Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

TIN VUI ĐẦU NĂM CHO ĐÀI LOAN - HỒNG KÔNG - BIỂN ĐÔNG Tran Hung


TIN VUI ĐẦU NĂM CHO ĐÀI LOAN - HỒNG KÔNG - BIỂN ĐÔNG
Tran Hung
image.png
Chuỗi sự kiện sau đây sẽ là cú sốc lớn cho Trung cộng nhưng sẽ là TIN MỪNG cho Đài Loan - Hồng Kông - Biển Đông, đó là:

1. Với Đài Loan: 

Ngày 31/12/2018, Tổng thống Trump đã chính thức ký phê chuẩn đạo luật Asia Reassurance Initiative Act ARIA - Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á, nhằm tái xác lập vị thế của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trước Trung cộng. Phía Đài Loan đã gửi lời cảm ơn Quốc hội và tổng thống Mỹ vì đạo luật ARIA sẽ giúp bảo đảm tăng cường hợp tác và duy trì quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với Đài Loan trong nhiều năm tới. Đặc biệt Đạo luật ARIA còn thể hiện sự “ủng hộ việc bán vũ khí thường xuyên cho Đài Loan”.



2. Với Hồng Kông:

Việc Anh quốc quyết định đặt căn cứ quân sự ở khu vực Đông Nam Á sẽ là chỗ dựa tinh thần cho phong trào đòi Dân chủ ở Hồng Kông, bởi trong lúc quẫn bách trước làn sóng đòi ly khai, đòi dân chủ ở Hồng Kông, khả năng rất cao Trung cộng sẽ tái hiện một Thiên An Môn phiên bản mới tại Hồng Kông nếu Anh, Mỹ vẫn đứng ở xa để vấp phải "nước xa không cứu được lửa gần".

3. Với Biển Đông:

Điểm nhấn trong Đạo luật ARIA là cho phép Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ cùng chi trả khoản ngân sách 1,5 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm để củng cố các mối hợp tác về kinh tế, ngoại giao và an ninh với những đồng minh chiến lược ở khu vực. Điều này sẽ làm cho khối ASEAN cảm thấy tự tin hơn để chọn Mỹ - bỏ Trung cộng như lời của ông Thủ tướng Singapore đã nói tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á với sự có mặt của phó tổng thống Mỹ Mike Pence rằng "đã đến lúc ASEAN hoặc chọn Mỹ hoặc chọn Trung cộng".

Như vậy, mọi bước đi của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump đều hướng trọng tâm về phía Trung cộng kèm lời tuyên bố sẽ "xóa sổ chủ nghĩa xã hội" trước Đại hội đồng Liên hợp quốc". Đây là đại hỷ của các dân tộc đang bị Trung cộng dọa giẫm, cưỡng bứt, bắt nạt. 

Cá nhân cảm thấy rất vui vì ngày nước Việt xóa cộng - thoát Trung đã đến rất gần. Ngoài niềm vui lớn này thì còn được niềm vui nho nhỏ về mặt tinh thần khi mọi dự đoán, tiên liệu đều có kết quả rất mỹ mãn./.
Tran Hung. 

NÓNG BỎNG ĐÀI LOAN VÀ BIỂN ĐÔNG HẬU BẦU CỬ QUỐC HỘI MỸ

Gần như là quy luật, mỗi khi Mỹ ủng hộ Đài Loan là Trung cộng giận dữ, dọa cắt đứt quan hệ với Mỹ, hủy các cuộc gặp song phương giữa quan chức hai nước rồi sau đó tự hạ nhiệt, tự nối lại liên lạc với Mỹ. 

Lần này cũng vậy, phía Trung cộng hủy chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hồi tháng trước, tiếp đãi lạnh nhạt khi Ngoại trưởng Mike Pompeo ghé Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị chỉ trích Mỹ gay gắt tại Manila, Bộ trưởng quốc phòng Ngụy Phụng Hòa xỉa xói Mỹ tại Hội nghị Hương Sơn để rồi ngày 11/11/2018 hai tay này cùng Dương Khiết Trì có mặt ở Washington để hội đàm cùng James Mattis và Mike Pompeo. Các nhà bình luận cho rằng đây là cuộc hội đàm "làm nền" cho cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 giữa Trump với Tập vào cuối tháng 11 này. Báo chí Việt Nam chạy tít tiêu đề đây là dấu hiệu hạ nhiệt Mỹ - Trung. Tuy nhiên theo cảm nhận của cá nhân thì đây không phải là hành động "hòa hiếu" mà có khả năng cao sau cuộc hội đàm lần này, quan hệ Mỹ - Trung sẽ bước lên một nấc thang căng thẳng mới khởi phát từ Đài Loan. 

Ngay khi mới vừa thắng cử tổng thống, Trump đã nhận điện thoại của bà tổng thống Thái Anh Văn và ủng hộ chính sách "một Trung Hoa", sau đó Trump ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng - NDAA, trong đó cam kết hỗ trợ quân sự cho Đài Loan. Và nay, sau khi cuộc bầu cử giữa kỳ đã ngã ngũ, tuy Đảng Cộng hòa chỉ nắm được Thượng viện và Dân chủ nắm Hạ viện nhưng những gương mặt dưới đây sẽ thôi thúc chính quyền ông Trump gia tăng thêm sức nóng tại Đài Loan và Biển Đông, cụ thể:

1. Tại Thượng viện:

Thượng nghị sỹ Jim Inhofe (Iowa) hay James Risch (Wisconsin) sẽ tiếp nhận vai trò của John McCain và Bob Corker tại Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại. 

Thượng nghị sỹ Jim Inhofe là người luôn ủng hộ  Đài Loan mạnh mẽ, ngày 16/3/2018, Trump đã ký ban hành Luật Đi lại Đài Loan, Luật mới này nói rằng, “những thành tựu về dân chủ ở Đài Loan đã cổ vũ nhiều nước và người dân tại khu vực“. Ngay lập tức Thượng nghị sỹ Jim Inhofe có những phát biểu sau:

- Tui hoan nghênh việc thông qua luật mới, vì nó mở ra các cuộc gặp cấp cao “vô cùng có giá trị, đặc biệt là trong lúc Trung cộng tiếp tục yêu sách chủ quyền trên biển Đông“.

- Luật mới này là “một công cụ quan trọng để chúng ta tiếp tục đảm bảo Đài Loan có khả năng tự bảo vệ chính mình và vẫn là đối tác trung thành của Mỹ tại khu vực“.

2. Tại Hạ viện:

Bà Nancy Pelosi (California) ứng viên cho ghế Chủ tịch Hạ viện, Brad Sherman (California) và Joaquin Castro (Texas) ứng viên cho ghế Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương đều là những gương mặt lão luyện, chủ trương cứng rắn hơn về nhân quyền (gắn nhân quyền với thương mại), xử lý quan hệ với Trung công và vấn đề Biển Đông. 

Một số Hạ nghị sỹ  có tầm nhìn chiến lược về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như tân Hạ nghị sỹ Tom Manilowski (New Jersey) từng là Trợ lý ngoại trưởng phụ trách dân chủ nhân quyền thời Obama. Đặc biệt Hạ nghị sĩ gốc Việt duy nhất là Stephanie Murphy (Florida) tái cử, người sẽ rất quan tâm đến Việt Nam vì là hậu duệ của VNCH,...

Như vậy, thời gian tới, quan hệ Mỹ - Trung sẽ chuyển sự căng thẳng sang lãnh địa mới đó là chính trị - quân sự mà điểm nóng Đài Loan sẽ là ưu tiên số 1 của Mỹ và Biển Đông sẽ là ưu tiên 1' của chính quyền Trump. Với Việt Nam thì Mỹ sẽ tái tục Hiệp định Paris 1973, với Đài Loan thì Mỹ sẽ đeo đuổi chính sách "một Trung Hoa".

Nói lại về khái niệm "một Trung Hoa", trước năm 1949, dưới chế độ của Tưởng Giới Thạch thì Đài Loan và Đại Lục là một nhà nước có tên là Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên do Mao Trạch Đông đã gây ra nội chiến và Tưởng Giới Thạch bị đánh bại vào năm 1949 phải chạy ra Đài Loan tiếp tục duy trì chính phủ cho đến nay. Trước năm 1970, Mỹ và Đài Loan có quan hệ gắn bó, Đài Loan là thành viên của Liên Hợp Quốc trong khi Trung cộng đứng ngoài. Tuy nhiên, khi Nixon dưới sự dàn xếp của Kissinger đã đến Bắc Kinh vào năm 1972, phía Trung cộng đưa ra yêu sách buộc Mỹ chấp nhận nguyên tắc "một Trung Hoa" và Nixon chấp thuận. 

Thế nhưng theo cách hiểu của Mỹ và Đài Loan thì chính sách "một Trung Hoa" chỉ để nhằm thừa nhận rằng cả hai bên eo biển Đài Loan đều thừa nhận sự tồn tại của chỉ một nước Trung Hoa mà không chỉ rõ bên nào có quyền cai quản Đài Loan. Bởi mặc dù chính phủ của Tưởng Giới Thạch đã chạy ra Đài Loan năm 1949 nhưng họ vẫn là một chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận, trên danh nghĩa họ vẫn là một chính phủ của toàn bộ Đại Lục còn phía Mao Trạch Đông dù cướp được chính quyền nhưng không được Liên Hợp Quốc thừa nhận. 

Vì vậy, mặc dù từ khi Đài Loan bị Trung cộng dùng chính sách ngoại giao hất khỏi Liên Hợp Quốc vào năm 1971 nhưng theo cách hiểu của Đài Loan kể cả Mỹ thì chính sách "một Trung Hoa" vẫn là khái niệm mơ hồ. Đến năm 1992, Đài Loan và Trung cộng đã ký bản thỏa thuận với cam kết rằng "duy trì hiện trạng không thống nhứt, không độc lập, không vũ trang". 

Tuy nhiên hiện nay, khi Trung cộng mạnh lên, mộng bá quyền phình to thì  dân Đài Loan hoài nghi về ý tưởng "một Trung Hoa" cũng như sự chân thành của Trung cộng tại bản "thỏa thuận 1992". Vì vậy khát vọng có được một Đài Loan độc lập, tách rời khỏi Đại lục mãi mãi đang trào dâng trong lòng dân Đài Loan, điều này càng được củng cố mạnh mẽ khi bà Thái Anh Văn lên làm tổng thống đã bác bỏ "đồng thuận 1992, tuyên bố chính phủ Đài Loan không chấp nhận hạn định mà Trung cộng đưa ra để Đài Loan chấp nhận các điều khoản "chống lại ý dân". Phía Trung cộng mà đại diện là Tập Cận Bình vào ngày 27/6/2018 khi tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lại tiếp tục tuyên bố "Chúng tôi không để mất dù chỉ một tấc đất lãnh thổ do tổ tiên để lại", tuyên bố này của Tập Cận Bình càng thôi thúc Đài Loan sớm tuyên bố độc lập hơn. 

Chỉ có Mỹ là quốc gia đủ sức ủng hộ Đài Loan độc lập và hiện nay chỉ có tồng thống Trump mới đủ dũng khí làm điều này bởi khi Đài Loan tuyên bố độc lập sẽ khó tránh khỏi bị Trung cộng tấn công vũ lực. Nhưng nếu trong thời gian tại vị của mình mà Trump không ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập thì sau này Trump sẽ cắn rứt lương tâm khi chứng kiến Trung cộng nuốt chửng Đài Loan, tàn sát dân Đài Loan như Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông,...

Để bảo vệ Đài Loan tuyên bố độc lập thì Trump phải gia tăng bán vũ khí cho Đài Loan như các tiền nhiệm đã từng làm nhưng với cơ số lớn hơn gấp nhiều lần, đồng thời phải bảo bọc Đài Loan bằng sự hiện diện lực lượng binh sỹ đông đúc hơn, tinh nhuệ hơn với hệ thống vũ khí tối tân hơn. 

Từ cơ sở nhận định trên, khả năng tại cuộc hội đàm của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai nước Mỹ - Trung kỳ này, phía Mỹ sẽ thông báo cho Trung cộng những thông điệp trên, tức sẽ chuyển giao vũ khí cho Đài Loan và sẽ tăng cường sự hiện diện  quân sự tại eo biển Đài Loan. 

Đài Loan tuyên bố độc lập song hành với Hiệp định Paris 1973 được tái tục để tái lập nền dân chủ, tự do đúng nghĩa trên toàn cõi Việt Nam thông qua tổng tuyển cử tự do, tái tục Hiệp định Paris 1973 làm nền cho việc xóa sổ cộng sản độc tài, đuổi cổ Trung cộng ra khỏi Biển Đông../.
Tran Hung.

__._,_.___
View attachments on the web

Posted by: Truc Chi <trucsonchi@yahoo.com>
Reply via web postReply to senderReply to groupStart a New TopicMessages in this topic (1)

Check out the automatic photo album with 1 photo(s) from this topic. 
image.png

 
Have you tried the highest rated email app?
With 4.5 stars in iTunes, the Yahoo Mail app is the highest rated email app on the market. What are you waiting for? Now you can access all your inboxes (Gmail, Outlook, AOL and more) in one place. Never delete an email again with 1000GB of free cloud storage.

Yahoo! Groups
 Privacy  Unsubscribe  Terms of Use
SPONSORED LINKS
.
 
__,_._,___


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét