Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

CT***Năm Dấu Hiệu Cho Biết Sẽ Xảy Ra Chiến Tranh

Năm Dấu Hiệu Cho Biết Sẽ Xảy Ra Chiến Tranh


Trước tình hình đe dọa an ninh thế giới của Trung Cộng (TC), Bắc Hàn và Iran, cùng với sự thay đổi nhân sự trong nội các của tổng thống Trump với những tên tuổi được mệnh danh là "diều hâu" như John Bolton, James Mattis, nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống Trump đang đưa Hoa Kỳ đến gần với chiến tranh.

Điều đầu tiên nên nhớ là không một nhà lãnh đạo quốc gia nào muốn khởi sự một cuộc chiến tranh mà họ biết rằng sẽ kéo dài và tốn kém, đó là chưa nói đến nguy cơ có thể bị đánh bại. Lịch sử cho thấy có nhiều trường hợp như vậy. Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn tự dối mình và cho là họ có thể chiến thắng một cách nhanh chóng, không tốn kém.

  • Trước Đệ Nhất Thế Chiến, các nhà lãnh đạo Đức cho rằng kế hoạch Schlieffen có thể giúp họ đánh bại Pháp và Nga trong vài tháng. 
  • Hitler cũng có những hy vọng tương tự với chiến thuật "blitzkrieg" và đã tổ chức toàn bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã dựa trên giả thiết chiến tranh sẽ ngắn gọn.  
  • Nhật Bản biết rằng họ không thể thắng một cuộc chiến tranh kéo dài với Hoa Kỳ, và cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một cuộc đánh liều tuyệt vọng mà Tokyo mong muốn sẽ làm tan vỡ tinh thần của Hoa Kỳ và thuyết phục Washington để cho họ tự do hành động ở Đông Á.
  • Saddam Hussein cho rằng không ai có thể chống lại việc xâm chiếm Kuwait.
  • Tổng thống George W. Bush cũng tin rằng chiến tranh ở Iraq sẽ dễ dàng, ngắn và không tốn kém.

Trong một chế độ dân chủ, các nhà lãnh đạo khi muốn lâm chiến phải thuyết phục công chúng rằng đó là điều cần thiết và khôn ngoan.. Quốc hội Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò tuyên chiến, được hiến pháp cho phép, một thời gian dài trước đây, khiến các tổng thống được tự do lâm chiến, nhưng không một tổng thống nào có thể yêu cầu sử dụng vũ lực một cách quy mô, rộng lớn (ngoài việc dùng máy bay không người lái hoặc các cuộc đột kích nhỏ) nếu ông biết rằng dân chúng sẽ công khai và mạnh mẽ chống lại. Thay vào đó, tổng thống và nội các của ông sẽ cố gắng thuyết phục công chúng đồng ý với việc tham chiến.

Vì vậy, nếu một tổng thống và cố vấn của ông đang tìm cách để bắt đầu một cuộc chiến, họ phải làm sao để dân chúng đồng ý? Dưới đây là năm lý lẽ chính mà những nhà lãnh đạo "diều hâu" thường dùng để biện minh cho một cuộc chiến tranh. Chúng ta có thể xem chúng như là năm dấu hiệu cho biết Quốc Gia Của Chúng Ta Sẽ Tham Chiến. Tác giả của bài bình luận về những dấu hiệu cho biết là Hoa Kỳ đang đi gần đến chiến tranh này là Giáo Sư Stephen M. Walt dạy về môn Quan Hệ Quốc Tế - international relations - tại Viện Đại Học Harvard (1). Ở đây, chúng tôi sẽ lược qua "năm dấu hiệu" do ông trình bày, đồng thời đưa ra quan điểm và nhận xét riêng để đọc giả có dịp so sánh và tự tìm ra quyết định riêng về tình hình an ninh của Hoa Kỳ, nói riêng, và cả thế giới, nói chung.

1. Nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng gia tăng.

Nguyên lý căn bản trong nguyên tắc phòng ngừa chiến tranh là giả định rằng chiến tranh đang có nguy cơ xảy ra và, tốt hơn hết là, phải chiến đấu ngay bây giờ thay vì sau này. Với lý do này, Đức đã đi vào cuộc chiến tranh - Đệ Nhất Thế Chiến - năm 1914 bởi vì họ tin rằng quyền lực của Nga sẽ vượt lên một cách nhanh chóng. Cũng vì vậy mà chính quyền Bush đã tấn công Iraq bởi vì họ cho rằng Saddam đã có được vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và tình hình sẽ không thể tưởng tượng được nếu Saddam dùng loại vũ khí này. Theo đó, tại Hoa Kỳ, bất cứ người lãnh đạo nào muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh sẽ cố gắng thuyết phục công chúng rằng Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều chiều hướng bất lợi và chỉ có thể đảo ngược được tình thế bằng hành động quân sự. Bài học cho chúng ta là hãy để ý đến các khẩu hiệu về "khoảng cách - gaps," "đường vạch đỏ - red lines," "điểm không trở lại - points of no return" hoặc "không còn thời gian - time is running out," điều này hàm ý rằng Hoa Kỳ phải hành động trước khi quá muộn.

Giáo sư Walt lý luận rằng chính phủ của ông Trump lo ngại về Bắc Hàn đang có khả năng chế tạo bom nguyên tử và phi đạn liên lục địa, đồng thời Iran là quốc gia hiện đang muốn chế tạo bom nguyên tử, đe dọa an ninh trong vùng và cả Hoa Kỳ. Tuy vậy, có vũ khí là một chuyện, có dùng nó để xâm lăng hay gây chiến hay không, lại là một chuyện khác. Vì không ai có thể tiên đoán được tương lai.

Lý luận như thế thì hiển nhiên là chỉ nhận xét với cái nhìn của một nhà ngoại giao - méo mó nghề nghiệp. Về phương diện quân sự thì "chó sủa và sẽ cắn." Ông bà ta có câu "được đằng chân, lân đằng đầu." Nếu nhường bước trước kẻ hung hăng, có vũ lực thì chúng sẽ càng hung tợn hơn vì "lòng tham vô đáy." Và cũng nên hiểu rằng quy luật của chiến tranh là "tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh." Lý luận của ông Walt vẫn theo đúng quy luật chiến tranh của Hoa Kỳ là "Chỉ đánh trả khi bị tấn công trước." Thế nhưng nếu bị tấn công bằng bom nguyên tử thì có còn thời gian để trả đũa hay không? Hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến là câu trả lời rõ ràng nhất.

2. Sẽ dễ thắng trong chiến tranh và ít tốn kém (nếu hành động ngay bây giờ).

Như đã nói ở trên, không một nhà lãnh đạo nào muốn có một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém, hoặc có thể bị thua. Do đó, nhà lãnh đạo muốn lâm chiến phải tự thuyết phục mình và dân chúng rằng sẽ dễ dàng chiến thắng và không tốn kém. Trên thực tế, điều này có nghĩa là thuyết phục mọi người rằng chi phí của Hoa Kỳ cho chiến tranh sẽ không đáng kể, có thể kiểm soát được sự rủi ro về bành trướng chiến tranh, và kết quả có thể dễ dàng đoán trước.

Giáo sư Walt khuyên dân chúng phải để ý đến những từ ngữ được chính quyền dùng, như "lựa chọn bị giới hạn - limited options," "tấn công đẫm máu," sức mạnh của không lực, khả năng "tấn công chính xác," hoặc kiểm soát được tình trạng chiến tranh. Những từ ngữ này, theo ông Walt, là dấu hiệu chính phủ tự thuyết phục họ rằng có nhiều lựa chọn để đánh bại kẻ thù, đồng thời ít nguy hại cho đất nước. Và ông cũng cho biết rằng đối phương sẽ chống trả lại không kém.

Khi chiến tranh xảy ra, dù là tấn công hay tự vệ, thì thiệt hại cho quốc gia dĩ nhiên phải có. Thế nhưng, trong chiến tranh, thì ở vị thế mạnh (tấn công) vẫn có lợi hơn là ở vị thế yếu (tự vệ hoặc chống đỡ). Bởi thế, cho dù không muốn chiến tranh cũng phải tìm cách ở vị thế mạnh. Lịch sử thế giới đã chứng minh quốc gia yếu luôn bị các quốc gia mạnh tìm cách xâm chiếm. Là người Việt Nam, chúng ta hiểu rõ việc này hơn ai hết. Thế cho nên , "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" và nếu khởi chiến thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."

3. Chiến tranh sẽ giải quyết được tất cả (hay ít ra là hầu hết) các khó khăn của chúng ta.

Những người ủng hộ cho chiến tranh thường hứa hẹn rằng chiến thắng sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc. Saddam nghĩ rằng xâm chiếm Kuwait là một hành động chính trị nhằm loại bỏ một trong những chủ nợ chính của ông ta, tăng tổng sản lượng quốc gia của Iraq lên hàng tỷ đô la qua đêm, tăng cường cán cân quyền lực của ông ta đối với Ả-rập Xê-út, làm giảm bất mãn trong nước và cho ông ta quyền lực để cạnh tranh với Iran, quốc gia có tiềm năng mạnh hơn.. Tương tự như vậy, ông Bush nghĩ rằng lật đổ Saddam sẽ loại bỏ một kẻ có tiềm năng xâm lược, gửi một thông điệp tới các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác, khôi phục lại sự tin cậy của Hoa Kỳ sau ngày 9 tháng 11 và bắt đầu một quá trình dân chủ hóa ở Trung Đông, cuối cùng sẽ giảm thiểu nguy cơ khủng bố của những kẻ Hồi Giáo cuồng tín.

Những người chủ chiến cho rằng nếu Hoa Kỳ sử dụng vũ lực, các quốc gia khác sẽ tôn trọng họ, củng cố được vị trí lãnh đạo, và hòa bình sẽ lan rộng khắp nơi. Ngược lại, nếu họ không hành động, kẻ thù sẽ được khuyến khích, các đồng minh sẽ bị ở thế yếu, và thế giới sẽ rơi vào bóng tối.

Giáo sư Walt lý luận rằng cho dù Hoa Kỳ có tham gia chiến tranh hay sử dụng vũ lực bao nhiêu lần - và trong nhiều thập niên gần đây, đã có rất nhiều lần sử dụng sức mạnh - xem ra vẫn chưa đủ.

Nói như thế thì chẳng lẽ Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn để TC biến Biển Đông thành tài sản riêng của chúng? Chẳng lẽ ngồi chờ xem Bắc Hàn có thể chế nổi một hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử rơi xuống miền tây nước Mỹ hay không? Ngồi chờ xem Iran có thể chế tạo được bom nguyên tử để tấn công Do Thái hay nước láng giềng nào khác trong vùng? Ngồi chờ xem Nga có dám tấn công các quốc gia Bắc Âu hay không? Bao nhiêu sinh mạng sẽ bị phí phạm nếu Hoa Kỳ ngồi khoanh tay xem "cuộc hí trường?"

Bàn như giáo sư Walt là loại lý luận của kẻ "ngồi chờ," kẻ "cầu may," hay đúng ra là kẻ có tinh thần bạc nhược, không có kiến thức quân sự: "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

4. Địch thủ là kẻ độc ác, khùng điên, hoặc cả hai.

Giáo sư Walt cho rằng những nhà lãnh đạo thường lấy cớ địch thủ của quốc gia là những kẻ độc ác, khùng điên. Tác giả còn quên một điều là chúng còn có máu xâm lăng, mộng bá chủ. Đây không phải là cớ để Hoa Kỳ phải lâm chiến, nếu kẻ ác không động chạm gì tới quyền lợi của nước Mỹ. Thế nhưng bảo rằng TC chiếm toàn cõi Biển Đông là không đụng chạm đến Mỹ, Bắc Hàn chế tạo phi đạn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử là không nguy hiểm cho nước Mỹ, Iran hăm dọa sẽ chế tạo vũ khí nguyên tử để xóa nước Do Thái khỏi bản đồ thế giới là không nguy hại đến đồng minh của Mỹ, ... Các quốc gia kể trên cùng với cấp lãnh đạo của chúng nếu không độc ác, không điên khùng, không có mộng xâm lăng thì thử hỏi phải gọi chúng bằng những "từ ngữ ngoại giao" nào khác cho hợp với thực tế?

Giáo sư Walt lại đưa ra lý luận rằng nếu tấn công các quốc gia địch thủ thì họ cũng chẳng ngồi yên chịu đòn. Lẽ dĩ nhiên là như thế, đó là thực tế của chiến tranh và sẽ có thiệt hại cho cả đôi bên. Thế nhưng trở lại với chiến pháp thì, lập lại ở đây là "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

5. Kêu gọi Hòa Bình là không yêu nước

Dấu hiệu sau cùng là khi chính phủ quấn vào mình lá cờ quốc gia để gọi những kẻ hoài nghi về biện pháp sử dụng vũ lực là không yêu nước. Giáo sư Walt dẫn chứng rằng trong chiến tranh Việt Nam, tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã cáo buộc những kẻ phản chiến là giúp đỡ và khuyến khích cho kẻ thù. Chính quyền muốn cổ động cho chiến tranh buộc phải miêu tả những người phản đối họ là những kẻ yếu đuối, ngây thơ hoặc không có quyết tâm để bảo vệ cho nền an ninh quốc gia.

Giáo sư Walt lý luận rằng sau 17 năm chiến tranh chống khủng bố, người dân Hoa Kỳ đã quá quen thuộc với chiến tranh. Ngay cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đồng lòng ủng hộ việc tổng thống Trump ra lệnh phóng mấy chục hỏa tiễn hành trình vào Syria và cho rằng hành động này chứng tỏ tổng thống Trump hành sử đúng với cương vị của một vị tổng thống Hoa Kỳ. Giáo sư Walt kết luận rằng khi một chính phủ muốn lâm chiến thì sẽ tìm đủ mọi cách có thể để hăm dọa hoặc hạ thấp giá trị những người hoài nghi. Cách đáng tin cậy nhất để làm điều đó là thúc đẩy lòng yêu nước của họ.

Bàn về việc tổng thống Trump sẽ khai chiến ở đâu? Giáo sư Walt cho rằng sẽ là ở Trung Đông, Iran, vì hai lý do. Thứ nhất, Bắc Hàn đã có bom nguyên tử và Iran thì chưa, nên gây chiến với Bắc Hàn nguy hiểm hơn. Thứ nhì, dù rằng chỉ xảy ra chiến tranh thuần túy ở bán đảo Triều Tiên thì cũng khiến Nam Hàn, Nhật Bản và TC phải lo ngại. Trái lại, các quốc gia ở Trung Đông sẽ rất hài lòng với việc ông Trump đánh Iran thay cho họ.

Nhưng điều tiên đoán đó không có ý nghĩa gì vì, giáo sư Walt cho rằng chiến tranh với một trong hai quốc gia nói trên sẽ không xảy ra vì Hoa Kỳ chẳng có lợi gì khi lâm vào một cuộc chiến tranh nữa. Tuy nhiên ông không đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ là "Hoa Kỳ sẽ phản công nếu bị tấn công." Sự tấn công không nhất thiết phải là cuộc tấn công thẳng vào Hoa Kỳ, nhưng vào một trong các quốc gia đồng minh có ký hiệp ước phòng thủ quốc phòng với Hoa Kỳ, trong đó có Phi Luật Tân, Nam Hàn, Nhật Bản ở Châu Á cũng như các quốc gia thuộc khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Qua những nhận xét của giáo sư Walt, chúng ta thấy rõ ông chỉ có cái nhìn của một nhà ngoại giao, không có ý niệm căn bản về quân sự, và là một người không muốn nhìn thấy chiến tranh xảy ra khi ông còn sống. Đó là một quan điểm hẹp hòi và ích kỷ. Vì nó giúp kẻ địch có nhiều thời gian để phát triển sức mạnh, như thế con cháu của ông sẽ phải trả một giá rất đắt khi chiến tranh xảy ra.

Cũng vì không có kinh nghiệm về quân sự nên giáo sư Walt cũng tránh bàn luận đến các yếu tố thực sự khiến chiến tranh bùng nổ, trong đó có yếu tố bất ngờ, chỉ cần một bên, vì bất cứ lý do nào đó, nổ phát súng đầu tiên để khai mạc chiến tranh. Khi đó thì sức mạnh của tinh thần chiến đấu cùng với vũ khí tối tân sẽ quyết định thắng bại. Có lẽ giáo sư Walt quên câu  thành ngữ của Hoa Kỳ "The best defense is a good offense - Phương pháp phòng vệ tốt nhất là tấn công."

Dĩ nhiên là không ai thích chiến tranh, nhưng đôi khi chiến tranh là điều cần thiết để giải quyết những gì mà đường lối ngoại giao không thể làm được. Thế cho nên xin lập lại ở đây một lần nữa là "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Niccolò Machiavelli của Ý và Tôn Vũ của Trung Hoa cũng bàn về phương thức "Phòng thủ với mục đích phản công và tấn công," nghĩa là nếu phòng thủ thì phải mạnh, với mục đích tiêu diệt khả năng tấn công của đối phương, rồi sau đó tấn công khi địch đã bị yếu. Và trong trường hợp phải khởi đầu chiến tranh thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."

Lâm Viên

SL> Đại Tướng Dương Văn Minh, Công Và Tội © Tác giả : Trọng Đạt

Tránh cho 4 triệu đồng bào ruột thịt không đổ máu oan uổng và Sài Gòn
không chìm trong biển lửa : Từ tâm ấy, vài thế hệ về sau, lịch sử
VN quang minh sẽ luận đại công !
Chỉ  riêng có bọn tàn dư Đảng Cần Lao Công Giáo hoài Ngô bôi nhọ và
kết tội 
Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống cuối cùng của VNCH, thiết nghĩ, đó chính là hệ lụy phản Dân phản Nước từ 300 năm về trước
đến nay, vẫn chưa trút bỏ được hết  lòng "Cuồng Vọng " !
Nhóm LTLN / Paris

        Đại Tướng Dương Văn Minh, 

                       Công Và Tội

 © Tác giả : Trọng Đạt

Dương Văn Minh (1916-2001)
Sau khi miền nam VN mất về tay Cộng Sản ngày 30-4-1975 nhiều người kết tội Dương Văn Minh đầu hàng giặc, dâng nước cho Bắc Việt, họ nói vì ông mà miền Nam mất. Những người cảm tình với Dương Văn Minh nói ông có công cứu Sài Gòn và miền Nam Việt Nam thoát chết, “nếu ông không ra lệnh đầu hàng thì nó pháo kích chết hết !!!” Sau khi ra Hải ngoại trả lời phỏng vấn báo chí ông nói : “Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân”.
Sự thực ông ấy không có tội mà cũng chẳng có công, dù ông có hay không ra làm Tổng thống ‘hơn một ngày rưỡi’ thì tình hình miền nam VN và Sài Gòn cũng vẫn y nguyên như thế. Hẳn mọi người đều biết, vào thời điểm ấy miền nam VN hầu như vô chính phủ, các vị Tổng thống, Thủ tướng, các vị Bốn sao , Ba sao, các ông lớn…đều đã “tẩu vi thượng sách”, Việt Cộng đang tiến quân vào.
Ngược dòng thời gian tháng 11-1972 khi sắp ký Hiệp định Paris Hoa kỳ đã vội vã cung cấp cho VNCH khoảng gần 600 máy bay các loại gồm : 200 máy bay phản lực chiến đấu, khoảng 340 trực thăng các loại và mấy chục máy bay vận tải, thám thính, ba tiểu đoàn pháo binh 175mm, hai tiểu đoàn thiết giáp M-48, 286. (Theo Nixon, No More Vietnams, trang 170-171). Miền Bắc bị thiệt hại nặng sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, họ mất khoảng 100 ngàn quân, 700 xe tăng (Nguyễn đức Phương- Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 587), lại nữa cuối 1972, TT Nixon cho B-52 oanh tạc dữ dội Hà nội, Hải phòng đánh phá tan nát bộ máy chiến tranh của Bắc Việt”( No More Vietnams. Trang 158). Sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973, VNCH yên tâm vì tiềm năng quân sự miền Nam mạnh hơn miền Bắc.
Tuy nhiên tình hình thay đổi rất nhanh, cán cân lực lượng hai miền đã đảo ngược từ 1974, CS quốc tế vẫn tiếp tục vẫn viện trợ quân sự đều đặn cho Hà Nội: Giai đoạn 1969-1972 BV được Nga, Trung Cộng viện trợ 684,666 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật. Giai đoạn 1972-1975 họ nhận được 649,246 tấn hàng vũ khí, số lượng hàng viện trợ của hai giai đoạn tương đương nhau.(Bản tin của BBC.com ngày 5-10-2006). Theo Kissinger, Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Thàng 12- 1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris . Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn (Years of Renewal trang 481)
Trong khi đó miền nam bị Quốc hội Mỹ xiết cổ từ từ, Hạ Viện Mỹ 1972 Dân chủ chiếm đa số 242 ghế, Cộng Hòa 192 ghế, họ chống đối chiến tranh VN rất mạnh, trước hết họ cắt giảm quân viện xương tủy mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975, cón số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Ngày 15-8 -1973 ban hành luật của Quốc hội cắt bỏ tất cả các ngân khoản dùng trực tiếp gián tiếp cho các hoạt động quận sự Mỹ tại Đông Dương. Ngày 7-11-1973 Quốc Hội ban hành luật War Powers Resolution hạn chế quyền Tổng thống trong chiến tranh, Tổng thống muốn đem quân ra ngoại quốc phải đưa ra Quốc hội để trói tay hành pháp thì số phận của VNCH coi như đã được quyết định rồi .
Kỳ bầu cử Hạ viện Mỹ tháng 11-1974, Dân chủ chiếm đại đa số, tỷ lệ 66.9% Hạ viện với 291 ghế, Cộng Hòa 144 ghế. Dân chủ chống chiến tranh Đông Dương quyết liệt, cắt bỏ bất cứ ngân khoản viện trợ nào giành cho Đông Dương. VNCH lâm vào tình trạng đen tối. Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho miền Nam ngày càng thiếu thốn tiếp liệu đạn dược. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm trên 70%. Theo ông Cao Văn Viên nạn đào ngũ (Những ngày cuối VNCH trang 79) khiến cho quân số thiếu hụt. Hàng tháng lính đào ngũ trung bình lên tới 1,5 hay 2 phần trăm tổng số quân và như vậy hàng năm quân đội mất đi gần 1/4 quân số, hàng năm phải tuyển mộ từ 200 tới 240 ngàn người để thay thế số thương vong, đào ngũ nhưng trên thực tế không tuyển mộ được đủ số tân binh như phỏng định vì nạn trốn quân dịch.
Cuối năm 1973, đầu 1974 CSBV đánh chiếm Phươc Long để thăm dò Mỹ. Trước nguy cơ sụp đổ, TT Thiệu gửi thư cho TT Ford xin Viện trợ bổ túc 300 triệu. Tháng 3-1974 BV tấn công chiếm Ban Mê Thuột, Quốc hội Mỹ bác bỏ khoản viện trợ cho miền Nam và không chuẩn chi cho năm tới 1976.
Tình hình quân sự ngày càng thê thảm, ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH, trang 92) cho biết vào tháng 2-75, đạn tồn kho chỉ còn đủ dùng khoảng 30 ngày. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày. Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
Cuối tháng 3-1975, do kế hoạch tái phối trí lực lượng sai lầm của TT Thiệu đã khiến VNCH mất hai quân khu I và II, mất luôn cả hai quân đoàn 1 và II trong hai tuần lễ từ 14-3 tới 30-3-75. VNCH mất 5 sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 sư đoàn tổng trừ bị.. vũ khí đạn dược coi như mất hết, một phần lớn lọt vào tay Cộng quân.
BV hối hả đưa nốt 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn 1) vào Nam, Hà Nội dùng mọi phương tiện không quân, hải quân, đường bộ để chuyển quân gấp rút vào Nam bao vây Saigon. Họ dốc toàn bộ lực lượng vào Nam Lực lượng tham chiến của BV vào khoảng gần 20 Sư đoàn (gồm 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232, sáu trung đoàn đặc công, 6 trung đoàn độc lập). Vũ khí đạn dược của BV gấp bội lần năm 1972.
Trong thời gian này tại Hoa Thịnh Đốn Kissinger báo cáo trong phiên họp Nội các:
Toàn bộ lực lượng của QĐBV hiện đã vào nam, chỉ cần một Lữ đoàn TQLC là ta có thể chiếm hết miền Bắc, một sự vi phạm trắng trợn
(Larry Berman, No Peace No Honor trang 266)
Ông cũng nói “Chúng ta không còn tiền để chơi ván bài”, sự thật Hành pháp đã bị Quốc hội trói tay
Ngày 10-4-1975 VNCH còn hy vọng vào viện trợ khẩn cấp 722 triệu do TT Ford đưa ra Quốc hội, ngày 18-4 ngân khoản này bị bác bỏ. Nhiều chính khách nhận định khoản viện trợ này nếu được chấp thuận cũng chỉ kéo dài thêm sự hấp hối của miền Nam mà thôi. Ngày 21-4-1975 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên thay, mấy ngày sau ông Thiệu và Thủ tướng Khiêm rời Sài Gòn ra đi hôm 24-4..
Trở lại chuyện ông Dương văn Minh. Sải gòn có nhiều tin đồn về việc ông Dương Văn Minh sắp lên làm Tổng Thống thay Trần Văn Hương..
Cụ Hương lên thay ông Thiệu được bốn năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, giọng sướt mướt, vừa nói vừa khóc.
“Thưa đồng bào, tình hình hiện nay vô cùng bi đát… Một vùng Hai miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng Ba, vùng Bốn nay cũng đã bị nhiều sứt mẻ. Rồi mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống và rồi thủ đô Sài Gòn này sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh, tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hoà bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì. . hở trời!!. .
Người dân vừa sợ vừa thông cảm cho cụ già vì cụ quá thật thà, cụ đã đem hết mọi bí mật quốc gia nói huỵch toẹt trên đài phát thanh!! Thực ra nay cũng chẳng còn bí mật gì để giữ.
Những lời đồn nay đã thành sự thật, ông Dương văn Minh sẽ lên làm Tổng thống. Theo lời kể của ông Nguyễn đình Toàn trong bài “Đại Tướng Dương Văn Minh: Em Làm Chứng Cho Goa” (Người Việt Dallas, tháng 4-2011), ông Toàn và các ông Đỗ đình Tứ, Nguyễn Văn Bình đi thuyết phục Dương Văn Minh ra nhận nhiệm vụ, Đại tướng thất vọng nói:
“Đại Tướng trầm ngâm suy nghĩ, cúi đầu xuống một lúc rồi nói: “Em thấy đó, tối hổm Trung Tướng Đôn đã trình bày cho chúng ta biết về tình hình quân đội, về khả năng tái phối trí của quân đội… quân của mình hầu như tan hàng hết rồi, không thể nào có thể tái phối trí được nữa, quân tản mạn, phân tán khắp nơi, còn các kho vũ khí, súng đạn của mình trên nguyên tắc là dự trữ từ 3 đến 6 tháng, nay cũng không còn kiểm soát được nữa. Cả chục sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang áp sát Sàigòn, hàng chục ngàn hỏa tiễn 130 ly và 222 ly đang sẵn sàng bắn vào đây. Ngay cả chủ quyền tối thiểu của mình cũng không còn, phi trường Tân Sơn Nhất người Mỹ họ ra vào tự do, muốn đưa ai đi thì đưa, họ dùng đoàn xe MP và Thủy Quân Lục Chiến mở đường để đưa người của họ vào, Quân Cảnh mình có chặn lại cũng bị MP và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ lên đạn uy hiếp nên đành phải để cho họ đi… Tình hình như vậy em bảo làm sao mà ” Goa ” dám nhận nữa? Vậy em nghĩ sao?”
Ông Toàn và mấy người bạn nói
“Nếu Đại Tướng thương nước thương dân thì Đại Tướng phải biết hy sinh chứ? Nếu bây giờ Đại Tướng nói tình hình nó nguy hiểm như thế, nó khó khăn như vậy mà Đại Tướng không nhận nữa… thì Đại Tướng đâu có thương dân thương nước,
Tôi thuyết phục Đại Tướng cả gần tiếng đồng hồ như vậy, hai anh bạn tôi cũng nói thêm vào. Cuối cùng Đại Tướng nhìn thẳng vào tôi và nói:
“Bây giờ em nói sao? Em nói “Goa” phải ôm, nó là cái vạc dầu đang sôi, em biểu “Goa” ôm, “Goa” ôm rồi “Goa” chết một mình sao?”
Nghe lời thuyết phục của ông Toàn, về sau Đại Tướng Minh nhận ra trách nhiệm cứu nước.
Tình hình quân sự khi ấy vô cùng nguy khốn. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn Ba VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly của BV.
Phía Tây Bắc là Tuyến Củ Chi. Tuyến Bình Dương ở phía Bắc. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc. Tuyến Vũng Tầu và Quốc lộ 15 phía Đông. Tuyến Long An phía Nam . Lực lượng mỗi tuyến chưa tới một Sư đoàn trong khi VNCH gần hết đạn phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp năm, sáu lần với hỏa lực áp đảo.
Chiều ngày 28-4 Đại Tướng Dương Văn Minh lên nhậm chức Tổng Thống do Cụ Trần Văn Hương trao lại. Ông đọc diễn từ ngỏ lời cùng đồng bào, một lúc sau năm máy bay CS ném bom phi trường Tân Sơn Nhât gây kinh hoàng cho cả thành phố Sài Gòn.
Ðúng bẩy giờ đài BBC đọc bản tin tóm tắt về tình hình Việt Nam
“- Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử lên giữ chức vụ quyền Tổng thống thay thế ông Trần Văn Hương để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng.
-Năm phi cơ lạ ném bom phi trường Tân Sơn Nhất.
-Nhiều loạt súng nổ tại Sài Gòn không biết thuộc phe nào.”
Qua phần bình luận và nhận định người xướng ngôn cho biết lễ bàn giao chức vụ Tổng thống tại Dinh Ðộc lập chứng tỏ cho thấy sự tan rã của chính quyền Sài Gòn.
Sáng ngày 29-4 Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đọc Văn thư của Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tùy viên quân sự DAO phải rút lui trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngay sau đó đoàn trực thăng gồm 80 chiếc từ hạm đội vào phi trường Tân Sơn Nhất và tòa Ðại Sứ Mỹ để di tản 1,000 người Mỹ và 6,000 người Việt ra ngoài hạm đội sau 19 giờ bay liên tục.
Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”
Các Tướng Tư lệnh Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo, Lê Nguyên Vỹ, Trần Quang Khôi… đã chiến đấu rất anh dũng trong những giờ phút cuối cùng nhưng không cứu vãn nổi tình thế. Cộng quân đã phá vỡ các phòng tuyến VNCH và tiến vào Thủ đô Sài Gòn. Lúc 10 giờ rưỡi sáng 30-4-75, ông Dương Văn Minh kêu gọi các cấp quân đội giao nạp vũ khí cho Quân đội Cộng Hòa miền nam VN nơi gần nhất để tránh đổ máu vô ích. Lúc 12 giờ trưa, Quân dội BV tràn vào dinh Độc Lập bắt ông Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Tính ra ông Dương Văn Minh làm Tổng thống từ chiều tối ngày 28 -4 cho tới 12 giờ trưa 30-4 thì chỉ được có hơn một ngày rưỡi, chưa tới hai ngày. Nhiều người trách ông không rút về Quân khu Bốn tiếp tục chiến đấu nhưng vấn đề không đơn giản, nếu làm được thì người ta đã làm rồi. Khi ông vừa lên nhậm chức thì CSBV tấn công hối hả, ông chưa kịp trở tay thì đã bị địch sông vào dinh Độc lập thộp cổ rồi. Vấn đề rút về Quân khu Bốn không đơn giản, đạn dược còn bao nhiêu? tinh thần còn bao nhiêu? chiến đấu được bao lâu? Cầm chắc cái thua trong tay rồi chết thêm có lợi ích gì không?
Tác giả Vũ Ánh trong bài: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền, đăng trên trang mạng Nguoivietboston tháng 4-2012 đã tiếp xúc với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền khi ông tới đài Truyền hình Sài gòn chiều tối 28-4-1975. Cụ Phó cho biết đã nhịn nhục vào Tân Sơn Nhất gặp phái đoàn CS chỉ để yêu cầu họ đừng tấn công bằng hỏa tiễn vào Sài Gòn, chết người thêm vô ích. Cụ nói khi ông Thiệu bỏ đi ai cũng biết tình hình cuối cùng sẽ bi đát như hiện nay, cụ ra nhận trách nhiệm khi biết rõ không còn phương cách nào có thể cứu vãn được. Trước khi cụ quyết định nhiều người ngăn cản đừng dại gì làm việc trong hoàn cảnh này nhưng là kẻ sĩ thì không thể thiếu trách nhiệm được, thời bình thì xe ngựa xênh xang, khi đất nước tan hoang thì bỏ trốn.
Nhiều người trách ông Dương văn Minh đầu hàng giặc, nhưng nếu ông không ra cứu nước thì tình hình cũng không khác gì hơn. Chiều 28-4 các vị Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân đoàn Ba đã “tẩu vi thượng sách”. Cụ Hương biết làm gì hơn? cụ cũng sẽ lên đài phát thanh than thở, khóc lóc cùng đồng bào và Cộng quân cũng sẽ tiến vào dinh Độc Lập bắt tuyên bố đấu hàng, hoặc một người thay mặt cụ tuyên bố hàng. Ông Dương Văn Minh chẳng có tội gì với đất nước.
Nhiều người khen ông Minh có công cứu nguy Sài gòn, nếu ông không lên làm Tổng thống và nếu không kêu gọi đầu hàng thì Việt Cộng đã pháo kích chết hết, thành phố tan nát. Như đã nói ở trên Tướng Toàn thành lập năm tuyến phòng thủ Sài Gòn cách trung tâm thành phố 27 cây số, bằng tầm pháo cùa đại bác 130 ly của quân thù.
Tại trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975, Cộng quân không đánh theo lối bóc vỏ mà đánh chiếm thị xã trước rồi từ đó mới đánh ra các quận bên ngoài. Khi đánh Sài Gòn thì ngược lại, họ đánh theo lối bóc vỏ, tấn công phá sập các tuyến phòng thủ bên ngoài rồi mới tiến vào trung tâm thành phố. Mà thực ra sau khi vòng đai bảo vệ Sài Gòn sụp đổ thì các ổ kháng cự bên trong thành phố không còn bao nhiêu, VC chẳng cần phải pháo kích cho tốn đạn, ông Dương Văn Minh cũng chẳng có công trạng gì.
© Trọng Đạt
————————————————————
Tham Khảo
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Marvin Kalb and Bernard Kalb: Kissinger; Little, Brown and company 1974
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003
Vũ Ánh: 30 Tháng 4, 75 Và Cụ Nguyễn Văn Huyền, Nguoivietboston.com, tháng 4-2012..
Nguyễn Đình Toàn: Đại Tướng Dương Văn Minh: “Em làm chứng cho Goa nha!”, Người Việt Dallas, tháng 4-2011

Nam - Bắc Hàn *** Ông Kim Jong-un trở về Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử

Ông Kim Jong-un trở về Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử

Dân trí Sau một ngày họp thượng đỉnh bận rộn với nhiều hoạt động tại Khu phi quân sự liên Triều ở lãnh thổ Hàn Quốc hôm nay 27/4, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân đã trở về Triều Tiên.

Sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân đã cùng nhau tới dự tiệc tối ở tầng 3 của Nhà Hòa Bình.
Sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân đã cùng nhau tới dự tiệc tối ở tầng 3 của Nhà Hòa Bình.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại buổi tiệc mừng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại buổi tiệc mừng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có bài phát biểu tại sự kiện.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có bài phát biểu tại sự kiện.
Tiệc tối là một trong những hoạt động chính thức cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều, diễn ra hôm nay tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới giữa hai miền.
Tiệc tối là một trong những hoạt động chính thức cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều, diễn ra hôm nay tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới giữa hai miền.
Bà Kim Yo-jong (bên trái), em gái ông Kim Jong-un và hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, ngồi cùng bàn tiệc với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Bà Kim Yo-jong (bên trái), em gái ông Kim Jong-un và hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, ngồi cùng bàn tiệc với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên nâng ly chúc mừng kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh.
Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên nâng ly chúc mừng kết quả tích cực của hội nghị thượng đỉnh.
Ông Kim Jong-un nâng cốc cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook.
Ông Kim Jong-un nâng cốc cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và đệ nhất phu nhân Kim Jung-sook.
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol Ju cũng tới Hàn Quốc để tham dự tiệc tối.
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol Ju cũng tới Hàn Quốc để tham dự tiệc tối.
Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên gặp nhau trong 11 năm qua.
Đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên gặp nhau trong 11 năm qua.
Sau tiệc tối, hai nhà lãnh đạo và các phu nhân đã cùng tham dự một chương trình ca nhạc ngoài trời ở làng đình chiến.
Sau tiệc tối, hai nhà lãnh đạo và các phu nhân đã cùng tham dự một chương trình ca nhạc ngoài trời ở làng đình chiến.
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân ngồi ở hàng ghế danh dự.
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân ngồi ở hàng ghế danh dự.
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo được chiếu lên ở đại sảnh của Nhà Hòa Bình.
Hình ảnh hai nhà lãnh đạo được chiếu lên ở đại sảnh của Nhà Hòa Bình.
Ông Kim Jong-un tạm biệt Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc.
Ông Kim Jong-un tạm biệt Tổng thống và Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc.
Sau chương trình âm nhạc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân lên xe để trở về Triều Tiên.
Sau chương trình âm nhạc, nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân lên xe để trở về Triều Tiên.
Ông Kim vẫy chào sau khi lên xe.
Ông Kim vẫy chào sau khi lên xe.
Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã thông báo các kết quả quan trọng của hội nghị, trong đó có việc hai nước sẽ ký hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) trong năm nay.
Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, hai nhà lãnh đạo đã thông báo các kết quả quan trọng của hội nghị, trong đó có việc hai nước sẽ ký hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950- 1953) trong năm nay.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý hợp tác phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
An Bình
Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Trên thảm đỏ, Tổng thống Moon và phu nhân tiễn lãnh đạo Triều Tiên lên xe limousine Mercedes Benz đen trở về Bình Nhưỡng. Theo người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, ông Moon đã mời lãnh đạo Triều Tiên thăm chính thức Nhà Xanh, phủ tổng thống Hàn Quốc, và ông Kim Jong-un đã nhận lời.
Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Kim Jong-un là lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên kể từ năm 1953 bước qua đường phân giới quân sự giữa hai miền. Trong một hành động ngoại giao khéo léo, Kim Jong-un sau đó bất ngờ nắm tay Tổng thống Moon Jae-in và mời lãnh đạo Hàn Quốc bước sang phía bắc đường phân giới.
Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook (áo màu xanh) và Đệ nhất phu nhân Triều Tiên Ri Sol-ju ôm nhau khi chia tay. Đây là lần đầu tiên đệ nhất phu nhân của hai miền bán đảo gặp gỡ nhau. "Tôi rất mừng khi chồng tôi (Kim Jong-un) nói rằng hội nghị đã thành công. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp", bà Ri nói. Trong những tháng gần đây, bà Ri Sol-ju thường xuyên xuất hiện cùng chồng trong những dịp quan trọng có liên quan đến tình hình bán đảo liên Triều. Bà cùng tháp tùng lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thăm Bắc Kinh ngày 25-28/3.
Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Sau buổi hội đàm chiều 27/4, lãnh đạo Hàn Quốc - Triều Tiên đưa ra tuyên bố chung, khẳng định sẽ tái lập hòa bình hai miền trong năm 2018. Hai bên đồng ý hợp tác chặt chẽ hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên tuy nhiên không đưa ra lộ trình và cách thức cụ thể. 
Lãnh đạo Hàn - Triều nắm chặt tay nhau trong lễ chia tay
Đoàn xe đưa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từ khu phi quân sự trở về thủ đô Seoul trong tối ngày 27/4. Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố sẽ thăm Bình Nhưỡng trong mùa thu này. Dự kiến, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Ảnh: Reuters  AFP