, đánh tư sản lại trở thành tư sản như vậy là “Kách Mệnh” thoái trào. Không gì bằng phải vực cái hồn của Đỗ Mười dậy tiến hành khẩn trương cuộc đánh tư sản lần thứ hai. Tịch thu nhà cửa tài sản hắn, vợ hắn ta xài, con cái hắn ta bắt làm nô lệ. Đó chỉ là bài bản cũ, bổn cũ soạn lại, “nôm na” gọi là dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân.

Đảng nầy chỉ có một thành tích muôn đời là tham nhũng đầy ấn tượng thôi.

2* Nằm vùng trong các cơ quan đầu não 
của Việt Nam Cộng Hòa

Áp dụng chủ trương trèo cao lặn sâu, gián điệp Cộng Sản đã xâm nhập vào nằm vùng ngay tại những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Bắt đầu từ cụm tình báo A-22 tại Dinh Độc Lập gồm có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy…

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành thì có đại úy Triệu Quốc Mạnh mà Dương Văn Minh phong chức Chỉ huy trưởng Nha Cảnh Sát Đô Thành. Người nầy cho những trưởng ty cảnh sát ở các quận đô thành được bỏ nhiệm sở, về nhà lo thu xếp chuyện gia đình, đồng thời hắn lấy lịnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, phối hợp với Tư lịnh phó Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia là đại tá Phạm Kim Quy thả tù VC, người đầu tiên là Huỳnh Tấn Mẫm.

Tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thì có đại tá VC nằm vùng trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên, đó là người giữ chìa khoá tủ hồ sơ tối mật, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh.

Tại phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thì có Nguyễn Văn Tá, bí danh Ba Quốc tức là thiếu tướng tình báo VC Đặng Trần Đức. Như vậy, không còn chỗ nào lưu giữ hồ sơ gọi là tối mật của quốc gia cả.

Tại Hạ Viện Quốc Hội VNCH thì có đại tá Đinh Văn Đệ, bí số U-4.

Tóm lại chỗ nào cũng có bọn sâu bọ nằm vùng đánh phá đó cả. Số phận chết yểu của Việt Nam Cộng Hòa là ở chỗ đó. Đại tướng Cao Văn Viên tức mình phải nói: “Tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”

3* Người giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật 
của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH

3.1. Người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là đại tá Việt Cộng
Ba anh em: Nguyễn Văn Minh (H.3), Nguyễn Văn Chí, Nguyễn Thị Nguyệt (H.4).

Theo tài liệu Việt Cộng thì người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là một đại tá Việt Cộng mang bí số H-3. Người nầy được phép ra vào văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng bất cứ lúc nào cũng được, không cần phải xin phép. Người tin cẩn nầy được giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.

Đó là thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thơ ký đánh máy của văn phòng Đại tướng Cao Văn Viên. Nằm vùng suốt 10 năm, từ Nguyễn Hữu Có rồi Đại tướng Cao Văn Viên, đến ngày 30-4-1975 mà vẫn chưa bị lộ. Ba Minh giữ toàn bộ tài liệu mật của Bộ Tổng Tham Mưu gồm hồ sơ hơn một triệu quân của VNCH cùng toàn bộ giấy tờ thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, không mất một tờ nào, rồi giao lại cho Việt Cộng.

Cho mãi đến năm 2006, CIA Mỹ cũng chưa biết người đó là ai.

Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế về Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam, Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA cho biết: “Đúng là phải có một điệp viên Cộng Sản nằm vùng ngay trong lòng Bộ Tổng Tham Mưu. Dường như không phải là một sĩ quan cao cấp, không phải là một tùy viên thân cận Tổng thống Thiệu nhưng chắc chắn là người nầy đã gởi ra Bộ Chính trị Bắc Việt những tin tình báo chiến lược”.

3.2. Phương thức chuyển tài liệu

Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1943, học hết tiểu học, cao 1.7 m, nặng 40kg, vợ và có 10 con thường xuyên nghiên cứu và đánh số đề, lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình nên Việt Cộng xuất tiền mua một chiếc xe Honda để y chạy xe ôm. Đó là phương tiện chuyển tài liệu mật một cách công khai mà không bị nghi ngờ. Ba Minh là người che giấu thân phận rất kín, luôn luôn đánh số đề và chạy xe ôm.

Đường dây giao liên chung quanh người Việt Cộng nằm vùng nầy gồm cả gia đình, vợ tên Đinh Thị Nữ, em gái tên Nguyễn Thị Nguyệt (H-4), em rể và em trai là Nguyễn Văn Chí, (cảnh sát áo trắng).

Lịch hẹn trao tài liệu ban đầu là 2 tháng một lần, rồi nhồi lên mỗi tháng một lần và thời điểm cao nhất là 5 ngày một lần. Hàng chục giao liên được cử để phục vụ cho đường dây của H-3, Nguyễn Văn Minh, họ phải thề độc là bị bắt, bị đánh ngay cả sắp bị giết cũng không khai H-3..

3.3. Những “tài liệu vàng”

Tài liệu của Việt Cộng cho biết chưa đầy một năm, Ba Minh chuyển ra 90 tài liệu, mỗi bản hàng chục trang giấy pelure viết tay. Những tài liệu quan trọng được gọi là “tài liệu vàng”.

“Tài liệu Ba Minh gởi về rất sớm. Ngay từ tháng hai năm 1974 mà kế hoạch quân sự năm 1975 của Sài Gòn đã nằm trong văn phòng bộ chỉ huy Hà Nội”, một cán bộ cho biết như thế.

Tài liệu vàng gồm có:

- Kế hoạch năm 1974-1975 của Hải Quân VNCH.

- Những thơ của Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO về kế hoạch Mỹ viện trợ cho VNCH. (DAO=Defense Attaché Office).

- Những văn bản mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi cho Cao Văn Viên cũng đã qua tay thượng sĩ nhất H-3 Nguyễn Văn Minh nầy. Thậm chí những tài liệu thuộc diện tối mật chỉ có 5 người được đọc cũng được Ba Minh lưu vào tủ hồ sơ mật.

4* Việt Cộng nằm vùng từ Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội 
đến Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH

4.1. * Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội và bác sĩ Trần Kim Tuyến

4.1.1. Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội

Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales), là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống. Nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tức tình báo chiến lược về mọi mặt. Tổ chức và chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt và bảo vệ an ninh nội bộ..

Sở có chi nhánh ở Huế, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore.

Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc sở nầy, ngoài ra còn có những người thân cận của ông Ngô Đình Nhu như Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Bách.

4.1.2. Bác sĩ Trần Kim Tuyến

1). Thân thế
Bác sĩ Trần Kim Tuyến.

Bác sĩ Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 tại Thanh Hoá. Năm 1949 lên Hà Nội ghi tên hai đại học là Trường Luật và Y Khoa. Tốt nghiệp ngành luật năm 1952. Về Y Khoa, đang học thì bị động viên và chuyển sang Trường Quân Y. Tốt nghiệp với cấp bậc trung úy.

Thời gian ở Hà Nội, ông kết bạn với nhóm trí thức trong đó có Ngô Đình Nhu. Ông gia nhập đảng Cần Lao và trở thành người thân tín của Ông Nhu.

Năm 1956 được giao chức vụ Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thực chất là Sở Mật Vụ, còn có tên là Phòng 4, thuộc Phủ Tổng Thống.

2). Trần Kim Tuyến bị thất sủng

Sau cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông, và việc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom Dinh Độc Lập mà Sở Mật Vụ không dự đoán được những vụ đó. Trần Kim Tuyến bị thất sủng. Sở Mật Vụ bị giải thể.

Trần Kim Tuyến được cử đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập. Trên đường đi, khi quá cảnh Hongkong, ông xin tỵ nạn chính trị. Lưu vong lần thứ nhất.

Sau vụ đảo cháng 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, ông trở về Sài Gòn và bị bắt, biệt giam, nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo cứu vớt nên khỏi chết.

Chính quyền mới không trọng dụng vì ông đã có quá khứ liên hệ chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển sang viết báo với hai bút hiệu là Thảo Lư và Lương Khải Minh. Viết cho tờ Chính Luận và tờ Xây Dựng.

Ngày 30-4-1975, trên đường chạy đến Toà Đại sứ Pháp xin tỵ nạn, ông được một phóng viên làm việc cho tờ báo ngoại quốc (Time) giúp đở phương tiện rời Việt Nam. Lưu vong lần thứ hai. Trớ trêu thay, người đó là tình báo chiến lược Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn.

Trước đó, năm 1963 ông liên hệ với một sĩ quan quân đội âm mưu đảo chánh Ngô Đình Diệm, người đó cũng là tình báo chiến lược của VC, Đại tá Phạm Ngọc Thảo.

Sau khi thoát khỏi Việt Nam ông xin tỵ nạn ở Anh Quốc. Ông mất ngày 23-7-1995. Thọ 70 tuổi.

4.2. Gián điệp Việt Cộng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) 
tiếp cận với Trần Kim Tuyến

Trong bối cảnh chuyển giao quyền hành giữa Pháp và Mỹ, Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là “Tá bụt” nắm được tin tức, có một chuyến tàu chuyển vàng lậu về Pháp, tin tức do trưởng Phòng Nhì Pháp là Trần Ginard tiết lộ. Người Việt Cộng nằm vùng nầy liền xử dụng tin tức đó làm quà ra mắt với mục đích “tiếp cận” với trùm mật vụ, bác sĩ Trần Kim Tuyến. Người làm trung gian là Kiều Văn Lân, quản lý nhật báo Tự Do, thân cận với bác sĩ Tuyến.

Ngay lúc đó một chỉ thị mật được ban hành, là biệt phái người kế toán Nha Công An Nam Phần về Ban Công tác Đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách điệp vụ săn vàng.

“Nào ngờ sự việc mới bắt đầu thì bổng nhiên tôi bị bắt mà không biết lý do gì. Trong phòng giam hai nhân viên của tôi cũng bị bắt, họ ném giấy cho biết: “Bọn em bị tra tấn tàn bạo. Chúng buộc bọn em phải khai là anh cùng bọn em đã nhận lịnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và trung tá Nguyễn Cao, biệt bộ Phủ Tổng Thống.

Sau khi phân tích và kiểm điểm mọi việc, tôi biết mình là nạn nhân giữa hai phe đàn em của Ngô Đình Nhu và đàn em của Ngô Đình Cẩn. Bác sĩ Tuyến là người của ông Nhu, trung tá Lý Thái Như và trung tá Nguyễn Cao là người thuộc phe Ngô Đình Cẩn.

Tôi quyết định đứng về phía ông Nhu. Khoảng một tuần lễ sau, đại úy Nguyễn Đức Xích vào phòng giam cho biết: “Anh cứ an tâm. Bác sĩ Tuyến bảo tôi phải lo cho anh ra”.

Một tháng sau, trung tá Như bị cách chức, và bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thay thế ông Vũ Tiến Huân”.

Từ đó, Ba Quốc trở thành thuộc hạ trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.

4.3. Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung và Dương Văn Hiếu

4.3.1 Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung

Là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu chỉ huy và Nguyễn Tư Thái làm phụ tá về hành chánh. Nguyễn Tư Thái có biệt hiệu là Thái Đen, biệt danh là “Đại tá Thanh Tùng”. Thái Trắng là Lê Văn Thái làm việc cho Sở Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến.

Đoàn được thành lập năm 1957 với mục đích là “Cải tạo và xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến”. Trụ sở đặt tại Trại Lê Văn Duyệt, gần Biệt Khu Thủ Đô. Đoàn có 8 nhân viên, hai thư ký đánh máy, được coi như trực thuộc Ty Công An Thừa Thiên và thành phố Huế.

“Tôi làm việc gần với ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng Tổng thống Diệm gọi tôi và Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Ngô Đình Cẩn mà thôi”.. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh 1-11-1963 ông Cẩn đã hiểu lầm tôi làm tôi rất nhức đầu”. Dương Văn Hiếu trả lời phỏng vấn như thế.

Tóm lại ĐCT/ĐB/MT làm việc với ông Ngô Đình Nhu nhiều hơn với ông Cẩn. Sở dĩ gọi ĐCT/ĐB/MT là do thi hành “chính sách” đặc biệt của ông Ngô Đình Cẩn.

Đoàn công tác nầy có những thành công đặc biệt, đã từng bắt giữ những cán bộ tình báo gộc của Việt Cộng như: Mười Hương (tháng 6, 1958), Vũ Ngọc Nhạ (tháng 12, 1958), Lê Hữu Thúy (năm 1959), Nguyễn Văn Nghiệp (1960), đại tá Lê Câu (1961). Lê Câu là chỉ huy quân báo Việt Cộng ở miền Nam. Đoàn nầy cũng theo dõi Phạm Ngọc Thảo và đề nghị tổng thống Diệm lưu ý đến người nầy.

Sau vụ lật đổ tổng thống Diệm đoàn công tác nầy bị giải tán và Dương Văn Hiếu bị điều tra và kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.

4.3.2 Phương pháp thẩm vấn đặc biệt
của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung

Dương Văn Hiếu, trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCT/ĐB/MT) cho biết:

“Trong các nhà tù không song sắt, công an, mật vụ ăn ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với những cán bộ Việt Cộng sa lưới. Các toán trưởng thu thập những lời khai của các cán bộ VC, nạp cho Ban Cải Tạo.

Khi phát hiện những VC nằm vùng chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật. Giữ kín hoàn toàn các cá nhân đầu hàng hay hợp tác. Đoàn của tôi tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây từ những đường dây giao liên và các cơ sở cũ.

Khi bị bắt về, thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng biện pháp mạn đàm, trao đổi, tranh luận cởi mở với các đối tượng.. Nếu cần, mua chuộc dụ dỗ chuyển hướng.

Đối với những cán bộ VC ngoan cố chúng tôi xử dụng tập thể cải tạo để khuyên nhũ, lôi cuốn hoặc tấn công bằng xa luân chiến, tranh luận áp đảo đối với các thắc mắc và các phản ứng của những người bị bắt. Tuyệt đối không có tra khảo hay chửi bới…

Với phương pháp nầy Đoàn đã phá hai màng lưới tình báo chiến lược và quân báo VC từ Bến Hải đến Sài Gòn”.

Ông Dương Văn Hiếu cho biết, ông đã đưa Trần Quốc Hương (Mười Hương) từ Sài Gòn ra Thuận An để bí mật gặp hai ông Nhu và Cẩn. Chuyến bay đặc biệt do phi công Nguyễn Cao Kỳ lái.

Mười Hương đã giao ước gì với hai ông Nhu và Cẩn tôi không được biết.

Mười Hương đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phóng thích vào tháng 5 năm 1964.
Tướng tình báo Mười Hương.

Trần Quốc Hương (tên thật là Nguyễn Ngọc Ban) là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, người chỉ huy mạng lưới tình báo của Việt Cộng ở miền Nam, là cấp chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ (thiếu tướng tình báo VC), Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo (đại tá), Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng).

“Đại tá Lê Câu (VC) đã giúp tôi khám phá ra Phạm Bá Lương, công cán ủy viên của Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu. Lương ăn trộm và chuyển hồ sơ mật về kế hoạch kinh tế Staley&Vũ Quốc Thúc. Tôi gài bẫy và bắt Lương khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan vì công vụ. Ông Mẫu không hay biết việc nầy”.

4.3.3 Dương Văn Hiếu với Phạm Ngọc Thảo

Trong vai trò phản gián tôì theo dõi Phạm Ngọc Thảo. Thảo trình báo với Tổng thống Diệm là ĐCT/ĐB/MT đã bám sát y. Tôi lưu ý Tổng thống Diệm vì y có bà con làm việc cho Bắc Việt với chức vụ hệ trọng”. Anh ruột là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, tập kết ra Bắc, làm đại sứ Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tại Đông Đức. Một người anh khác là Phạm Ngọc Hùng, ủy viên chánh phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Vợ Thảo là Phạm Thị Nhiệm, em của Phạm Thiều làm đại sứ CSHN ở một số nước Đông Âu”.

Dương Văn Hiếu cho biết, tướng Đỗ Mậu không ưa ông vì ông đã phát hiện và bắt giữ thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được Đỗ Mậu đặt làm trưởng phòng An Ninh tại Nha An Ninh Quân Đội. ĐCT/ĐB/MT cũng đã bắt Vũ Ngọc Nhạ khi làm công chức tại Bộ Công Chánh. Bộ trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký đã thả Vũ Ngọc Nhạ sau năm 1963.

4.3.4 Vài nét về Dương Văn Hiếu.

Dương Văn Hiếu sinh tại Hà Nam trong một gia đình trung lưu. Học trung học Louis Pasteur và Thăng Long. Có bằng Diplôme d’Études primaire supérieures. Sau năm 1954 được tuyển vào làm công an. Năm 1957 giữ chức trưởng ban khai thác Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, rồi làm trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế. Giữa năm 1957 được bổ nhiệm làm Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.

Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bị kết tội chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Năm 1964, Dương Văn Hiếu được phóng thích và làm nghề bán thuốc tây sinh sống.

Đêm 28-4-1975 Dương Văn Hiếu và con trai đầu lòng rời Việt Nam bằng tàu hải quân trên đó có Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.

Năm 1989 vợ và 8 con của Dương Văn Hiếu được đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ.

4.4. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo

Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (Central Intelligence Office-CIO) là cơ sở tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tên giao dịch hành chánh là “Nha Hành Chánh và Nhân Viên Phủ Tổng Thống”. Trụ sở đặt tại số 3 Bến Bạch Đằng, nằm cạnh Nha Quân Pháp và Bộ Tư Lịnh Hải Quân.

Cơ quan nầy được thành lập do sắc lịnh số 109/TTP ngày 5-5-1961 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.

4.4.1. Hệ thống tổ chức của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo

Phủ Đặc Ủy gồm có những tổ chức như sau:

1. Cục Tình Báo Quốc Nội

Cục Tình Báo Quốc Nội gồm có:

1). Nha Điệp Báo (Ban K)
2).. 
Nha Phản Gián (Ban U)
3). 
Nha Chính Trị (Ban Z)

2. Cục Tình Báo Quốc Ngoại

Cục Tình Báo Quốc Ngoại gồm có các tổ chức:

Phú Xuân (Pháp), Lam Sơn (Anh), Thái Bình Dương (Nhật), Tiền Giang (Thái Lan), Phú Quốc (Campuchia)

4.5. Các Đặc Ủy Trưởng

Theo thời gian: Đại tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và ông Nguyễn Phát Lộc.

Sau ngày 30-4-1975 phần lớn nhân viên Phủ Đặc Ủy bị kẹt lại ở Việt Nam. Chiều ngày 28-4-1975 tòa Đại Sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên tập hợp tại trụ sở số 3 Bến Bạch Đằng để chờ. Sau đó chuyển sang địa điểm số 2 đường Nguyễn Hậu nhưng đến 1 giờ sáng 30-4-1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại Sứ và Phủ Đặc Ủy đều bị cắt.

5* Gián điệp Việt Cộng Đặng Trần Đức

5.1. Tiểu sử Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá)

Đặng Trần Đức (1922-2004) sinh tại Thanh Trì, Hà Nội. Bí danh Ba Quốc, Thiếu tướng tình báo, Cục trưởng Cục 12 thuộc Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng.

Vợ của Ba Quốc tên Ngô Thị Xuân, 3 con: hai trai tên Phong, Vũ và con gái tên Thảo. Ba Quốc còn có một vợ bỏ lại Hà Nội khi di cư.

Năm 1954 Đặng Trần Đức theo đoàn người di cư vào Nam mang tên Nguyễn Văn Tá (Tá bụt). Làm kế toán tại Nha Công An Nam Phần. Từ năm 1963 trở thành phụ tá trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.


(Từ trái qua) Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức Ba Quốc), 
Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều cấp chỉ huy Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội bị điều tra, thẩm vấn, bắt giam, kết án tù hoặc tịch thu tài sản. Ba Quốc bị chuyển sang Ty Sưu Tầm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Sau đó giáng xuống làm nhân viên thường và bi điều về Sở Giao Tế Dân Sự, một bộ phận chống đảo chánh của Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo. Nhờ có quan hệ tốt với trung tá Trần Ngọc Châu, giám đốc Sở, và sau đó vào làm việc tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

Chết ngày 26-3-2004 tại Quân Y Viện 175, Sài Gòn.

5.2. Hoạt động tình báo

Đặng Trần Đức đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng những cách: gây chia rẻ giữa Nguyễn Cao Kỳ với Tổng thống Thiệu, giữa các đoàn thể và các dân biểu nghị sĩ chống lại chính quyền. Đánh cắp và chuyển tài liệu mật cho Việt Cộng đồng thời khám phá những cán bộ VC làm nội tuyến cho Việt Nam Cộng Hòa.

5.2.1 Xúi giục Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh

Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) xúi giục Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh nhưng không thành công vì ông Kỳ không được Phật giáo ủng hộ do vụ Phật Giáo miền Trung, và do Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chánh.

5.2.2 Gây chia rẻ giữa bà Thiệu và bà Trần Thiện Khiêm

Gián điệp nằm vùng Ba Quốc kể lại như sau:

“Qua điều tra tôi biết bà Thiệu và bà Khiêm có mâu thuẩn nhau, tôi xúi giục cháu bà Thiệu là trung úy trẻ Nguyễn Thành Long báo cáo với bà Thiệu là Tướng Nguyễn Khắc Bình trọng dụng người của Trần Thiện Khiêm là Đại tá Nguyễn Phi Phụng, trong kế hoạch sẽ đưa Nguyễn Thành Long lên thay thế Phụng ở chức vụ chỉ huy Phòng Chính Trị (Ban Z).

Kết quả ngoài dự tính là, Đại tá Nguyễn Phi Phụng bị đưa ra khỏi Phủ ĐU/TW/TB, về Tổng Nha Quan Thuế. Người thay thế Phụng là Đại tá Huỳnh Thới Tây.

Riêng Trung úy Nguyễn Thành Long thì bị đổi về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm Phó phòng An Ninh Quân Đội. Trung tá Võ Thanh Phong thay thế Long chỉ huy phòng Chính Trị (Ban Z)

Về sau Đại úy Nguyễn Thành Long bị bắn gãy chân trong một vụ nhậu nhẹt ở Sài Gòn.

5.2.3 Ba Quốc ăn cắp tin mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH

Ba Quốc thuật lại: “Biết được sự mâu thuẩn giữa Tướng Nguyễn Khắc Bình và Đại tướng Cao Văn Viên nên không chính thức chia xẻ tin mật, tôi móc nối với trung úy Vũ Văn Mùi, em của bạn thân tôi là trung tá Vũ Văn Nho, Trưởng Phòng 2 Bộ TTM. Mùi thuộc trung tâm trận liệt và lãnh thổ, tin rằng những tin tức đó được cung cấp cho Phủ ĐU/TW/TB.”

Một hôm trung tá Vũ Văn Nho cho biết, ở Bộ TTM có gián điệp VC nằm vùng, Nho nói: “Đại tướng Cao Văn Viên gọi tôi lên văn phòng, đập bàn hét “Tài liệu của Bộ TTM, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”.

Cao Văn Viên nghi thủ phạm là Vũ Văn Nho, nhưng thực ra đó là Vũ Văn Mùi, em của Nho.

Ngày 22-5-1974, đến địa điểm hẹn thường xuyên, tôi được cho biết là người nữ giao liên của tôi bị bắt ở Hồng Ngự.

Ngày 23-5-1974, tôi được lịnh của cấp trên là phải ra căn cứ gấp vì có thể bị lộ. Cấp trên cho biết quy ước bắt liên lạc vào các ngày lẻ là 25, 27, 29.

Tôi đến điểm hẹn là một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho và được giao liên đưa ra căn cứ.

Trước khi ra căn cứ Ba Quốc dặn vợ và các con cứ khai thật tất cả những gì đã làm. Người con thứ hai khai là đã chụp hình các tài liệu và phụ giúp cha trong công việc của Phủ Đặc Ủy.

5.2.4 Ba Quốc giải cứu Nguyễn Văn Linh

Ba Quốc thuật lại, do lời khai của tên phản bội Huỳnh Kim Hiệp về hoạt động của 10 thành ủy viên của Đặc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, Ba Quốc được chỉ định theo dõi điều tra. Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Phủ Đặc Ủy phối hợp với Nha An Ninh Quân Đội tổ chức truy bắt.

Trước tình thế khó xử, Ba Quốc lập một kế hoạch báo cáo cho An Ninh Quân Đội làm thế nào để y có đủ thì giờ báo động để các ủy viên lẫn trốn trước khi An Ninh QĐ mở cuộc hành quân.

Bí thư Đặc Khu ủy có bí danh là Trịnh Văn Thanh đang làm thợ sửa radio tại tiệm của Nguyễn Văn Ba ở đường Nguyễn Trãi.

Sau nầy đối chiếu lại mới biết Trịnh Văn Thanh là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.

5.2.5 Khám phá cán bộ Việt Cộng làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa

“Tháng 5 năm 1972 cấp trên chỉ thị cho tôi phải lấy cho bằng được hồ sơ của hai cán bộ làm mật vụ cho địch ở hai tỉnh, cần nhất là tên họ và chức vụ”.

Đó là một công tác vô cùng khó khăn, vì tổ chức an ninh ở Phủ ĐU/TW/TB rất chặt chẽ. Làm việc ở ban nào thì chỉ biết trong phạm vi của ban đó mà thôi.

Tôi tìm cách kết thân với người giữ hồ sơ là Nguyễn Đăng Khiêm qua việc hùn hạp trồng trọt ở Long Khánh.

Qua Nguyễn Đăng Khiêm tôi phát hiện ra 2 cán bộ làm việc cho địch, một là bác sĩ dân y của Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Quảng Đà, một là tỉnh ủy viên trong đảng bộ Tây Ninh. Danh sách được người giao liên là Nguyễn Văn Thương chuyển đi, nhưng rủi thay là Thương đã bị địch bắt. Cũng may là Thương đã hủy bản tin và nhất quyết không khai, mặc dù đã bị cưa chân 6 lần”.

5.2.6. Người giao liên bị cưa chân sáu lần mà vẫn không khai
Thiếu tướng Đặng Trần Đức - Ba Quốc (đứng) Nguyễn Văn Thương

Nguyễn Văn Thương sinh năm 1938 tại xã Lộc Hưng, quận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữ nhiệm vụ giao liên khu vực Bắc Sài Gòn, gồm Sài Gòn, Bến Cát (Bình Dương).

Tài liệu Việt Cộng cho biết, ngày 10-2-1969, bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp xuống định bắt sống nhưng Hai Thuơng đã dùng tiểu liên bắn rơi một chiếc máy bay lên thẳng và diệt được 3 tên lính Mỹ. Ngay sau đó, quân đội Mỹ huy động 72 chiếc máy bay lên thẳng chở toàn bộ Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 5 mới bắt được tên giao liên nầy sau khi bị anh ta bắn hạ 3 trực thăng bằng súng tiểu liên.

Sau nhiều lần mua chuộc bằng đô la, xe hơi, nhà lầu và gái đẹp nhưng vẫn không thu phục được Hai Thương, Mỹ ngụy đập nát hai bàn chân và sau đó họ đã 6 lần cưa sáu khúc xương của hai chân.

Hai tài liệu ngày hôm đó là của Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức) và của Hai Trung (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Việt Cộng thường hay “nổ sảng” để thần thánh hóa các điệp viên xuất quỷ hập thần của họ. Những công việc bí mật thuộc về tình báo gián điệp thường không có nhân chứng, nên tự do vẽ rồng vẽ rắn, thêm mắm dậm muối nhưng những điều quá lố không che đậy được người đọc, người nghe.

6* Vụ án Việt Cộng nằm vùng Thái Khắc Chuyên

Vụ án Thái Khắc Chuyên là những diễn tiến chung quanh vụ hạ sát thủ tiêu gián điệp đôi là thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên, thuộc toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vào tháng sáu năm 1969.

6.1. Lịnh thủ tiêu

Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mặt Thái Khắc Chuyên được thi hành.

Khoảng 8 giờ tối, đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực lượng mũ xanh, đại tá Robert B. Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.

Binh sĩ Ed Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà trong khi Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.

Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chi trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.

Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có đại úy Robert Marasco và Williams chờ sẵn.

Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên sau khi thuốc ngủ đã tan dần.

Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.

Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.

Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án mà tạp chí Time gọi là “vụ bê bối tình báo nghiêm trọng chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.

6.2. Thái Khắc Chuyên và trung sĩ Alvin P. Smith

Ngày 15-10-1968, trung sĩ Alvin P. Smith, mật danh là Peter Sands, được cử đến toán biệt kích Mỹ B-57, căn cứ tại Mộc Hóa, Kiến Tường. Một tuần lễ sau, Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi nguyên quán ở miền Bắc Việt Nam, đến Mộc Hóa nạp đơn xin làm thông dịch viên. Alvin Smith tuyển dụng anh ta dưới số nhân viên SF7-166. Từ đó, hai người trở thành bạn thân với nhau.

6.3. B-57 và Dự án Gamma

Tháng giêng năm 1969, đại úy Robert Marasco, mật danh là Mike Martin, được cử đến Mộc Hóa chỉ huy toán biệt kích B-57 để thực hiện một công tác bí mật có tên là Dự án Gamma. Mục đích là trinh sát thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, đầu não của tổ chức Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Cục R nằm ở vùng Mỏ Vẹt bên lãnh thổ Campuchia.

Công tác trinh sát thường xuyên vượt qua biên giới xâm nhập lãnh thổ nước nầy.

6.4. Sự mất tích của những cộng tác viên của toán B-57

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1969, số người Việt Nam cộng tác với toán biệt kích B-57, bổng nhiên mất liên lạc, không có những báo cáo như trước kia.

Một số nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có Việt Cộng nằm vùng trong toán biệt kích.

Đại úy Bob Marasco gặp khó khăn trong việc sưu tra lý lịch của Thái Khắc Chuyên, anh ta nói tiếng Anh rất thông thạo nhưng không phục vụ với một cơ quan nào trước đó cả.

6.5. Báo cáo của trung sĩ McIntosh

Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán mũ xanh gồm 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch.

Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.

Một vài tuần sau đó, trong một cuốn phim tịch thu được của Việt Công ở bên biên giới Campuchia, thấy hình ảnh của Thái Khắc Chuyên hội họp với các sĩ quan Việt Cộng. Bạn thân của Chuyên là trung sĩ Alvin Smith xác nhận hình ảnh đó đúng là của Chuyên.

Thế là Chuyên bị bắt giữ để thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph) nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc tiếp xúc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.

B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.

Cuối cùng đại tá Robert B. Rheault, tư lịnh Lực lượng Đặc biệt ở Việt Nam ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.

Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.

Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên lực lượng mũ xanh dàn dựng một câu chuyện để giải thích lý do mất tích của Chuyên. Đó là Chuyên được cử đi thực hiện một công tác bí mật bên biên giới Campuchia để kiểm chứng lòng trung thành của Chuyên sau vụ điều tra 10 ngày.

6.6. Nổ bùng vụ án Thái Khắc Chuyên

Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.

Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên, giết người diệt khẩu.

Smith liền chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo hành động giết người và xin được tỵ nạn.. CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn và vụ việc được báo cáo lại cho tướng Creighton Abrams Jr. Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện. Rheault trình bày với các viên chức cao cấp trong MACV, cho biết Thái Khắc Chuyên được cử đi công tác bên biên giới Campuchia không thầy trở về.

Tướng Abrams nổi giận vì bị đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, ông ra lịnh bắt điều tra những người liên hệ.

Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, và bị kết tội giết người và đồng lõa giết người. Tám người bị đưa về giam ở căn cứ Long Bình ngày 21-7-1969.

6.7. Xếp lại vụ án

Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.

Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ vụ truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.

Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.

Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải nghỉ hưu. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.

Dự án Gamma ngưng hoạt động sau đó, ngày 31-3-1970.

6.8. Liên Xô phát động chiến dịch tuyên truyền ầm ĩ

Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.

Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.

7* Kết luận

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Thời nay, ở nước ngoài cũng không vắng bóng cái đám lăng nhăng lố nhố đó.

Số phận của người dân nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bị mất tự do, dân chủ, mất nước cũng do cái bọn sâu bọ nầy. Tệ nhất là quý vị trở cờ, quý vị háo danh, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản sẵn sàng chịu nhục để bợ đít Việt Cộng, đau nhất là khi không còn lợi dụng được nữa thì bị “vắt chanh bỏ vỏ”. Quý vị trí thức “vịt kiều yêu quái” gồm các luật sư, giáo sư đại học, đại tá, trung tá trở cờ, lén lén lút lút, thập thập thò thò nâng bi Cộng Sản. Bề ngoài được ca ngợi yêu nước nhưng bên trong khinh vì bản chất phản bội.

Những bộ mặt nham nhở đó đã bị nhận diện, cô lập, tẩy chay…

Trúc Giang

Minnesota ngày 1-4-2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét