Máy bay trinh sát không người lái Global Hawk của quân đội Hoa Kỳ.Wikimedia Commons
Để thực hiện vụ tấn công Syria hôm thứ Bảy 14/04/2018, liên minh ba nước Mỹ, Anh và Pháp đã huy động một khối lượng lớn đáng kể các phương tiện quân sự : tầu ngầm, tầu chiến, chiến đấu cơ, tên lửa… Với quy mô sức mạnh quân sự như thế, phải chăng Syria đang trở thành là nơi để phương Tây « khoe hàng » với thế giới ?
Le Monde (17/04/2018) cho rằng đây là một sự « Biểu dương sức mạnh nhắm vào Nga và Iran». Cả khu vực hôm đó như bị vây bủa bằng mưa tên lửa hành trình của Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp. Tổng cộng 105 quả tên lửa đã được bắn vào lãnh thổ Syria. Riêng trung tâm nghiên cứu ở Barzeh, gần Damas đã phải hứng lấy 76 hỏa tiễn chỉ của riêng Mỹ. Với cường độ này đương nhiên đến con kiến cũng không thể sống sót.
Không chỉ huy động cả một đội không quân – hải quân hùng hậu, liên minh ba nước lần này còn có dịp để trình làng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tân nhất. Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không-địa JASSM-ER, có thể bắn đi từ xa bằng oanh tạc cơ B-1B. Tầu ngầm hạt nhân tấn công phóng tên lửa John Warner, lớp Virginia. Hay như chiếc « Global Hawk », máy bay trinh sát không người lái tầm cao để đánh giá kết quả trận đánh.
Pháp cũng khẳng định lần đầu đưa vào tác chiến tên lửa hành trình bắn đi từ tầu chiến. Một loại vũ khí mới của hải quân Pháp.
Sau trận tên lửa là cuộc chiến truyền thông. Liên minh ba nước đều tỏ ra hài lòng về chiến dịch, tuyên bố « đã đánh trúng các mục tiêu ». Phía Damas hùng hồn thông báo bắn hạ hơn 70 tên lửa đồng minh. Một thông tin mà phương Tây khẳng định không thể kiểm chứng. Còn Nga thì « phủ chăn » hệ thống phòng không S300-S400 được triển khai tại Syria và đóng vai người quan sát.
Tuy nhiên, mục tiêu được đánh trúng như thế nào thì chẳng ai được thấy rõ. Nhưng với sự phô diễn sức mạnh như vừa qua, Syria rõ ràng chẳng khác gì là một bãi thử để cho phương Tây có dịp trình làng các loại vũ khí tối tân nhất.
Nhưng có một chi tiết chắc ít ai biết đến, cuộc chiến 7 năm qua tại Syria, bàn cờ để các cường quốc áp đặt cuộc chơi, ngoài việc cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người, hơn 13 triệu người phải di tản, thiệt hại kinh tế cho đất nước nay ước tính đã lên đến hơn 220 tỷ đô la, theo như một báo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2017.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (T) trao đổi với ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel Al-Jubeir, trong cuộc họp ban tư vấn Trung tâm LHQ chống khủng bố, Riyad, ngày 17/04/2018REUTERS/Faisal Al Nasser
Không chỉ huy động cả một đội không quân – hải quân hùng hậu, liên minh ba nước lần này còn có dịp để trình làng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tân nhất. Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không-địa JASSM-ER, có thể bắn đi từ xa bằng oanh tạc cơ B-1B. Tầu ngầm hạt nhân tấn công phóng tên lửa John Warner, lớp Virginia. Hay như chiếc « Global Hawk », máy bay trinh sát không người lái tầm cao để đánh giá kết quả trận đánh.
Pháp cũng khẳng định lần đầu đưa vào tác chiến tên lửa hành trình bắn đi từ tầu chiến. Một loại vũ khí mới của hải quân Pháp.
Sau trận tên lửa là cuộc chiến truyền thông. Liên minh ba nước đều tỏ ra hài lòng về chiến dịch, tuyên bố « đã đánh trúng các mục tiêu ». Phía Damas hùng hồn thông báo bắn hạ hơn 70 tên lửa đồng minh. Một thông tin mà phương Tây khẳng định không thể kiểm chứng. Còn Nga thì « phủ chăn » hệ thống phòng không S300-S400 được triển khai tại Syria và đóng vai người quan sát.
Tuy nhiên, mục tiêu được đánh trúng như thế nào thì chẳng ai được thấy rõ. Nhưng với sự phô diễn sức mạnh như vừa qua, Syria rõ ràng chẳng khác gì là một bãi thử để cho phương Tây có dịp trình làng các loại vũ khí tối tân nhất.
Nhưng có một chi tiết chắc ít ai biết đến, cuộc chiến 7 năm qua tại Syria, bàn cờ để các cường quốc áp đặt cuộc chơi, ngoài việc cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người, hơn 13 triệu người phải di tản, thiệt hại kinh tế cho đất nước nay ước tính đã lên đến hơn 220 tỷ đô la, theo như một báo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2017.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (T) trao đổi với ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel Al-Jubeir, trong cuộc họp ban tư vấn Trung tâm LHQ chống khủng bố, Riyad, ngày 17/04/2018REUTERS/Faisal Al Nasser
Ít tuần sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý kêu gọi đồng minh chia sẻ gánh nặng bảo đảm an ninh tại Syria, hôm qua, 17/04/2018, Ả Rập Xê Út tái khẳng định sẵn sàng gửi quân, « cùng với các quốc gia khác », để ổn định tình hình.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh có nhiều thông tin về khả năng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) có xu hướng trỗi dậy tại một số khu vực.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo chung với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tại Riayd, trả lời câu hỏi của báo Mỹ Wall Street Journal, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir cho biết « đang thảo luận với Hoa Kỳ » về vấn đề lực lượng nào là cần thiết cho chiến dịch bảo vệ an ninh tại miền đông Syria, và thành phần các quốc gia tham gia. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng giải thích đây không phải là « một ý tưởng mới », bởi dưới thời tổng thống Obama trước đây, ngay từ khi khủng hoảng bùng phát năm 2011, Riayd cũng từng đề xuất việc gửi quân đến Syria.
Hôm thứ Hai, 16/04, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nhấn mạnh chủ trương của tổng thống Trump là rút quân Mỹ khỏi Syria, nhưng không nêu rõ thời điểm nào.
Nguy cơ Daech trở lại
Còn theo người phát ngôn của liên quân quốc tế chống khủng bố thánh chiến tại Syria và Irak, đại tá Ryan Dillon, phát biểu hôm qua, 17/04, chế độ Bachar al-Assad không đủ lực lượng để bảo vệ tất cả các vùng lãnh thổ, lấy lại được từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Theo Lầu Năm Góc, Daech mất đến 98% lãnh thổ chiếm được tại Syria, nhưng theo người phát ngôn của liên quân quốc tế, trong những tuần gần đây Daech đang trở lại tại nhiều địa điểm ở phía đông sông Euphrate. Cuộc chiến chống Daech chững lại, trong lúc lực lượng Kurdistan FDS - lực lượng vũ trang chống Daech chủ chốt trên bộ - phải chia sẻ binh lực để đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng biên giới phía bắc.
Pháp thuyết phục Nga về một dự thảo nghị quyết mới
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, một dự thảo nghị quyết mới của phương Tây nhằm tìm một giải pháp cho khủng hoảng Syria, được đề xuất hôm thứ Bảy, 14/04, tiếp tục bị Nga phê phán, tuy Matxcơva không khẳng định sẽ phủ quyết. Trong lúc đó, Paris nói đến « các thảo luận đầu tiên mang tính xây dựng ».. Theo giới thân cận với ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Paris « hy vọng thuyết phục được Nga » về dự thảo này, và nước Nga « có thể tìm thấy lợi ích khi hợp tác để giúp cho khủng hoảng không lan rộng » và mở đường cho một giải pháp hòa bình.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu thực thi nghiêm túc một thỏa thuận ngừng bắn và « cứu trợ nhân đạo » đến khắp mọi miền đất nước mà « không bị giới hạn ».
Theo AFP, đây là dự thảo nghị quyết đầu tiên đề cập đến toàn bộ các vấn đề của khủng hoảng Syria, từ vũ khí hóa học, cứu trợ nhân đạo đến giải pháp chính trị. Về vũ khí hóa học, văn bản dự kiến lập ra « một cơ chế (điều tra) độc lập, và buộc Damas chấm dứt hoàn toàn chương trình vũ khí hóa học », dưới sự kiểm soát của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OAIC). Theo đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc François Delattre, điểm mới của dự thảo nghị quyết về Syria lần này là hướng đến việc « tái lập một không gian đối thoại, xác định các điểm có thể đồng thuận và tạo các điều kiện » cho các hợp tác thực sự.
Phiên họp đầu tiên của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An về dự thảo diễn ra hôm thứ Hai, 16/04. Dự kiến sẽ còn có nhiều phiên họp khác trong tuần này. Hiện chưa có lịch trình về thời điểm bỏ phiếu.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo chung với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tại Riayd, trả lời câu hỏi của báo Mỹ Wall Street Journal, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir cho biết « đang thảo luận với Hoa Kỳ » về vấn đề lực lượng nào là cần thiết cho chiến dịch bảo vệ an ninh tại miền đông Syria, và thành phần các quốc gia tham gia. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng giải thích đây không phải là « một ý tưởng mới », bởi dưới thời tổng thống Obama trước đây, ngay từ khi khủng hoảng bùng phát năm 2011, Riayd cũng từng đề xuất việc gửi quân đến Syria.
Hôm thứ Hai, 16/04, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nhấn mạnh chủ trương của tổng thống Trump là rút quân Mỹ khỏi Syria, nhưng không nêu rõ thời điểm nào.
Nguy cơ Daech trở lại
Theo Lầu Năm Góc, Daech mất đến 98% lãnh thổ chiếm được tại Syria, nhưng theo người phát ngôn của liên quân quốc tế, trong những tuần gần đây Daech đang trở lại tại nhiều địa điểm ở phía đông sông Euphrate. Cuộc chiến chống Daech chững lại, trong lúc lực lượng Kurdistan FDS - lực lượng vũ trang chống Daech chủ chốt trên bộ - phải chia sẻ binh lực để đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng biên giới phía bắc.
Pháp thuyết phục Nga về một dự thảo nghị quyết mới
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, một dự thảo nghị quyết mới của phương Tây nhằm tìm một giải pháp cho khủng hoảng Syria, được đề xuất hôm thứ Bảy, 14/04, tiếp tục bị Nga phê phán, tuy Matxcơva không khẳng định sẽ phủ quyết. Trong lúc đó, Paris nói đến « các thảo luận đầu tiên mang tính xây dựng ».. Theo giới thân cận với ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Paris « hy vọng thuyết phục được Nga » về dự thảo này, và nước Nga « có thể tìm thấy lợi ích khi hợp tác để giúp cho khủng hoảng không lan rộng » và mở đường cho một giải pháp hòa bình.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu thực thi nghiêm túc một thỏa thuận ngừng bắn và « cứu trợ nhân đạo » đến khắp mọi miền đất nước mà « không bị giới hạn ».
Theo AFP, đây là dự thảo nghị quyết đầu tiên đề cập đến toàn bộ các vấn đề của khủng hoảng Syria, từ vũ khí hóa học, cứu trợ nhân đạo đến giải pháp chính trị. Về vũ khí hóa học, văn bản dự kiến lập ra « một cơ chế (điều tra) độc lập, và buộc Damas chấm dứt hoàn toàn chương trình vũ khí hóa học », dưới sự kiểm soát của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OAIC). Theo đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc François Delattre, điểm mới của dự thảo nghị quyết về Syria lần này là hướng đến việc « tái lập một không gian đối thoại, xác định các điểm có thể đồng thuận và tạo các điều kiện » cho các hợp tác thực sự.
Phiên họp đầu tiên của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An về dự thảo diễn ra hôm thứ Hai, 16/04. Dự kiến sẽ còn có nhiều phiên họp khác trong tuần này. Hiện chưa có lịch trình về thời điểm bỏ phiếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét