Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Tin vắn cuối tuần - Mời vào đọc


Andy
Mỹ cảnh báo tàu cá Trung Cộng có thể châm ngòi đụng độ trên biển
Bản tin tháng 10/2014 của tờ AP Seoul đưa tin về cuộc đụng độ giữa tàu cá Trung Cộng hoạt động phi pháp tại biển Hoàng Hải và không quân Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc. (Ảnh: SCMP)
See the source image

“Sự tham lam vô độ” của Trung Cộng đối với các nguồn hải sản đang gia tăng, gây căng thẳng đối với các quốc gia Nam Mỹ trong việc bảo đảm  ranh giới trên biển, theo một bản tin ngày 13/12 trên trang web Dialogo, thuộc Bộ Chỉ huy miền Nam Hoa Kỳ.
Các quốc gia trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng bởi những hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp tại khu vực này, mà hầu hết là do các tàu cá Trung Cộng thực hiện.
Peru và Argentina đã chứng kiến cảnh dàn trận của “một băng nhóm lớn nhất thế giới về những con tàu loại này” tại khu vực, theo ông Juan Carlos Sueiro, Giám đốc tổ chức nghề cá Peru thuộc tổ chức chính sách và bảo tồn đại dương Oceana.
“Đó không phải là cá mà họ nuôi ở vùng biển quốc tế, và sự hiện diện cự ly gần của họ là điều gây tranh cãi. Một ví dụ là, tổ chức Oceana đã thực sự xác định được các tàu vào vùng biển của người Peru nhưng không có giấy phép hoặc có ID trùng lặp”, ông Juan cho hay.
Cũng theo ông Juan, những con tàu chở cá đông lạnh có thể được phát hiện tại các vùng biển quốc tế, vận chuyển hải sản và nhiên liệu cùng vật tư. Đồng thời các hoạt động trung chuyển nhằm rửa tiền lợi nhuận từ việc đánh bắt phi pháp của Trung Cộng cũng đã bị phát hiện.
Nhiều quan chức và chuyên gia đã cảnh báo, nhu cầu đánh cá gia tăng và cạnh tranh cũng gia tăng, trong khi đó trữ lượng cá suy giảm có thể gây ra những xung đột mới. 
Trữ lượng cá trên khắp Trung Cộng đã bị thu hẹp đáng kể. Nhưng Bắc Kinh đã mở rộng đội tàu đánh cá xa bờ của họ, và những tàu này đã tham gia vào các cuộc tranh chấp xa xôi tại Argentina, nơi lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã đánh chìm tàu và bắn thẳng vào thuyền của họ. Tại châu Phi, các công ty Trung Cộng  đang xây dựng các cơ sở chế biến cá.
Trong một bài báo tháng 9/2017, cựu Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu James Stavridis và một đồng tác giả đã lưu ý rằng, Bắc Kinh đang chi hàng trăm triệu USD hàng năm để trợ cấp cho đội tàu đánh bắt xa bờ, và lực lượng bảo vệ bờ biển của họ thường hộ tống những con tàu đó trong khi chúng đánh bắt cá phi pháp. “Như vậy, chính phủ Trung Cộng đang trực tiếp cho phép và quân sự hóa việc cướp tài nguyên đại dương trên toàn thế giới”, bài báo cho biết.
Trung tá Kate Higgins-Bloom, thuộc lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ đã viết trong một bài báo tháng 9/2018 rằng: “Cuộc đấu tranh về quyền khai thác cá có thể biến thành một cuộc xung đột quân sự lớn”.
Indonesia đã từng cho nổ tung những chiếc thuyền đánh bắt cá bất hợp pháp, bao gồm cả một tàu Trung Quốc, và bộ trưởng bộ thủy sản của nước này đã nói rằng những gì tàu đánh cá Trung Quốc “đang làm là không đánh bắt cá, đó là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”.
“Không có gì phải lo lắng [về xung đột với các quốc gia khác] vì chúng tôi có các tàu chính phủ bảo vệ chúng tôi”, một ngư dân Trung Quốc cho biết vào tháng 9 /2017, sau khi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông hết hạn.
Thành Minh
Tổng thống Đài Loan kêu gọi thế giới giúp đỡ ‘đối phó’ với Bắc Kinh
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. (Ảnh: CNA)
Tổng thống Thái Anh Văn trong một cuộc phỏng vấn đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ nền dân chủ của Đài Loan trước các mối đe dọa từ Trung Quốc, hãng tin Reuters đưa tin hôm thứ Bảy (5/1).
Trả lời phỏng vấn Reuters, bà Thái đã đề cập tới bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 2/1, ngày mà Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 40 năm chính quyền nước này gửi thư cho “Đồng bào Đài Loan”. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập úp mở về việc có thể dùng vũ lực để ép buộc Đài Loan thống nhất.
Bà Thái hi vọng cộng đồng thế giới nên xem những lời đe dọa trong bài phát biểu của ông Tập một cách nghiêm túc và hãy lên tiếng ủng hộ Đài Loan, cũng như giúp đỡ hòn đảo này. Và bà ám chỉ rằng nếu các nền dân chủ trên thế giới không giúp Đài Loan, thì sau khi Bắc Kinh đạt được mục tiêu trên quê hương của bà, được thể, sẽ nhắm mục tiêu tiếp theo là một nền dân chủ khác trên thế giới.

Chuyên gia Mỹ: Trung Cộng  nên nghĩ kỹ trước khi dọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ (Dọa đánh chìm Mẫu Hạm Mỹ chỉ là trò trẻ con)

Cựu đại tá hải quân Mỹ cho rằng Bắc Kinh cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi lên tiếng đe dọa đánh chìm hai tàu sân bay của Washington như tuyên bố gần đây của một tướng Trung Cộng.



Hai tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc áp sát nguy hiểm trên Biển Ä Ã´ng hồi tháng 9/2018 (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Hai tàu chiến của Mỹ và Trung Cộng áp sát "nguy hiểm" trên Biển Đông hồi tháng 9/2018 (Ảnh: Hải quân Mỹ)

Theo bài bình luận trên Fox News của chuyên gia Mỹ Jerry Hendrix, một cựu đại tá Hải quân Mỹ và hiện là Phó chủ tịch công ty tư vấn chuyên về quốc phòng Telemus Group, Trung Cộng đã để lộ sự lo lắng chiến lược chưa từng thấy của nước này trong bối cảnh tác động của rào cản thuế quan trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang phủ bóng lên nền kinh tế, còn tham vọng giành lại vị thế quyền lực lịch sử của Bắc Kinh tại châu Á dường như cũng bị cản trở.

Vào ngày 20/12, phát biểu tại một hội nghị công nghiệp quân sự, Chuẩn Đô đốc Lou Yuan, phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Cộng, tuyên bố điều khiến Mỹ sợ nhất là thương vọng và cách dễ nhất để đánh bại Mỹ, đối thủ lớn nhất của Trung Cộng, là đánh chìm hai Mẫu Hạm của Washington. Điều này đồng nghĩa với việc 10.000 thủy thủ sẽ thiệt mạng.

“Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”, Đô đốc Lou tuyên bố.

Là học giả quân sự mang quan điểm “diều hâu” tại Trung Cộng, ông Lou Yuan cho rằng nếu Mỹ mất hai Mẫu Hạm , các tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, sẽ được giải quyết. Ông Yuan tuyên bố các tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình của hải quân Trung Cộng hiện đủ sức xuyên thủng các lớp phòng thủ của hạm đội hộ tống, từ đó tấn công trực diện vào Mẫu Hạm Mỹ

Phát ngôn của ông Lou được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình cảnh báo Trung Cộng “bảo lưu phương án sử dụng mọi biện pháp cần thiết” để đảm bảo “thống nhất hòa bình” Đài Loan. Ông Tập cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh sẵn sàng “chiến đấu trong cuộc chiến đẫm máu với các kẻ thù” của Trung Cộng. Nhà lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố “tái thống nhất là xu thế của lịch sử và là con đường đúng đắn, theo đó việc Đài Loan đòi độc lập sẽ là con đường cùng”.

Đây rõ ràng là sự “leo thang” mạnh mẽ trong các tuyên bố của chính quyền Trung Cộng. Cùng với những phát ngôn cứng rắn khác do các quan chức Bắc Kinh đưa ra ngày càng nhiều, có thể nhận thấy rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và những người ủng hộ ông đang bị hoang mang bởi những sự kiện xảy ra gần đây liên quan tới Trung Cộng.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ban lãnh đạo Trung Quốc xác định rằng thời cơ của nước này đã tới. Bắc Kinh quyết tâm giành lại vai trò lịch sử của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, tham vọng của Trung Cộng gặp nhiều trở ngại. Chủ tịch Tập Cận Bình và đội ngũ của ông nhận ra rằng những sáng kiến về quân sự, ngoại giao, kinh tế của Trung Cộng không đạt được nhiều thành tựu, thậm chí vấp phải sự phản kháng ngày càng tăng từ các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay vì xích lại gần Trung Cộng như nước này kỳ vọng.

Ở thời điểm hiện tại, các biện pháp áp thuế trừng phạt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế Trung Cộng, dẫn tới sự thất bại trong chiến lược rộng lớn hơn của ông Tập Cận Bình và tạo ra nguy cơ với chính đảng cầm quyền Trung Cộng.

Phản ứng của Mỹ khi bị tấn công


Nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan và John C. Stennis của Mỹ đi qua biển Philippines hồi tháng 11/2018. (Ảnh: US Navy)
Nhóm tác chiến Mẫu Hạm Ronald Reagan và John C. Stennis của Mỹ đi qua biển Philippines hồi tháng 11/2018. (Ảnh: US Navy)

Ông Jerry Hendrix cho rằng những nỗ lực tuyệt vọng của Trung Cộng nhằm giành lại vị thế của mình đã cho thấy sự thiếu hiểu biết của Bắc Kinh về văn hóa Mỹ.

Trung Cộng nghĩ rằng sự thiếu tập trung chiến lược của chính quyền George W. Bush và chính sách đối ngoại “lãnh đạo từ phía sau” thụ động của chính quyền Barack Obama là sự sa sút và thụt lùi của Mỹ. Nhưng trên thực tế, các khía cạnh mang tính nền tảng của nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh và tinh thần chiến đấu của nước Mỹ chưa bao giờ tàn lụi, có chăng chỉ đang trong trạng thái "ngủ" mà thôi.

Theo Jerry Hendrix, với những ai tin rằng việc đánh chìm hai Mẫu Hạm của Mỹ sẽ tạo ra xung lực khiến Mỹ rút lui, tức là họ chưa hiểu về lịch sử của nước Mỹ cũng như tác động của hàng loạt sự kiện như vụ chìm tàu Lusitania, vụ tấn công Trân Châu Cảng và vụ tấn công tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới, tới tinh thần dân tộc của nước Mỹ.

Bất kỳ cuộc tấn công nào bằng máy bay tầm xa, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo nhằm vào một tàu sân bay của Mỹ chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng nhằm vào những căn cứ nơi các vũ khí đó được phóng ra, những thiết bị cảm biến đi kèm và cả những hệ thống kiểm soát chỉ huy dẫn đường. Sau đó, Mỹ sẽ chuyển hướng sự tập trung sang các hạm đội của Trung Cộng.

Ông Jerry Hendrix phỏng đoán trước khi Trung Cộng hiểu chuyện gì đang diễn ra, nước này sẽ bị cắt nguồn cung từ nước ngoài các năng lượng và nguyên liệu thô, vốn được dùng để vận hành nền kinh tế xuất/nhập khẩu. Trong vài tuần, Trung Cộng sẽ sống trong cảnh không còn nhiên liệu và các nhà máy sẽ phải đóng cửa.

Trong khi đó, ông Jerry Hendrix nhận định nền kinh tế Mỹ, quốc gia có nguồn tài nguyên nội địa dồi dào, đủ sức vượt qua khó khăn ngay cả khi Trung Cộng tìm cách leo thang căng thẳng và tấn công các mục tiêu ở Bắc Mỹ.

Jerry Hendrix cho rằng đối với Trung Cộng, phương án tốt nhất của nước này là kiểm soát giọng điệu khiêu khích và bước vào bàn đàm phán với Mỹ với sự tin tưởng và cởi mở để giải quyết các vấn đề về thương mại đang gây căng thẳng trong quan hệ song phương, thay vì tìm cách phô trương sức mạnh.

Theo Jerry Hendrix, Chủ tịch Tập Cận Bình cần nỗ lực hơn nữa trong việc hiểu vị trí chiến lược thực sự của mình, đồng thời ghi nhớ rằng ông đang thực hiện một công việc khó khăn là dẫn dắt “con hổ” Trung Cộng. Trong khi đó, nước Mỹ cần đi theo sự lãnh đạo của Tổng thống Trump và quyền Bộ trưởng Quốc phòng mới Patrick Shanahan.

Cả Tổng thống Trump và Bộ trưởng Shanahan đều nhận ra rằng nước Mỹ đang ở trong kỷ nguyên của cạnh tranh quyền lực, đòi hỏi những nỗ lực nhiều hơn với trọng tâm đối phó là Trung Quốc. Trong cuộc họp với các nhân viên Lầu Năm Góc ngày 2/1, ông Shanahan đã nhắc nhở cấp dưới đặc biệt lưu ý đến mối đe dọa từ “Trung Cộng, Trung Cộng, Trung Cộng”.

Thành Đạt
Theo Fox News

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét