Khởi đầu một lịch sử hào hùng
Với tấm bản đồ trước mắt, bà con Việt mình thấy rõ các mốc thời gian tổ tiên chúng ta đã mở mang thêm lãnh thổ. Sau khi hào hùng chống chọi người Tầu phương bắc để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập quốc gia, các ngài đã nhìn xa trông rộng về tương lai dài lâu cho con cháu. Biết lợi dụng mọi hoàn cảnh thuận tiện để sở hữu thêm đất đai.
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Chuyện đổi thay về lãnh thổ là chuyện thường tình trong lịch sử các quốc gia trên toàn thế giới. Sau những đợt chinh chiến dù ngắn dù dài, người thua phải chịu thiệt thòi mọi mặt, kể cả việc mất ít nhiều đất đai. Cụ thể nhất và xảy ra đầu tiên là với trường hợp dân Chiêm Thành, sau những đợt đối đầu nẩy lửa với dân Việt, người Chiêm (nay cũng có tên là người Chăm hay Chăm-pa) đã hoàn toàn thất bại, đất nước suy tàn, dân tộc trở thành ‘người thiểu số’ sống sót cạnh dân Việt Nam.
Thời ‘người hùng’ Chế bồng Nga của họ hùng hổ đem quân ra tấn công ngay vào thành Thăng Long của ta 3 lần từ năm 1377, cướp bóc và bắt đem về nhiều thanh niên thiếu nữ làm nô lệ, khiến lắm người tưởng chừng dân Việt mất nước đến nơi…Dĩ nhiên, với lòng dũng cảm, đoàn kết và khôn khéo, dân ta đã lật ngược thế cờ. Chế bồng Nga tử trận.
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18, lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Chuyện đổi thay về lãnh thổ là chuyện thường tình trong lịch sử các quốc gia trên toàn thế giới. Sau những đợt chinh chiến dù ngắn dù dài, người thua phải chịu thiệt thòi mọi mặt, kể cả việc mất ít nhiều đất đai. Cụ thể nhất và xảy ra đầu tiên là với trường hợp dân Chiêm Thành, sau những đợt đối đầu nẩy lửa với dân Việt, người Chiêm (nay cũng có tên là người Chăm hay Chăm-pa) đã hoàn toàn thất bại, đất nước suy tàn, dân tộc trở thành ‘người thiểu số’ sống sót cạnh dân Việt Nam.
Thời ‘người hùng’ Chế bồng Nga của họ hùng hổ đem quân ra tấn công ngay vào thành Thăng Long của ta 3 lần từ năm 1377, cướp bóc và bắt đem về nhiều thanh niên thiếu nữ làm nô lệ, khiến lắm người tưởng chừng dân Việt mất nước đến nơi…Dĩ nhiên, với lòng dũng cảm, đoàn kết và khôn khéo, dân ta đã lật ngược thế cờ. Chế bồng Nga tử trận.
Cuộc giao tranh Việt-Chiêm kéo khá dài. Tổng kết lại quá trình tiêu diệt Chiêm Thành như sau:
1. Lê Đại Hành san phẳng kinh đô Indrapura.
2. Lý Thánh Tông hạ Chế Ma Na, sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó Chiêm Thành chịu thần phục nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất.
3. Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và được tặng Huế.
4. Cha con Hồ Quý Ly chiếm lấy Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi.
5. Lê Thánh Tông thân chinh hạ kinh đô Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, lấy đất tới Phú Yên.
6. Nguyễn Phúc Tần tiến sâu vào Nam đến Nha Trang - Khánh Hoà.
7. Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận. lấy nốt Phan Rí, Phan Rang. Từ nay kể như nước Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ (cuối thế kỷ 18).
8. Minh Mạng xoá sổ Thuận Thành Trấn, chấm dứt lịch sử nước Chiêm (thế kỷ 19).
1. Lê Đại Hành san phẳng kinh đô Indrapura.
2. Lý Thánh Tông hạ Chế Ma Na, sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó Chiêm Thành chịu thần phục nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất.
3. Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và được tặng Huế.
4. Cha con Hồ Quý Ly chiếm lấy Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi.
5. Lê Thánh Tông thân chinh hạ kinh đô Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, lấy đất tới Phú Yên.
6. Nguyễn Phúc Tần tiến sâu vào Nam đến Nha Trang - Khánh Hoà.
7. Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận. lấy nốt Phan Rí, Phan Rang. Từ nay kể như nước Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ (cuối thế kỷ 18).
8. Minh Mạng xoá sổ Thuận Thành Trấn, chấm dứt lịch sử nước Chiêm (thế kỷ 19).
Dân mình thích nhắc tới tình sử Huyền Trân công Chúa nhà Trần với vua Chiêm là Chế Mân: Đại Việt và Chiêm Thành đã trải qua những trận chiến liên miên không dứt kéo dài trong hơn 200 năm từ đời nhà Lý đến nhà Trần; chỉ đến khi cùng bị quân Nguyên xâm lược hai bên mới ngừng xung đột, chống kẻ thù chung. Tháng 2 năm Tân Sửu (1301), Thượng hoàng Trần Nhân Tông, người đã cải thiện bang giao với Chiêm Thành, đến thăm Chiêm Thành và được nhà vua Chế Mân đón tiếp nồng hậu. Trước khi về, Thượng hoàng được vua Chiêm xin cưới con gái là Huyền Trân công chúa, và được hứa tặng phẩm là đất đai, để mở rộng bang giao hai nước. Ngài hứa sẽ cứu xét. Từ đó, năm nào Chiêm Thành cũng cử sứ bộ tới Thăng Long xin cầu hôn. Đặc biệt đến năm 1305, khi Chế Mân chính thức đề nghị dâng hai châu Ô, Rí làm của hồi môn, thì nhà Trần không thể chối từ nữa.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), Huyền Trân lên thuyền sang Chiêm Thành. Quan quân và dân chúng đến tiễn đưa công chúa rất đông. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân đã được Chế Mân phong cho danh hiệu là ‘đệ tam hoàng hậu’ Paramecvari. Nhưng rồi cuộc tình kéo dài chỉ được 11 tháng thì Chế Mân băng hà.
Khi Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc, nhà Trần đã tiếp nhận 2 miền đất trên, rồi đổi thành Thuận-Hóa, cũng là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và phần đất cực bắc của Quảng Nam ngày nay. Dù thời gian có đổi thay, và thế gian không ngớt đặt chuyện thêm bớt châm biếm, nhưng muôn đời Trần Huyền Trân cũng vẫn là một anh thư nước Việt, hy sinh cá nhân để làm lợi cho tổ quốc.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), Huyền Trân lên thuyền sang Chiêm Thành. Quan quân và dân chúng đến tiễn đưa công chúa rất đông. Truyền thuyết của người Chăm kể lại đích thân Chế Mân ra đón, mặc bộ quần áo màu trắng, giày đen thêu chim thần Garuda. Hôn lễ cử hành suốt ba ngày ba đêm và Huyền Trân đã được Chế Mân phong cho danh hiệu là ‘đệ tam hoàng hậu’ Paramecvari. Nhưng rồi cuộc tình kéo dài chỉ được 11 tháng thì Chế Mân băng hà.
Khi Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc, nhà Trần đã tiếp nhận 2 miền đất trên, rồi đổi thành Thuận-Hóa, cũng là các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và phần đất cực bắc của Quảng Nam ngày nay. Dù thời gian có đổi thay, và thế gian không ngớt đặt chuyện thêm bớt châm biếm, nhưng muôn đời Trần Huyền Trân cũng vẫn là một anh thư nước Việt, hy sinh cá nhân để làm lợi cho tổ quốc.
Nam tiến thêm về đất Chân Lạp (Campuchia) :
Gốc nước Chân Lạp màu đỏ |
Chân Lạp, nguyên trước là nước Phù Nam (Fu Nan) một quốc gia hùng mạnh theo văn minh Ấn Ðộ, lãnh thổ rộng lớn bao gồm ngoài Cao Miên và Nam Việt ngày nay, còn có thêm Hạ Lào và một phần miền đông biên giới Xiêm La.
Vào giữa thế kỷ thứ 6, người Chân Lạp (tổ tiên người Khmer (Miên) sau này) nổi lên chiếm nước Phù Nam, lần lần làm bá chủ, định đô ở Angkor. Sau thì nội bộ Chân Lạp chia rẽ vì tranh giành ngôi vua. Ðến đầu thế kỷ thứ 8, Chân Lạp chia thành hai nước: Lục Chân Lạp (Cambhupura) và Thủy Chân Lạp (Viadhapura). Một thế kỷ sau hợp nhất lại thành đế quốc Khmer cho đến giữa thế kỷ 15.
Kéo dài chiến tranh với Chiêm Thành trên một thế kỷ, tiếp đến đụng độ với các chúa Nguyễn (Đàng Trong), nội bộ xâu xé chia rẽ, lúc ngả theo Xiêm La, lúc theo về Việt Nam, nên đất nước Chân Lạp biến thành bãi chiến trường giữa hai nước lớn này.
Riêng chúa Nguyễn Phúc Tần đã có lần đem 3000 quân xuống đánh nhau với vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Vua này bị bắt, được tha về, nhưng buộc phải triều cống và tạo điều kiện cho lưu dân Việt tới sinh sống tại vùng Đồng Nai, Sai gon, Bà Rịa ngày nay. Sau khi Ông Chân qua đời, chúa Nguyễn đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Batom Reachea lên ngôi. Đáp lại, vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm, và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai khẩn trước. Thế là dân Việt ta chính thức có thêm đất từ Chân Lạp.
Kế đó, là cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Vạn (con chúa Nguyễn phúc Nguyên) và vua Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620; nó không trực tiếp đem đến cho Đại Việt một phần đất đai nào, nhưng giúp rất nhiều cho cuộc di dân xuống phương nam của người Việt thời bây giờ. Nhờ cuộc hôn nhân này, mà chúa Nguyễn có thể lập được các trạm thu thuế đầu tiên ở vùng Gia Định, Biên Hòa. Nó xác định chủ quyền ở vùng đất Đông Nam bộ.
Việc khai phá mở mang tốt đẹp lại được nối tiếp lan rộng xuống vùng Mỹ Tho. Rồi sự đóng góp của hai nhóm Trung Hoa tỵ nạn Dương Ngạn Ðịch và Trần Thượng Xuyên (trốn nhà Thanh bên Tầu), là những món quà hiến dâng các chúa Ðàng Trong. Sau nữa, việc Mạc Cửu (cũng trốn nhà Thanh) đã dâng đất Hà Tiên, là thêm một tặng phẩm chiến lược độc nhất vô nhị. Uy quyền triều đình Thuận Hóa-Phú Xuân từ đây tỏa rộng từ Tiền Giang, Hậu Giang đến vịnh Xiêm La. Nhờ Hà Tiên dinh trấn, thế lực chúa Nguyễn còn đi xa hơn.[Mạc Cửu, người Quảng Ðông, buôn bán kinh doanh phát đạt, tập họp lưu dân lập thành bảy xã ở Hà Tiên, thấy Chân Lạp nổi loạn liên miên bèn dâng đất Hà Tiên, thần phục triều đình Thuận Hóa-Phú Xuân]. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh trấn Hà Tiên, làm phiên thuộc (tự trị), tiếp tục công việc khai hóa Hà Tiên; quan trọng hơn cả, là công tác canh chừng và ngăn chặn ảnh hưởng Xiêm La.
Vào giữa thế kỷ thứ 6, người Chân Lạp (tổ tiên người Khmer (Miên) sau này) nổi lên chiếm nước Phù Nam, lần lần làm bá chủ, định đô ở Angkor. Sau thì nội bộ Chân Lạp chia rẽ vì tranh giành ngôi vua. Ðến đầu thế kỷ thứ 8, Chân Lạp chia thành hai nước: Lục Chân Lạp (Cambhupura) và Thủy Chân Lạp (Viadhapura). Một thế kỷ sau hợp nhất lại thành đế quốc Khmer cho đến giữa thế kỷ 15.
Kéo dài chiến tranh với Chiêm Thành trên một thế kỷ, tiếp đến đụng độ với các chúa Nguyễn (Đàng Trong), nội bộ xâu xé chia rẽ, lúc ngả theo Xiêm La, lúc theo về Việt Nam, nên đất nước Chân Lạp biến thành bãi chiến trường giữa hai nước lớn này.
Riêng chúa Nguyễn Phúc Tần đã có lần đem 3000 quân xuống đánh nhau với vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Vua này bị bắt, được tha về, nhưng buộc phải triều cống và tạo điều kiện cho lưu dân Việt tới sinh sống tại vùng Đồng Nai, Sai gon, Bà Rịa ngày nay. Sau khi Ông Chân qua đời, chúa Nguyễn đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Batom Reachea lên ngôi. Đáp lại, vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm, và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai khẩn trước. Thế là dân Việt ta chính thức có thêm đất từ Chân Lạp.
Kế đó, là cuộc hôn nhân giữa công chúa Ngọc Vạn (con chúa Nguyễn phúc Nguyên) và vua Chân Lạp Chey Chetta II năm 1620; nó không trực tiếp đem đến cho Đại Việt một phần đất đai nào, nhưng giúp rất nhiều cho cuộc di dân xuống phương nam của người Việt thời bây giờ. Nhờ cuộc hôn nhân này, mà chúa Nguyễn có thể lập được các trạm thu thuế đầu tiên ở vùng Gia Định, Biên Hòa. Nó xác định chủ quyền ở vùng đất Đông Nam bộ.
Việc khai phá mở mang tốt đẹp lại được nối tiếp lan rộng xuống vùng Mỹ Tho. Rồi sự đóng góp của hai nhóm Trung Hoa tỵ nạn Dương Ngạn Ðịch và Trần Thượng Xuyên (trốn nhà Thanh bên Tầu), là những món quà hiến dâng các chúa Ðàng Trong. Sau nữa, việc Mạc Cửu (cũng trốn nhà Thanh) đã dâng đất Hà Tiên, là thêm một tặng phẩm chiến lược độc nhất vô nhị. Uy quyền triều đình Thuận Hóa-Phú Xuân từ đây tỏa rộng từ Tiền Giang, Hậu Giang đến vịnh Xiêm La. Nhờ Hà Tiên dinh trấn, thế lực chúa Nguyễn còn đi xa hơn.[Mạc Cửu, người Quảng Ðông, buôn bán kinh doanh phát đạt, tập họp lưu dân lập thành bảy xã ở Hà Tiên, thấy Chân Lạp nổi loạn liên miên bèn dâng đất Hà Tiên, thần phục triều đình Thuận Hóa-Phú Xuân]. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong cho Mạc Cửu chức Tổng binh trấn Hà Tiên, làm phiên thuộc (tự trị), tiếp tục công việc khai hóa Hà Tiên; quan trọng hơn cả, là công tác canh chừng và ngăn chặn ảnh hưởng Xiêm La.
Tượng đài Mạc Cửu |
Từ quá trình lịch sử trên đây, không thể quan niệm một cách đơn giản rằng chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ là do chiếm của Chân Lạp. Chứng cứ lịch sử cho thấy quốc gia đầu tiên trên đất này là Phù Nam, mà cư dân chủ yếu là người Protomalais, đến đầu thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên, Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ thế kỷ 17. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên.
Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chính yếu thông qua việc khai phá hoà bình, kết hợp với đàm phán ngoại giao, để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận là phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành. Thế kỷ 18 là thời gian nước Chân Lạp chính thức mang tên là Cao Miên (Campuchia). Lúc này họ chỉ còn phần đất ‘cao’: lục Chân Lạp, còn thủy Chân Lạp đã do dân Việt quản lý.
Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chính yếu thông qua việc khai phá hoà bình, kết hợp với đàm phán ngoại giao, để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận là phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành. Thế kỷ 18 là thời gian nước Chân Lạp chính thức mang tên là Cao Miên (Campuchia). Lúc này họ chỉ còn phần đất ‘cao’: lục Chân Lạp, còn thủy Chân Lạp đã do dân Việt quản lý.
Sát nhập Tây Nguyên
Từ thời các chúa Nguyễn, các bộ lạc ở Tây Nguyên mà mạnh nhất là bộ tộc người Gia Rai với các vị tiểu vương Thủy Xá, Hỏa Xá đã từng triều cống chính quyền Đàng Trong. Trước đây khu vực này là vùng độn giữa các nước Chiêm Thành và Chân Lạp, nó không thực sự thuộc về bên nào, mà khi thì thuộc Chiêm Thành, khi thì Chân Lạp, thậm chí có lúc một phần thuộc về Ai Lao, tùy thuộc vào sức mạnh từng thời kỳ của các nước này
Vào năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam, mặc dù không hề có người ‘Kinh’ sinh sống, cũng như quan Việt cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam. Ngày nay, Kinh Thượng một nhà. Cùng chung tay xây dựng đất nước.
Các sắc dân thiểu số lớn tại phương nam nay là Trung Hoa, Chàm, Kmer và người ‘Thượng’Tây nguyên.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Vào năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng đất Tây Nguyên ngày nay và đưa vào bản đồ Đại Nam, mặc dù không hề có người ‘Kinh’ sinh sống, cũng như quan Việt cai trị. Tây Nguyên lúc đó được xem là vùng tự trị của Việt Nam. Ngày nay, Kinh Thượng một nhà. Cùng chung tay xây dựng đất nước.
Các sắc dân thiểu số lớn tại phương nam nay là Trung Hoa, Chàm, Kmer và người ‘Thượng’Tây nguyên.
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét