Không một khảo sát hay nghiên cứu nào khẳng định rằng nước Mỹ là quốc gia hoàn hảo nhất, hay hạnh phúc nhất thế giới. Thế nhưng, có một sự thật không ai phủ nhận được, rằng Mỹ là một đất nước rất đặc biệt và khác biệt!
Đất nước của… thất bại
Giáo sư Steven Rogers thuộc trường Kinh Doanh Harvard đã nghiên cứu được rằng, đa số các nhà khởi nghiệp ở Mỹ đã thất bại 4 lần trước khi họ có thể thành công.
Ngoài ra, người Mỹ còn có một câu nói rất nổi tiếng: “Nếu bạn không thành công trong lần đầu tiên, hãy thử lại lần nữa”. Bởi vì, ở Mỹ luôn luôn và gần như có lần sau.
Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công. (Ảnh dẫn qua KUSI News)
Thật vậy, thành công cần rất nhiều thời gian, công sức, sự may mắn và nhiều yếu tố khác nữa. Nhưng để thành công, bạn nhất định phải có cơ hội để thất bại – và phải chịu trách nhiệm khi điều đó xảy ra.
Người Mỹ hiểu được điều đó, và họ đã làm được điều đó. Khi thất bại, thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác, người Mỹ luôn lấy đó làm bài học và làm tốt hơn cho lần sau. Làm được điều này là bởi từ trong ý thức, họ không hề sợ thất bại. Đối với họ, thất bại là điều đương nhiên và xã hội sẽ không bao giờ xem thường hay phán xét bất kỳ ai vì thất bại của họ.
Hãy nhìn những Tổng Giám Đốc của những công ty hàng đầu ở Thung Lũng Silicon, họ đến từ khắp nơi trên thế giới – Ấn Độ, Pakistan, Nga, Israel… Tại sao họ lại đến Mỹ để sáng tạo? Bởi vì nước Mỹ có nhiều tiền? Đúng, những đó chỉ là một phần, rất nhiều nơi khác cũng có nhiều tiền như London, Berlin, Tokyo… Họ đến Mỹ bởi vì nước Mỹ cho họ cơ hội để thất bại… và cũng là cơ hội tốt nhất trên thế giới để thành công.
Đất nước của sự công bằng
Tòa án Liên bang từng phán quyết ca sĩ Madonna phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) khi cô nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ. Đó là một hình phạt rất nặng khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Khi ấy, quan tòa đã đưa ra lời giải thích rằng, không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.
Như vậy, các phán quyết đưa ra không chỉ bởi mức độ thương tổn người bị hại gánh chịu, mà còn vì muốn răn đe, ngăn ngừa các hành vi tái diễn tương tự.
Nghị sĩ Donald M. Payne Jr., đến từ tiểu bang New Jersey phát biểu tại buổi mít-tinh ngày 17/07/2014 ở Toà Quốc hội Hoa Kỳ, lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh: Minghui.org)
Thực tế, không thể phủ nhận rằng, nước Mỹ là một dân tộc theo đuổi sự công bằng và cao thượng. Nhìn lại lịch sử, người ta đều cảm thấy như nước Mỹ đang đóng vai trò là “cảnh sát thế giới” vậy: Họ lên án vi phạm nhân quyền, đấu tranh cho tự do của những nước khác… Chiến tranh trong hai thế chiến ở Châu Âu, ở bán đảo Triều Tiên, ở Iraq… Trong tất cả những cuộc chiến đó, nước Mỹ đã có lợi kinh tế rất ít hoặc chẳng được lợi gì.
Bất cứ khi nào có thảm họa, ở bất cứ nơi nào trên thế giới – ở Haiti sau cơn đại bão, ở Indonesia sau cơn tsunami – nước Mỹ luôn nhiệt tình đến cứu trợ. Cho dù thảm họa xảy ra ở trong hay ngoài nước, người Mỹ luôn huy động hàng triệu đô, gần như ngay lập lức, để gửi lương thực, quần áo và trợ cấp đến những người đang gặp nạn họ không biết và rất có thể sẽ không bao giờ gặp.
Đất nước của tự do ngôn luận
Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.
Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau, như vậy mới đảm bảo được sự trung thực.
Nước Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. (Ảnh dẫn theo visadinhcuuytin.com)
Văn kiện đính chính thứ nhất trong Hiến pháp của Mỹ quy định: Quốc hội Mỹ không được lập ra pháp luật hạn chế tự do ngôn luận của công dân. Dựa theo quy định này, bất cứ cơ cấu chính phủ nào đều không thể hạn chế quyền tự đo ngôn luận của công dân.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì đang diễn ra tại Trung Quốc, và đây hẳn là câu trả lời xác đáng cho câu hỏi vì sao triệu phú nước Mỹ không có một người di cư sang Trung Quốc, còn các triệu phú Trung Quốc phần đông đều thích di cư sang Mỹ.
Đất nước của đức tin
Trong bài phát biểu nhân ngày Độc Lập của nước Mỹ (ngày 4/7), Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh về niềm tôn kính Đức Chúa Trời và quyền con người như sau:
"Kể từ ngày ký Tuyên ngôn Độc lập vào 241 năm trước, nước Mỹ luôn luôn khẳng định rằng quyền tự do đến từ Đức Sáng Thế của chúng ta. Các quyền lợi của chúng ta là do Đức Sáng Thế ban tặng, không lực lượng nào trên Trái Đất có thể tước bỏ những quyền lợi đó."
Ngoài ra, Tổng thống cũng những dẫn chứng về niềm tin của những tiền nhân sáng lập nước Mỹ, cũng như dấu ấn tín ngưỡng trong Tuyên ngôn Độc lập rằng:
“Quyền tự do tín ngưỡng của chúng ta được gìn giữ trong tu chính đầu tiên của Tuyên ngôn Nhân quyền. Các nhà sáng lập nước Mỹ đã dẫn chứng về Đức Sáng Thế 4 lần trong Tuyên ngôn Độc lập.”
“Benjamin Franklin nhắc nhở các đồng sự trong Hội nghị Hiến pháp phải bắt đầu phiên họp bằng cách cúi đầu cầu nguyện. Đồng thời ghi nhớ lên đồng tiền của chúng ta bằng những từ: “Chúng ta tin vào Đức Chúa Trời’” (In God We Trust).
Tổng thống Trump đặt tay lên cuốn Kinh Thánh để tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Getty)
Đặc biệt, cũng trong bài phát biểu đó, ông nhiều lần khẳng định và nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa Trời”.
Có thể, trong thời điểm hiện tại nước Mỹ không còn vĩ đại và đặc biệt giống như họ đã từng, nhưng chúng ta vẫn có niềm tin mạnh mẽ về sự tự tin, dũng cảm, cao thượng và lạc quan của dân tộc họ. Giống như Tổng thống Donald Trump từng nói:
"Chỉ cần bạn có sự tự hào về tín ngưỡng của mình, sự can đảm trong niềm tin của mình và tín tâm với Thượng đế, thì bạn sẽ không thất bại."
Hiểu Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét