Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

QS> Tổng thống Trump ‘cân’ Trung Quốc trên cả hai mặt trận

Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Fox News)


Tuần qua đánh dấu những động thái mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Donald Trump chống lại Trung Quốc ở cả 2 mặt trận: thương mại và quân sự.
Hôm thứ Ba (3/4), ông Trump nã phát pháo đầu tiên vào mặt trận thương mại của Trung Quốc, bằng việc công bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc dự kiến sẽ bị áp thuế 25% khi nhập vào Mỹ.
Số hàng hóa này ước tính có giá trị khoảng 50 tỷ USD, tương đương số tiền Mỹ tin rằng đã bị thiệt hại từ việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của mình.
‘So kè’ quyết liệt
Tiếp đó, ngày 6/4 – sau khi Trung Quốc đáp trả bằng một gói thuế quan trị giá 50 tỷ USD đánh vào các mặt hàng của Mỹ, ông Trump tăng gấp đôi mức độ đe dọa của mình, bằng tuyên bố đã chỉ thị cho các quan chức thương mại Mỹ xem xét đánh thêm thuế lên số hàng hóa trị giá 100 tỷ USD nhập từ Trung Quốc.
Giải thích cho động thái “leo thang” này, Tổng thống Trump nói: “Thay vì sửa chữa lỗi lầm, Trung Quốc lại chọn cách gây phương hại đến lợi ích của nông dân và các nhà sản xuất Mỹ”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng không quên nhắc lại kết luận điều tra của Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ rằng Trung Quốc “đã liên tục tham gia các hoạt động bất công để chiếm đoạt sở hữu trí tuệ Mỹ”.
Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế đối với hàng hoá từ Trung Quốc ở Washington hôm 22/3/2018 (Ảnh: Reuters)
Trên mặt trận quân sự, cùng thời điểm Trung Quốc tập bắn đạn thật với nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông, Tổng thống Trump đã điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực, gồm các nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan, USS Carl Vinson và USS Theodore Roosevelt.
Trong đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ ngày 6/4 đã bắt đầu cuộc cuộc tập trận 2 ngày cùng tàu hộ vệ lớp Formidable RSS Supreme và tàu hộ vệ tên lửa RSS Valiant của Hải quân Singapore (RSN) tại vùng biển quốc tế phía nam Biển Đông.
“Sự tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông cho thấy Washington xem Bắc Kinh là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, không chỉ về kinh tế mà cả về quân sự”, chuyên gia phân tích quân sự Zhou Chenming nhận định.
Sửa chữa sai lầm của tiền nhiệm
Những động thái cứng rắn của ông Trump đối với Bắc Kinh gần đây khiến nhiều người cảm thấy hả dạ, nhưng cũng không ít người lo ngại. Nhiều tờ báo nhanh chóng lên tiếng cho rằng ông Trump có thể khiến nền kinh tế toàn cầu gặp nguy hiểm khi khơi mào một cuộc chiến thương mại.
Nhưng, sự thật là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung đã bắt đầu từ lâu, và chính Trung Quốc mới là bên gây chiến,như nhận định của Nhật báo Phố Wall (WSJ): “Nếu có một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đừng đổ lỗi cho Donald Trump: Trung Quốc đã bắt đầu nó rất lâu trước khi ông trở thành tổng thống”.
Tổng thống Trump cũng có nhận định tương tự,khi cho rằng Mỹ “không tham gia vào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc” bởi vì các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây đã thua trong một cuộc chiến tranh như vậy.
“Chúng ta không ở trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Những con người dại dột hoặc không có năng lực, đại diện cho nước Mỹ, đã để thua trong cuộc chiến đó nhiều năm trước đây. Bây giờ chúng ta bị thâm hụt thương mại 500 tỷ USD một năm, cùng với việc bị đánh cắp tài sản trí tuệ trị giá 300 tỷ USD. Chúng ta không thể để chuyện này tiếp diễn”, ông Trump viết trên trang mạng xã hội Twitter hôm 4/4.
See the source image
Trung Quốc bị tố chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ của Mỹ bất hợp pháp.
See the source image
See the source image

Với mặt trận Biển Đông, Trung Quốc cáo buộc Mỹ có những bước đi “gây hấn”, chẳng hạn việc Hải quân Mỹ hôm 23/3 triển khai tàu khu trục USS Mustin thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) trong khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn, nơi bị Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo.
Tuy nhiên, có lẽ ai cũng biết chính Trung Quốc mới là bên gây hấn thực sự, khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố ngang ngược về chủ quyền trên Biển Đông với cái gọi là “đường 9 đoạn”, cũng như các hoạt động bồi đắp, xây dựng trái phép trên những hòn đảo tranh chấp.
 Điều đáng nói, những hoạt động xây dựng trái phép và quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đã diễn ra rầm rộ vào đúng thời gian chính quyền ông Obama ngừng hoạt động tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012 đến 2015.
Sau khi lên cầm quyền, ông Trump đã cho thấy quyết tâm chống lại sự ngang ngược của Bắc Kinh. Đầu tiên, vào tháng 7/2017, ông phê duyệt kế hoạch cho Hải quân Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại các khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông trong suốt 1 năm.
Dưới thời tổng thống Obama, việc tuần tra phải được xin phép, xem xét, và phê duyệt từng lần, nên mất thời gian thực hiện. Nhưng kế hoạch lần này của chính quyền ông Trump là lịch trình cho cả một năm.
Kế đó, như đã nói ở trên, ông đã điều nhiều tài sản quân sự chiến lược đến khu vực Biển Đông, mà nổi bật nhất là 3 nhóm tác chiến tàu sân bay, trong đó có tàu sân bay đã cập cảng Việt Nam, USS Carl Vinson.
Bắc Kinh huênh hoang
Trong bối cảnh Tổng thống Trump điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông, một viên tướng Trung Quốc là Kim Nhất Nam đã dõng dạc tuyên bố: “Dù có tới 10 nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ thì Trung Quốc vẫn có thể đối phó hiệu quả!”.
Ông này cũng khẳng định Bắc Kinh không quan tâm đến lực lượng Lầu Năm góc gửi tới Biển Đông, bởi theo ông, nhóm tàu này chỉ là cách Nhà Trắng dùng để khoe cơ bắp và là cuộc diễu hành đơn thuần.
tàu sân bay
Tàu sân bay Liêu Ninh (bên trái – Ảnh: Anthony Wallace/AFP/Getty Images), nhóm tàu chiến đấu Theodore Roosevelt Carrier Strike,Hoa Kỳ (Ảnh:U.S. Pacific Command)
Tuy nhiên, nếu so sánh về sức mạnh, thì nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đang hoạt động, chẳng là gì so với một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, chứ không nói tới 3 nhóm.
Bởi cả 3 tàu sân bay của Mỹ điều đến Biển Đông đều là “siêu hàng không mẫu hạm” – những tàu sân bay có trọng lượng rẽ nước từ 64.000 tấn trở lên. Trong khi cả thế giới hiện chẳng có lấy một chiếc siêu mẫu hạm nào, Mỹ lại sở hữu tới 10 chiếc siêu mẫu hạm thuộc lớp Nimitz (3 chiếc) và Nimitz cải tiến (7 chiếc), gọi chung là lớp Nimitz.
Cả 3 chiếc tàu sân bay được Tổng thống Trump điều đến Biển Đông hiện nay đều thuộc lớp Nimitz, lớp tàu sân bay uy lực nhất trên thế giới hiện nay đang hoạt động. Hiện nay Pháp là nước duy nhất ngoài Mỹ sở hữu tàu sân bay chạy năng lượng hạt nhân.. Trong khi đó, tất cả tàu lớp Nimitz của Mỹ (10 chiếc) đều được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W.
Hiện Mỹ có tới 19 tàu sân bay đang hoạt động, 3 chiếc đang đóng, 1 chiếc đã được đặt hàng và 16 chiếc trong kế hoạch được đóng. Trong khi đó, tổng số tàu sân bay của các nước còn lại trên thế giới chỉ có 21 chiếc. Rõ ràng, về sức mạnh tàu sân bay hiện chưa có thế lực nào vượt qua Mỹ.
‘Cá mập giấy’ Liêu Ninh
Trong khi đó, chiếc tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc chỉ được xem như “cá mập giấy” dưới mắt các chuyên gia.
Con tàu này được Trung Quốc phát triển từ xác tàu Varyag, thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Liên Xô.. Tàu Varyag được hạ thủy ngày 4-12-1988, nhưng việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992. Khi đó, cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện. Với sự giải tán Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine..
Tới đầu năm 1998 tàu Varyag được đưa ra đấu giá trong tình trạng không có bánh lái cũng như hầu hết các hệ thống khác. Sau đó, Chong Lot Travel Agency Ltd. – một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông – đã thắng thầu với giá 20 triệu USD. Công ty này cho biết sẽ dùng xác tàu này để làm một khách sạn và sòng bạc nổi tại Macau.
liêu ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc và các nhóm tàu hộ tống (Ảnh: Supplied/News)
Tuy nhiên, đích đến thực sự của con tàu là Đại Liên, Liêu Ninh chứ không phải Macau. Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động của các hệ thống thiết bị trên tàu sân bay này rất khó khăn, bởi mặc dù tàu được chế tạo ở Ukraine, nhưng lại do Cục thiết kế Neva ở St.Petersburg đảm nhiệm thiết kế.
Hơn nữa, rất nhiều thiết bị và hệ thống do Nga sản xuất, trong đó bao gồm tiêm kích hạm Su-33, nhưng Nga lại không bàn giao những công nghệ này. Về sau, với việc “đi đêm” với Ukraine, Trung Quốc đã mua được một số công nghệ tàu sân bay để hoàn thành chiếc tàu đầu tiên của mình, đặt tên là Liêu Ninh.
Tuy nhiên, công nghệ và trang bị của nó hoàn toàn kém xa so với “người anh em” lớp Kuznetsov đang hoạt động của Nga. Ngày 23/9/2012, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, nhưng giới quan sát cho rằng chiến hạm này chỉ là “cá mập giấy”, vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng.
See the source image
Tàu USS Carl Vinson có chiều dài 333 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 11,3 m, lượng choán nước toàn tải 113..000 tấn. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
See the source image

Theo các chuyên gia quân sự, chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành “nằm bẹp”, Liêu Ninh cũng bị “xếp xó”, vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến.
Mãi đến năm 2014, Liêu Ninh mới chính thức đảm nhận nhiệm vụ tiến hành các chuyến huấn luyện ở các vùng biển xa, và chỉ có thể gọi là tàu sân bay thử nghiệm hoặc huấn luyện chứ không có khả năng tác chiến.
Trung Dung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét