Thân phận người đàn bà sau ngày tang thương của đất nước 30.4.1975.
Đọc để thương cảm cho những bất hạnh của đời người, nhất là đối với phái nữ.
Đọc để có thể bắt gặp dược một hoàn cảnh tương tư nào đó xẩy ra với chính họ hàng hay người quen biết nào đó của mình.....
Sợi Tóc – Đỗ Tiến Đức
Thân phận người đàn bà sau ngày tang thương của đất nước 30.4.1975.
Lái xe vào bãi đậu, rồi tắt máy, nhưng khi tay tôi vừa định mở cửa để bước lên phòng làm việc, thì tự nhiên tôi dừng lại. Có lẽ đôi mắt tôi khi ngước nhìn tòa nhà mới xây xong làm cơ sở của tòa báo, tôi đã bất chợt gặp phía trên cao một mảng trời xanh với những dải mây xám bạc như cảnh mùa thu mà tôi đã nhiều lần trông thấy trong đời và nó đã trở thành quen thuộc như một phần của cuộc đời tôi… Những áng mây đó đã gợi nhớ trong tôi loáng thoáng những kỷ niệm giống như tôi đang nhìn lại những tấm hình dán trong cuốn album mà tay tôi lật những trang qua rất nhanh…
Trước hết là khi mới mười lăm tuổi, học đệ ngũ Trường Trung Học Nguyễn Trãi Hà Nội, một truyện ngắn tôi lấy tên là Mây Mùa Thu đã được giải thưởng của báo Nhân Loại. Rồi thì một buổi chiều trên đê sông Hồng, tôi và mấy người bạn gặp nhau lần cuối để sáng mai tôi theo gia đình xuống Hải Phòng đi tầu thủy di cư vào Nam còn mấy người bạn tôi ở lại miền Bắc. Chúng tôi ngậm ngùi ngồi bên nhau, nhìn sang bên kia sông, dòng sông cạn nước, nằm dưới khung trời vẫn lên những dải mây xám bạc. Rồi thì áng mây đó trong bức hình chụp bên những thắng cảnh, lưng đồi vào những ngày chúng tôi đi chơi trong tuần trăng mật ở Đà Lạt. Rồi thì những chiều ngồi bó gối nhớ vợ nhớ con ở trại lính trên cao nguyên, tới những chiều trong trại tù Phú Quốc, nhìn áng mây xám bạc dong duổi theo gió mà tự hỏi “biết ra sao ngày mai” cho cuộc đời mình.
Những áng mây tình cờ nhìn thấy vào giữa giờ công việc chạy không kịp thở của nghề làm báo đã khiến thân thể thêm trì trệ, vì trí óc tôi đang dấy lên một nỗi lười biếng và muốn được nghỉ ngơi. Nhưng tôi đã tỉnh lại ngay vì tôi biết tôi còn quá nhiều việc phải làm.
Bước vội vào tòa báo, tôi thấy một bà cụ đang đứng bên bàn Jessica, cô thư ký phụ trách nhận đăng rao vặt. Tiếng cô Jessica khiến tôi chú ý:
– Cùng là mục “Tìm người thân” mà Bác đăng 4 cái rao vặt khác nhau làm chi cho tốn tiền? Sao Bác không đăng chung làm một cái?
Tiếng người đàn bà:
– Không được, cô ạ. Bốn cái rao vặt của tôi là tìm những người khác nhau mà. Đây này, một cái tôi tìm bốn đứa con của tôi với ông chồng trước, một cái tôi tìm một đứa con với ông chồng sau, còn hai cái rao vặt này tôi tìm hai ông chồng…
Tôi tò mò quay lại nhìn bà thân chủ. Bà này chắc chưa tới bẩy chục, không biết đời sống ra sao mà phải đăng báo kiếm hai ông chồng trước và hai đàn con khác bố của bà? Tôi nghĩ đùa, chả lẽ bây giờ bà đang sống với một ông chồng nữa và có thêm bầy con mới? Nhưng khi nhìn bà này tôi chợt cảm thấy có nét quen quen, hình như tôi đã gặp trước đây ở đâu đó mà ngay lúc này tôi chưa thể nhớ ra..
Tiếng cô Jessica:
– Vậy thì xin bà tổng cộng tám chục đô.
Bà già móc tiền ở trong bóp ra, vừa đếm vừa đặt xuống mặt bàn. Khi bỏ tiền dư vào bóp, bà lấy ra một tấm vé số, đưa cho cô Jessica:
– Tặng cô tấm vé lấy hên.
Đến đây thì tôi biết tôi đã gặp bà già này ở đâu rồi. Lập tức cả người tôi nóng bừng lên. Mấy tháng nay tôi đã bỏ nhiều thì giờ lang thang ở khu Little Saigon để kiếm bà già này nhưng không thấy. Tôi vội bước tới đối diện với bà, nhìn thẳng vào mặt bà, tuy cố trấn tĩnh nhưng giọng tôi vẫn lạc đi:
– Bác. Có phải bác hay đi cho người ta vé số ở khu Little Saigon không?
– Dạ thưa ông, thỉnh thoảng thôi, chỉ khi nào tôi khoẻ, đi xe buýt được.
– Tại sao bác cho mọi người vé số?
– Tôi mong cho người ta được hên.
– Sao Bác không đề tên bác hay số phone vào tấm vé để khi người ta trúng thì người ta liên lạc với bác?
– Liên lạc với tôi làm gì?
– Thì người ta báo tin người ta trúng số.
– Người nào trúng là số người đó hên thôi, báo cho tôi hay làm gì?
– Bác không muốn người ta cảm ơn Bác, chia tiền cho Bác à?
– Không. Tôi tặng vé số cho mấy người tôi gặp cũng giống như tôi mua chim rồi phóng sinh mà. Có ai thả chim mà mong chim nó đẻ trứng cho mình ăn đâu. Mình làm phước là mình tạo công quả cho đời sau của mình bớt khổ đau đấy, ông ạ.
Đến đây thì tôi thốt lên:
– Bác biết không, tấm vé số mà Bác cho tôi cách đây 6 tháng, tôi đã trúng độc đắc được ba triệu đô-la. Đây, tôi đã dùng tiền trúng số để mua cái nhà này làm tòa báo. Khi tôi đăng báo là tôi trúng số độc đắc, thiên hạ không tin, bảo là tôi đã lấy tiền của Việt cộng… Tôi bèn in lên báo tấm vé số trúng, đăng cả hình tôi đi lãnh tiền, thì người ta lại xuyên tạc đây là trò rửa tiền, nghĩa là đã mua lại tấm vé số trúng độc đắc bằng tiền của Việt cộng… Tôi cứ ra khu Little Saigon đi vòng vòng kiếm Bác, hỏi thăm người ta có ai gặp bà già hay cho vé số không thì không ai biết…
Bà già cười:
– Tôi đau mấy tháng nay rồi, ông ơi. Chắc là tôi sắp chết rồi nên tôi mới đi đăng báo kiếm các con tôi, các ông chồng tôi. Liệu tôi có gặp được các con tôi và các ông chồng tôi không hả ông? Mà xin lỗi ông, ông làm ở nhà báo này hả?
Cô Jessica nói nhanh:
– Ông ấy là chủ nhiệm báo đấy.
– Ồ vậy hả? Ông làm lớn quá. Mà ông vừa nói ông trúng số à?
– Vâng..
– Mô Phật, số ông tốt quá. Mừng cho ông nhé.
– Tôi sẽ gửi tặng bà ít tiền để cảm ơn bà đã cho tôi tấm vé số.
– Không, tôi không lấy đâu. Tôi có làm gì mà cần tiền. Tôi vừa nói với ông là tôi cảm thấy tôi sắp chết rồi mà. Tôi chỉ còn một cái ao ước là được nhìn thấy các con tôi và mấy người đã từng làm chồng tôi mà thôi…
Trên đường chở bà già ấy về, tôi được biết bà ấy tên là Hương, Nguyễn Thị Hương.
– Ông hỏi tôi có bao nhiêu anh chị em ấy à? Tôi là con một, ông ạ. Tôi chẳng nhớ tôi quê ở tỉnh nào, chỉ nhớ là làng Phú Túc. Bố tôi bị lính Tây bắn chết khi tôi mới mười tuổi. Thời ấy lính Tây nó hay về làng tôi, mỗi lần nó về là mọi người dắt nhau chạy ra ngoài đồng. Vào cái lần đó, lính Tây nó tới sớm quá, bố mẹ tôi chạy không kịp nên dắt nhau lội xuống ao, chui vào trong bụi rậm trốn, chỉ thò đầu lên để thở. Bố mẹ tôi không bế tôi đi theo được nên cứ để tôi tiếp tục ngủ. Khi lính Tây nó vào nhà, tôi trông thấy những thằng này đen thui như cái cột nhà cháy, mặt lại rạch lung tung nữa, tôi sợ quá, khóc thét lên. Tôi lại càng sợ hơn nữa khi một thằng túm lấy tôi, rồi nó thọc bàn tay nó vào trong quần tôi. Tiếng la khóc của tôi khiến cho mẹ tôi từ dưới ao vọt lên, ôm lấy tôi.. Bà ấy tính che chở cho tôi mà. Tôi mới nghe mẹ tôi ấp tôi vào lòng, lắp bắp nói: “Con đừng sợ. Có mẹ đây, con đừng sợ”, thì một thằng tây đen đã giật mẹ tôi ra. Chúng chĩa cái đầu súng vào người. Cho đến bây giờ là mấy chục năm rồi mà tôi vẫn còn cảm thấy cái lạnh khi cái đầu súng dí vào bụng tôi đấy, ông ạ. Tôi thấy mẹ tôi la lên: “Tôi van các ông đừng hiếp tôi. Tôi là gái có chồng…”. Tiếng bà ấy chưa dứt thì chúng nó đã kéo tuột quần mẹ tôi xuống tới đầu gối rồi. Bà ấy vùng vẫy giống như con cá mà người ta đi câu vừa giật lên bờ vậy đó, ông ạ. Bà ấy la có mà cả xóm cả làng cũng nghe thấy. Bỗng bố tôi từ dưới ao phóng lên nữa. Ông ấy định nhào vô cứu mẹ tôi thì “đoàng”, súng nổ, ông ấy ngã lăn xuống.
Tôi an ủi:
– Tội nghiệp. Bà khổ quá.
– Còn nhiều cái khổ nữa chứ có phải thế là hết đâu. Để tôi kể tiếp cho ông nghe. Tiếng súng nổ kinh hoàng lắm ông ạ. Tôi nghe nó xoáy vào không khí, dội lên những âm vang từ đâu đó khiến tôi tưởng đầu tôi vỡ toang ra. Mấy thằng lính Tây đen nó bỏ tôi để xúm lại hiếp mẹ tôi. Lúc đó mẹ tôi xỉu rồi.
Xác bố tôi nằm còng queo ngay bên cạnh đó. Tôi cứ ngơ ngơ nhìn mấy thằng Tây thay nhau đè lên bụng mẹ tôi, rồi ngó dòng máu từ trong người bố tôi chẩy ngoằn ngoèo dưới đất.
– Rồi sau đó thì thế nào?
– Sau đó thì tôi nghe bà nội tôi nói là mẹ tôi có chửa. Mẹ tôi không biết là chửa với bố tôi hay với mấy thằng Tây đen. Bà ấy khóc tối ngày. Có lúc bà ấy giã lá rau răm để uống, nói là cho cái thai nó ra. Nhưng rồi mẹ tôi lại sợ, lỡ là con của bố tôi thì sao… Thế rồi, mẹ tôi đưa tôi ra Hà Nội, tới nhà ông chú của mẹ tôi. Mẹ tôi nói với tôi: “Mẹ không thể sống trong làng được nữa, lỡ mẹ đẻ ra đứa con đen thui thì người ta sẽ chê cười, hành hạ mẹ cả đời. Vì thế mẹ sẽ xin đi làm phu đồn điền ở trong Nam Kỳ. Mẹ không thể nuôi con được nên mẹ đưa con tới nhà ông chú bà cô, xin cho con làm con sen con ở trong nhà ông bà ấy, rồi khi con lớn thì nhờ ông bà ấy gả chồng cho con…”
– Vậy thì bà cũng khỏe rồi.
– Thì mẹ tôi cũng tưởng vậy. Chú của mẹ tôi mà tôi gọi là ông chú, lúc đó khoảng năm chục tuổi, mở cửa hàng bán vải lụa ở phố Hàng Đào. Ông ấy tỏ ra thương yêu tôi lắm, may cho tôi quần áo đẹp, thơm phức, và cho tôi đi học, tất nhiên là ngoài giờ học thì vẫn phải làm việc của một đứa ở. Tôi còn nhớ một lần ông ấy vẫy thằng bé bán kem đi ngang cửa hàng, thằng bé lập tức ngồi xuống, mở nắp chiếc bình đựng kem ra thật nhanh. Ông chú nói: “Con lựa cây kem nào còn thích thì lựa”. Đấy là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn kem ông ạ. Lạnh buốt răng. Thơm xộc lên mũi. Ngọt lịm cả miệng. Sướng quá. Lúc ấy tôi thương ông ấy còn hơn cả ông nội ông ngoại tôi nữa đấy. Nhưng ít lâu sau, tôi chợt nhận ra rằng, ông ấy hay ôm hôn tôi. Có lần ông ấy đưa cho tôi chiếc quần mới, bảo tôi “con mặc thử xem”. Tôi định đi tới chỗ khác để thay đồ thì ông ấy kéo tay tôi lại:
“Con cứ đứng tại đây mà thử cũng được, để ông coi xem rộng chật ra sao?”.
Thế là tôi đành cởi quần ngay trước mặt ông ấy. Chỉ ít lâu sau thì tôi biết chắc chắn là ông chú tôi muốn nhìn cái của tôi. Bởi vì ông ấy đã thọc tay vào quần tôi y như cái thằng Tây đen rạch mặt hôm trước, ông ạ. Và rồi thì ông ấy còn táo bạo hơn nữa chứ. Tôi nhớ hôm đó là ngày mùng một tết, bà cô tôi đi lễ chùa một mình vì ông chú bị cảm. Khi bà đi rồi, ông ấy gọi tôi vào bên giường, cho tôi tiền mừng tuổi. Ngắm nhìn tôi một hồi, ông ấy nói: “Cái quần này con mặc chật rồi, tại con lớn nhanh quá, để ngày mai có phiên chợ, ông mua cho con bộ khác đẹp hơn”. Vừa nói lăng nhăng vừa vuốt ve sờ bóp tôi một lúc thì ông ấy kéo phắt tôi xuống giường, ôm ghì lấy tôi và tuột quần tôi ra.. Tôi sợ quá, nhất là liên tưởng cái cảnh mấy thằng Tây đen nó hiếp mẹ tôi, nhưng tôi làm gì được trước sức mạnh như cọp vồ mồi của ông ấy.. Thế là tôi mất trinh từ năm mới mười bốn tuổi.
Tôi thở dài :
– Người ta bảo ăn quen nhịn không quen, chắc là bà từ đấy sẽ khổ dài dài với ông chú khốn nạn ấy?
– Vâng, đúng thế.
– Bà không bỏ đi khỏi nhà đó được?
– Đi đâu? Chỉ có mỗi cách là ra ngủ gầm cầu rồi đi ăn mày thôi.
– Mẹ bà không liên lạc với bà?
– Không.
– Bà kể tiếp đoạn sau đi.
– Vâng. Thì như ông nói đó, tôi trở thành thứ giải trí của ông chú tôi. Lúc nào bà cô vắng nhà một chút là ông ấy đã vẫy tôi vào buồng rồi khoá cửa lại. Có đêm ông ấy cũng liều mạng, giả vờ đi cầu, nhưng chỉ bật đèn nhà cầu, khóa cửa nhà cầu rồi xách quần lẻn vào giường tôi, đánh thức tôi dậy, gí một cái xong là chẳng nói chẳng rằng, vội vã chuồn ra nhà cầu, đằng hắng mấy tiếng, mở nước vừa rửa tay vừa rửa chim rồi thủng thỉnh lên ngủ với vợ…
Người ta nói đi đêm có ngày gặp ma, phải không ông? Cho nên vào một hôm, bà cô vừa ra khỏi nhà là ông ấy đã nháy tôi vào buồng của ông ấy. Ngờ đâu khi ông ấy đang làm thì bà cô quay về vì bỏ quên đồ. Trời ơi! Còn hơn trời sập, còn hơn động đất, ông ạ. Thôi thì thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, bà ấy qươ tay gặp cái búa thì đầu tôi lãnh cái búa, gặp cái guốc thì mặt tôi ăn cái guốc… Nhân lúc bà ấy lơi tay vì mệt, tôi mới chợt biết là tôi còn đang tô hô. Tôi vội quơ cái quần để mặc. Nhưng bà ấy giằng lấy, nghiến răng nghiến lợi xé banh ra. Bà ấy la: “Mày ra khỏi nhà tao ngay! Mày ra khỏi nhà tao ngay! Con đĩ ngựa dơ bẩn! Đúng là nuôi ong tay áo!”. Ông chú tôi lên tiếng: “Bà phải cho nó mặc quần cái đã chứ!”. Bà thím la nữa: “Ông thích cởi quần nó ra mà sao giờ lại bảo cho nó mặc?”. Rồi bà ấy lại quay sang tôi, trút mọi tức giận lên đầu tôi bằng một trận đòn nữa. Bỗng nhiên ông chú xông vào giật cái chổi lông gà trên tay bà cô. Giọng ông cũng đanh lại: “Này, vừa phải thôi nhé bà…”
Tôi ngắt ngang lời bà Hương:
– Vậy là bà cô đuổi bà ra khỏi nhà?
– Bà ấy đuổi cả chồng nữa chứ.
– Rồi sao?
– Rồi sao à? Tôi đang đau đớn ngóc đầu không nổi, nhưng thấy ông ấy khóc, tôi lại tội nghiệp ông ấy. Thật ra thì ông ấy thương tôi lắm, khổ nỗi lại cũng thích tôi nữa mới chết chứ. Tôi nghĩ cách nào thì mình cũng bị đuổi ra khỏi nhà này rồi, thế thì tại sao mình lại không cứu ông ấy, vì dù sao thì ông ấy cũng rất tử tế với mình. Tôi bèn vơ chiếc quần mặc vào, rồi nói với bà thím đại khái là: “Thưa bà cô, mọi chuyện bậy bạ này là do con chứ không phải do ông chú đâu. Tại con muốn ông chú mua cho con quần áo đẹp, mua kem cho con ăn nên con rủ ông chú làm chuyện đó. Xin bà cô đánh đập và đuổi mình con ra khỏi nhà này là đủ rồi”. Năm đó tôi mới mười lăm tuổi.
Tôi hỏi nhanh:
– Như vậy chắc là bà bị đuổi ra khỏi nhà?
– Vâng. Ngay lúc đó, chỉ với một bộ quần áo duy nhất trên người và không một xu dính túi.
– Thế ông chú không can thiệp à?
– Ông ấy vốn sợ vợ như sợ cọp mà còn dám hó hé gì lúc này. Những ngày sau đó, quá đau đớn vì vết đòn, tôi vừa khóc vừa thù ông ấy dữ lắm. Tôi cứ trách tôi sao mà ngu thế, việc gì mà lại nhận lỗi thay cho ông ấy chứ…
– Nhưng sau đó bà đi đâu, làm gì?
– Tôi đi lang thang ngoài đường, vừa đi vừa khóc thương thân mình, thương cha, thương mẹ… Tôi nghĩ nếu tôi không có cái ấy thì ông chú tôi đâu có đòi ngủ với tôi. Nghĩa là chỉ vì cái vật đàn bà ấy mà tôi bị đánh đập. Mẹ tôi cũng chỉ vì mang cái vật đàn bà ấy trong người nên bị Tây đen hãm hiếp. Cha tôi bị Tây đen bắn chết cũng chỉ vì khi thấy cái vật đàn bà của mẹ tôi bị bọn Tây đen lấy mất… Chán làm đàn bà quá nên khi thấy ngôi chùa, tôi đi thẳng vào ngay, ông ạ. Tôi xin đi tu.
– Nhà chùa có nhận bà không?
– Sư cụ thì chưa nhưng nghe tôi nói hoàn cảnh tứ cô vô thân của tôi thì cho tôi ở tạm trong chùa một thời gian để thử thách. Nhưng đêm đó, tôi năn nỉ mấy sư cô xuống tóc cho tôi… Chẳng ngờ…
– Chẳng ngờ gì?
– Chẳng ngờ hôm sau, tôi đang ngồi trong nhà bếp nhìn ra thì thấy bà cô tôi tới. Trời ơi! Ông có hiểu là tôi sợ đến như thế nào không? Tại sao mà bà ấy biết tôi ở đây mà tới? Bà ấy định đánh tôi, chửi tôi nữa ư? Hay là trước đây tôi thấy bà ấy thường hay đi chùa chính là đến chùa này? Thế là trong lúc bà ấy lên cúng Phật, tôi vội lẻn ra cửa, phóng chạy như bay như biến.
Tôi kêu lên:
– Trời! Sao bà khổ quá vậy! Rồi bà đi đâu?
– Tôi lại đi lang thang ngoài vỉa hè. Buổi tối, tôi chui vào chợ để ngủ. Chẳng ngờ ở đó cũng có một số người giống như là bọn móc túi, ăn trộm ăn cắp ấy. Thấy tôi lớ ngớ, một anh cởi trần đứng gần tôi, hỏi: “Mày ở đâu tới đây?”. Tôi líu díu trả lời: “Em đi làm đứa ở, bị chủ nghi ăn cắp nên đuổi”. Anh ấy hỏi: “Nhưng mày có ăn cắp không?”. Tôi lắc đầu yếu ớt, không nói được, vì bỗng tôi có ý nghĩ là tôi đúng là đứa ăn cắp thật rồi, ăn cắp của bà cô tôi những buổi ăn nằm với ông chú chứ còn gì nữa”. Anh ấy hỏi: “Chúng nó cạo đầu mày à?”. Tôi gật đầu đại cho qua chuyện. Anh ấy nói: “Được rồi, tao cho mày ngủ bên cạnh tao đấy. Tao sẽ huấn luyện mày để theo tụi tao đi làm ăn”. Tôi hỏi: “Làm gì hả anh?”. Thì đi móc túi, ăn cắp trên xe điện”.
Tôi ngập ngừng rồi hỏi:
– Sau đó thì cái anh thanh niên ấy có đòi… ăn nằm với bà không?
– Không. Tại anh ấy tưởng tôi là thằng con trai.
– Rồi làm sao nữa?
– Thì tôi thành du đãng ở Hà Nội. Tới tháng chín năm 1954, mấy anh ấy rủ nhau di cư vào Nam, vì lớn rồi, không lẽ cứ đi móc túi mãi. Chúng tôi đi tàu thủy từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Ít lâu sau thì anh ấy mới biết tôi là con gái, ông ạ. Hai đứa chúng tôi làm vợ chồng với nhau… Khi tôi có bầu thì anh ấy vô lính để nuôi tôi. Tới tháng 4 năm 1975 thì anh ấy là Trung tá, bị bắt đi tù cải tạo ở ngoài Bắc…
Bà Hương dừng kể để chỉ cho tôi chỗ đậu xe. Thì ra bà ở trong một cư xá của chính phủ dành riêng cho người già. Khi tôi tắt máy xe thì bà nói:
– Xin cảm ơn ông đã chở hộ tôi về. Ông tử tế quá. Mong có dịp được gặp ông. Mà ông tên gì?
– Tôi tên là Hoàng Tuấn. Tôi sẽ gặp bà thường xuyên vì bà đã cho tôi tấm vé số trúng độc đắc…
– Không, thưa ông, tôi chỉ cho ông tấm vé số có một đô-la.. Còn trúng độc đắc là hồng phước của ông…
– Thôi thì tùy bà nghĩ sao cũng được. Nhưng bà ở đây một mình?
– Vâng. Vì thế tôi mới đăng báo nhắn tin các con tôi và hai ông chồng tôi.
Trước hết là khi mới mười lăm tuổi, học đệ ngũ Trường Trung Học Nguyễn Trãi Hà Nội, một truyện ngắn tôi lấy tên là Mây Mùa Thu đã được giải thưởng của báo Nhân Loại. Rồi thì một buổi chiều trên đê sông Hồng, tôi và mấy người bạn gặp nhau lần cuối để sáng mai tôi theo gia đình xuống Hải Phòng đi tầu thủy di cư vào Nam còn mấy người bạn tôi ở lại miền Bắc. Chúng tôi ngậm ngùi ngồi bên nhau, nhìn sang bên kia sông, dòng sông cạn nước, nằm dưới khung trời vẫn lên những dải mây xám bạc. Rồi thì áng mây đó trong bức hình chụp bên những thắng cảnh, lưng đồi vào những ngày chúng tôi đi chơi trong tuần trăng mật ở Đà Lạt. Rồi thì những chiều ngồi bó gối nhớ vợ nhớ con ở trại lính trên cao nguyên, tới những chiều trong trại tù Phú Quốc, nhìn áng mây xám bạc dong duổi theo gió mà tự hỏi “biết ra sao ngày mai” cho cuộc đời mình.
Những áng mây tình cờ nhìn thấy vào giữa giờ công việc chạy không kịp thở của nghề làm báo đã khiến thân thể thêm trì trệ, vì trí óc tôi đang dấy lên một nỗi lười biếng và muốn được nghỉ ngơi. Nhưng tôi đã tỉnh lại ngay vì tôi biết tôi còn quá nhiều việc phải làm.
Bước vội vào tòa báo, tôi thấy một bà cụ đang đứng bên bàn Jessica, cô thư ký phụ trách nhận đăng rao vặt. Tiếng cô Jessica khiến tôi chú ý:
– Cùng là mục “Tìm người thân” mà Bác đăng 4 cái rao vặt khác nhau làm chi cho tốn tiền? Sao Bác không đăng chung làm một cái?
Tiếng người đàn bà:
– Không được, cô ạ. Bốn cái rao vặt của tôi là tìm những người khác nhau mà. Đây này, một cái tôi tìm bốn đứa con của tôi với ông chồng trước, một cái tôi tìm một đứa con với ông chồng sau, còn hai cái rao vặt này tôi tìm hai ông chồng…
Tôi tò mò quay lại nhìn bà thân chủ. Bà này chắc chưa tới bẩy chục, không biết đời sống ra sao mà phải đăng báo kiếm hai ông chồng trước và hai đàn con khác bố của bà? Tôi nghĩ đùa, chả lẽ bây giờ bà đang sống với một ông chồng nữa và có thêm bầy con mới? Nhưng khi nhìn bà này tôi chợt cảm thấy có nét quen quen, hình như tôi đã gặp trước đây ở đâu đó mà ngay lúc này tôi chưa thể nhớ ra..
Tiếng cô Jessica:
– Vậy thì xin bà tổng cộng tám chục đô.
Bà già móc tiền ở trong bóp ra, vừa đếm vừa đặt xuống mặt bàn. Khi bỏ tiền dư vào bóp, bà lấy ra một tấm vé số, đưa cho cô Jessica:
– Tặng cô tấm vé lấy hên.
Đến đây thì tôi biết tôi đã gặp bà già này ở đâu rồi. Lập tức cả người tôi nóng bừng lên. Mấy tháng nay tôi đã bỏ nhiều thì giờ lang thang ở khu Little Saigon để kiếm bà già này nhưng không thấy. Tôi vội bước tới đối diện với bà, nhìn thẳng vào mặt bà, tuy cố trấn tĩnh nhưng giọng tôi vẫn lạc đi:
– Bác. Có phải bác hay đi cho người ta vé số ở khu Little Saigon không?
– Dạ thưa ông, thỉnh thoảng thôi, chỉ khi nào tôi khoẻ, đi xe buýt được.
– Tại sao bác cho mọi người vé số?
– Tôi mong cho người ta được hên.
– Sao Bác không đề tên bác hay số phone vào tấm vé để khi người ta trúng thì người ta liên lạc với bác?
– Liên lạc với tôi làm gì?
– Thì người ta báo tin người ta trúng số.
– Người nào trúng là số người đó hên thôi, báo cho tôi hay làm gì?
– Bác không muốn người ta cảm ơn Bác, chia tiền cho Bác à?
– Không. Tôi tặng vé số cho mấy người tôi gặp cũng giống như tôi mua chim rồi phóng sinh mà. Có ai thả chim mà mong chim nó đẻ trứng cho mình ăn đâu. Mình làm phước là mình tạo công quả cho đời sau của mình bớt khổ đau đấy, ông ạ.
Đến đây thì tôi thốt lên:
– Bác biết không, tấm vé số mà Bác cho tôi cách đây 6 tháng, tôi đã trúng độc đắc được ba triệu đô-la. Đây, tôi đã dùng tiền trúng số để mua cái nhà này làm tòa báo. Khi tôi đăng báo là tôi trúng số độc đắc, thiên hạ không tin, bảo là tôi đã lấy tiền của Việt cộng… Tôi bèn in lên báo tấm vé số trúng, đăng cả hình tôi đi lãnh tiền, thì người ta lại xuyên tạc đây là trò rửa tiền, nghĩa là đã mua lại tấm vé số trúng độc đắc bằng tiền của Việt cộng… Tôi cứ ra khu Little Saigon đi vòng vòng kiếm Bác, hỏi thăm người ta có ai gặp bà già hay cho vé số không thì không ai biết…
Bà già cười:
– Tôi đau mấy tháng nay rồi, ông ơi. Chắc là tôi sắp chết rồi nên tôi mới đi đăng báo kiếm các con tôi, các ông chồng tôi. Liệu tôi có gặp được các con tôi và các ông chồng tôi không hả ông? Mà xin lỗi ông, ông làm ở nhà báo này hả?
Cô Jessica nói nhanh:
– Ông ấy là chủ nhiệm báo đấy.
– Ồ vậy hả? Ông làm lớn quá. Mà ông vừa nói ông trúng số à?
– Vâng..
– Mô Phật, số ông tốt quá. Mừng cho ông nhé.
– Tôi sẽ gửi tặng bà ít tiền để cảm ơn bà đã cho tôi tấm vé số.
– Không, tôi không lấy đâu. Tôi có làm gì mà cần tiền. Tôi vừa nói với ông là tôi cảm thấy tôi sắp chết rồi mà. Tôi chỉ còn một cái ao ước là được nhìn thấy các con tôi và mấy người đã từng làm chồng tôi mà thôi…
Trên đường chở bà già ấy về, tôi được biết bà ấy tên là Hương, Nguyễn Thị Hương.
– Ông hỏi tôi có bao nhiêu anh chị em ấy à? Tôi là con một, ông ạ. Tôi chẳng nhớ tôi quê ở tỉnh nào, chỉ nhớ là làng Phú Túc. Bố tôi bị lính Tây bắn chết khi tôi mới mười tuổi. Thời ấy lính Tây nó hay về làng tôi, mỗi lần nó về là mọi người dắt nhau chạy ra ngoài đồng. Vào cái lần đó, lính Tây nó tới sớm quá, bố mẹ tôi chạy không kịp nên dắt nhau lội xuống ao, chui vào trong bụi rậm trốn, chỉ thò đầu lên để thở. Bố mẹ tôi không bế tôi đi theo được nên cứ để tôi tiếp tục ngủ. Khi lính Tây nó vào nhà, tôi trông thấy những thằng này đen thui như cái cột nhà cháy, mặt lại rạch lung tung nữa, tôi sợ quá, khóc thét lên. Tôi lại càng sợ hơn nữa khi một thằng túm lấy tôi, rồi nó thọc bàn tay nó vào trong quần tôi. Tiếng la khóc của tôi khiến cho mẹ tôi từ dưới ao vọt lên, ôm lấy tôi.. Bà ấy tính che chở cho tôi mà. Tôi mới nghe mẹ tôi ấp tôi vào lòng, lắp bắp nói: “Con đừng sợ. Có mẹ đây, con đừng sợ”, thì một thằng tây đen đã giật mẹ tôi ra. Chúng chĩa cái đầu súng vào người. Cho đến bây giờ là mấy chục năm rồi mà tôi vẫn còn cảm thấy cái lạnh khi cái đầu súng dí vào bụng tôi đấy, ông ạ. Tôi thấy mẹ tôi la lên: “Tôi van các ông đừng hiếp tôi. Tôi là gái có chồng…”. Tiếng bà ấy chưa dứt thì chúng nó đã kéo tuột quần mẹ tôi xuống tới đầu gối rồi. Bà ấy vùng vẫy giống như con cá mà người ta đi câu vừa giật lên bờ vậy đó, ông ạ. Bà ấy la có mà cả xóm cả làng cũng nghe thấy. Bỗng bố tôi từ dưới ao phóng lên nữa. Ông ấy định nhào vô cứu mẹ tôi thì “đoàng”, súng nổ, ông ấy ngã lăn xuống.
Tôi an ủi:
– Tội nghiệp. Bà khổ quá.
– Còn nhiều cái khổ nữa chứ có phải thế là hết đâu. Để tôi kể tiếp cho ông nghe. Tiếng súng nổ kinh hoàng lắm ông ạ. Tôi nghe nó xoáy vào không khí, dội lên những âm vang từ đâu đó khiến tôi tưởng đầu tôi vỡ toang ra. Mấy thằng lính Tây đen nó bỏ tôi để xúm lại hiếp mẹ tôi. Lúc đó mẹ tôi xỉu rồi.
Xác bố tôi nằm còng queo ngay bên cạnh đó. Tôi cứ ngơ ngơ nhìn mấy thằng Tây thay nhau đè lên bụng mẹ tôi, rồi ngó dòng máu từ trong người bố tôi chẩy ngoằn ngoèo dưới đất.
– Rồi sau đó thì thế nào?
– Sau đó thì tôi nghe bà nội tôi nói là mẹ tôi có chửa. Mẹ tôi không biết là chửa với bố tôi hay với mấy thằng Tây đen. Bà ấy khóc tối ngày. Có lúc bà ấy giã lá rau răm để uống, nói là cho cái thai nó ra. Nhưng rồi mẹ tôi lại sợ, lỡ là con của bố tôi thì sao… Thế rồi, mẹ tôi đưa tôi ra Hà Nội, tới nhà ông chú của mẹ tôi. Mẹ tôi nói với tôi: “Mẹ không thể sống trong làng được nữa, lỡ mẹ đẻ ra đứa con đen thui thì người ta sẽ chê cười, hành hạ mẹ cả đời. Vì thế mẹ sẽ xin đi làm phu đồn điền ở trong Nam Kỳ. Mẹ không thể nuôi con được nên mẹ đưa con tới nhà ông chú bà cô, xin cho con làm con sen con ở trong nhà ông bà ấy, rồi khi con lớn thì nhờ ông bà ấy gả chồng cho con…”
– Vậy thì bà cũng khỏe rồi.
– Thì mẹ tôi cũng tưởng vậy. Chú của mẹ tôi mà tôi gọi là ông chú, lúc đó khoảng năm chục tuổi, mở cửa hàng bán vải lụa ở phố Hàng Đào. Ông ấy tỏ ra thương yêu tôi lắm, may cho tôi quần áo đẹp, thơm phức, và cho tôi đi học, tất nhiên là ngoài giờ học thì vẫn phải làm việc của một đứa ở. Tôi còn nhớ một lần ông ấy vẫy thằng bé bán kem đi ngang cửa hàng, thằng bé lập tức ngồi xuống, mở nắp chiếc bình đựng kem ra thật nhanh. Ông chú nói: “Con lựa cây kem nào còn thích thì lựa”. Đấy là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn kem ông ạ. Lạnh buốt răng. Thơm xộc lên mũi. Ngọt lịm cả miệng. Sướng quá. Lúc ấy tôi thương ông ấy còn hơn cả ông nội ông ngoại tôi nữa đấy. Nhưng ít lâu sau, tôi chợt nhận ra rằng, ông ấy hay ôm hôn tôi. Có lần ông ấy đưa cho tôi chiếc quần mới, bảo tôi “con mặc thử xem”. Tôi định đi tới chỗ khác để thay đồ thì ông ấy kéo tay tôi lại:
“Con cứ đứng tại đây mà thử cũng được, để ông coi xem rộng chật ra sao?”.
Thế là tôi đành cởi quần ngay trước mặt ông ấy. Chỉ ít lâu sau thì tôi biết chắc chắn là ông chú tôi muốn nhìn cái của tôi. Bởi vì ông ấy đã thọc tay vào quần tôi y như cái thằng Tây đen rạch mặt hôm trước, ông ạ. Và rồi thì ông ấy còn táo bạo hơn nữa chứ. Tôi nhớ hôm đó là ngày mùng một tết, bà cô tôi đi lễ chùa một mình vì ông chú bị cảm. Khi bà đi rồi, ông ấy gọi tôi vào bên giường, cho tôi tiền mừng tuổi. Ngắm nhìn tôi một hồi, ông ấy nói: “Cái quần này con mặc chật rồi, tại con lớn nhanh quá, để ngày mai có phiên chợ, ông mua cho con bộ khác đẹp hơn”. Vừa nói lăng nhăng vừa vuốt ve sờ bóp tôi một lúc thì ông ấy kéo phắt tôi xuống giường, ôm ghì lấy tôi và tuột quần tôi ra.. Tôi sợ quá, nhất là liên tưởng cái cảnh mấy thằng Tây đen nó hiếp mẹ tôi, nhưng tôi làm gì được trước sức mạnh như cọp vồ mồi của ông ấy.. Thế là tôi mất trinh từ năm mới mười bốn tuổi.
Tôi thở dài :
– Người ta bảo ăn quen nhịn không quen, chắc là bà từ đấy sẽ khổ dài dài với ông chú khốn nạn ấy?
– Vâng, đúng thế.
– Bà không bỏ đi khỏi nhà đó được?
– Đi đâu? Chỉ có mỗi cách là ra ngủ gầm cầu rồi đi ăn mày thôi.
– Mẹ bà không liên lạc với bà?
– Không.
– Bà kể tiếp đoạn sau đi.
– Vâng. Thì như ông nói đó, tôi trở thành thứ giải trí của ông chú tôi. Lúc nào bà cô vắng nhà một chút là ông ấy đã vẫy tôi vào buồng rồi khoá cửa lại. Có đêm ông ấy cũng liều mạng, giả vờ đi cầu, nhưng chỉ bật đèn nhà cầu, khóa cửa nhà cầu rồi xách quần lẻn vào giường tôi, đánh thức tôi dậy, gí một cái xong là chẳng nói chẳng rằng, vội vã chuồn ra nhà cầu, đằng hắng mấy tiếng, mở nước vừa rửa tay vừa rửa chim rồi thủng thỉnh lên ngủ với vợ…
Người ta nói đi đêm có ngày gặp ma, phải không ông? Cho nên vào một hôm, bà cô vừa ra khỏi nhà là ông ấy đã nháy tôi vào buồng của ông ấy. Ngờ đâu khi ông ấy đang làm thì bà cô quay về vì bỏ quên đồ. Trời ơi! Còn hơn trời sập, còn hơn động đất, ông ạ. Thôi thì thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, bà ấy qươ tay gặp cái búa thì đầu tôi lãnh cái búa, gặp cái guốc thì mặt tôi ăn cái guốc… Nhân lúc bà ấy lơi tay vì mệt, tôi mới chợt biết là tôi còn đang tô hô. Tôi vội quơ cái quần để mặc. Nhưng bà ấy giằng lấy, nghiến răng nghiến lợi xé banh ra. Bà ấy la: “Mày ra khỏi nhà tao ngay! Mày ra khỏi nhà tao ngay! Con đĩ ngựa dơ bẩn! Đúng là nuôi ong tay áo!”. Ông chú tôi lên tiếng: “Bà phải cho nó mặc quần cái đã chứ!”. Bà thím la nữa: “Ông thích cởi quần nó ra mà sao giờ lại bảo cho nó mặc?”. Rồi bà ấy lại quay sang tôi, trút mọi tức giận lên đầu tôi bằng một trận đòn nữa. Bỗng nhiên ông chú xông vào giật cái chổi lông gà trên tay bà cô. Giọng ông cũng đanh lại: “Này, vừa phải thôi nhé bà…”
Tôi ngắt ngang lời bà Hương:
– Vậy là bà cô đuổi bà ra khỏi nhà?
– Bà ấy đuổi cả chồng nữa chứ.
– Rồi sao?
– Rồi sao à? Tôi đang đau đớn ngóc đầu không nổi, nhưng thấy ông ấy khóc, tôi lại tội nghiệp ông ấy. Thật ra thì ông ấy thương tôi lắm, khổ nỗi lại cũng thích tôi nữa mới chết chứ. Tôi nghĩ cách nào thì mình cũng bị đuổi ra khỏi nhà này rồi, thế thì tại sao mình lại không cứu ông ấy, vì dù sao thì ông ấy cũng rất tử tế với mình. Tôi bèn vơ chiếc quần mặc vào, rồi nói với bà thím đại khái là: “Thưa bà cô, mọi chuyện bậy bạ này là do con chứ không phải do ông chú đâu. Tại con muốn ông chú mua cho con quần áo đẹp, mua kem cho con ăn nên con rủ ông chú làm chuyện đó. Xin bà cô đánh đập và đuổi mình con ra khỏi nhà này là đủ rồi”. Năm đó tôi mới mười lăm tuổi.
Tôi hỏi nhanh:
– Như vậy chắc là bà bị đuổi ra khỏi nhà?
– Vâng. Ngay lúc đó, chỉ với một bộ quần áo duy nhất trên người và không một xu dính túi.
– Thế ông chú không can thiệp à?
– Ông ấy vốn sợ vợ như sợ cọp mà còn dám hó hé gì lúc này. Những ngày sau đó, quá đau đớn vì vết đòn, tôi vừa khóc vừa thù ông ấy dữ lắm. Tôi cứ trách tôi sao mà ngu thế, việc gì mà lại nhận lỗi thay cho ông ấy chứ…
– Nhưng sau đó bà đi đâu, làm gì?
– Tôi đi lang thang ngoài đường, vừa đi vừa khóc thương thân mình, thương cha, thương mẹ… Tôi nghĩ nếu tôi không có cái ấy thì ông chú tôi đâu có đòi ngủ với tôi. Nghĩa là chỉ vì cái vật đàn bà ấy mà tôi bị đánh đập. Mẹ tôi cũng chỉ vì mang cái vật đàn bà ấy trong người nên bị Tây đen hãm hiếp. Cha tôi bị Tây đen bắn chết cũng chỉ vì khi thấy cái vật đàn bà của mẹ tôi bị bọn Tây đen lấy mất… Chán làm đàn bà quá nên khi thấy ngôi chùa, tôi đi thẳng vào ngay, ông ạ. Tôi xin đi tu.
– Nhà chùa có nhận bà không?
– Sư cụ thì chưa nhưng nghe tôi nói hoàn cảnh tứ cô vô thân của tôi thì cho tôi ở tạm trong chùa một thời gian để thử thách. Nhưng đêm đó, tôi năn nỉ mấy sư cô xuống tóc cho tôi… Chẳng ngờ…
– Chẳng ngờ gì?
– Chẳng ngờ hôm sau, tôi đang ngồi trong nhà bếp nhìn ra thì thấy bà cô tôi tới. Trời ơi! Ông có hiểu là tôi sợ đến như thế nào không? Tại sao mà bà ấy biết tôi ở đây mà tới? Bà ấy định đánh tôi, chửi tôi nữa ư? Hay là trước đây tôi thấy bà ấy thường hay đi chùa chính là đến chùa này? Thế là trong lúc bà ấy lên cúng Phật, tôi vội lẻn ra cửa, phóng chạy như bay như biến.
Tôi kêu lên:
– Trời! Sao bà khổ quá vậy! Rồi bà đi đâu?
– Tôi lại đi lang thang ngoài vỉa hè. Buổi tối, tôi chui vào chợ để ngủ. Chẳng ngờ ở đó cũng có một số người giống như là bọn móc túi, ăn trộm ăn cắp ấy. Thấy tôi lớ ngớ, một anh cởi trần đứng gần tôi, hỏi: “Mày ở đâu tới đây?”. Tôi líu díu trả lời: “Em đi làm đứa ở, bị chủ nghi ăn cắp nên đuổi”. Anh ấy hỏi: “Nhưng mày có ăn cắp không?”. Tôi lắc đầu yếu ớt, không nói được, vì bỗng tôi có ý nghĩ là tôi đúng là đứa ăn cắp thật rồi, ăn cắp của bà cô tôi những buổi ăn nằm với ông chú chứ còn gì nữa”. Anh ấy hỏi: “Chúng nó cạo đầu mày à?”. Tôi gật đầu đại cho qua chuyện. Anh ấy nói: “Được rồi, tao cho mày ngủ bên cạnh tao đấy. Tao sẽ huấn luyện mày để theo tụi tao đi làm ăn”. Tôi hỏi: “Làm gì hả anh?”. Thì đi móc túi, ăn cắp trên xe điện”.
Tôi ngập ngừng rồi hỏi:
– Sau đó thì cái anh thanh niên ấy có đòi… ăn nằm với bà không?
– Không. Tại anh ấy tưởng tôi là thằng con trai.
– Rồi làm sao nữa?
– Thì tôi thành du đãng ở Hà Nội. Tới tháng chín năm 1954, mấy anh ấy rủ nhau di cư vào Nam, vì lớn rồi, không lẽ cứ đi móc túi mãi. Chúng tôi đi tàu thủy từ Hải Phòng vào Sài Gòn. Ít lâu sau thì anh ấy mới biết tôi là con gái, ông ạ. Hai đứa chúng tôi làm vợ chồng với nhau… Khi tôi có bầu thì anh ấy vô lính để nuôi tôi. Tới tháng 4 năm 1975 thì anh ấy là Trung tá, bị bắt đi tù cải tạo ở ngoài Bắc…
Bà Hương dừng kể để chỉ cho tôi chỗ đậu xe. Thì ra bà ở trong một cư xá của chính phủ dành riêng cho người già. Khi tôi tắt máy xe thì bà nói:
– Xin cảm ơn ông đã chở hộ tôi về. Ông tử tế quá. Mong có dịp được gặp ông. Mà ông tên gì?
– Tôi tên là Hoàng Tuấn. Tôi sẽ gặp bà thường xuyên vì bà đã cho tôi tấm vé số trúng độc đắc…
– Không, thưa ông, tôi chỉ cho ông tấm vé số có một đô-la.. Còn trúng độc đắc là hồng phước của ông…
– Thôi thì tùy bà nghĩ sao cũng được. Nhưng bà ở đây một mình?
– Vâng. Vì thế tôi mới đăng báo nhắn tin các con tôi và hai ông chồng tôi.
Cầm tờ báo mới ra mà ban phát hành đã đặt sẵn trên bàn làm việc, khác với thói quen mọi ngày là duyệt từ trang nhất, lần này tôi lật kiếm mục Rao Vặt. Tôi muốn xem bà Hương đăng báo tìm chồng tìm con như thế nào.
Đây là cái rao vặt thứ nhất: “Tìm Con, Mẹ là Nguyễn Thị Hương, tìm các con Hùng, Hoàng Hoa, Cường, Ngọc Lan của mẹ. Bây giờ mẹ đang đau nặng, mẹ muốn gặp các con lần chót. Đừng giận mẹ nữa. Các con gọi điện thoại cho mẹ ngay nhé, số 776-222-0000”. Cái rao vặt thứ hai: “Tìm người thân, Em là Nguyễn Thị Hương, em muốn gặp anh Lê Văn Đông. Duyên nợ đã hết, nay mình là bạn cũng được. Xin gọi điện thoại cho em, số 776-222-0000”. Cái rao vặt thứ ba: “Tìm người thân, Em là Nguyễn thị Hương muốn được gặp ông Henry Trần lần cuối trước khi em đi về thế giới bên kia. Xin đừng giận em nữa nhé anh, đây là điện thoại của em 776-222-0000”. Và cái rao vặt thứ tư: “Tìm chồng cũ, Em là Nguyễn Thị Hương, vợ cũ của Trung Tá Trần Trịnh, bị tù cải tạo ở Hà Tây. Em không biết anh có đi HO sang Mỹ không? Ai biết tin Trung Tá Trần Trịnh thì làm ơn chỉ cho tôi, tôi xin cảm ơn. Số 776-222-0000”.
Hình ảnh bà Hương hiện lên trên tờ báo trước mặt tôi. Bà đang sống lui cui một mình trong căn phòng của cư xá dành riêng cho người già lợi tức thấp.
Hôm qua bà đã kể cho tôi nghe một phần đời ngập tràn đau khổ nhưng bà không nức nở, không ứa nước mắt, giọng bà đều đều cứ như bà kể lại một câu chuyện từ một cuốn tiểu thuyết nào. Tôi nghĩ tới tấm vé số mà bà đã cho tôi, nhờ thế mà tôi có cơ nghiệp như thế này, nên dù bà ấy có từ chối thì bổn phận tôi là phải chăm sóc và chu cấp cho bà suốt đời, giúp bà tìm gặp những đứa con và những người đàn ông đã đi qua đời bà mà bây giờ vì quá cô đơn, hay vì linh cảm số mạng sắp tận khiến cho bà muốn tìm gặp tất cả.
Đang lúc ấy thì cô thư ký tên April đẩy cửa bước vào, cử chỉ thật nhanh nhẹn và nói năng lúc nào cũng như vội vã. Có lần tôi đã nói đùa: “Cháu có thể nói chậm lại không? Dạo này điện thoại long distance hạ giá rồi mà”. April trả lời: “Cháu nói nhanh quá hả chú? Sao bạn cháu nó còn chê là cháu thuộc loại computer 286?”.
April nói:
– Thưa chú, có ông Winston chủ nhân công ty xuất nhập cảng All In One muốn gặp chú.
Tôi gật đầu. Và cô April chưa kịp bước ra thì ông Winston đã ló đầu vào rồi. Ông ta cười toe toét:
– Ông chủ mạnh khoẻ? Lâu quá không gặp. Hôm nào đi ăn nhé.
– Sẵn sàng. Hôm nay ông tới có việc gì đây? Đăng quảng cáo loại hàng mới nhập cảng từ Trung quốc về hả?
Bắt tay xong, ông ta kéo ghế ngồi thoải mái trước mặt tôi:
– Ồ, đăng quảng cáo là chuyện nhỏ thôi. Tôi đến đây là để hỏi ông chủ về vụ cái thằng tướng Phạm Văn Trà nó từ Hà Nội sang Mỹ làm gì đấy.
– Tôi đoán là muốn tăng cường quan hệ.
– Thế thì phải đập nó chứ, ông chủ. Cộng đồng mình có tính biểu tình gì chưa? Tôi tình nguyện đóng góp tiền để cộng đồng làm đấy. Mua vải mua sơn làm biểu ngữ này, mua giờ phát thanh trên đài này… Ông chủ nhớ không, mấy kỳ trước, chống bang giao, chống hiệp thương, tôi đều ủng hộ hết mình mà…
Tôi đã trả lời ông ta là để tôi điện thoại tới ban đại diện Cộng Đồng rồi sẽ cho ông ta biết. Trước khi ra về, ông ta thì thầm vào tai tôi:
– Ông chủ nhớ là chuyện này “mật” đấy nhé, vì tôi là dân làm ăn buôn bán, còn phải đi đi về về Chợ Lớn…
Khi ông ta ra khỏi cửa thì mấy anh em trong tòa soạn nhao nhao lên hỏi tôi. Rồi dù chỉ nghe tôi thuật lại vắn tắt, ký gỉa Cửu Long đã “phán” ngay:
– Việt cộng và Việt kiều chống đối nhau thì mấy anh Tầu ăn hết.
Tôi hỏi sao thế, thì Cửu Long giải thích:
– Thì mình cứ được họ lên dây cót để chống Việt cộng cho hăng, tẩy chay mọi thứ của Việt cộng như là không buôn bán với Việt cộng, không về nước làm ăn với Việt cộng… Tức là Việt gian muốn Việt kiều đứng ngoài làm khán giả, xem Việt cộng làm ăn với… Việt gian.
Ký giả Trần Hoạt nói:
– Tôi cho rằng họ muốn mình biểu tình chống Phạm Văn Trà, tức là chống ý đồ Việt cộng xin bang giao với Mỹ, mục tiêu tối hậu là phải nhốt cái thằng Việt cộng tiếp tục nằm trong quỹ đạo của Tầu. Như thế thì nó nhẩn nha gặm dần đất nước ta, nó nắm trọn hoạt động kinh tế của ta. Lần Bắc thuộc này chắc chắn sẽ biến ta thành chư hầu của nó mãn kiếp.
Cuộc tranh luận giữa anh em biên tập bắt đầu hào hứng thì có điện thoại của vợ tôi, nhắc tôi đã tới giờ tới thăm bà Hương, và nhà tôi đã chờ sẵn ở ngoài sân cư xá của bà này. Tối hôm qua tôi đã cho nhà tôi biết rằng tôi đã gặp người đã tặng tôi tấm vé số một đô-la khi tình cờ tôi từ tiệm phở Ngọc Lan bước ra và bất ngờ trúng độc đắc. Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là hồi hộp hỏi ngay: “Thế bà ấy có đòi mình chia tiền cho bà ấy không?”. Tôi trấn an: “Anh đã đề nghị tặng bà ấy mà bà ấy còn từ chối đấy”. Nhà tôi chưa tin: “Anh coi chừng kẻo rồi rắc rối đó. Cứ cho là bà ấy không đòi chia tiền nhưng còn các con bà ấy, còn đám luật sư xía vô vì anh đã đăng câu chuyện này lên báo nên đâu có chối cãi được nữa”.
Sau khi nghe tôi kể lại những gì mà bà Hương đã nói với tôi thì vợ tôi vẫn đòi tới gặp tận mặt bà già cho chắc.
Huyền xách theo một giỏ đồ gồm quà bánh, trà, sâm mà tôi dặn mua. Chúng tôi tới cửa phòng của bà Hương, phải gõ cửa cả chục lần mới nghe tiếng bà từ trong hỏi vọng ra:
– Ai đấy?
– Bác Hương, tôi là Hoàng Tuấn đây.
Giọng bà Hương vui hẳn lên:
– Ồ! Chào ông Hoàng Tuấn. Ông chờ tôi mở cửa nhé..
Vài ba phút sau, cánh cửa mới mở. Nhìn bà Hương tôi biết ngay bà đã dùng mấy phút vừa qua để trang điểm chút phấn trên má và chút son trên môi. Tôi giới thiệu vợ tôi với bà:
– Thưa bác Hương, đây là Huyền, vợ tôi..
– Mời ông bà vô nhà..
Vợ tôi đảo mắt quan sát căn phòng chật chội và bề bộn tuy đồ đạc chỉ gồm một chiếc bàn nhỏ và hai cái ghế sắt chân xếp lại được. Chiếc nồi cơm điện đặt trên bàn bên mấy hộp nhựa đồ ăn dang dở. Nhà tôi hỏi:
– Bác mới ăn cơm hả?
– Dạ cũng lâu rồi nhưng mệt quá nên chưa dọn dẹp đó thôi. Xin lỗi ông bà, tại tôi sống có một mình…
Tôi an ủi:
– Mong rằng mấy người con của bác đọc được cái mục nhắn tin của bác sẽ tìm bác…
Bà Hương gật đầu:
– Vâng, tôi mong lắm, ông bà ạ… Sao tôi bất hạnh quá thế, ông bà nhỉ? Chắc là kiếp trước tôi chuyên đi cướp của giết người nên kiếp này quả báo đấy…
Tôi không biết phải an ủi thế nào nên nói lảng:
– Tôi đọc cái mục nhắn tin của bác, biết bác trai là Trung tá Trần Trịnh. Bác cho tôi biết thêm chi tiết, tôi sẽ giúp bác kiếm ra tin tức ông ấy.
– Dạ, tôi xin cảm ơn ông nhiều.
– Trung tá Trần Trịnh tốt nghiệp ở trường nào?
– Trường Đồng Đế Nha Trang, cùng khoá với Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.
– Ông ấy làm gì lúc cộng sản vô chiếm Sài Gòn?
– Trưởng ty Cảnh sát ở Sài Gòn.
– Sao lúc đó ông bà không di tản sang Mỹ?
– Có chứ, nhưng đi không thoát. Để tôi kể ông bà nghe nhé. Trước ngày 30 tháng 4-1975 khi ông Tổng thống Thiệu đã bỏ chạy thì các sĩ quan bạn của ông nhà tôi cũng đã rủ nhau di tản rồi. Nhưng mãi tới chiều 29 tháng 4 thì nhà tôi mới quyết định đưa vợ con đi. Ông ấy lái xe chở mẹ con tôi tới Thị Nghè, chạy vô căn cứ Cửu Long của Hải Quân vì Trung tá Ngọc gọi xuống tàu. Nhưng nửa đường thì ông ấy nói với tôi: “Đi tàu biển chắc em sẽ ói chết. Nhớ hồi mình từ Bắc di cư vào Nam không? Em ói mật xanh mật vàng… Thôi để anh chạy ra tòa đại sứ Mỹ xem sao”. Thế là ông ấy lái xe tới cổng sau của tòa đại sứ Mỹ ở đường Hồng Thập Tự. Tại đó, người ta đã tụ tập đông lắm. Nhiều người cố leo lên bờ tường nhưng bị mấy thằng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đẩy xuống. Chồng tôi đậu xe, bảo chúng tôi xuống. Ông ấy nói: “Em đưa cái cặp đựng tiền bạc để anh cầm cho chắc ăn vì tính em hay quên”. Khi ông ấy dắt mẹ con tôi sang đường rồi thì tôi nhìn lại, đã thấy mấy thằng thanh niên xúm lại chiếc xe của tôi, đưa thì tháo ốc bánh xe, đứa thì lấy mấy thanh gỗ, đội cái xe lên. Tôi níu áo nhà tôi: “Kìa! Anh! Họ làm thịt cái xe của mình!”. Nhà tôi cười: “Kệ họ. Sang Mỹ anh mua cái khác cho mẹ con em đi”.
Đây là cái rao vặt thứ nhất: “Tìm Con, Mẹ là Nguyễn Thị Hương, tìm các con Hùng, Hoàng Hoa, Cường, Ngọc Lan của mẹ. Bây giờ mẹ đang đau nặng, mẹ muốn gặp các con lần chót. Đừng giận mẹ nữa. Các con gọi điện thoại cho mẹ ngay nhé, số 776-222-0000”. Cái rao vặt thứ hai: “Tìm người thân, Em là Nguyễn Thị Hương, em muốn gặp anh Lê Văn Đông. Duyên nợ đã hết, nay mình là bạn cũng được. Xin gọi điện thoại cho em, số 776-222-0000”. Cái rao vặt thứ ba: “Tìm người thân, Em là Nguyễn thị Hương muốn được gặp ông Henry Trần lần cuối trước khi em đi về thế giới bên kia. Xin đừng giận em nữa nhé anh, đây là điện thoại của em 776-222-0000”. Và cái rao vặt thứ tư: “Tìm chồng cũ, Em là Nguyễn Thị Hương, vợ cũ của Trung Tá Trần Trịnh, bị tù cải tạo ở Hà Tây. Em không biết anh có đi HO sang Mỹ không? Ai biết tin Trung Tá Trần Trịnh thì làm ơn chỉ cho tôi, tôi xin cảm ơn. Số 776-222-0000”.
Hình ảnh bà Hương hiện lên trên tờ báo trước mặt tôi. Bà đang sống lui cui một mình trong căn phòng của cư xá dành riêng cho người già lợi tức thấp.
Hôm qua bà đã kể cho tôi nghe một phần đời ngập tràn đau khổ nhưng bà không nức nở, không ứa nước mắt, giọng bà đều đều cứ như bà kể lại một câu chuyện từ một cuốn tiểu thuyết nào. Tôi nghĩ tới tấm vé số mà bà đã cho tôi, nhờ thế mà tôi có cơ nghiệp như thế này, nên dù bà ấy có từ chối thì bổn phận tôi là phải chăm sóc và chu cấp cho bà suốt đời, giúp bà tìm gặp những đứa con và những người đàn ông đã đi qua đời bà mà bây giờ vì quá cô đơn, hay vì linh cảm số mạng sắp tận khiến cho bà muốn tìm gặp tất cả.
Đang lúc ấy thì cô thư ký tên April đẩy cửa bước vào, cử chỉ thật nhanh nhẹn và nói năng lúc nào cũng như vội vã. Có lần tôi đã nói đùa: “Cháu có thể nói chậm lại không? Dạo này điện thoại long distance hạ giá rồi mà”. April trả lời: “Cháu nói nhanh quá hả chú? Sao bạn cháu nó còn chê là cháu thuộc loại computer 286?”.
April nói:
– Thưa chú, có ông Winston chủ nhân công ty xuất nhập cảng All In One muốn gặp chú.
Tôi gật đầu. Và cô April chưa kịp bước ra thì ông Winston đã ló đầu vào rồi. Ông ta cười toe toét:
– Ông chủ mạnh khoẻ? Lâu quá không gặp. Hôm nào đi ăn nhé.
– Sẵn sàng. Hôm nay ông tới có việc gì đây? Đăng quảng cáo loại hàng mới nhập cảng từ Trung quốc về hả?
Bắt tay xong, ông ta kéo ghế ngồi thoải mái trước mặt tôi:
– Ồ, đăng quảng cáo là chuyện nhỏ thôi. Tôi đến đây là để hỏi ông chủ về vụ cái thằng tướng Phạm Văn Trà nó từ Hà Nội sang Mỹ làm gì đấy.
– Tôi đoán là muốn tăng cường quan hệ.
– Thế thì phải đập nó chứ, ông chủ. Cộng đồng mình có tính biểu tình gì chưa? Tôi tình nguyện đóng góp tiền để cộng đồng làm đấy. Mua vải mua sơn làm biểu ngữ này, mua giờ phát thanh trên đài này… Ông chủ nhớ không, mấy kỳ trước, chống bang giao, chống hiệp thương, tôi đều ủng hộ hết mình mà…
Tôi đã trả lời ông ta là để tôi điện thoại tới ban đại diện Cộng Đồng rồi sẽ cho ông ta biết. Trước khi ra về, ông ta thì thầm vào tai tôi:
– Ông chủ nhớ là chuyện này “mật” đấy nhé, vì tôi là dân làm ăn buôn bán, còn phải đi đi về về Chợ Lớn…
Khi ông ta ra khỏi cửa thì mấy anh em trong tòa soạn nhao nhao lên hỏi tôi. Rồi dù chỉ nghe tôi thuật lại vắn tắt, ký gỉa Cửu Long đã “phán” ngay:
– Việt cộng và Việt kiều chống đối nhau thì mấy anh Tầu ăn hết.
Tôi hỏi sao thế, thì Cửu Long giải thích:
– Thì mình cứ được họ lên dây cót để chống Việt cộng cho hăng, tẩy chay mọi thứ của Việt cộng như là không buôn bán với Việt cộng, không về nước làm ăn với Việt cộng… Tức là Việt gian muốn Việt kiều đứng ngoài làm khán giả, xem Việt cộng làm ăn với… Việt gian.
Ký giả Trần Hoạt nói:
– Tôi cho rằng họ muốn mình biểu tình chống Phạm Văn Trà, tức là chống ý đồ Việt cộng xin bang giao với Mỹ, mục tiêu tối hậu là phải nhốt cái thằng Việt cộng tiếp tục nằm trong quỹ đạo của Tầu. Như thế thì nó nhẩn nha gặm dần đất nước ta, nó nắm trọn hoạt động kinh tế của ta. Lần Bắc thuộc này chắc chắn sẽ biến ta thành chư hầu của nó mãn kiếp.
Cuộc tranh luận giữa anh em biên tập bắt đầu hào hứng thì có điện thoại của vợ tôi, nhắc tôi đã tới giờ tới thăm bà Hương, và nhà tôi đã chờ sẵn ở ngoài sân cư xá của bà này. Tối hôm qua tôi đã cho nhà tôi biết rằng tôi đã gặp người đã tặng tôi tấm vé số một đô-la khi tình cờ tôi từ tiệm phở Ngọc Lan bước ra và bất ngờ trúng độc đắc. Phản ứng đầu tiên của vợ tôi là hồi hộp hỏi ngay: “Thế bà ấy có đòi mình chia tiền cho bà ấy không?”. Tôi trấn an: “Anh đã đề nghị tặng bà ấy mà bà ấy còn từ chối đấy”. Nhà tôi chưa tin: “Anh coi chừng kẻo rồi rắc rối đó. Cứ cho là bà ấy không đòi chia tiền nhưng còn các con bà ấy, còn đám luật sư xía vô vì anh đã đăng câu chuyện này lên báo nên đâu có chối cãi được nữa”.
Sau khi nghe tôi kể lại những gì mà bà Hương đã nói với tôi thì vợ tôi vẫn đòi tới gặp tận mặt bà già cho chắc.
Huyền xách theo một giỏ đồ gồm quà bánh, trà, sâm mà tôi dặn mua. Chúng tôi tới cửa phòng của bà Hương, phải gõ cửa cả chục lần mới nghe tiếng bà từ trong hỏi vọng ra:
– Ai đấy?
– Bác Hương, tôi là Hoàng Tuấn đây.
Giọng bà Hương vui hẳn lên:
– Ồ! Chào ông Hoàng Tuấn. Ông chờ tôi mở cửa nhé..
Vài ba phút sau, cánh cửa mới mở. Nhìn bà Hương tôi biết ngay bà đã dùng mấy phút vừa qua để trang điểm chút phấn trên má và chút son trên môi. Tôi giới thiệu vợ tôi với bà:
– Thưa bác Hương, đây là Huyền, vợ tôi..
– Mời ông bà vô nhà..
Vợ tôi đảo mắt quan sát căn phòng chật chội và bề bộn tuy đồ đạc chỉ gồm một chiếc bàn nhỏ và hai cái ghế sắt chân xếp lại được. Chiếc nồi cơm điện đặt trên bàn bên mấy hộp nhựa đồ ăn dang dở. Nhà tôi hỏi:
– Bác mới ăn cơm hả?
– Dạ cũng lâu rồi nhưng mệt quá nên chưa dọn dẹp đó thôi. Xin lỗi ông bà, tại tôi sống có một mình…
Tôi an ủi:
– Mong rằng mấy người con của bác đọc được cái mục nhắn tin của bác sẽ tìm bác…
Bà Hương gật đầu:
– Vâng, tôi mong lắm, ông bà ạ… Sao tôi bất hạnh quá thế, ông bà nhỉ? Chắc là kiếp trước tôi chuyên đi cướp của giết người nên kiếp này quả báo đấy…
Tôi không biết phải an ủi thế nào nên nói lảng:
– Tôi đọc cái mục nhắn tin của bác, biết bác trai là Trung tá Trần Trịnh. Bác cho tôi biết thêm chi tiết, tôi sẽ giúp bác kiếm ra tin tức ông ấy.
– Dạ, tôi xin cảm ơn ông nhiều.
– Trung tá Trần Trịnh tốt nghiệp ở trường nào?
– Trường Đồng Đế Nha Trang, cùng khoá với Đại tá Hồ Ngọc Cẩn.
– Ông ấy làm gì lúc cộng sản vô chiếm Sài Gòn?
– Trưởng ty Cảnh sát ở Sài Gòn.
– Sao lúc đó ông bà không di tản sang Mỹ?
– Có chứ, nhưng đi không thoát. Để tôi kể ông bà nghe nhé. Trước ngày 30 tháng 4-1975 khi ông Tổng thống Thiệu đã bỏ chạy thì các sĩ quan bạn của ông nhà tôi cũng đã rủ nhau di tản rồi. Nhưng mãi tới chiều 29 tháng 4 thì nhà tôi mới quyết định đưa vợ con đi. Ông ấy lái xe chở mẹ con tôi tới Thị Nghè, chạy vô căn cứ Cửu Long của Hải Quân vì Trung tá Ngọc gọi xuống tàu. Nhưng nửa đường thì ông ấy nói với tôi: “Đi tàu biển chắc em sẽ ói chết. Nhớ hồi mình từ Bắc di cư vào Nam không? Em ói mật xanh mật vàng… Thôi để anh chạy ra tòa đại sứ Mỹ xem sao”. Thế là ông ấy lái xe tới cổng sau của tòa đại sứ Mỹ ở đường Hồng Thập Tự. Tại đó, người ta đã tụ tập đông lắm. Nhiều người cố leo lên bờ tường nhưng bị mấy thằng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đẩy xuống. Chồng tôi đậu xe, bảo chúng tôi xuống. Ông ấy nói: “Em đưa cái cặp đựng tiền bạc để anh cầm cho chắc ăn vì tính em hay quên”. Khi ông ấy dắt mẹ con tôi sang đường rồi thì tôi nhìn lại, đã thấy mấy thằng thanh niên xúm lại chiếc xe của tôi, đưa thì tháo ốc bánh xe, đứa thì lấy mấy thanh gỗ, đội cái xe lên. Tôi níu áo nhà tôi: “Kìa! Anh! Họ làm thịt cái xe của mình!”. Nhà tôi cười: “Kệ họ. Sang Mỹ anh mua cái khác cho mẹ con em đi”.
Nhà tôi bảo tôi nắm tay các con kẻo lạc nhau. Đoạn ông chen vào đám người đang bám vào hai cánh cổng sắt đã đóng kín.. Ông ấy gọi người lính Mỹ đứng trên bờ tường, và nói gì với nó, nhưng vì ồn quá nên nó không nghe được hay nó không muốn nghe, chỉ thấy nó lắc đầu ngó đi nơi khác. Nhà tôi bèn móc túi, lấy giấy tờ gì trong bóp, rồi đu người lên cái cánh cổng, chắc là để cho thằng lính nó xem mấy cái giấy tờ như passport của ông. Nhưng khi nó thấy ông ấy lên tới gần nó thì nó lấy cây súng gạt ông ấy xuống. Chẳng ngờ cái mũi lưỡi lê gắn ở đầu nòng súng đâm trúng mắt ông nhà tôi, ông bà ạ. Nhà tôi la lên một tiếng rồi rớt xuống như trái mít chín. Tôi vội nhào tới, hai tay ôm nhà tôi, thì thấy máu tuôn ra đỏ cả mặt. Người tôi bủn rủn như bị rút hết xương. Tôi ngã khuỵu xuống và ngất xỉu luôn.
Lúc tôi tỉnh dậy thì thấy tôi nằm trên bãi cỏ ở lề đường. Các con tôi thì đứa ngồi đứa đứng chung quanh. Tôi hỏi chúng nó: “Bố đâu?”. Chúng nó đang khóc, ông bà ạ. Theo tay chúng nó chỉ, tôi thấy ông nhà tôi đang ngồi dựa vào tường để cho mấy người có lòng tốt băng bó vết thương. Lập tức tôi ngồi bật dậy, nhanh nhẹn như bình thường đang khoẻ mạnh vậy. Tôi chạy lao vào chồng tôi, nức nở khóc: “Anh có đau không?”. Ông nhà tôi vỗ vỗ vào vai tôi: “Anh cần em bình tĩnh lúc này, đừng làm các con nó sợ hãi, tội nghiệp chúng nó”. Rồi anh ấy thì thầm: “Anh phải vô bệnh viện vì chắc là một bên mắt bị hư rồi. Nhưng cái xe của mình đã bị bọn hôi của gỡ mất bốn cái bánh rồi. Và cái cặp đựng tiền bạc của mình, khi anh té xuống thì nó tuột khỏi tay anh nên đã bị người nào lấy mất. Anh xin lỗi em…”
Vợ tôi nghe tới đây đã la lên :
– Chúa ơi! Chỉ có một buổi chiều mà mọi sự thay đổi hết! Như vậy thì chắc là ông bà đâu có di tản được?
– Vâng. Nhờ còn tiền trong túi nên chúng tôi gọi xe xích lô trở về. Sau đó ông nhà tôi lấy chiếc xe gắn máy định chạy tới bệnh viện. Tôi đòi leo lên chiếc yên sau đi theo thì ông ấy ngoái cổ lại, đẩy tôi xuống và nói như ra lệnh: “Em phải ở nhà trông các con, tuyệt đối em cũng như các con không ai được ra ngoài vì nguy hiểm lắm, chờ anh về rồi tính.
Bác sĩ phải móc bỏ một con mắt của ông ấy… Sáng hôm sau, ngày 30 tháng 4, đang nằm điều trị thì radio loan tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông ấy chạy về lo cho vợ con nhưng đâu còn kịp nữa… Lính Việt cộng đã xuất hiện ngoài đường phố.
Chúng tôi đóng cửa kín mít nhưng tiếng dân chúng la hét ngoài đường vẫn xoáy vào đinh tai nhức óc. Ông nhà tôi nói thì thầm: “Giờ đây mọi người bắt đầu sợ nhau theo dõi rồi báo cáo với Việt cộng nên tuy vừa bị cú trời giáng với cái tin thua trận, mà người ta vẫn phải kéo nhau ra đường “chào mừng cách mạng” để cho ông hàng xóm nhìn thấy”. Quả đúng thế, ông bà ạ, chiều và tối 30 tháng 4 người ta tất ta tất tưởi chạy đi mua cờ giải phóng, giá bao nhiêu cũng mua, mang về cắm trước cửa nhà…
Đến tối, khi các con đã ngủ, chồng tôi mới vừa khóc vừa tâm sự: “Anh suy nghĩ căng cái đầu mà không biết mình phải làm gì, em ạ. Đã nhiều lần anh định bắn vào đầu anh, điều này thì dễ thôi, nhưng thế là anh ích kỷ, anh trốn chạy, anh để mặc em với gánh nặng nuôi con trong cảnh khốn quẫn vì bao nhiêu tiền bạc dành dụm đã mất hết. Anh cũng muốn bắn chết luôn cả em và các con rồi anh tự sát để gia đình mình cùng về với ông bà tiên tổ. Nhưng chỉ mới nghĩ đến cảnh bóp cò nhả đạn vào đầu các con của chúng ta, anh đã rùng mình hối hận bởi vì nó có tội gì mà bắt nó chết theo mình…”. Tôi an ủi anh ấy: “Không sao đâu anh. Người ta thắng rồi thì người ta còn trả thù làm gì nữa?”
Tôi cắt ngang lời bà:
– Ông ấy đi cải tạo ngày nào?
– Ngày 2 tháng 5, gia đình tôi đang ăn cơm thì có tiếng đập cửa. Khi con tôi vừa mở thì bọn nằm vùng ào vô.. Một thằng lấy báng súng đập vào chén cơm trên tay chồng tôi. Cái chén văng xuống đất bật lên những âm thanh sắc như dao như kiếm chém nhau khiến ruột gan tôi như đứt tung. Tôi nghe một tên trong bọn la lớn: “Mày là tên ác ôn, có nợ máu với nhân dân. Hôm nay là ngày mày phải đền tội”. Tức thì chúng nó trói chồng tôi, đứa thì lấy chiếc khăn bịt mắt, đứa thì dọng báng súng lên người anh ấy, rồi lôi chồng tôi đi. Ông ấy nói vọng lại: “Em ráng nuôi con thay anh, Hương! Em cố giữ gìn sức khoẻ nhé, Hương. Lúc nào anh cũng thương yêu em”. Hình như có đứa nào đập mạnh vào miệng chồng tôi nên ông ấy không còn nói được nữa.
Vợ tôi nhoài người tới, nắm tay bà Hương:
– Tội nghiệp bà quá! Thế là bà vẫn phải một mình nuôi bốn đứa con..
Bà Hương nhìn ra ngoài trời, hơi mỉm cười:
– Để tôi kể tiếp cho ông bà nghe nhé. Sau một đêm mẹ con tôi thức trắng, trời vừa sáng thì chúng nó trở lại dọng cửa. Từ trên lầu, tôi chạy xuống, hy vọng được chúng nó cho tin tức về chồng tôi để tôi mang quần áo, bàn chải đánh răng tới cho ông ấy. Trật lất, ông bà ạ. Chúng nó bắt tôi quỳ trước mặt chúng nó để nghe một đứa đọc cái lệnh đuổi gia đình tôi khỏi cư xá sĩ quan Chí Hòa. Một thằng nói: “Tôi cho chị 5 phút sửa soạn. Mỗi người được mang theo hai bộ quần áo, còn đồ đạc mọi thứ đều phải để lại”. Tôi run rẩy van xin chúng nó: “Các ông cho mẹ con tôi ở lại, chứ nếu chúng tôi đi rồi, nhà tôi được các ông cho về thì biết kiếm chúng tôi ở đâu?”. Có đứa nào đó trả lời ngay: “Không được. Cách mạng nói là làm.. Chị còn 4 phút”. Đến nước đó thì tôi phải bảo vệ cuộc sống của các con tôi nên tôi nói: Nhà này là tài sản của gia đình tôi, các ông có quyền gì mà chiếm đoạt? Sao bảo cách mạng không tơ hào cây kim sợi chỉ của nhân dân?”. Một thằng trả lời: “Chị không phải là nhân dân. Chị là bọn tay sai Mỹ ngụy. Tài sản của chị là máu và nước mắt của nhân dân mà chồng chị đã ăn cướp”.
Chúng nó đẩy mẹ con tôi ra khỏi cửa. Bỗng một thằng kéo tôi lại, giật mạnh cái nhẫn hột xoàn trên ngón tay tôi.
Mẹ con tôi dắt díu nhau ra đường, đứa khóc đứa mếu, trên tay mỗi đứa có đúng một cái áo và một cái quần. Tôi thì một xu không dính túi nhưng mối lo của tôi là khi ra khỏi căn nhà này rồi thì làm sao chồng tôi bắt liên lạc được với tôi đây? Tôi cứ loanh quanh trên con đường trước căn nhà mà đầu óc nặng chĩu. Tôi lạc lõng giữa những tiếng cười tiếng nói của đám đông đang tràn vào nhà Trung tá Hữu hàng xóm của tôi để lấy đồ đạc vì gia đình này đã di tản thoát.
Đang lúc tứ cố vô thân thì chợt chú hạ sĩ Ba, tài xế của ông nhà tôi phóng xe gắn máy tới.. Thấy mẹ con tôi, câu hỏi đầu tiên của chú ấy là: “Anh đâu rồi, chị ?”. Tôi trả lời: “Bị bắt hôm qua”. Chú ấy kêu lên se sẽ: “Trời ơi! Em tưởng anh chị đi tới Guam rồi ấy chứ. Anh còn rủ em cùng anh chị xuống tàu Hải Quân ở trại Cửu Long bên Thị Nghè mà em không dám vì em sang Mỹ không biết tiếng Mỹ thì làm sao sống… Em tính đến đây là để hôi của trong nhà anh chị đấy chứ”.
Chú ấy không ngờ gia đình tôi đã tan nát thế này, nên bảo: “Em đã lái xe cho Trung tá nhiều năm nay, được anh và chị thương yêu nên em mang ơn nhiều lắm. Nay gặp cảnh nước mất nhà tan, em xin mời chị đưa các cô các cậu tới nhà em tá túc tạm đã rồi tính”. Tôi chỉ còn nước gật đầu thôi. Chú ấy gọi một chiếc xích lô cho bốn đứa con tôi, còn tôi thì chú ấy bảo lên xe gắn máy của chú ấy để chú ấy đèo cho đỡ tiền. Xe chạy vòng vo ra miệt Phú Thọ Hòa một lúc thì tới nhà chú ấy. Gọi là nhà chứ thật ra nó chỉ là một cái chòi lợp tôn kê mấy cái giường và bộ bàn ghế. Thảo nào trước đây chú Ba thường hay ngủ lại trong nhà để xe của chúng tôi vì nhà chú quá chật chội.
Biết ý tôi, chú ấy giải thích: “Chị thấy nhà em nghèo lắm phải không. Em thì lương hạ sĩ đâu có bao nhiêu, vợ em thì với gánh bún riêu đi bán buổi sáng. Hôm nào bán không hết thì cả nhà ăn bún thay cơm… Dù sao thì chị cứ để em thu xếp cho đến khi chị tìm được chỗ ở khác…”
Đêm hôm đó năm mẹ con tôi ngủ ngồi trên một cái giường sau khi chú ấy gửi mấy đứa con sang nhà hàng xóm. Nghe các con tôi khóc, chú ấy vỗ về: “Các em cứ khóc nên mẹ cũng khóc theo các em… Các em nín đi, chú hứa sẽ tìm chỗ cho các em nghỉ khoẻ tối mai”…
Thực ra thì nếu có nệm ấm chăn êm tôi cũng không thể nào nhắm mắt được vì nỗi lo về chồng tôi còn sống hay đã chết. Tôi nghĩ đến vết thương ở con mắt mới bị móc bỏ nếu không được chữa trị có thể sẽ gây nguy hiểm. Tôi nghĩ đến cảnh ông ấy phải hứng chịu những trận đòn thù của bọn cộng sản giống như tôi đã bị bà cô tôi đánh đập hồi nhỏ khiến tôi cứ rùng mình hoài. Nhưng điều mà tôi sợ nhất là chồng tôi sẽ cắn lưỡi tự sát. Chắc là ông ấy đã nghĩ tới điều này nên ông ấy mới trối trăng là nhờ tôi nuôi con…
Sáng hôm sau, tôi nhờ chú Ba lái xe đưa tôi trở lại cư xá Chí Hòa vì tôi mơ mộng chồng tôi đã được thả, ông ấy đang đứng ngoài cửa căn nhà cũ để chờ đợi tôi. Tất nhiên là tôi nghĩ trật rồi, vì nơi gọi là tổ ấm của gia đình tôi, giờ đây lặng lẽ im ỉm như một nấm mồ hoang. Tôi xuống xe, bảo chú Ba chờ, rồi tới gõ cửa. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh những lần tôi trở về, chỉ cần gõ nhẹ thôi là cánh cửa đã mở ra cùng lúc với tiếng cười tiếng nói của chồng của con tôi làm tôi lịm đi trong nỗi hân hoan sung sướng. Giờ đây thì ngón tay tôi gõ vào cánh cửa gỗ chỉ vang lên một âm thanh khô khan như tiếng nấc trong cuống họng. Chợt tôi thấy có hơi thở vào bên tai tôi, như mơ như thật, có phải hơi thở này thường làm cơ thể tôi nóng ran mỗi đêm không? Trong đầu tôi vẽ ra rất nhanh cảnh chồng tôi, ông ấy đã được thả, đang đứng ở đâu đó chờ tôi thì thấy tôi nên ông ấy rón rén tới trêu tôi.
Tôi muốn đùa lại để cho ông ấy giật mình chơi, nên bất ngờ quay qua, ôm chầm lấy ông ấy và hôn lên môi, lên mắt ông ấy… Thế là tôi lại trật lần nữa, vì người thở vào gáy tôi chỉ là chú Ba…
Để thoát ra khỏi sự ngượng ngập, tôi nói: “Chú làm ơn viết cho chị mấy chữ dán lên cửa để anh ấy có được về thì liên lạc với chú để gặp tôi”.
Sau đó, tôi nhờ chú ấy đưa tôi tới nhà những người bạn thân để tìm sự giúp đỡ. Một số địa chỉ nay cũng chỉ còn là căn nhà vô chủ. Đầu óc tôi mỗi lúc một thêm nhức nhối tưởng như sắp nổ bung ra. Khi nghe chú Ba nói: “Em thấy chị cần phải đi khám bệnh… Chị nhớ xem có ông bác sĩ nào quen để giúp chị không?”. Trong lúc không biết đi đâu lúc này nên tôi bảo chú ấy chở tôi tới phòng mạch của Bác sĩ Tâm, người bạn rất thân của chồng tôi kể từ khi ông này bị cảnh sát bắt về tội mua thuốc Tây tiếp tế cho Việt cộng, và nhà tôi đã cứu ông ấy khỏi tù.
Bác sĩ Tâm đang ngồi một mình tại phòng mạch. Thấy tôi, ông ta kêu lên: “Anh ấy làm sao mà chị xuống sắc quá vậy?”. Tôi bỗng òa khóc như một đứa trẻ khiến ông ấy ôm tôi, vỗ về an ủi, tuy thế thân thể tôi vẫn rũ liệt và đầu óc tôi tê dại vì nỗi đau quá lớn. Bằng giọng tức tưởi sũng nước mắt, tôi kể hết mọi chuyện cho người bạn thân nghe để cho vơi bớt những phẫn nộ mà tôi không biết nói với ai. Sau đó, ông ấy bảo tôi lên giường nằm để ông ấy chích cho mũi thuốc khoẻ vì “chị phải bảo trọng thân chị để lo cho các cháu”. Ai ngờ ông ấy chích cho tôi ống thuốc ngủ hay thuốc mê gì đó. Và khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy trong người có điều gì khác lạ. Ôi thôi rồi, cái đũng quần ướt nhẹp! Tôi vội thọc tay vô si-líp xem. Ông bạn thân của vợ chồng tôi ngồi cười cười vì biết là tôi đã hiểu vừa bị ông ấy hiếp.
Tôi còn nhớ phản ứng tức khắc của tôi lúc đó là muốn vùng dậy, kiếm con dao cái kéo nào trong tủ thuốc của nó để đâm nó. Tôi cũng nghĩ tới việc la lên để chú Ba tài xế ngồi chờ ở ngoài chạy vô để chú ấy vặn cổ nó. Nhưng tôi mỏi mệt quá, ngao ngán quá nên chỉ nhìn thẳng vào mặt nó, nói: “Thế này lỡ chửa thì sao đây?”. Nó trả lời nham nhở: “Đừng có lo. Em cứ tới đây anh cho mũi thuốc trục thai ra là xong ngay”. Rồi hắn cười ồ lên! Trời ơi tiếng cười của một thằng vẫn được gọi là “trí thức”!
Thú thật là tôi chẳng còn ngôn ngữ nào để chửi rủa thằng khốn nạn đó nữa. Tôi đứng lên, lấy sức nhổ lên mặt hắn một bãi nước miếng rồi bước ra cửa..
Chú Ba chắc thấy tôi thiểu não quá nên vội nắm cánh tay tôi dìu tôi đi. Giọng chú đầy vẻ lo âu, hỏi: “Bác sĩ nói chị thế nào? Có gì nguy hiểm không? Nhưng theo em thì chỉ tại chị quá lo cho anh ấy nên mất ăn mất ngủ thôi…”. Chẳng ngờ những lời an ủi đó lại khiến tôi như điên như dại. Tôi muốn hét lên: “Mày thương yêu chồng mà sao mày bị người ta cưỡng hiếp mà mày thản nhiên thế hả?”. Vì hét không được nên tôi òa khóc khiến chú Ba phải tạt xe vô bên lề rồi đậu lại vì sợ tôi té xuống đường. Tôi nói: “Không sao đâu, chú Ba, chú cứ lái đi, tôi muốn về xem các cháu cơm nước chưa…”. Lúc tôi thọc tay vào chiếc giỏ xách tay kiếm cái khăn lau mặt thì chợt đụng phải vật lạ, mà tôi biết ngay là xấp tiền giấy. Tôi lôi ra xem thì có lẽ tới mấy chục ngàn đồng, ông bà ạ.
Vợ tôi vội nói xen vào:
– Chắc là tiền của cái thằng bác sĩ kia…
– Vâng, chứ còn ai khác nữa.
– Bà có bảo chú tài xế quay lại phòng mạch rồi cầm tiền ném vào mặt nó không?
– Vâng. Lúc đầu tôi cũng nghĩ như bà vậy. Tôi cũng tính vứt xuống đường những đồng tiền nhơ bẩn này cho khuất mắt. Nhưng… hình ảnh các con tôi hiện ra… hình ảnh các con chú Ba hiện ra, mọi người đều đói đều khổ bao nhiêu ngày nay rồi… Thế là tôi đưa nắm tiền đó cho chú Ba. Tội nghiệp chú ấy, cứ luôn miệng ca tụng ông bác sĩ đã chơi với bạn thật tốt.
Từ đó ngày này sang ngày khác, tôi luôn luôn bắt đầu mỗi ngày bằng việc ngồi đằng sau chiếc xe gắn máy của chú Ba, chạy về căn nhà cũ với mong ước dù mơ hồ là có được những tin tức của chồng tôi. Khoảng nửa tháng sau, chợt thấy trong nhà tôi có người chiếm ngụ, tôi bèn gõ cửa. Một người đàn ông Bắc kỳ mặc quần xà lỏn hiện ra. Qua câu chuyện, ông ta cho biết ông ta là bí thư phường cư xá Chí Hòa, tên là Hùng, được “trên” chia cho căn nhà của tôi. Tôi hỏi xin ít quần áo của tôi và các con tôi, ông ta gật đầu “Bà cứ vô lấy”. Tôi nhờ ông ta nếu chồng tôi có gửi thư về nhà này thì làm ơn giữ hộ, ông ta cũng gật đầu “Vâng, tôi sẽ cất cho bà tới lấy”. Bữa đó khi vào nhà, nhớ lại những ngày tháng cũ, tôi cứ khóc ròng. Nhất là khi nhìn thấy tấm hình chụp hai vợ chồng tôi vào ngày đứa con đầu lòng lên một tuổi, hai tay tôi run lên. Cái khuôn hình bằng thủy tinh lạnh lẽo mà sao tôi thấy ấm áp như da thịt chồng tôi nên tôi càng khóc lớn khi ấp hình chồng tôi vào ngực tôi. Cái anh Việt cộng kia chắc cũng cảm động nên mãi mới nói được rằng: “Bà cứ mang theo tấm hình kỷ niệm… Bà đừng sầu não quá thiệt hại cho thân thể. Bà hãy tin vào sự khoan hồng của Cách mạng, ông nhà sẽ được về thôi…”
Năm mẹ con tôi ở nhờ nhà chú Ba đã hơn một tháng, gây tốn kém và bất tiện cho vợ chồng chú ấy, nhưng có nơi nào khác trên trái đất này chứa mẹ con tôi đâu. Tự nhiên tôi nghĩ đến mẹ tôi. Hồi ở với ông chú bà cô, tôi có nghe nói là mẹ tôi vô Sài Gòn. Tôi ao ước cuộc đời sẽ như trang cổ tích, người trong truyện thấy tiên, còn tôi gặp mẹ tôi, mà mẹ tôi lại là nhân vật lớn của “Cách mạng”, bà ra lệnh thả chồng tôi về và trả lại tôi căn nhà của chúng tôi… Thế là các con tôi tiếp tục đến trường…
Một hôm, trong bữa cơm, có cả mẹ con tôi ăn chung, với những tô bún mà thím Ba bán không hết, chú Ba nói với vợ:
– Tụi công an phường nó mới thông báo là sắp kiểm soát hộ khẩu từng nhà, và yêu cầu chủ hộ phải khai báo số người lạ. Như thế là chắc chắn nó sẽ làm khó dễ, không cho mẹ con chị Trịnh tạm trú ở nhà mình nữa đâu.. Với lại nhà này chật chội quá, mình đâu có thể cứ gửi mấy đứa nhỏ đi ngủ nhờ hàng xóm mãi được. Anh nghĩ mình chỉ còn một giải pháp duy nhất là em thu xếp nghỉ một hai ngày, về quê xem liệu có thể đưa mẹ con chị Trịnh về sống tạm dưới đó được không…
Thím Ba ngần ngừ trả lời:
– Anh đi lo giúp cho bà Trung tá chứ em đâu biết tính toán gì.
Câu chuyện trao đổi giữa vợ chồng chú thím Ba và tôi kéo dài cho đến khuya thì tôi chấp nhận theo chú Ba về Long An dò xét tình thế. Hôm sau, lót lòng bằng mấy củ khoai xong, tôi leo lên ngồi sau xe gắn máy của chú Ba để chú ấy rồ ga chạy ra khỏi thành phố.
Nhà của cha mẹ thím Ba ở dưới quê tương đối rộng rãi, tôi nghĩ nếu mẹ con tôi về đây sống cũng tốt thôi. Nhưng rồi tương lai sẽ thế nào? Làm sao tôi bắt liên lạc được với chồng tôi? Làm sao các con tôi đi học? Không lẽ các con tôi sẽ trở thành nông dân làm rẫy làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt suốt đời? Đó là những điều tôi cứ cố lẩn tránh bởi vì nếu nhìn thẳng vào sự thật thì tôi cũng bất lực, cũng buông xuôi trước số mệnh nghiệt ngã này.. Tôi lại ứa nước mắt mặc dù tôi đã nghiến răng nuốt cay đắng vào lòng, đã bấm những ngón chân xuống đất để đứng thẳng mà cố thực hiện lời ủy thác của chồng khi bị bắt mang đi mất tích là lo cho các con.
Chú Ba thấy tôi khóc thì bước lại gần, quang tay ngang vai tôi, những ngón tay vỗ nhẹ vào người tôi, và giọng chú nhẹ như hơi thở vào gáy tôi “Chị Hương! Chị Hương!”. Chú dìu tôi vô nhà. Trong nhà hình như không có ai mà sao cửa nẻo lại bỏ ngỏ làm tôi không hiểu, đồng thời phát sợ đủ thứ. Tôi muốn chạy ra ngoài sân, muốn bảo chú Ba chở tôi về Sài Gòn ngay. Nhưng, lại nhưng, thế thì cuộc sống của mẹ con tôi sẽ giải quyết cách nào đây? Các con tôi lấy gì ăn, lấy chỗ nào nằm ngủ? Mọi chuyện xẩy ra đối với tôi còn thảm khốc hơn là giấc mộng dữ nữa. Nhớ lại đêm 30 tháng 4, chồng tôi tâm sự anh ấy đã có ý tưởng bắn chết vợ con rồi tự sát. Lúc nghe anh ấy nói thì tôi thấy ghê khiếp quá, bây giờ thì tôi lại trách anh ấy sao không nổ súng cho vợ con không phải đối diện với cái khổ nạn này. Cứ nghĩ chuyện này bắt qua chuyện khác khiến người tôi mụ ra, đờ đẫn nửa mê nửa tỉnh. Vào một lúc sau tôi cảm thấy nhột nhột ở vú. Hình như sáng nay tôi không mặc xú-chiêng.. Thoạt đầu tôi cho rằng đó chỉ là cơn hoang tưởng do tôi đang nhớ chồng nên cái cảm xúc ngày xưa với chồng chợt sống lại, tôi cứ ngồi yên, cứ đê mê thưởng thức dĩ vãng mỗi lúc một lên cao do bàn tay từ từ bò vào trong áo vá trườn vòng lên sâu hơn cho tới khi năm ngón tay ôm gọn bầu vú rồi bóp mạnh.
Chính cái bóp mạnh đó làm tôi tỉnh dậy, ông bà ạ. Tất nhiên ông bà biết rồi, bàn tay đó là bàn tay của chú Ba. Chú ấy thấy tôi ngồi im, có lẽ tưởng tôi thèm khát da thịt đàn ông nên làm tới, ông bà ạ. Chú ấy còn đè tôi xuống nữa chứ. Tôi vung cánh tay tát vào mặt chú ấy một cái như trời giáng. Tưởng chú ấy nổi giận đánh lại tôi nhưng không, chú ấy nói đại khái rằng: “Em xin lỗi chị. Chẳng qua là em thương chị từ lâu rồi. Vì thích được nhìn chị, được chở chị đi chợ, đi chơi nên em mới tình nguyện lái xe cho anh suốt mấy năm qua… Nay thấy chị khổ quá em muốn làm chị vui thôi…”. Tôi thở dài, vừa đứng lên vừa nói: “Chú tưởng là tôi thất thế, chú làm gì thì tôi cũng phải bám vào chú, phải không? Chú lầm rồi. Thôi, chú chở tôi về với các con tôi”.
Vừa lúc bà Hương ngưng nói, đưa tay với ly nước ở trên bàn thì vợ tôi hỏi:
– Như vậy thì bác làm sao tiếp tục ở nhà của cái chú tài xế ấy được nữa.
– Vâng…
– Thế bà đi đâu?
Tôi sợ bà Hương nói nữa thì đến tối cũng chưa hết, mà tôi thì phải về tòa soạn làm việc, nên vội lái sang chuyện khác:
– Bác đói chưa? Chúng tôi chở bác đi ăn?
Bà Hương chỉ vào chiếc tủ lạnh nhỏ đặt ở xó nhà:
– Tôi có đồ ăn rồi. Mỗi chiều thứ bẩy tôi xuống khu Bolsa, mua đủ cho một tuần…
Tôi cười:
– Hôm nay bác thay đổi chương trình một bữa đâu có sao!
Bà Hương vẫn lắc đầu:
– Thôi, xin hẹn ông bà, chứ đi ăn với ông bà, tôi sẽ dư một phần ăn, phải đổ bỏ đi, uổng phí quá… Ông bà cũng đã biết mà, đời tôi đã từng có nhiều ngày chỉ uống nước lã cho đầy bụng thôi…
Lúc tôi tỉnh dậy thì thấy tôi nằm trên bãi cỏ ở lề đường. Các con tôi thì đứa ngồi đứa đứng chung quanh. Tôi hỏi chúng nó: “Bố đâu?”. Chúng nó đang khóc, ông bà ạ. Theo tay chúng nó chỉ, tôi thấy ông nhà tôi đang ngồi dựa vào tường để cho mấy người có lòng tốt băng bó vết thương. Lập tức tôi ngồi bật dậy, nhanh nhẹn như bình thường đang khoẻ mạnh vậy. Tôi chạy lao vào chồng tôi, nức nở khóc: “Anh có đau không?”. Ông nhà tôi vỗ vỗ vào vai tôi: “Anh cần em bình tĩnh lúc này, đừng làm các con nó sợ hãi, tội nghiệp chúng nó”. Rồi anh ấy thì thầm: “Anh phải vô bệnh viện vì chắc là một bên mắt bị hư rồi. Nhưng cái xe của mình đã bị bọn hôi của gỡ mất bốn cái bánh rồi. Và cái cặp đựng tiền bạc của mình, khi anh té xuống thì nó tuột khỏi tay anh nên đã bị người nào lấy mất. Anh xin lỗi em…”
Vợ tôi nghe tới đây đã la lên :
– Chúa ơi! Chỉ có một buổi chiều mà mọi sự thay đổi hết! Như vậy thì chắc là ông bà đâu có di tản được?
– Vâng. Nhờ còn tiền trong túi nên chúng tôi gọi xe xích lô trở về. Sau đó ông nhà tôi lấy chiếc xe gắn máy định chạy tới bệnh viện. Tôi đòi leo lên chiếc yên sau đi theo thì ông ấy ngoái cổ lại, đẩy tôi xuống và nói như ra lệnh: “Em phải ở nhà trông các con, tuyệt đối em cũng như các con không ai được ra ngoài vì nguy hiểm lắm, chờ anh về rồi tính.
Bác sĩ phải móc bỏ một con mắt của ông ấy… Sáng hôm sau, ngày 30 tháng 4, đang nằm điều trị thì radio loan tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, ông ấy chạy về lo cho vợ con nhưng đâu còn kịp nữa… Lính Việt cộng đã xuất hiện ngoài đường phố.
Chúng tôi đóng cửa kín mít nhưng tiếng dân chúng la hét ngoài đường vẫn xoáy vào đinh tai nhức óc. Ông nhà tôi nói thì thầm: “Giờ đây mọi người bắt đầu sợ nhau theo dõi rồi báo cáo với Việt cộng nên tuy vừa bị cú trời giáng với cái tin thua trận, mà người ta vẫn phải kéo nhau ra đường “chào mừng cách mạng” để cho ông hàng xóm nhìn thấy”. Quả đúng thế, ông bà ạ, chiều và tối 30 tháng 4 người ta tất ta tất tưởi chạy đi mua cờ giải phóng, giá bao nhiêu cũng mua, mang về cắm trước cửa nhà…
Đến tối, khi các con đã ngủ, chồng tôi mới vừa khóc vừa tâm sự: “Anh suy nghĩ căng cái đầu mà không biết mình phải làm gì, em ạ. Đã nhiều lần anh định bắn vào đầu anh, điều này thì dễ thôi, nhưng thế là anh ích kỷ, anh trốn chạy, anh để mặc em với gánh nặng nuôi con trong cảnh khốn quẫn vì bao nhiêu tiền bạc dành dụm đã mất hết. Anh cũng muốn bắn chết luôn cả em và các con rồi anh tự sát để gia đình mình cùng về với ông bà tiên tổ. Nhưng chỉ mới nghĩ đến cảnh bóp cò nhả đạn vào đầu các con của chúng ta, anh đã rùng mình hối hận bởi vì nó có tội gì mà bắt nó chết theo mình…”. Tôi an ủi anh ấy: “Không sao đâu anh. Người ta thắng rồi thì người ta còn trả thù làm gì nữa?”
Tôi cắt ngang lời bà:
– Ông ấy đi cải tạo ngày nào?
– Ngày 2 tháng 5, gia đình tôi đang ăn cơm thì có tiếng đập cửa. Khi con tôi vừa mở thì bọn nằm vùng ào vô.. Một thằng lấy báng súng đập vào chén cơm trên tay chồng tôi. Cái chén văng xuống đất bật lên những âm thanh sắc như dao như kiếm chém nhau khiến ruột gan tôi như đứt tung. Tôi nghe một tên trong bọn la lớn: “Mày là tên ác ôn, có nợ máu với nhân dân. Hôm nay là ngày mày phải đền tội”. Tức thì chúng nó trói chồng tôi, đứa thì lấy chiếc khăn bịt mắt, đứa thì dọng báng súng lên người anh ấy, rồi lôi chồng tôi đi. Ông ấy nói vọng lại: “Em ráng nuôi con thay anh, Hương! Em cố giữ gìn sức khoẻ nhé, Hương. Lúc nào anh cũng thương yêu em”. Hình như có đứa nào đập mạnh vào miệng chồng tôi nên ông ấy không còn nói được nữa.
Vợ tôi nhoài người tới, nắm tay bà Hương:
– Tội nghiệp bà quá! Thế là bà vẫn phải một mình nuôi bốn đứa con..
Bà Hương nhìn ra ngoài trời, hơi mỉm cười:
– Để tôi kể tiếp cho ông bà nghe nhé. Sau một đêm mẹ con tôi thức trắng, trời vừa sáng thì chúng nó trở lại dọng cửa. Từ trên lầu, tôi chạy xuống, hy vọng được chúng nó cho tin tức về chồng tôi để tôi mang quần áo, bàn chải đánh răng tới cho ông ấy. Trật lất, ông bà ạ. Chúng nó bắt tôi quỳ trước mặt chúng nó để nghe một đứa đọc cái lệnh đuổi gia đình tôi khỏi cư xá sĩ quan Chí Hòa. Một thằng nói: “Tôi cho chị 5 phút sửa soạn. Mỗi người được mang theo hai bộ quần áo, còn đồ đạc mọi thứ đều phải để lại”. Tôi run rẩy van xin chúng nó: “Các ông cho mẹ con tôi ở lại, chứ nếu chúng tôi đi rồi, nhà tôi được các ông cho về thì biết kiếm chúng tôi ở đâu?”. Có đứa nào đó trả lời ngay: “Không được. Cách mạng nói là làm.. Chị còn 4 phút”. Đến nước đó thì tôi phải bảo vệ cuộc sống của các con tôi nên tôi nói: Nhà này là tài sản của gia đình tôi, các ông có quyền gì mà chiếm đoạt? Sao bảo cách mạng không tơ hào cây kim sợi chỉ của nhân dân?”. Một thằng trả lời: “Chị không phải là nhân dân. Chị là bọn tay sai Mỹ ngụy. Tài sản của chị là máu và nước mắt của nhân dân mà chồng chị đã ăn cướp”.
Chúng nó đẩy mẹ con tôi ra khỏi cửa. Bỗng một thằng kéo tôi lại, giật mạnh cái nhẫn hột xoàn trên ngón tay tôi.
Mẹ con tôi dắt díu nhau ra đường, đứa khóc đứa mếu, trên tay mỗi đứa có đúng một cái áo và một cái quần. Tôi thì một xu không dính túi nhưng mối lo của tôi là khi ra khỏi căn nhà này rồi thì làm sao chồng tôi bắt liên lạc được với tôi đây? Tôi cứ loanh quanh trên con đường trước căn nhà mà đầu óc nặng chĩu. Tôi lạc lõng giữa những tiếng cười tiếng nói của đám đông đang tràn vào nhà Trung tá Hữu hàng xóm của tôi để lấy đồ đạc vì gia đình này đã di tản thoát.
Đang lúc tứ cố vô thân thì chợt chú hạ sĩ Ba, tài xế của ông nhà tôi phóng xe gắn máy tới.. Thấy mẹ con tôi, câu hỏi đầu tiên của chú ấy là: “Anh đâu rồi, chị ?”. Tôi trả lời: “Bị bắt hôm qua”. Chú ấy kêu lên se sẽ: “Trời ơi! Em tưởng anh chị đi tới Guam rồi ấy chứ. Anh còn rủ em cùng anh chị xuống tàu Hải Quân ở trại Cửu Long bên Thị Nghè mà em không dám vì em sang Mỹ không biết tiếng Mỹ thì làm sao sống… Em tính đến đây là để hôi của trong nhà anh chị đấy chứ”.
Chú ấy không ngờ gia đình tôi đã tan nát thế này, nên bảo: “Em đã lái xe cho Trung tá nhiều năm nay, được anh và chị thương yêu nên em mang ơn nhiều lắm. Nay gặp cảnh nước mất nhà tan, em xin mời chị đưa các cô các cậu tới nhà em tá túc tạm đã rồi tính”. Tôi chỉ còn nước gật đầu thôi. Chú ấy gọi một chiếc xích lô cho bốn đứa con tôi, còn tôi thì chú ấy bảo lên xe gắn máy của chú ấy để chú ấy đèo cho đỡ tiền. Xe chạy vòng vo ra miệt Phú Thọ Hòa một lúc thì tới nhà chú ấy. Gọi là nhà chứ thật ra nó chỉ là một cái chòi lợp tôn kê mấy cái giường và bộ bàn ghế. Thảo nào trước đây chú Ba thường hay ngủ lại trong nhà để xe của chúng tôi vì nhà chú quá chật chội.
Biết ý tôi, chú ấy giải thích: “Chị thấy nhà em nghèo lắm phải không. Em thì lương hạ sĩ đâu có bao nhiêu, vợ em thì với gánh bún riêu đi bán buổi sáng. Hôm nào bán không hết thì cả nhà ăn bún thay cơm… Dù sao thì chị cứ để em thu xếp cho đến khi chị tìm được chỗ ở khác…”
Đêm hôm đó năm mẹ con tôi ngủ ngồi trên một cái giường sau khi chú ấy gửi mấy đứa con sang nhà hàng xóm. Nghe các con tôi khóc, chú ấy vỗ về: “Các em cứ khóc nên mẹ cũng khóc theo các em… Các em nín đi, chú hứa sẽ tìm chỗ cho các em nghỉ khoẻ tối mai”…
Thực ra thì nếu có nệm ấm chăn êm tôi cũng không thể nào nhắm mắt được vì nỗi lo về chồng tôi còn sống hay đã chết. Tôi nghĩ đến vết thương ở con mắt mới bị móc bỏ nếu không được chữa trị có thể sẽ gây nguy hiểm. Tôi nghĩ đến cảnh ông ấy phải hứng chịu những trận đòn thù của bọn cộng sản giống như tôi đã bị bà cô tôi đánh đập hồi nhỏ khiến tôi cứ rùng mình hoài. Nhưng điều mà tôi sợ nhất là chồng tôi sẽ cắn lưỡi tự sát. Chắc là ông ấy đã nghĩ tới điều này nên ông ấy mới trối trăng là nhờ tôi nuôi con…
Sáng hôm sau, tôi nhờ chú Ba lái xe đưa tôi trở lại cư xá Chí Hòa vì tôi mơ mộng chồng tôi đã được thả, ông ấy đang đứng ngoài cửa căn nhà cũ để chờ đợi tôi. Tất nhiên là tôi nghĩ trật rồi, vì nơi gọi là tổ ấm của gia đình tôi, giờ đây lặng lẽ im ỉm như một nấm mồ hoang. Tôi xuống xe, bảo chú Ba chờ, rồi tới gõ cửa. Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh những lần tôi trở về, chỉ cần gõ nhẹ thôi là cánh cửa đã mở ra cùng lúc với tiếng cười tiếng nói của chồng của con tôi làm tôi lịm đi trong nỗi hân hoan sung sướng. Giờ đây thì ngón tay tôi gõ vào cánh cửa gỗ chỉ vang lên một âm thanh khô khan như tiếng nấc trong cuống họng. Chợt tôi thấy có hơi thở vào bên tai tôi, như mơ như thật, có phải hơi thở này thường làm cơ thể tôi nóng ran mỗi đêm không? Trong đầu tôi vẽ ra rất nhanh cảnh chồng tôi, ông ấy đã được thả, đang đứng ở đâu đó chờ tôi thì thấy tôi nên ông ấy rón rén tới trêu tôi.
Tôi muốn đùa lại để cho ông ấy giật mình chơi, nên bất ngờ quay qua, ôm chầm lấy ông ấy và hôn lên môi, lên mắt ông ấy… Thế là tôi lại trật lần nữa, vì người thở vào gáy tôi chỉ là chú Ba…
Để thoát ra khỏi sự ngượng ngập, tôi nói: “Chú làm ơn viết cho chị mấy chữ dán lên cửa để anh ấy có được về thì liên lạc với chú để gặp tôi”.
Sau đó, tôi nhờ chú ấy đưa tôi tới nhà những người bạn thân để tìm sự giúp đỡ. Một số địa chỉ nay cũng chỉ còn là căn nhà vô chủ. Đầu óc tôi mỗi lúc một thêm nhức nhối tưởng như sắp nổ bung ra. Khi nghe chú Ba nói: “Em thấy chị cần phải đi khám bệnh… Chị nhớ xem có ông bác sĩ nào quen để giúp chị không?”. Trong lúc không biết đi đâu lúc này nên tôi bảo chú ấy chở tôi tới phòng mạch của Bác sĩ Tâm, người bạn rất thân của chồng tôi kể từ khi ông này bị cảnh sát bắt về tội mua thuốc Tây tiếp tế cho Việt cộng, và nhà tôi đã cứu ông ấy khỏi tù.
Bác sĩ Tâm đang ngồi một mình tại phòng mạch. Thấy tôi, ông ta kêu lên: “Anh ấy làm sao mà chị xuống sắc quá vậy?”. Tôi bỗng òa khóc như một đứa trẻ khiến ông ấy ôm tôi, vỗ về an ủi, tuy thế thân thể tôi vẫn rũ liệt và đầu óc tôi tê dại vì nỗi đau quá lớn. Bằng giọng tức tưởi sũng nước mắt, tôi kể hết mọi chuyện cho người bạn thân nghe để cho vơi bớt những phẫn nộ mà tôi không biết nói với ai. Sau đó, ông ấy bảo tôi lên giường nằm để ông ấy chích cho mũi thuốc khoẻ vì “chị phải bảo trọng thân chị để lo cho các cháu”. Ai ngờ ông ấy chích cho tôi ống thuốc ngủ hay thuốc mê gì đó. Và khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy trong người có điều gì khác lạ. Ôi thôi rồi, cái đũng quần ướt nhẹp! Tôi vội thọc tay vô si-líp xem. Ông bạn thân của vợ chồng tôi ngồi cười cười vì biết là tôi đã hiểu vừa bị ông ấy hiếp.
Tôi còn nhớ phản ứng tức khắc của tôi lúc đó là muốn vùng dậy, kiếm con dao cái kéo nào trong tủ thuốc của nó để đâm nó. Tôi cũng nghĩ tới việc la lên để chú Ba tài xế ngồi chờ ở ngoài chạy vô để chú ấy vặn cổ nó. Nhưng tôi mỏi mệt quá, ngao ngán quá nên chỉ nhìn thẳng vào mặt nó, nói: “Thế này lỡ chửa thì sao đây?”. Nó trả lời nham nhở: “Đừng có lo. Em cứ tới đây anh cho mũi thuốc trục thai ra là xong ngay”. Rồi hắn cười ồ lên! Trời ơi tiếng cười của một thằng vẫn được gọi là “trí thức”!
Thú thật là tôi chẳng còn ngôn ngữ nào để chửi rủa thằng khốn nạn đó nữa. Tôi đứng lên, lấy sức nhổ lên mặt hắn một bãi nước miếng rồi bước ra cửa..
Chú Ba chắc thấy tôi thiểu não quá nên vội nắm cánh tay tôi dìu tôi đi. Giọng chú đầy vẻ lo âu, hỏi: “Bác sĩ nói chị thế nào? Có gì nguy hiểm không? Nhưng theo em thì chỉ tại chị quá lo cho anh ấy nên mất ăn mất ngủ thôi…”. Chẳng ngờ những lời an ủi đó lại khiến tôi như điên như dại. Tôi muốn hét lên: “Mày thương yêu chồng mà sao mày bị người ta cưỡng hiếp mà mày thản nhiên thế hả?”. Vì hét không được nên tôi òa khóc khiến chú Ba phải tạt xe vô bên lề rồi đậu lại vì sợ tôi té xuống đường. Tôi nói: “Không sao đâu, chú Ba, chú cứ lái đi, tôi muốn về xem các cháu cơm nước chưa…”. Lúc tôi thọc tay vào chiếc giỏ xách tay kiếm cái khăn lau mặt thì chợt đụng phải vật lạ, mà tôi biết ngay là xấp tiền giấy. Tôi lôi ra xem thì có lẽ tới mấy chục ngàn đồng, ông bà ạ.
Vợ tôi vội nói xen vào:
– Chắc là tiền của cái thằng bác sĩ kia…
– Vâng, chứ còn ai khác nữa.
– Bà có bảo chú tài xế quay lại phòng mạch rồi cầm tiền ném vào mặt nó không?
– Vâng. Lúc đầu tôi cũng nghĩ như bà vậy. Tôi cũng tính vứt xuống đường những đồng tiền nhơ bẩn này cho khuất mắt. Nhưng… hình ảnh các con tôi hiện ra… hình ảnh các con chú Ba hiện ra, mọi người đều đói đều khổ bao nhiêu ngày nay rồi… Thế là tôi đưa nắm tiền đó cho chú Ba. Tội nghiệp chú ấy, cứ luôn miệng ca tụng ông bác sĩ đã chơi với bạn thật tốt.
Từ đó ngày này sang ngày khác, tôi luôn luôn bắt đầu mỗi ngày bằng việc ngồi đằng sau chiếc xe gắn máy của chú Ba, chạy về căn nhà cũ với mong ước dù mơ hồ là có được những tin tức của chồng tôi. Khoảng nửa tháng sau, chợt thấy trong nhà tôi có người chiếm ngụ, tôi bèn gõ cửa. Một người đàn ông Bắc kỳ mặc quần xà lỏn hiện ra. Qua câu chuyện, ông ta cho biết ông ta là bí thư phường cư xá Chí Hòa, tên là Hùng, được “trên” chia cho căn nhà của tôi. Tôi hỏi xin ít quần áo của tôi và các con tôi, ông ta gật đầu “Bà cứ vô lấy”. Tôi nhờ ông ta nếu chồng tôi có gửi thư về nhà này thì làm ơn giữ hộ, ông ta cũng gật đầu “Vâng, tôi sẽ cất cho bà tới lấy”. Bữa đó khi vào nhà, nhớ lại những ngày tháng cũ, tôi cứ khóc ròng. Nhất là khi nhìn thấy tấm hình chụp hai vợ chồng tôi vào ngày đứa con đầu lòng lên một tuổi, hai tay tôi run lên. Cái khuôn hình bằng thủy tinh lạnh lẽo mà sao tôi thấy ấm áp như da thịt chồng tôi nên tôi càng khóc lớn khi ấp hình chồng tôi vào ngực tôi. Cái anh Việt cộng kia chắc cũng cảm động nên mãi mới nói được rằng: “Bà cứ mang theo tấm hình kỷ niệm… Bà đừng sầu não quá thiệt hại cho thân thể. Bà hãy tin vào sự khoan hồng của Cách mạng, ông nhà sẽ được về thôi…”
Năm mẹ con tôi ở nhờ nhà chú Ba đã hơn một tháng, gây tốn kém và bất tiện cho vợ chồng chú ấy, nhưng có nơi nào khác trên trái đất này chứa mẹ con tôi đâu. Tự nhiên tôi nghĩ đến mẹ tôi. Hồi ở với ông chú bà cô, tôi có nghe nói là mẹ tôi vô Sài Gòn. Tôi ao ước cuộc đời sẽ như trang cổ tích, người trong truyện thấy tiên, còn tôi gặp mẹ tôi, mà mẹ tôi lại là nhân vật lớn của “Cách mạng”, bà ra lệnh thả chồng tôi về và trả lại tôi căn nhà của chúng tôi… Thế là các con tôi tiếp tục đến trường…
Một hôm, trong bữa cơm, có cả mẹ con tôi ăn chung, với những tô bún mà thím Ba bán không hết, chú Ba nói với vợ:
– Tụi công an phường nó mới thông báo là sắp kiểm soát hộ khẩu từng nhà, và yêu cầu chủ hộ phải khai báo số người lạ. Như thế là chắc chắn nó sẽ làm khó dễ, không cho mẹ con chị Trịnh tạm trú ở nhà mình nữa đâu.. Với lại nhà này chật chội quá, mình đâu có thể cứ gửi mấy đứa nhỏ đi ngủ nhờ hàng xóm mãi được. Anh nghĩ mình chỉ còn một giải pháp duy nhất là em thu xếp nghỉ một hai ngày, về quê xem liệu có thể đưa mẹ con chị Trịnh về sống tạm dưới đó được không…
Thím Ba ngần ngừ trả lời:
– Anh đi lo giúp cho bà Trung tá chứ em đâu biết tính toán gì.
Câu chuyện trao đổi giữa vợ chồng chú thím Ba và tôi kéo dài cho đến khuya thì tôi chấp nhận theo chú Ba về Long An dò xét tình thế. Hôm sau, lót lòng bằng mấy củ khoai xong, tôi leo lên ngồi sau xe gắn máy của chú Ba để chú ấy rồ ga chạy ra khỏi thành phố.
Nhà của cha mẹ thím Ba ở dưới quê tương đối rộng rãi, tôi nghĩ nếu mẹ con tôi về đây sống cũng tốt thôi. Nhưng rồi tương lai sẽ thế nào? Làm sao tôi bắt liên lạc được với chồng tôi? Làm sao các con tôi đi học? Không lẽ các con tôi sẽ trở thành nông dân làm rẫy làm ruộng, nuôi gà nuôi vịt suốt đời? Đó là những điều tôi cứ cố lẩn tránh bởi vì nếu nhìn thẳng vào sự thật thì tôi cũng bất lực, cũng buông xuôi trước số mệnh nghiệt ngã này.. Tôi lại ứa nước mắt mặc dù tôi đã nghiến răng nuốt cay đắng vào lòng, đã bấm những ngón chân xuống đất để đứng thẳng mà cố thực hiện lời ủy thác của chồng khi bị bắt mang đi mất tích là lo cho các con.
Chú Ba thấy tôi khóc thì bước lại gần, quang tay ngang vai tôi, những ngón tay vỗ nhẹ vào người tôi, và giọng chú nhẹ như hơi thở vào gáy tôi “Chị Hương! Chị Hương!”. Chú dìu tôi vô nhà. Trong nhà hình như không có ai mà sao cửa nẻo lại bỏ ngỏ làm tôi không hiểu, đồng thời phát sợ đủ thứ. Tôi muốn chạy ra ngoài sân, muốn bảo chú Ba chở tôi về Sài Gòn ngay. Nhưng, lại nhưng, thế thì cuộc sống của mẹ con tôi sẽ giải quyết cách nào đây? Các con tôi lấy gì ăn, lấy chỗ nào nằm ngủ? Mọi chuyện xẩy ra đối với tôi còn thảm khốc hơn là giấc mộng dữ nữa. Nhớ lại đêm 30 tháng 4, chồng tôi tâm sự anh ấy đã có ý tưởng bắn chết vợ con rồi tự sát. Lúc nghe anh ấy nói thì tôi thấy ghê khiếp quá, bây giờ thì tôi lại trách anh ấy sao không nổ súng cho vợ con không phải đối diện với cái khổ nạn này. Cứ nghĩ chuyện này bắt qua chuyện khác khiến người tôi mụ ra, đờ đẫn nửa mê nửa tỉnh. Vào một lúc sau tôi cảm thấy nhột nhột ở vú. Hình như sáng nay tôi không mặc xú-chiêng.. Thoạt đầu tôi cho rằng đó chỉ là cơn hoang tưởng do tôi đang nhớ chồng nên cái cảm xúc ngày xưa với chồng chợt sống lại, tôi cứ ngồi yên, cứ đê mê thưởng thức dĩ vãng mỗi lúc một lên cao do bàn tay từ từ bò vào trong áo vá trườn vòng lên sâu hơn cho tới khi năm ngón tay ôm gọn bầu vú rồi bóp mạnh.
Chính cái bóp mạnh đó làm tôi tỉnh dậy, ông bà ạ. Tất nhiên ông bà biết rồi, bàn tay đó là bàn tay của chú Ba. Chú ấy thấy tôi ngồi im, có lẽ tưởng tôi thèm khát da thịt đàn ông nên làm tới, ông bà ạ. Chú ấy còn đè tôi xuống nữa chứ. Tôi vung cánh tay tát vào mặt chú ấy một cái như trời giáng. Tưởng chú ấy nổi giận đánh lại tôi nhưng không, chú ấy nói đại khái rằng: “Em xin lỗi chị. Chẳng qua là em thương chị từ lâu rồi. Vì thích được nhìn chị, được chở chị đi chợ, đi chơi nên em mới tình nguyện lái xe cho anh suốt mấy năm qua… Nay thấy chị khổ quá em muốn làm chị vui thôi…”. Tôi thở dài, vừa đứng lên vừa nói: “Chú tưởng là tôi thất thế, chú làm gì thì tôi cũng phải bám vào chú, phải không? Chú lầm rồi. Thôi, chú chở tôi về với các con tôi”.
Vừa lúc bà Hương ngưng nói, đưa tay với ly nước ở trên bàn thì vợ tôi hỏi:
– Như vậy thì bác làm sao tiếp tục ở nhà của cái chú tài xế ấy được nữa.
– Vâng…
– Thế bà đi đâu?
Tôi sợ bà Hương nói nữa thì đến tối cũng chưa hết, mà tôi thì phải về tòa soạn làm việc, nên vội lái sang chuyện khác:
– Bác đói chưa? Chúng tôi chở bác đi ăn?
Bà Hương chỉ vào chiếc tủ lạnh nhỏ đặt ở xó nhà:
– Tôi có đồ ăn rồi. Mỗi chiều thứ bẩy tôi xuống khu Bolsa, mua đủ cho một tuần…
Tôi cười:
– Hôm nay bác thay đổi chương trình một bữa đâu có sao!
Bà Hương vẫn lắc đầu:
– Thôi, xin hẹn ông bà, chứ đi ăn với ông bà, tôi sẽ dư một phần ăn, phải đổ bỏ đi, uổng phí quá… Ông bà cũng đã biết mà, đời tôi đã từng có nhiều ngày chỉ uống nước lã cho đầy bụng thôi…
Một khuôn mặt khá quen thuộc của tờ báo là ông Bob Nguyễn đẩy cửa bước vào. Vừa thấy ông, cô Jessica đã nhanh nhẩu :
– Chào bác! Bác lại có thêm người bạn mới mất?
Ông Bob cười:
– Cô hỏi một câu rất hay!
Cô Jennifer vẫn giọng đùa nghịch:
– Trời ơi sao bác lịch sự như “hội thoại” trên radio thế. Người ta điện thoại vào đài, hỏi bác sĩ về căn bệnh của người ta mà ông Bác sĩ trả lời “Cô hỏi một câu rất hay!”. Và cô điều khiển chương trình thì “Xin cảm ơn cô đã gọi vào đài”… Ai chết vậy bác?
– “Thằng” Quới, trước 75 nó làm Trung tá dưới quyền tôi…
– Chà, bác từng làm lớn quá chứ…
Mẩu đối thoại giữa cô thư ký Jessica với ông Bob Nguyễn làm tôi mỉm cười.
Thật ra thì chúng tôi không biết tên thật của ông ta cũng như công việc, cấp bậc của ông ta thời trước 1975 ở trong nước. Khoảng hai năm nay, hễ những cựu tướng lãnh, những cựu tổng bộ trưởng Việt Nam Cộng Hòa kể cả Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh qua đời là ông ta tới đăng phân ưu nhưng không dùng chữ “Phân ưu” mà viết là “Khóc bạn hiền”. Nếu cô Jessica hỏi “Bác quen với ông Thiệu hả ” thì ông buồn buồn trả lời “Tụi tôi là bạn trong quân ngũ”. Rồi ông im lặng dù có hỏi thêm chăng nữa. Nay nghe ông nói tới cậy đăng “Khóc bạn hiền” là một ông Trung tá, tôi chợt nhớ chồng bà Hương cũng là Trung tá, nên hỏi cầu may:
– Ông Bob oi, ông có biết Trung tá Trần Trịnh không?
Ông ta nhún vai:
– Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có hàng ngàn trung tá, làm sao tôi nhớ hết được. Ông phải cho biết đương sự học ở Đà Lạt hay Thủ Đức, trong quân binh chủng nào và chức vụ sau cùng là gì thì mới biết được chứ. Ông ấy là gì của ông để tôi nhờ đàn em kiếm hộ.
– Có một độc giả nhờ tôi chứ tôi không quen. Nghe nói ông ấy học khoá Sĩ quan ở trường Hạ Sĩ quan Đồng đế.
Ông Bob ra vẻ thông thạo :
– Vậy thì ông hãy gọi cho Hội Ái hữu Trường Đồng Đế Nha Trang là biết liền.
Thấy ông ấy nói đúng, tôi gật đầu nói lời cảm ơn rồi đi kiếm quyển Niên giám điện thoại, tìm số của ban chấp hành Hội Ái hữu Đồng Đế. Trong lòng tôi khấp khởi nỗi mừng vì sắp sửa có một tin vui mang tới cho bà Hương. Khi người bên kia đầu giây lên tiếng, tôi nói:
– Chúng tôi có người thân là Trung tá Trần Trịnh, tốt nghiệp ở Trường Đồng Đế, nhưng nay thất lạc nên muốn nhờ Hội nếu có tin tức gì thì cho chúng tôi.
Người đối thoại với tôi bỗng như nói lớn hơn:
– Ồ thằng Trịnh, nó học khóa 2 với tôi đấy. Tôi cũng đang đi kiếm nó đây, ông ạ.
– Vậy là quý hội không biết ông ta ở đâu? Sống hay chết?
– Sống thì chắc chắn là nó sống rồi đó, nhưng không biết địa chỉ của nó thôi.
– Sao ông biết ông ấy sống?
– Thì sau mười năm cải tạo nó được thả, rồi đi H.O. sang Mỹ tới quận Cam định cư. Nó làm bồi bàn ở tiệm phở Hoài Hương một thời gian, lúc ấy nó có gặp chúng tôi, hỏi chúng tôi về tình trạng vợ con nó, vì nó sang đây một mình mà. Thế rồi nó biến luôn. Có người nói nó trở lại Việt Nam để kiếm vợ con. Có người bảo nó đi tu ở ngôi chùa tại tiểu bang Nebraska…
Tôi cắt ngang:
– Tóm lại là ông ấy đã có mặt ở Mỹ?
– Vâng.
– Ông ấy mập ốm thế nào?
– Già nhiều lắm. Chắc là nó buồn dữ.
Dù sao thì tôi nghĩ nội việc ông Trần Trịnh hiện ở Mỹ cũng sẽ làm bà Hương vui rồi. Khi báo tin này cho bà ấy, tôi sẽ nói với bà ấy là tôi sẽ liên lạc với Cộng đồng người Việt ở Nebraska để biết bên ấy có bao nhiêu cái chùa, bao nhiêu nhà sư, từ đó sẽ tìm ra ông Trần Trịnh.
Bà Hương nghe tôi nói thì quả là lúc đầu mặt mũi bà ấy toát lên sự phấn khởi thật. Nhưng chỉ ít phút sau thì bà ấy lại ủ rũ như cọng rau hơ trên ngọn lửa. Giọng bà ấy yếu ớt như một người tức ngực:
– Chắc tôi không dám gặp mặt chồng tôi nữa đâu, ông ạ… Vâng, tôi còn gì xứng đáng để ông ấy gặp chứ…
– Bà nói sao?
– Đó, ông thấy không? Ông ấy sang Mỹ, tới định cư tại vùng Nam Cali vì nơi này có đông người Việt, như thế sẽ tìm được tin tức của vợ con mau lẹ. Khi không kiếm thấy vợ con, ông ấy bèn trở về Việt Nam để kiếm nữa. Ông ấy thương yêu tôi lắm, tôi biết mà. Tôi chỉ thắc mắc về chuyện ông ấy đi tu, không biết có thật không? Tại sao ông ấy đi tu? Hay ông ấy biết tôi ăn ở với người khác?
Bà Hương nằm vật xuống giường như một khúc cây bị chặt lìa khỏi gốc. Bấy giờ tôi mới chợt chú ý tới tình trạng cũ kỹ của những thứ trên giường, từ tấm chăn đã bạc mầu và dường như đã lâu lắm chưa giặt, đến chiếc gối mềm nhão và ố vàng từng đốm có thể là nước mắt của bà trong những đêm nằm cô quạnh chờ sáng… Tôi nói thầm rằng chốc nữa về tòa báo, tôi sẽ bàn với Huyền là thuê mướn một nơi tiện nghi khác cho bà Hương ở.
Thấy bà vẫn nằm im, tôi vội hỏi:
– Bác thấy trong người thế nào? Bác có cần đi bác sĩ không thì tôi chở bác đi…
Cái đầu bà Hương lắc qua lắc lại:
– Không sao đâu, ông.. Có lẽ tại xúc động quá nên nó làm mệt thôi. Tôi nghĩ… chắc tôi cũng sắp tới ngày về với Phật rồi…
– Bác đừng nói vậy. Bác mới đăng báo tìm chồng, tìm con thì bác phải chờ họ tới gặp chứ…
– Ông chả vừa nói là ông nhà tôi bỏ đi tu rồi sao? Tại ông ấy thất vọng vì tôi đã phụ bạc ông ấy đó, ông ạ. Nhưng ông ấy phải hiểu cho tôi mà thương hại, mà tội nghiệp cho tôi chứ… Nếu tôi không phụ bạc ông ấy thì bốn đứa con của ông ấy đã chết đói hết rồi… Hôm trước tôi kể cho ông nghe tới đoạn tôi thấy chú Ba tài xế làm hỗn với tôi, nên tôi bỏ nhà chú ấy, dẫn đàn con ra ngoài đường, phải không? Khi trời tối, năm mẹ con tôi nhịn đói, ngồi dưới một mái hiên, ôm nhau mà khóc đấy, ông ạ. Lúc nhìn con bé út Ngọc Lan nó khóc vì đói vì khát mà không ngủ được, ông biết tôi nghĩ gì không? Bây giờ, trong hoàn cảnh sống no đủ thế này thì có thể ông sẽ kết án tôi là hèn, tôi vô đạo đức, nhưng khi đó, tôi là người mẹ mà để cho các con đói, tôi nghĩ khác. Tôi đã trách tôi rằng tại sao tôi ích kỷ đến thế, cứ lo giữ cái thân xác của mình, sao không mặc cho thằng Ba nó sờ, nó bóp, miễn là con mình có chỗ ngủ và có miếng cơm vô bụng! Ông biết không, sáng hôm sau tôi dặn các con tôi: “Mấy đứa đừng có đi đâu kẻo lạc, mấy đứa cứ ngồi tại chỗ này chờ mẹ đi kiếm tiền về mua cơm cho các con ăn…”. Ông biết tôi đi đâu không? Tôi tới phòng mạch của thằng bác sĩ Tâm. Tôi dọa nó là tôi có bầu rồi. Tôi dọa nó là tôi sẽ gọi cho vợ nó. Thế là nó phải dúi cho tôi một mớ tiền trước khi nó quýnh quáng chích cho tôi mũi thuốc phá thai mà không kịp thử nước tiểu.
– Chào bác! Bác lại có thêm người bạn mới mất?
Ông Bob cười:
– Cô hỏi một câu rất hay!
Cô Jennifer vẫn giọng đùa nghịch:
– Trời ơi sao bác lịch sự như “hội thoại” trên radio thế. Người ta điện thoại vào đài, hỏi bác sĩ về căn bệnh của người ta mà ông Bác sĩ trả lời “Cô hỏi một câu rất hay!”. Và cô điều khiển chương trình thì “Xin cảm ơn cô đã gọi vào đài”… Ai chết vậy bác?
– “Thằng” Quới, trước 75 nó làm Trung tá dưới quyền tôi…
– Chà, bác từng làm lớn quá chứ…
Mẩu đối thoại giữa cô thư ký Jessica với ông Bob Nguyễn làm tôi mỉm cười.
Thật ra thì chúng tôi không biết tên thật của ông ta cũng như công việc, cấp bậc của ông ta thời trước 1975 ở trong nước. Khoảng hai năm nay, hễ những cựu tướng lãnh, những cựu tổng bộ trưởng Việt Nam Cộng Hòa kể cả Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh qua đời là ông ta tới đăng phân ưu nhưng không dùng chữ “Phân ưu” mà viết là “Khóc bạn hiền”. Nếu cô Jessica hỏi “Bác quen với ông Thiệu hả ” thì ông buồn buồn trả lời “Tụi tôi là bạn trong quân ngũ”. Rồi ông im lặng dù có hỏi thêm chăng nữa. Nay nghe ông nói tới cậy đăng “Khóc bạn hiền” là một ông Trung tá, tôi chợt nhớ chồng bà Hương cũng là Trung tá, nên hỏi cầu may:
– Ông Bob oi, ông có biết Trung tá Trần Trịnh không?
Ông ta nhún vai:
– Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có hàng ngàn trung tá, làm sao tôi nhớ hết được. Ông phải cho biết đương sự học ở Đà Lạt hay Thủ Đức, trong quân binh chủng nào và chức vụ sau cùng là gì thì mới biết được chứ. Ông ấy là gì của ông để tôi nhờ đàn em kiếm hộ.
– Có một độc giả nhờ tôi chứ tôi không quen. Nghe nói ông ấy học khoá Sĩ quan ở trường Hạ Sĩ quan Đồng đế.
Ông Bob ra vẻ thông thạo :
– Vậy thì ông hãy gọi cho Hội Ái hữu Trường Đồng Đế Nha Trang là biết liền.
Thấy ông ấy nói đúng, tôi gật đầu nói lời cảm ơn rồi đi kiếm quyển Niên giám điện thoại, tìm số của ban chấp hành Hội Ái hữu Đồng Đế. Trong lòng tôi khấp khởi nỗi mừng vì sắp sửa có một tin vui mang tới cho bà Hương. Khi người bên kia đầu giây lên tiếng, tôi nói:
– Chúng tôi có người thân là Trung tá Trần Trịnh, tốt nghiệp ở Trường Đồng Đế, nhưng nay thất lạc nên muốn nhờ Hội nếu có tin tức gì thì cho chúng tôi.
Người đối thoại với tôi bỗng như nói lớn hơn:
– Ồ thằng Trịnh, nó học khóa 2 với tôi đấy. Tôi cũng đang đi kiếm nó đây, ông ạ.
– Vậy là quý hội không biết ông ta ở đâu? Sống hay chết?
– Sống thì chắc chắn là nó sống rồi đó, nhưng không biết địa chỉ của nó thôi.
– Sao ông biết ông ấy sống?
– Thì sau mười năm cải tạo nó được thả, rồi đi H.O. sang Mỹ tới quận Cam định cư. Nó làm bồi bàn ở tiệm phở Hoài Hương một thời gian, lúc ấy nó có gặp chúng tôi, hỏi chúng tôi về tình trạng vợ con nó, vì nó sang đây một mình mà. Thế rồi nó biến luôn. Có người nói nó trở lại Việt Nam để kiếm vợ con. Có người bảo nó đi tu ở ngôi chùa tại tiểu bang Nebraska…
Tôi cắt ngang:
– Tóm lại là ông ấy đã có mặt ở Mỹ?
– Vâng.
– Ông ấy mập ốm thế nào?
– Già nhiều lắm. Chắc là nó buồn dữ.
Dù sao thì tôi nghĩ nội việc ông Trần Trịnh hiện ở Mỹ cũng sẽ làm bà Hương vui rồi. Khi báo tin này cho bà ấy, tôi sẽ nói với bà ấy là tôi sẽ liên lạc với Cộng đồng người Việt ở Nebraska để biết bên ấy có bao nhiêu cái chùa, bao nhiêu nhà sư, từ đó sẽ tìm ra ông Trần Trịnh.
Bà Hương nghe tôi nói thì quả là lúc đầu mặt mũi bà ấy toát lên sự phấn khởi thật. Nhưng chỉ ít phút sau thì bà ấy lại ủ rũ như cọng rau hơ trên ngọn lửa. Giọng bà ấy yếu ớt như một người tức ngực:
– Chắc tôi không dám gặp mặt chồng tôi nữa đâu, ông ạ… Vâng, tôi còn gì xứng đáng để ông ấy gặp chứ…
– Bà nói sao?
– Đó, ông thấy không? Ông ấy sang Mỹ, tới định cư tại vùng Nam Cali vì nơi này có đông người Việt, như thế sẽ tìm được tin tức của vợ con mau lẹ. Khi không kiếm thấy vợ con, ông ấy bèn trở về Việt Nam để kiếm nữa. Ông ấy thương yêu tôi lắm, tôi biết mà. Tôi chỉ thắc mắc về chuyện ông ấy đi tu, không biết có thật không? Tại sao ông ấy đi tu? Hay ông ấy biết tôi ăn ở với người khác?
Bà Hương nằm vật xuống giường như một khúc cây bị chặt lìa khỏi gốc. Bấy giờ tôi mới chợt chú ý tới tình trạng cũ kỹ của những thứ trên giường, từ tấm chăn đã bạc mầu và dường như đã lâu lắm chưa giặt, đến chiếc gối mềm nhão và ố vàng từng đốm có thể là nước mắt của bà trong những đêm nằm cô quạnh chờ sáng… Tôi nói thầm rằng chốc nữa về tòa báo, tôi sẽ bàn với Huyền là thuê mướn một nơi tiện nghi khác cho bà Hương ở.
Thấy bà vẫn nằm im, tôi vội hỏi:
– Bác thấy trong người thế nào? Bác có cần đi bác sĩ không thì tôi chở bác đi…
Cái đầu bà Hương lắc qua lắc lại:
– Không sao đâu, ông.. Có lẽ tại xúc động quá nên nó làm mệt thôi. Tôi nghĩ… chắc tôi cũng sắp tới ngày về với Phật rồi…
– Bác đừng nói vậy. Bác mới đăng báo tìm chồng, tìm con thì bác phải chờ họ tới gặp chứ…
– Ông chả vừa nói là ông nhà tôi bỏ đi tu rồi sao? Tại ông ấy thất vọng vì tôi đã phụ bạc ông ấy đó, ông ạ. Nhưng ông ấy phải hiểu cho tôi mà thương hại, mà tội nghiệp cho tôi chứ… Nếu tôi không phụ bạc ông ấy thì bốn đứa con của ông ấy đã chết đói hết rồi… Hôm trước tôi kể cho ông nghe tới đoạn tôi thấy chú Ba tài xế làm hỗn với tôi, nên tôi bỏ nhà chú ấy, dẫn đàn con ra ngoài đường, phải không? Khi trời tối, năm mẹ con tôi nhịn đói, ngồi dưới một mái hiên, ôm nhau mà khóc đấy, ông ạ. Lúc nhìn con bé út Ngọc Lan nó khóc vì đói vì khát mà không ngủ được, ông biết tôi nghĩ gì không? Bây giờ, trong hoàn cảnh sống no đủ thế này thì có thể ông sẽ kết án tôi là hèn, tôi vô đạo đức, nhưng khi đó, tôi là người mẹ mà để cho các con đói, tôi nghĩ khác. Tôi đã trách tôi rằng tại sao tôi ích kỷ đến thế, cứ lo giữ cái thân xác của mình, sao không mặc cho thằng Ba nó sờ, nó bóp, miễn là con mình có chỗ ngủ và có miếng cơm vô bụng! Ông biết không, sáng hôm sau tôi dặn các con tôi: “Mấy đứa đừng có đi đâu kẻo lạc, mấy đứa cứ ngồi tại chỗ này chờ mẹ đi kiếm tiền về mua cơm cho các con ăn…”. Ông biết tôi đi đâu không? Tôi tới phòng mạch của thằng bác sĩ Tâm. Tôi dọa nó là tôi có bầu rồi. Tôi dọa nó là tôi sẽ gọi cho vợ nó. Thế là nó phải dúi cho tôi một mớ tiền trước khi nó quýnh quáng chích cho tôi mũi thuốc phá thai mà không kịp thử nước tiểu.
Có chút tiền, tôi bèn bàn với mấy đứa con cách làm ăn sinh sống. Thằng nhỏ tên là Cường muốn đi bán báo. Nó nói cho tôi tin tưởng: “Con chạy đi bán báo dư sức mà má”. Đứa con gái Hoàng Hoa em kế của Bảo Cường nói: “Con thấy người ta mua cờ giải phóng nhiều lắm, mẹ buôn về cho con đứng ở đầu đường con bán nhé”. Con bé nói chưa hết câu thì thằng anh lớn là Hùng đã nạt ngay: “Này, anh thù cái thứ đó lắm. Em đi bán đậu phọng rang hay bắp nướng thì tốt hơn”… Nghe các con bàn với nhau như thế, thử hỏi lòng người mẹ nào mà không tan nát. Tôi nhớ lại hồi tôi bằng cháu Hoàng Hoa là đã bị bà cô đuổi ra khỏi nhà, tứ cố vô thân như các con tôi ngày nay. Tôi nhập vào băng đảng đi móc túi, đi ăn cắp, tưởng thế là trả xong cái nghiệp mà tôi còn nợ từ kiếp trước, ngờ đâu các con tôi phải tiếp tục trả cho tôi.
Sau đó mẹ con chúng tôi quyết định làm nghề rang đậu phọng nguyên vỏ. Tôi phụ trách rang với cái chảo gang lớn. Khi đậu nguội, mấy đứa nó bỏ vô những cái túi ny-lông nhỏ, thắt lại bằng sợi thung, rồi tới bến xe Ngã Bẩy bán.
Tôi hỏi xen vào:
– Thế buổi tối mẹ con bác vẫn ngủ ở lề đường?
– Vâng. Lúc đó có nhiều người như tụi tôi lắm, ông ạ. Có cái hiên nào,cái gầm cầu thang nào là giành nhau chí choé. Ban đêm bu lại cái máy nước công cộng để tắm rửa cũng chen lấn, cũng đánh lộn nữa. Đã thế, công an tụi nó còn lùng xục hốt bọn vô gia cư tụi tôi chở lên các khu kinh tế mới, nên lúc nào cũng phải thính tai thính mũi để chạy cho nhanh mỗi khi thoáng thấy bóng dáng tụi nó…
– Chắc là bác muốn ở loanh quanh gần nhà cũ để chờ thư của ông ấy gửi về?
– Vâng, đúng thế. Ngày nào tôi cũng đi bộ, khi thì với đứa con này khi thì với đứa con khác, tới cư xá Chí Hòa để hỏi thăm cái tên cán bộ đang chiếm nhà tôi xem có thư của chồng tôi không. Ông cán bộ này ban ngày đi làm nên chỉ buổi tối mới có nhà. Còn tôi thì có khi nhớ chồng quá, mới buổi chiều tôi đã bương bả về căn nhà cũ với hy vọng gặp người phát thư và có thư của chồng tôi gửi về. Mỗi lần đi mà phải xa các con là mỗi lần lòng dạ người mẹ bất an, tim đập hồi hộp, lo sợ kinh khiếp lắm, vì lỡ khi mình đi khỏi mà công an nó ruồng bắt mất con của mình chở đi kinh tế mới hay vào trại cải tạo phục hồi nhân phẩm thì thôi chứ còn cách chi mà gặp nhau.
Đã thế, những lần tôi tới sớm, chờ ở ngoài hàng rào thì tên cán bộ này còn khó chịu ra mặt nữa. Biết vậy nhưng mình vẫn phải cầu thân với nó…
Thế rồi điều mà tôi lo sợ đã xẩy ra thật, ông ạ. Vào một buổi tối, tôi tới gặp tên cán bộ để hỏi thăm như thường lệ. Tôi gõ cửa thật nhẹ cứ như là sợ tấm gỗ nó đau thực ra là chỉ vì sợ hắn bực bội. Bất ngờ đối với tôi, là hắn đã mở cánh cửa rộng ra khác hẳn trước đây. Và nếu những lần trước, mới thấy tôi, hắn đã lắc đầu, đôi khi thêm một câu ngắn: “Chưa có tin gì nhé.. Cố đợi thêm thôi”, lần này hắn nhìn tôi với vẻ thân thiện, nói: “Mời chị vào nhà”.. Tôi trả lời: “Cảm ơn ông”. Hắn hỏi: “Chị tên Hương à?”. “Vâng, có chuyện gì vậy, thưa ông?”. “Cũng không có chuyện gì quan trọng. Tại tôi nghe chị nói giọng Bắc, mà lại giọng Hà Nội, nên tôi hỏi thăm trước đây chị ở phố nào?”. “Tôi ở đường Bà Huyện Thanh Quan”. Ông ta trả lời: “Thế thì cũng gần nhà tôi”.. Tôi đánh bạo hỏi: “Xin lỗi ông tên gì?”. “Tôi là Lê Văn Đông chị ạ”..
Hắn mời tôi vào bộ sa-lông trong phòng khách, hai người ngồi đối diện nhau.
Căn phòng hầu như vẫn còn nguyên như trước khiến lòng tôi xót xa nhớ lại những ngày vợ chồng con cái quây quần bên nhau... Nếu nói cuộc đời như giấc mộng thì quả là không sai chút nào. Tôi nhìn lên tường, kiếm bức hình của chồng tôi mà đêm chúng nó tới bắt ông ấy đi, một thằng đã lấy cây súng đập vỡ mặt kiếng. Nay thì tấm hình vẫn còn ở chỗ cũ, nhưng bị mảnh kiếng làm trầy xước và vì nó không còn phẳng phiu nữa khiến ánh sáng hắt vào chỗ đen chỗ trắng tạo nên cái vẻ buồn thảm ai oán quá. Tôi đã bật khóc và nói: “Ông Đông ơi, ông cho tôi xin tấm hình này nhé”.
Ông ta vừa mỉm cười vừa lắc đầu: “Tôi không có quyền, chị ạ”. Chợt nụ cười vụt tắt trên môi ông ta. Đôi mắt ông ta nhìn tôi dò xét:
– Tôi gọi chị vào đây là muốn bàn tính với chị một vấn đề, chị có nhất trí không?
Nghe ông ta nói đến đó thì toàn thân tôi đã run bắn lên rồi. Tôi luống cuống tìm lối thoát vì câu mà hắn sắp nói ra chắc chắn là hắn đòi ngủ với tôi thôi chứ ngoài ra tôi còn cái gì khắc mà hắn phải bàn tính. Lập tức trong đầu tôi hiện ra một bài tính, nếu tôi không cho hắn thỏa mãn thì hắn sẽ không cho tôi tới đây để chờ đợi tin tức của nhà tôi. Và như thế là trọn đời mãn kiếp vợ chồng con cái tôi sẽ chẳng bao giờ còn được thấy mặt nhau nữa. Lòng tôi nóng như sôi lên. Tim tôi như sắp nổ bung như cái pháo cối… Sự cân nhắc, suy tính này nó gay go quá, nó lớn hơn khả năng và sức chịu đựng của tôi, do đó tôi chỉ còn biết nhắm mắt mà gọi thầm: “Mẹ ơi, nếu mẹ chết rồi thì xin mẹ linh thiêng phù hộ độ trì cho con, mẹ ơi!”.
Tôi chợt nghe hắn ta nói:
– Tôi biết chồng chị làm Trưởng ty Cảnh sát. Cái chức vụ này thì tha hồ ăn hối lộ. Như thế thì nhà chị giàu to nghĩa là phải nhiều tiền, nhiều vàng, nhiều kim cương lắm. Vậy mà hôm chúng tôi đột xuất đuổi chị ra khỏi nhà, chúng tôi đã bám sát và kiểm soát chặt chẽ từ chị và các con chị đến cả hai bộ quần áo chị được mang theo. Sau đó khi chị tới đây xin tôi quần áo cho các con chị, tôi kín đáo theo dõi chị để xem chị chôn cất vàng ở đâu trong nhà này…
Tôi nhếch môi cười:
– Và kết quả là ông thất vọng.
– Tôi xác nhận chị nói đúng. Bây giờ tôi nói thẳng với chị, nếu chị chỉ chỗ chị chôn vàng, tôi sẽ cho chị một phần, chị nhất trí không?
Tôi đùa:
– Tại sao vậy? Vàng của tôi mà ông lấy, và chỉ cho tôi một phần? Tôi nghe các ông nói là cách mạng không đụng tới tài sản của nhân dân cơ mà…
– Đúng. Nhưng vàng của chị là vàng tham ô, ăn cắp của nhân dân…
– Ông nói thế thì nếu quả tôi có vàng chôn giấu, đời nào mà tôi nạp cho ông.
– Chị không chỉ chỗ cho tôi thì chị cũng mất cả thôi vì chị không bao giờ có cơ hội trở lại căn nhà này. Tôi cũng không cho chị tới để hỏi thư của chồng chị nữa.
Tôi kêu lên:
– Sao ông ác thế!
Hắn ta cười khẩy:
– Thì chị có tử tế gì đâu? Tại sao không chỉ chỗ vợ chồng chị chôn vàng cho tôi?
– Tôi không có vàng.
– Thì tiền, kim cương…
– Tôi mất hết rồi. Ông không thấy mẹ con tôi phải ngủ ngoài đường sao? Ông không thấy các con tôi bỏ học, ngồi rang đậu phọng đem ra bến xe bán để kiếm ăn sao?
– Chị đóng kịch. Thôi, nếu chị không hợp tác với tôi thì mời chị về.
Lòng tôi buồn chán vô hạn khi bước ra khỏi căn nhà yêu dấu mang bao kỷ niệm của vợ chồng tôi. Đằng sau lưng tôi, hắn đóng cửa đến rầm một tiếng, đây là lần đầu tiên tôi nghe cái âm thanh hằn học tục tằn ấy phát ra từ khung cửa mà chồng tôi đã mở đã đóng nhiều lần với cả sự dịu dàng tưởng như cái cánh cửa ấy cũng có linh hồn vậy.
Tôi lầm lũi đi dưới mưa lâm râm và ánh đèn đường nhạt nhòa trở về gầm cầu thang của một chung cư mà tôi và các con tôi tá túc qua ngày. Nhưng tới nơi thì tôi không thấy các con tôi đâu nữa! Tôi gọi lớn tên các con tôi do phản ứng tự nhiên thôi chứ tôi hiểu ngay một tai họa khác đã tới, đó là các con tôi đã bị công an hốt cả rồi. Mấy người ở trong chung cư đã nhanh chóng chạy ra, an ủi tôi và kể cho tôi nghe là toán công an mặc thường phục giả dạng thường dân, ập tới bắt. Thằng con lớn của tôi nhanh chân chạy thoát. Không biết nó đứng nấp ở đâu mà khi ba đứa em nó bị đẩy lên xe của công an, đứa nào cũng khóc sướt mướt, thế là nó chạy ra với em nó, chấp nhận bị bắt để nó chăm sóc các em nó. Tôi hỏi: “Họ mang con tôi đi đâu rồi?”. Một người ra vẻ biết chuyện, trả lời: “Họ sẽ chở chúng nó đi khu kinh tế mới đấy. Dân ở quận này thì phải đi tận Minh Hải Cà Mâu”.
Tôi la lên rồi ngã gục xuống đất: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này! Chồng thì bị bắt không rõ sống chết ra sao, con thì bị bắt đi kinh tế mới…”
Một người nói: “Hay là chị tới công an quận tình nguyện đi kinh tế mới với các con chị đi. Tôi nghĩ chúng nó còn ở quận chứ chưa đi ngay đâu”.
Như một cái máy, tôi vùng đứng dậy, tất tả chạy về hướng đồn công an. Trên đường, tôi chợt nghĩ, nếu đi kinh tế mới thì coi như từ nay là đứt đoạn với chồng rồi. Khi anh ấy được thả về thì biết vợ con ở đâu mà đoàn tụ? Không! Tôi không thể bỏ rơi chồng tôi. Và tôi cũng không thể bỏ rơi các con yêu quý của tôi được..
Tôi chạy bộ tới căn nhà cũ của tôi. Tôi đập cửa rầm rầm. Tên cán bộ cộng sản mắt nhắm mắt mở, trên người chỉ có chiếc quần xà lỏn hiện ra. Tôi lao vào, ôm cánh tay hắn, òa khóc như mưa như bão:
– Ông ơi, ông làm ơn làm phước cứu giúp tôi. Các con tôi vừa bị công an của ông bắt hết cả rồi…
– Tại sao chúng nó bị bắt?
– Chúng nó ngủ ngoài đường…
– À ra thế. Ngủ ngoài đường thì đảng giúp đỡ cho đi khu kinh tế mới để làm lại cuộc đời thôi chứ ai mà bắt, chị không thôngsuốt chính sách của đảng và nhà nước gì hết.
– Tôi muốn các con tôi trở về với tôi, chúng tôi chờ bố chúng nó về rồi cả nhà đi kinh tế mới cũng được. Tôi lạy ông, ông ra quận thả con tôi ra…
Tên cán bộ lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo của tôi, hỏi:
– Thế chị có chỉ chỗ chị chôn vàng cho tôi không?
Tôi chắp hai tay trước ngực, lạy tên cán bộ như lạy Phật:
– Thưa ông, tôi thề nếu tôi có vàng bạc chôn ở đâu thì trời tru đất diệt tôi và chồng tôi, các con tôi. Đó, tôi thề rồi, ông tin chưa?
Hắn cười khỉnh:
– Thề thì ai thề chả được.
Nghĩ đến các con tôi đang khóc lóc khiếp sợ trong đồn công an, lòng tôi còn đau hơn ai lấy lửa đốt. Tôi bèn ôm chầm lấy tên cán bộ, nói:
– Thưa ông, tôi cần các con tôi hơn vàng bạc mà ông. Tại vì tôi không có vàng. Bây giờ tôi cho ông thứ lớn hơn vàng, đó là danh dự của tôi, đó là thân xác tôi, ông muốn ngủ với tôi không để tôi cởi quần áo?
Hắn cười cười rồi gật đầu đưa tôi lên giường. Xong việc, hắn xuống nhà tắm rửa ráy rồi bảo tôi ngồi sau xe gắn máy của hắn để hắn đèo tới trụ sở công an quận.
Từ đó, những lần tôi tới hỏi hắn có thư từ gì của chồng tôi không, hắn thường lợi dụng sờ mó tôi, bắt tôi phải cho hắn thỏa mãn. Riết rồi tôi cũng liều với hắn, vì còn gì nữa mà gìn giữ. Tôi nói liều là bởi tôi đã mầu mè với hắn, có cái ý lợi dụng hắn để cải thiện cho các con tôi khi xin áo quần cũ của con tôi cho con tôi mặc. Đôi khi hắn cho tôi tiền vì dạo này không biết hắn làm công việc gì mà trong túi hắn có nhiều tiền lắm.
Rồi một buổi cháu Ngọc Lan bị ốm. Tôi đưa con vào nhà thương. Khi làm hồ sơ, y tá hỏi tôi sổ hộ khẩu. Tôi trả lời không có. Cô y tá lắc đầu: “Không có hộ khẩu thì không được chữa, nhé”. Tôi bế con ra khỏi nhà thương, đi kiếm mua thuốc bán dạo trên vỉa hè cho con uống.
Vì thương con nên vào một buổi tối đến nhà hắn để hỏi thư chồng, tôi làm màu mè để quyến rũ hắn. Khi hắn ăn nằm với tôi, tôi mới thỏ thẻ xin hắn cho các con tôi về ở trong nhà để xe. Chẳng ngờ hắn gật đầu như không có gì phải suy nghĩ cả. Trái lại, từ đó giữa mẹ con tôi lại có nhiều lục đục. Thằng con lớn là Hùng thù ra mặt ông Đông vì đã chiếm nhà tôi. Nó bỏ nhà đi hoài. Nó lầm lầm lì lì, hầu như không bao giờ còn thấy hắn cười nữa. Ông Đông cũng nhìn thấy thái độ bất mãn của nó. Ông nói: “Cháu đừng giận chú chứ. Tịch thu nhà của ba mẹ cháu là chính sách của đảng. Nếu chú không được bố trí cho ở cái nhà này thì một đồng chí khác tới ở thôi. Vấn đề là chú cho mẹ cháu và các cháu tới đây ở này…”. Tuy vậy tôi biết con tôi vẫn thù ông Đông ghê lắm, và dường như nó bắt đầu khinh rẻ cả tôi vì một lần nó cay nghiệt hỏi tôi: “Tại sao khi nói chuyện với thằng đó mà má cười tươi thế?”.
Cuối cùng thì tôi cũng nhận được thư của chồng tôi gửi về!! Đọc địa chỉ của chồng tôi viết ngoài phong bì, ông Đông nói: “Ông ấy ở trong trại cải tạo Hà Tây”. Tôi đọc lá thư mà vừa cười vừa khóc. Cười vì biết chồng mình còn sống, mà khóc vì cái thân mình đã ô uế, đâu có còn xứng đáng với những chữ anh ấy viết trong thư.
Hai ngày sau, tôi quyết định đi thăm chồng tôi. Mà muốn làm được chuyện này thì tôi đâu có cách nào khác là màu mè với ông Đông để ông ấy chỉ đường chỉ lối, xin cho tôi giấy phép thăm nuôi và cho tôi tiền mua thực phẩm, quần áo tiếp tế cho chồng.
Tôi còn nhớ vào ngày vợ chồng tôi gặp nhau ở nhà thăm nuôi của trại tù, chồng tôi nhận gói quà mà cứ khen tôi đảm đang giỏi giang làm tôi muốn chết ngay cho đỡ ngượng. Khi ông ấy nắm bàn tay tôi, nói: “Bàn tay em đen xạm hết” thì tôi bỗng rùng mình tưởng như nghe ông ấy nói: “Bàn tay em nhơ bẩn quá”. Tôi khóc vì xấu hổ thì chồng tôi lại tưởng là tôi thương nhớ ông ấy khiến tôi càng đau lòng. Tôi tự hỏi nếu chồng tôi đã biết tôi đã để người đàn ông khác nằm lên trên người tôi thì ông ấy có thông cảm, có còn thương yêu tôi nữa không, hay sẽ khinh bỉ tôi vì tôi chỉ là một con điếm?
Khi gần hết mười lăm phút thăm nuôi, chồng tôi nói: “Anh biết là em hy sinh để lo cho con của chúng ta. Xin em hãy vì anh mà hy sinh hơn nữa cho nguyện ước của anh được thành tựu, đó là bằng mọi cách em hãy đưa các con ra ngoại quốc để chúng nó có tương lai. Đất nước này không còn là chỗ cho chúng nó dung thân nữa đâu”. Tôi gật đầu vô hồn. Chồng tôi nói thêm, giọng tuy thì thầm nhưng cương quyết: “Em hứa với anh nhé?”. Tôi lại gật đầu như một cái máy…
Sau đó, trong những thư được quy chế trại tù cho phép gửi về thăm gia đình mỗi tháng, chồng tôi đều có câu: “Em hãy cố gắng đưa con đi “kinh tế mới” để các con nên người hữu ích”. Một lần, ông Đông tự tiện xé thư của chồng tôi mới gửi về. Khi đọc tới câu “em gắng đưa con đi “kinh tế mới” thì ông ấy hỏi tôi: “Này, tôi nghi câu này lắm, có phải ông ấy muốn vợ con ông ấy đi kinh tế mới bên Mỹ không?”. Tôi biết giấu hắn không nổi, vả lại lúc này giữa hắn với tôi cũng đã thân mật, nên đành gật đầu.
Tôi đang để ý xem phản ứng của ông ta thì bỗng rùng mình và thấy nhợn nhợn trong cổ họng như muốn nôn. Chợt một ý nghĩ hiện nhanh trong óc khiến tôi hốt hoảng: “Chết cha! Hay mình có thai ?”. Tôi lẩm nhẩm tính ngày có kinh lần trước thì mới hay đã trễ cả tháng rồi mà không hay!
Mấy hôm sau thì tôi không còn gì để nghi ngờ nữa. Tôi nói với ông Đông: “Tôi mang bầu rồi. Ông cho tôi ít tiền để tôi đi phá”. Ông ta thản nhiên đưa cho tôi một nắm tiền có sẵn ở trong túi: “Nếu không đủ thì cho biết, tôi đưa thêm?”. Tôi hỏi: “Chỗ tiền này là bao nhiêu?”. Ông ta trả lời: “Không biết.. Tụi nó ăn được thì chia cho mình”.
Qua một đêm, bỗng ông ta gọi tôi ra chỗ riêng, hỏi: “Định phá thai thật hả?”. Tôi trả lời “Chứ để làm sao được”. Hắn ngần ngừ: “Nhưng… nó là con tôi mà…”. Tôi đáp: “Nhưng… tôi không phải là vợ ông. Tôi cho ông ngủ với tôi là để đổi lấy sự giúp đỡ của ông thôi”. Ông ta hỏi: “Thế là… là Hương không yêu tôi?”.. Tôi dứt khoát: “Không”. Ông ta nói: “Hương cũng sẽ không còn làm vợ ông Trịnh được nữa đâu vì Hương đã ngủ với tôi”. Tôi chống trả: “Tôi ngủ với ông đâu có ai biết?”. Hắn đáp: “Hương biết”. Rồi ông ấy hôn lên má tôi, giọng dịu dàng khác lạ chưa bao giờ tôi nghe được từ miệng ông ấy: “Tôi yêu Hương đấy. Mình làm vợ chồng với nhau đi thì Hương khỏi phải phá thai. Tôi giết người nhiều rồi, nay thấy sợ thế nào ấy”. Trước khi lên xe đi làm, ông ấy lấy lại số tiền, nói là để tôi không thực hiện được ý nghĩ bậy bạ của tôi.
Buổi tối, ông ấy kể cho tôi nghe là ông ấy có vợ hai con trước khi vào Nam đánh Mỹ. Vào tháng 12 năm 1972 khi Mỹ oanh tạc Hà Nội thì cả gia đình ông ấy bị chết thảm vì nhà ở gần nhà thương Bạch Mai. Với vết thương to lớn này khiến ông thêm hăng máu giết người miền Nam bất kể là quân hay dân. Nhưng nay, sau thời gian sống ở Sài Gòn, ông ấy đã thay đổi tư tưởng… Giọng ông ấy trầm ấm: “Mình đừng tạo nghiệp thêm nữa, Hương ạ.. Tôi đề nghị Hương lấy tôi và tôi hứa sẽ lo cho Hương và các con của Hương”. Chợt nhớ lời dặn của chồng tôi, tôi hỏi: “Nếu anh chấp nhận giúp mẹ con tôi đi “kinh tế mới” thì tôi đồng ý”. Ông ta cười: “Ở đây sống cũng sướng được thôi chứ cần gì phải ra nước ngoài”.
Những ngày sau đó tôi thấy ông ta thay đổi nhiều lắm. Trước hết, các con tôi được trở lại những căn phòng của chúng, được sử dụng áo quần trước đây. Chúng nó không phải đi bán đậu phọng rang, bán vé số kiếm cơm nữa. Trong khi đó thì cái thai trong bụng tôi mỗi ngày một lớn đã khiến các con tôi bực bội, thằng Hùng, con Hoàng Hoa khinh ghét tôi ra mặt. Tôi chỉ biết khóc và năn nỉ lạy van các con thông cảm hoàn cảnh của mẹ và thương mẹ không đủ tài sức chèo chống vượt được cơn bão tố nước mất nhà tan này.
Khi tôi đẻ đã được bẩy tám tháng thì một hôm, ông Đông bỗng nói với tôi:
– Em còn ý định ra nước ngoài nữa không?
– Còn chứ. Bởi vì em muốn các con em được học hành nên người…
Ông Đông làm ra vẻ ghen với chồng tôi:
– Thì ra em vẫn nhớ nguyện ước của hắn nhỉ…
Tôi đang tìm câu nói để ông ấy bình tĩnh, nhưng ông ấy đã nói tiếp:
– Bây giờ thì anh cũng muốn ra nước ngoài để em hoàn toàn làm vợ anh, và để con chúng ta được giáo dục thành người tử tế hơn cái chế độ này.
Theo tính toán của ông Đông thì với những giấy tờ quân vụ của chồng tôi, ông ấy sẽ đóng vai Trung tá Trần Trịnh đưa vợ con vượt biên. Tôi hỏi tại sao thì ông ấy cho biết: “Phải làm giả như thế thì mới vào được nước Mỹ”. Tôi nói : “Ừ thì anh muốn làm sao thì làm, miễn là thoát thì thôi”.
Thế là những ngày sau đó ông ấy mang về đưa cho tôi rất nhiều tiền và vàng. Ông ấy khoe: “Đảng và nhà nước đang phát động đánh tư sản mại bản nên cứ nhắm nhà anh Tầu nào giầu thì vô hốt thôi. Thí dụ kiểm kê tài sản của nó có một trăm cây vàng thì mình làm biên bản hai chục cây, đảng biết mẹ gì. Với lại khi mang vàng ra Hà Nội thì họ cũng chia chác hết. Nghe nói lúc mới vào, hốt được tại Ngân Hàng Quốc Gia 18 tấn vàng của chế độ cũ để lại, họ chở ra Bắc là tiêu tan hết, có thấy báo cáo cây vàng nào bỏ vô ngân sách nhà nước đâu”.
Khi ông ấy báo cho tôi biết là đang chuẩn bị vượt biên, tôi vội xin ông ấy: “Anh cho em ra ngoài trại tù Hà Tây thăm… anh Trịnh một lần chót để em yên tâm theo anh ra nước ngoài”. Ông ấy ngần ngừ thì tôi thuyết phục thêm: “Anh hiểu cho là nếu em không đi thăm thì các con em nó sẽ thù oán em, khó mà sống vui vẻ với anh được”.
Buổi gặp chồng tại nhà thăm nuôi của trại tù của tôi thật là vô cùng ai oán. Câu đầu tiên mà nhà tôi hỏi đã làm tôi chết sững: “Làm sao em có được phép đặc biệt ra thăm anh thế?”. Tôi lắp bắp trả lời quấy quá nhưng chồng tôi dường như không để ý, chỉ mải mê khen tôi mà ông ấy đâu có biết là ông ấy đang đâm nát lòng tôi: “Không ngờ vợ của anh giỏi quá. Dạo này trông em trẻ hơn lần thăm trước đấy”… Nhân lúc tên cán bộ cai tù không để ý, chồng tôi hỏi nhanh: “Em có nhớ lời anh ủy thác cho em là đưa con đi “kinh tế mới” không?”. Tôi gật đầu mà nước mắt ứa tuôn ra khiến tôi không còn nhìn rõ khuôn mặt chồng tôi nữa. Hai bàn tay tôi run rẩy sờ lên da thịt chồng tôi trong lúc trái tim tôi thổn thức không thành lời: “Anh ơi, em xin vĩnh biệt anh từ nay. Anh ơi, hãy tha thứ cho em vì em yếu đuối quá, không đủ sức nuôi con thay anh… nên em phải làm bậy… chẳng thà em bán thân cho một người còn hơn là em làm con đĩ tiếp khách qua đường… Thương hại em, nhé anh…”
Khi tay tôi ôm đầu chồng tôi, tôi đã nức lên, tôi đã phải cắn răng cho khỏi gào lên. Đang lúc cơn bi phẫn sắp làm tôi ngất xỉu thì tôi tỉnh lại vì tên cán bộ cai tù đã lôi tôi ra khỏi chồng tôi, và tống tôi ra khỏi nhà thăm nuôi. Giọng hắn quát tháo: “Chị vi phạm nội qui. Tôi sẽ cúp phép thăm nuôi của chị một năm”.
Trên đường về, tôi nhìn lại bàn tay tôi thì bất ngờ thấy một sợi tóc của chồng tôi dính trong móng tay. Tôi mừng rỡ không gì kể xiết. Sợi tóc ấy tôi còn giữ được cho tới ngày nay…
Bà Hương kể đến đây thì nước mắt bà cũng ràn rụa. Bà ngoi người lên, dựa lưng vào hai chiếc gối chồng lên nhau. Bà chớp chớp đôi mắt khiến hai giòng lệ ứa ra, lăn xuống những nếp nhăn ở má. Bà với tay lấy ly nước, uống xong bà lần tay tháo sợi dây chuyền trên cổ, đưa cho tôi:
– Ông thấy mặt dây chuyền có tấm hình ông chồng tôi không? Ông mở cái mặt dây chuyền ra sẽ thấy sợi tóc của chồng tôi. Mỗi lần nhìn sợi tóc của ông ấy là tôi như gặp ông ấy, với bao nhiêu kỷ niệm tuyệt vời. Không biết ông có tin không chứ riêng tôi, khi ngậm cái sợi tóc vào miệng là người tôi nóng ran lên, cứ y như tôi được ông ấy hôn hít, ông ạ…
Tôi không thể nói một lời nào trong lúc này hết. Câu chuyện của bà Hương đã làm tôi xúc động tới mức toàn thân tôi như rũ liệt rồi. Còn bà Hương thì nhắm mắt, cũng nằm bất động.. Căn phòng chỉ còn tiếng đập đều đặn của chiếc đồng hồ treo trên tường… Mãi lúc sau, vì quá tò mò về câu chuyện của bà ấy nên khi thấy bà ấy trở mình đổi thế nằm, tôi hỏi:
– Bà vượt biên tới đảo nào?
– Đảo Bi Đông bên Mã Lai.
– Chuyến đi không gặp hải tặc?
– Vâng, những ngày trên biển thì trời rất êm. Nhưng khi lên bờ thì sóng gió lại ập tới…
– Thế nghĩa là…
– Vâng. Để tôi kể tiếp ông nghe. Ban nãy tôi nói với ông là thằng con lớn của tôi, thằng Hùng, nó ghét ông Đông, phải không? Khi sang tới đảo, nó như con thú thoát khỏi lồng nên nó ra mặt chống đối ông ấy. Mấy lần nó đã lên ban quản trị trại tố cáo ông ấy là Việt cộng chứ không phải bố nó, khiến chúng tôi khổ sở. Tôi khuyên nhủ nó là nếu nó làm như thế có thể Mỹ nó sẽ không nhận cho định cư thì khổ hết. Tôi chiều chuộng nó đủ thứ. Ông Đông cũng nhẫn nhục mua chuộc nó bằng tiền và bằng tình cảm. Có thể nói là nó muốn cái gì, dù nó chưa nói ra, chúng tôi đã thỏa mãn nó rồi, vì lúc ấy ông Đông mang theo mấy trăm lượng vàng mà. Thế rồi nó làm một việc mà tôi không bao giờ ngờ tới, là nó giết thằng em nó, đứa con của tôi với ông Đông, ông ạ.
Tôi kêu lên:
– Trời ơi! Sao bà biết nó giết?
– Thì chính nó nói! Nó bảo nó thấy tôi thương yêu thằng bé nó chịu không được. Nhân lúc không có tôi và ông Đông ở nhà, nó lấy cái mền úp chụp lên mặt thằng bé cho đến lúc thằng bé tắt thở.
Tôi lại kêu lên:
– Trời ơi! Thế nó có bị bắt không?
– Không. Tôi khai với ban quản trị là con tôi chết vì trúng gió.
– Chắc là ông Đông sẽ thù hận nó?
– Điều này thì nhất định là không tránh khỏi rồi. Tuy thế vì thằng này khùng hơn nữa nên ông ấy đành làm như bình thường thôi…
Đang lúc đó thì điện thoại tay của tôi reo chuông. Vợ tôi gọi kiếm tôi. Tôi trả lời tôi đang ở nhà bác Hương. Vợ tôi nói: “Sao anh không cho em đi cùng để nghe chuyện của bác ấy kể. Thôi anh đừng hỏi thêm nữa, để đến mai, em đi với anh”.
Khi được một đồng nghiệp cho biết tin tức, tôi liền gọi điện thoại ngay sang chùa Bồ Đề ở tiểu bang Nebraska, kiếm nhà sư Pháp Quang. Tôi mở đầu:
– Thưa Thầy, Thầy mạnh khoẻ? Tôi là ký giả Hoàng Tuấn ở Cali, muốn xin thưa chuyện với Thầy…
– Dạ, xin ông cứ nói, tôi sẵn lòng…
– Thưa, xin hỏi Thầy hơi đột ngột, có phải Thầy trước đây là Trung tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa?
– Ông hỏi làm chi chuyện đó? Bây giờ tôi là nhà tu, xin ông hỏi chuyện tu hành thôi.
– Thưa Thầy, vì có một bà tên là Nguyễn Thị Hương đăng báo tìm chồng tên là Trung tá Trần Trịnh.
Vì đã chủ tâm nên bên kia đầu giây chỉ hơi ngập ngừng và nghe giọng nói hơi thay đổi là tôi đã tin chắc vị sư này đúng là chồng bà Hương dù ông ta không xác nhận. Ông ta hỏi lại tôi:
– Bà Hương? Bà này bây giờ ở đâu, thưa ông?
– Dạ, ở Nam Cali.
– Bà ấy có con không, thưa ông?
– Tôi nghe nói có 4 người con, hai trai hai gái.
– Thế à? Bà ấy đăng báo tìm chồng à? Tại sao bây giờ bà ấy mới đăng báo?
– Thưa Thầy, bà ấy nói là bà ấy bị cancer phổi đã đến giai đoạn cuối rồi… Bà ấy muốn được nhìn mặt người chồng lần chót trước khi nhắm mắt.
Tiếng nhà sư thở dài:
– Tội nghiệp! Tội nghiệp quá!
Tôi tấn công mạnh để buộc nhà sư này phải nhận là chồng của bà Hương:
– Thưa, đúng thế, rất là tội nghiệp cho người đàn bà ấy. Thầy biết không, bà ấy còn giữ được một kỷ vật của ông chồng là sợi tóc của chồng. Chẳng là hôm bà ấy ra trại tù cải tạo Hà Tây thăm chồng, khi bà ấy đang ôm đầu ông chồng thổn thức khóc thì tên cán bộ giật bà ấy ra, khiến một sợi tóc mắc vào móng tay bà ấy. Bà ấy cuộn tròn sợi tóc, cất trong mặt dây chuyền đeo trước ngực, Thầy ạ.
Nhà sư lại buông hai tiếng thê lương:
– Tội nghiệp!
Ngập ngừng một lúc, nhà sư nói tiếp:
– Thôi, bây giờ tôi mắc chút công việc, xin ông cho tôi số điện thoại của ông để… nếu tôi biết … chồng của bà ấy ở đâu, tôi nhắn hộ..
Tôi nói lớn:
– Nhưng bà ấy sắp chết rồi, Thầy ơi! Tôi cho Thầy số điện thoại ở nhà thương để Thầy có thể gọi thẳng cho bà ấy. Theo tôi biết thì nếu bà ấy được nghe tiếng nói của chồng bà ấy thì bà ấy sẽ hồi phục đấy…
– Vâng, vâng… để tôi cố gắng, để tôi đọc kinh cầu an cho bà ấy.
Sau khi ghi xong số điện thoại do tôi đọc, nhà sư Pháp Quang đã vội vã chào tôi rồi cúp máy.
Ngồi nhìn một đống những bản tin mà cô thư ký xem trên internet rồi in ra cho tôi, tôi không có hứng thú tìm kiếm những biến cố trên thế giới như mọi ngày vì đầu óc cứ luẩn quẩn với câu chuyện thương tâm của bà Hương. Chiều hôm qua, vợ chồng tôi hẹn nhau đến thăm bà ấy. Đến nơi mới hay là tôi vừa nói bậy với nhà sư Pháp Quang mà không ngờ lại trúng, bà ấy đã vô bệnh viện của thành phố một ngày rồi. Người quản lý nói rằng bà ấy cảm thấy khó thở nên tự gọi số 911, sau đó xe cứu thương tới chở bà ấy đi.
Hai vợ chồng tôi kiếm ra nơi bà Hương nằm không khó khăn lắm. Căn phòng tương đối nhỏ, có những tấm vải ngăn che ba chiếc giường càng làm căn phòng chật chội hơn. Cùng phòng với bà là hai người Mỹ, một người nằm im lìm, một người thì vừa ngáy vừa rên. Tôi nắm tay bà Hương tỏ vẻ săn sóc khiến bà mỉm cười:
– Tôi làm mất thì giờ của ông bà quá…
Vợ tôi đon đả:
– Thưa, có gì đâu, bác… Để lát nữa chúng tôi hỏi nhân viên nhà thương xem, có thể đưa bác tới nhà thương nào tốt hơn không…
Bà Hương kêu lên:
– Ấy, ông bà đừng làm thế, tôi không dám đâu, cứ để mặc tôi, thế này cũng đã gấp mấy lần bệnh viện Grall ở Sài Gòn rồi.
– Bác có nằm ở bệnh viện Grall?
– Vâng, tôi đẻ hai cháu ở đó.
Vợ tôi xoa xoa vầng trán bà Hương:
– Xin bác cứ để cho chúng tôi trả ơn cho bác một phần. Nhờ tấm vé số của bác cho mà chúng tôi trúng độc đắc nên có cửa có nhà…
Bà Hương xua tay:
– Ấy, bà đừng nói thế. Tôi đã nói với ông là ông bà trúng số là do phước đức tổ tiên của ông bà chứ khi tôi cho đi hàng trăm vé cho những người tình cờ tôi gặp thì đó là tôi làm bố thí để giải nghiệp của tôi mà thôi…
Tôi hỏi bà Hương để cho qua câu chuyện ơn nghĩa này:
– Bác thấy trong người có khoẻ hơn không?
– Họ chích nước biển, rồi bơm máu cho nên tỉnh táo nhiều… Tôi tưởng tôi chết rồi. Tôi thấy rõ ràng chứ không còn phải mơ hay chiêm bao gì nữa, mẹ tôi hiện ra, ông bà ạ. Mẹ tôi vẫn như xưa, đầu chít khăn mỏ quạ, hai hàm răng nhuộm đen nhánh. Bà ấy ngồi xuống đầu giường, nói: “Mẹ đến đón con về với mẹ đây”. Tôi ôm chầm lấy mẹ tôi, khóc nức nở: “Mẹ ơi, con khổ quá!”.. Mẹ tôi chớp chớp đôi mắt cảm động: “Mẹ biết. Con đang phải trả nợ cho kiếp trước của con. Nay con thảnh thơi rồi”… Lạ thay, tôi đã từng ao ước được chết, thế mà khi sắp chết, tôi lại bấm điện thoại, gọi số 911 để yêu cầu cứu cấp… Hay là tôi chưa nhắm mắt được bởi vì lòng tôi chưa yên, còn muốn gặp mặt những người thân yêu, phải không ông?
– Thưa bác, chắc đúng thế.
– Tôi vô nhà thương thì nếu chồng con tôi gọi tôi, tôi đâu có biết nhỉ? Hay ông bà chuyển cái điện thoại ấy vào đây cho tôi, được không? Tốn bao nhiêu tôi trả lại ông bà…
Giọng vợ tôi đã liến thoắng:
– Vâng, bác để tôi lo việc đó… Với lại, vì tôi quí bác như người nhà nên mới hỏi bác là… Bác có muốn tôi mời cha vào đây đọc kinh cầu nguyện cho bác mau bình an không?
– Tôi theo đạo Phật mà…
– Vâng, tôi biết, nhưng mà tôi thấy bác trong lúc này…
Tôi biết bà vợ tôi sắp sửa thuyết phục người bệnh theo đạo Thiên Chúa, một thói quen mà vợ tôi đã làm nhiều lần, nhưng với bà Hương thì khác, bởi vì trên cái dây chuyền nơi cổ bà có cái mặt bằng vàng hình tròn, một bên là kiếng bên trong đặt hình của ông chồng còn mặt kia khắc nổi tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.. Cho nên tôi ngắt ngang lời vợ tôi:
– Bác cố gắng ăn uống đều đặn cho khỏe để chúng tôi còn được nghe bác kể tiếp chuyện đời bác chứ.
Lại có tiếng nói của vợ tôi:
– Vâng, cứ như là tiểu thuyết ấy. Nếu nhà tôi viết thành truyện đăng báo, bác có đồng ý không?
Bà Hương cười buồn:
– Tùy ông…
Tôi hỏi:
– Khi rời đảo Paulo Bidong sang Mỹ, bác ở tiểu bang nào?
– Nhà thờ ở Denver bảo lãnh chúng tôi. Họ thuê nhà hộ, rồi kiếm việc cho tôi và ông Đông. Và niềm vui sướng nhất đời tôi là ngày được nhìn các con tôi cắp sách tới trường.
– Bác với ông Đông làm gì?
– Làm nhân viên cho một công ty thầu dọn vệ sinh công sở…
Tôi cười với bà Hương:
– Mừng cho bác đã làm lại cuộc đời…
Bà Hương lắc đầu:
– Tôi hiện đang mệt nên tôi chỉ kể vắn tắt cho ông bà nghe thôi. Tôi tin là mỗi con người đều có một số phận, vui hay buồn là do những gì mình làm từ kiếp trước, ông bà ạ.. Cái số tôi nó khổ thì cứ hết cái khổ này tới cái khổ khác. Trước hết là vụ thằng Hùng con trai lớn của tôi với ông Đông. Thằng con tôi càng ngày nó càng chống đối ông Đông rất dữ tợn. Chẳng hạn hễ cứ thấy mặt ông ấy là nó chửi cả nhà cả ổ, dọa đâm dọa giết Việt cộng. Một hôm, thằng con tôi uống bia rồi gây với ông Đông đang ngồi ăn cơm. Tôi vừa khóc vừa chạy tới ôm nó: “Hùng ơi! Má xin con! Má lạy con! Nếu con thương má thì con hãy để yên cho má sống nốt những ngày còn lại chứ đời má đau khổ quá nhiều rồi”. Nó đã chẳng hạ hỏa thì chớ mà nó còn mắng nhiếc luôn cả tôi: “Con biết quá mà! Giờ thì má bênh cái thằng bồ của má hơn các con của má mà! Chỉ tội nghiệp cho ba con thôi, ông ấy ở trong tù đâu có biết vợ mình đang nằm trong tay thằng đàn ông đã cướp nhà mình và bỏ tù mình”.
Tôi nghe con tôi la lối đến đó thì tôi đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường mà chung quanh im lặng như tờ.. Linh tính cho tôi hay có chuyện chẳng lành nên tôi lóp ngóp đứng dậy bước ra ngoài. Con bé Ngọc Lan đang ngồi khóc rưng rức ở phòng khách. Tôi kinh ngạc vội hỏi: “Chuyện gì thế con, Ngọc Lan ?”. Con gái tôi chạy nhào vào lòng tôi, nức nở khóc: “Cảnh sát tới bắt anh Hùng rồi!”. Tôi cuống quýt hỏi dồn dập: “Sao mà bắt thằng Hùng? Thế chú Đông đâu?”. Lập tức con tôi vùng vằng: “Đó thấy không, má lo cho ông ấy quá nên anh Hùng mới nổi giận đấy”. Tôi van xin con tôi: “Không phải thế đâu, các con hiểu lầm rồi. Các con là báu vật của má của ba mà. Nếu má có làm điều lỗi với ba con thì cũng chỉ vì má thương các con mà thôi, con hiểu không?”.
Lúc đó con bé mới hơi dịu giọng, kể cho tôi nghe: “Khi má xỉu, chú Đông bỏ ăn, chạy tới ôm má, săn sóc má. Anh Hùng nghe chú ấy gọi má xoắn xuýt “em em” thì anh ấy càng tức nữa. Anh ấy xông tới, gạt chú Đông ra, miệng la hét: “Mày trả mẹ tao cho chúng tao! Tao cấm mày không được đụng vào người mẹ tao”. Chú Đông lầm lũi bế mẹ vô giường. Anh Hùng giống như người điên, kiếm con dao ở nhà bếp rượt theo, đâm trúng bụng chú Đông, máu chảy ra thảm ở phòng má vậy mà má không biết sao?”.
Tôi kêu thảng thốt: “Trời Phật ơi! Xin cứu con với!”.
Lạ thay là tôi lại không ngất xỉu như mọi lần. Tôi gọi điện thoại cho bạn bè nhờ giúp đỡ. Tôi lật đật phóng xe chạy tới bót cảnh sát xin gặp con.
Tôi lái vô nhà thương thăm nom ông Đông. Cứ thế ngày này qua ngày khác cho đến khi ông Đông xuất viện và con tôi ra tòa lãnh bản án tù. Thế là con tôi dở dang sự học. Mai mốt nếu chồng tôi được sang Mỹ, tôi biết nói thế nào đây với chồng tôi về nó?
Thấy tôi mất ngủ, thân thể ốm o phờ phạc, một hôm cuối tuần, Đông rủ tôi lên xe đi dạo. Ông ấy rẽ ra một xa lộ vắng rồi chậm rãi mở đầu câu chuyện: “Hương biết đấy, anh rất là thương yêu Hương. Vì yêu Hương nên anh mới đưa Hương tới đất nước này. Nhưng hoàn cảnh chúng ta qủa là không dễ dàng tí nào. Thôi thì cũng đành chia tay nhau, phải không Hương? Em hãy dồn hết tâm tư tình cảm săn sóc các con em cho chúng nó nên người…”. Tôi kêu lên: “Anh tính bỏ em nữa sao?”. Giọng Đông êm đềm: “Không! Anh không cách nào quên em được vì anh yêu em, dù anh biết tình yêu đó chỉ đơn phương thôi. Anh cứ hy vọng, cứ nhủ lòng mình rằng rồi sẽ có ngày Hương hiểu tình anh mà thương yêu anh như Hương đã từng yêu Trịnh. Bây giờ thì anh biết anh lầm. Với em, Trịnh và các con em là tất cả. Trái tim em không còn chỗ nào cho anh lọt vô hết”.
Rồi ông Đông dọn ra khỏi nhà lúc nào tôi cũng không hay...
Tôi hỏi:
– Mấy năm nay, ông ấy không liên lạc gì với bác?
– Vâng.
– Những bạn bè của bác với ông Đông lúc hai người sống chung thì họ phải biết ông ấy ở đâu chứ.
– Có thể họ biết nhưng sau đó tôi bỏ Denver, dọn về Nam California nên mất liên lạc…
– Bây giờ bác đăng báo kiếm ông ấy để làm gì?
– Người ta nói nhất ẩm nhất thực giai do tiền định, phải không ông? Tôi muốn được nhìn mặt ông ấy trước khi tôi nhắm mắt là để cảm ơn ông ấy đôi ba câu…
Vợ tôi hỏi bà Hương:
– Thế cái anh Hùng, con trai bác, bây giờ ra sao?
Bà Hương từ từ khép mắt như muốn nhìn vào trong quá khứ đang chất chứa trong lòng bà. Tôi thấy bà có vẻ mệt mỏi nên ra hiệu cho vợ tôi chuẩn bị về để bà ấy nghỉ, thì bà ấy bỗng mở mắt và vừa nói vừa thở dài:
– Mãn hạn tù, nó trở về vừa có ý thăm tôi vừa kiếm ông Đông. Tôi nói với nó là ông ta đã bỏ đi rồi thì nó trả lời: “Tại má yêu nó nên má mù quáng đến nỗi không biết nó thi hành chỉ thị của đảng cộng sản, lợi dụng mình để sang Mỹ nằm vùng hoạt động cho cộng đảng. Nó giả vờ ngon ngọt với má là nó bất mãn với đảng, nó yêu má, thế mà má cũng tin. Con sợ khi mình lên tàu vượt biên là tụi nó đã thủ tiêu ba để bảo vệ bí mật cho thằng cha này”.
Nghe con tôi quả quyết quá nên tôi đâm hoang mang bán tín bán nghi. Từ đó nó bỏ nhà đi luôn không cho tôi biết nó đi đâu, nó làm gì. Mấy đứa em nó cho biết là nó gia nhập một tổ chức kháng chiến chống Việt cộng. Nó theo về chiến khu ở Thái Lan rồi xâm nhập về trong nước. Gần đây tôi nghe Việt cộng nó bắt được một người từ Mỹ về, âm mưu phá bức tượng Hồ Chí Minh ở trước Tòa Đô chánh Sài Gòn, không biết có phải con tôi không.
Vợ tôi vị thúc đẩy bởi tính tò mò nên hỏi tiếp:
– Thế còn cô con gái lớn Hoàng Hoa của Bác?
– Con này thì lại làm ăn buôn bán với Việt cộng. Nghe con em nó nói thì ông Đông đã giới thiệu nó làm đại lý cho các đường dây kinh tài của Việt cộng ở hải ngoại. Có người quen cũ còn nói là hình như nó cặp với ông Đông nên hai người này không dám gặp tôi vì sợ lộ…
Vợ tôi kêu lên se sẽ:
– Chúa ơi! Sao mà có chuyện quái đản đến thế! Theo bác thì có thật như thế không?
Bà Hương lấy ngón tay day day vào mí mắt. Khi bà mở ra thì mắt bà đỏ ngầu. Giọng bà yếu ớt như bâng quơ:
– Tôi không biết…
Nhà tôi hỏi tiếp :
– Thế còn đứa thứ ba?
– Thằng này thì… học được vài tháng rồi bỏ vì không theo nổi. Không biết sao mà nó học tiếng Mỹ không được. Bị bạn bè cười chê nên nó phản ứng bằng cách ngông nghênh, theo băng đảng sì ke ma túy, trộm cướp, ông bà ạ. Tôi cũng chỉ nghe qua lời mấy người quen nói thì địa chỉ thường trực của nó là sòng bài. Nó ăn nhờ ngủ ké ở đó làm như những tay chơi bài thâu đêm suốt sáng. Một người quen kể rằng nó mua thẻ năm ở một cơ sở tập thể dục thẩm mỹ, nhưng không tới để tập mà để tắm rửa…
– Tội nghiệp quá! Bác có biết cậu ấy ở sòng bài nào để tôi tới đưa cậu ấy về ở với chúng tôi rồi học hành tiếp…
Bà Hương lắc đầu:
– Tôi không biết… Tôi đã đăng báo tìm nó đấy, khi nào nó gọi tôi, tôi sẽ nhờ ông bà giúp…
Vợ tôi hỏi nhanh:
– Vậy còn cô con út Ngọc Lan mà bác thương yêu nhất đâu rồi?
Bà Hương bật ngồi nhỏm dậy, vẻ ngạc nhiên:
– Sao ông bà biết tôi thương con bé này nhất nhỉ? Đúng đấy.. Tại nó giống bố nó quá mà tôi không thương sao được! Hồi còn ngủ ở hè phố Sài Gòn, tôi cứ phải ôm nó vào lòng cho nó ngủ vì sợ nó lạnh. Và có lẽ cả đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh con bé út khi nó gặm cái bắp nướng thay cơm lúc trời tối. Cái môi trên nó cong lên để tránh hơi nóng từ cái bắp trông đẹp như cánh bướm đậu trên bông hoa…. Con bé này học giỏi lắm, ông bà ạ. Cháu lên tận tiểu bang Philadelphia học Nha sĩ đấy. Nhưng khi tốt nghiệp rồi thì cháu nó nói nó yêu một thằng Mỹ.
– Bác chắc là không thích con lấy Mỹ?
– Sao ông bà biết hay thế? Chính vì tôi tỏ thái độ không vui, chứ chưa phải là chống à nghe, thế là hai đứa nó dắt nhau đi luôn. Từ đó dù là tết ta hay tết tây, tôi cũng chẳng nghe con tôi điện thoại thăm hay gửi cho tấm thiệp chúc mừng…
Vợ tôi thở dài, cúi mình xuống nắm lấy tay bà Hương:
– Sao mà bác khổ thế không biết!
Rồi tôi lại thấy vợ tôi sắp sửa mở lời thuyết phục bà Hương vô đạo:
– Tôi nghĩ đã đến lúc bác cần phải tìm sự che chở của Đức Mẹ Maria mới được. Thánh ca của đạo Thiên Chúa có câu hát rằng xưa nay chưa từng nghe thấy ai cầu khấn Đức Mẹ mà Đức Mẹ không nhận lời…
Thấy bà Hương có vẻ không muốn nghe, tôi vội lái câu chuyện sang hướng khác:
– Thưa bác, trong bốn cái Rao vặt tìm người mà bác gửi đăng báo, có một người tên là Henry Trần, ông ấy là gì của bác?
Bà Hương nhìn tôi trong lúc miệng như mỉm cười xa xôi:
– Ông ấy với tôi… có ít năm sống chung một nhà.
Vợ tôi xen vào đặt một lô câu hỏi dồn dập:
– Sao bác lại lấy chồng nữa? Sao ông ấy bỏ Bác mà đi?
– Thật ra… cuộc đời nó không giản dị như mình nghĩ đâu, ông bà ạ.. Xin hãy đặt mình vào hoàn cảnh của tôi, khi mà các con đứa lớn đứa nhỏ đã bỏ mình cô độc với tuổi già, với bệnh tật, không còn lái xe được nên không đi làm được, mỗi tháng chỉ còn mấy trăm đô tiền già, ông bà xử trí như thế nào? Thú thực với ông bà là nhiều đêm tôi đã gom tất cả các thứ thuốc có trong nhà để chuẩn bị nuốt cho xong, nhưng khi cầm viên thuốc bỏ vào miệng, tôi cứ nhớ chồng tôi, tôi phải gặp mặt ông ấy một lần trước khi chết… Để tìm chỗ nương tựa, tôi đã theo lời mấy người già khác chỉ dẫn, mò tới hội cao niên Tuổi Vàng. Hội này có khoảng vài chục ông bà, người ít tuổi nhất cũng trên sáu chục. Nhiều ông trước là sĩ quan, vào tháng Tư 1975 lo cho vợ con đi trước rồi chẳng ngờ bị kẹt, đi tù, nay sang đây mới hay vợ đã lấy chồng. Hầu hết người thuộc hội này có con có cháu, nhưng hoặc là con cháu nó không thích cho ở chung nhà, hoặc là ham vui với bè bạn. Họ thuê một căn apartment ba tầng lầu cũ kỹ rồi chia nhau, người có tiền thì thuê riêng một căn, người ít tiền thì ở chung phòng như trường hợp của tôi… Dọn tới chỉ một ngày tôi đã khám phá cái không khí sinh hoạt của các ông các bà này. Họ cũng bồ bịch ông này với bà kia tùm lum. Đã thế các ông còn tổ chức đi Las Vegas, đi Việt Nam, đi Mễ bù khú nữa chứ.
Vợ tôi hỏi:
– Vì thế cho nên bác cũng cặp với một ông?
– Không cặp thì lấy ai lái xe đưa mình đi đây đi đó như chữa răng chữa mắt, đi chợ mua đồ ăn…? Trong Hội có một ông tên Henry Trần, đang cặp bồ với bà Hiến, tên Mỹ là Elizabeth, góa chồng ở trên lầu ba. Thấy tôi là ông ấy lết tới, gạ ngay: “Tôi có xe, em cần đi đâu cứ gọi tôi, OK?”. Bà Mỹ là người cho tôi ở chung phòng nói: “Thôi ông ơi, ông đã có bà Elizabeth bộ chưa đủ sao mà còn thả dê ở đây để chị em tôi lộn xộn với nhau bây giờ”. Ông Henry Trần cười hì hì: “Đám già tụi mình sống nay chết mai nên bồ bịch với nhau cho bớt cô đơn thôi chứ có tính ăn đời ở kiếp đâu mà bà bắt tôi phải chung thủy nhỉ?”.. Bà Mỹ giọng đanh đá: “Thế bà Elizabeth có điều gì mà ông tính thôi?”. Ông Henry lại cười ròn rã: “Tại bà ấy làm tôi tốn xăng và tốn tiền sửa xe quá”. Bà Mỹ ngạc nhiên: “Ủa, bà ấy biết lái xe của ông à?”. “Không, tôi chở bà ấy chứ. Bộ không thấy bà ấy mỗi ngày một bự ra sao?”.
Ông ấy bám chặt lấy tôi từ ngày đó dù tôi cương quyết cự tuyệt.. Mấy ngày sau ông ấy không cho bà Elizabeth ở chung phòng nữa khiến bà này chửi xéo chửi xiên tôi mỗi khi tình cờ chạm mặt nhau. Tôi cố giữ im lặng, vì nghĩ rằng vì ông Henry Trần muốn chứng tỏ “độc thân” với tôi nên mới không cặp với bà ta nữa. Bà Elizabeth quả là người không biết điều tý nào. Thấy tôi nhịn thì bà ấy càng làm tới, chẳng hạn từ nói bóng nói gió đã chuyển sang xỉa xói tôi, chửi bới tôi tục tằn trước mặt người khác. Tôi tâm sự với bà Mỹ: “Chắc em phải dọn đi chỗ khác cho rồi”. Bà Mỹ không chịu: “Chị làm như thế là nó tưởng chị thua nó, chị ăn không được chị phải bỏ chạy”. Tôi thở dài: “Thôi kệ họ muốn nghĩ sao thì nghĩ chứ em mỏi mệt lắm rồi”.
Bất ngờ ngay tối hôm đó, tôi bị đau quằn quại. Bà Mỹ nhắc điện thoại gọi cho ông Hội trưởng tức quản lý chung cư. Ông ta thấy tôi lăn lộn thì vội gọi 911 đưa tôi vào nhà thương.. Đây là lần đầu tiên từ ngày tới nước Mỹ, tôi nằm trên chiếc xe cấp cứu vừa chạy vừa hụ còi và chớp đèn khiến tôi chỉ còn thấy sợ chứ không thấy đau đớn nữa. Nhưng ông Henry Trần đã có mặt bên giường bệnh ngay sau khi bác sĩ vừa khám xong. Ông ta cười, nụ cười hiền lắm, khác hẳn hôm mới gặp có vẻ bừa bãi và du côn. “Khỏe chưa? Anh hỏi mấy con y tá nó nói em không sao”.
Theo lời ông Henry Trần kể thì ông đã trải qua suốt cuộc đời cho tới tuổi về hưu với nghề giáo sư đại học. Vào dịp sinh nhật thứ bẩy mươi của ông, các con ông mua tặng ông vé máy bay khứ hồi trở về thăm quê hương vì bà vợ đau yếu luôn nên chỉ muốn ở nhà với bầy cháu ngoại. Khi tiễn ông lên đường, bà không biết nói gì vì không muốn khách sáo, môi miếng, rốt cục bà nói: “Ông coi chừng kẻo mấy đứa con gái bán bia ôm nó hớp hồn ông đấy nhé”. Ông cười: “Hết xí oách rồi. Nếu tôi còn tí toáy được thì bà phải mừng cho tôi chứ nhỉ?”.
Chẳng ngờ khi về Việt Nam thì ông hứng thú với những cô gái trẻ chỗ nào cũng có này thật. Nếu trước đây ông đạo mạo, khô khan, khó khăn bao nhiêu thì nay ông bay bướm, linh hoạt, trẻ trung bấy nhiêu. Các thứ rượu thuốc bắc thuốc nam ngâm rắn độc hạ thổ đã giúp ông tăng cường sức lực. Các thứ thuốc kích thích bán rong ngoài hè phố đã đánh thức bộ phận sinh dục của ông tưởng như đã phế thải. Sau ba tháng ông trở về Mỹ với một cô gái tên Liên mới 22 tuổi. Ông nói với vợ: “Đời anh chẳng còn bao lâu nữa là thành cát bụi. Nếu em thương anh thì cho anh được hưởng nốt những ngày còn lại của kiếp người. Anh sẽ làm hồ sơ ly dị, mọi nhà cửa, của chìm của nổi của chúng mình nay thuộc về em hết, anh chỉ giữ tiền hưu trí thôi”. Bà vợ ông hỏi: “Anh không nghĩ tới danh dự của anh, và danh dự của các con các cháu ư?”. Ông trả lời: “Anh có làm gì luật pháp cấm đâu mà mất danh dự? Người Mỹ ly dị là chuyện thường. Và thiếu gì người Việt mình cũng ly dị nhau để xin oeo phe…”
Ông ở với cô vợ bé nhỏ của ông chưa được hưởng lễ kỷ niệm một năm ngày thành hôn thì cuộc tình đã tan vỡ. Cô vợ xinh đẹp, hấp dẫn đã nói với ông: “Thực tình thì tôi cũng tính là ở với ông cho đến khi ông chết. Nhưng bất ngờ tôi đã gặp và yêu một người khác, trẻ tuổi như tôi, nên tôi không thể chờ được, xin ông thông cảm nhé”.
Vợ tôi thích thú cười:
– Cho đáng kiếp cái thứ già dịch! Vậy mà bác còn cặp với lão ta ư ?
– Thì tôi đã nói rằng không phải vì chuyện yêu thương hay xác thịt, chúng tôi cặp với nhau chỉ giản dị là cộng tác với nhau sống trong hoàn cảnh cô đơn… Chẳng hạn bị trở trời trúng gió thì có người cạo gió. Chẳng hạn khi ốm đau thì có người đi mua cơm mua cháo cho mình…
Vợ tôi hỏi:
– Những ngày sống với ông ấy, vác có hạnh phúc không?
– Tôi không mơ ước tới hai chữ “hạnh phúc”, vì như đã nói, tôi chỉ đi tìm chỗ nương tựa cho bớt cô đơn… Chẳng ngờ tôi lại gặp một người đàn ông đã già khọm nhưng vẫn còn ham muốn xác thịt lạ thường. Không ngày nào là ông ấy không coi phim X. Vừa coi ông ấy vừa khen em này chê em nọ. Mà hình như ông ấy càng coi phim X thì ông ấy lại càng bất lực thêm. Tôi còn thấy ông ấy hay lượm mấy tờ báo in quảng cáo hình màu các bà các cô, mang về bầy ra trong nhà cầu, rồi khi đi cầu, đi tiểu hay đi tắm là cứ tồng nhồng đứng như khoe vậy. Thêm một cái tật khác của ông ấy là khi tới nhà bạn bè, hễ vô nhà tắm mà thấy xú-chiêng xi-líp của cô nào bà nào là ông ấy ăn cắp, giấu trong túi quần. Tôi hỏi ông ấy làm cái trò gì dơ bẩn như thế thì ông ấy nói là “anh tìm cảm hứng”.
Vợ tôi thở dài than:
– Ông ấy bị bệnh tâm thần rồi!
– Không hiểu sao chứ tôi thấy ông ấy minh mẫn, sáng suốt lắm, ông bà ạ. Có lần tôi hỏi ông ấy, thế các ông bạn của anh có thèm đàn bà như anh không? Ông ta trả lời, “đàn bà thì thằng nào mà chả thèm”. Rồi ông ấy khoe là hội cao niên Tuổi Vàng thường tổ chức du ngoạn Mễ Tây Cơ, nhưng khi sang bên đó thì các ông ấy kiếm đám con gái, bỏ một hai chục đô là tha hồ ôm ấp, sờ soạng, nhìn ngắm no con mắt. Cũng theo ông ấy thì khi gần đất xa trời, người ta sống hối hả và cuồng điên hơn vì biết ngày tháng chẳng còn bao và vì lòng ham muốn thì có mà sức lực lại không có. Số tiền ông ấy dùng để mua thuốc bổ và thuốc cường dương, thuốc kích thích tình dục xem ra cũng khá tốn kém. Ông mua cả thuốc tây lẫn thuốc ta, thuốc gia truyền tầm bậy tầm bạ của mấy thằng lưu manh bịp bợm, cứ hễ nghe quảng cáo là mua uống thử. Đêm nào ông ấy cũng đòi tôi phải làm cho ông ấy thỏa mãn khiến tôi từ tình trạng chán ngấy tới phát sợ mỗi khi ông ấy tới gần. Khi không làm ăn gì được thì ông ấy gắt gỏng, hắt hủi, nói nặng nói nhẹ chẳng còn kiêng nể nhau nữa. Tôi còn nhớ ông ấy đã từng nói thẳng với tôi: “Tại em già quá nên anh không hứng nổi”. Thấy tôi im lặng thì ông ấy tới thêm : “Em thấy con bướm ngoài vườn chứ gì, nó chỉ đậu trên những bông hoa có hương có sắc và có mật chứ nó đâu có đậu trên bông héo bông tàn, bông ny-lông. Như thế thì em phải biết mồi chài cách sao cho anh thích thú, chứ cái bụng bầu vú mướp của em làm sao anh lên nổi”.
Sao đó, khi ì ạch trên bụng tôi, ông ấy còn hỏi: “Hương, kể cho anh nghe là em thích làm tình với ông Trịnh hay với ông Đông? Ai làm tình với em thì em sướng?”. Tôi la lên: “Xin ông cho tôi yên có được không?”.. Ông ấy gây sự : “Thì phải nói chuyện tầm bậy để kích thích chứ cứ nằm ì như con cá ươn như em thì anh nói thật, có lẽ hải tặc nó cũng không lên nổi”.
Cái bi kịch này không chỉ một lần mà diễn ra mỗi đêm khiến dần dần tôi cũng thấy tội nghiệp ông ấy. Tôi tự nhủ: “Mọi vấn đề trong cuộc sống, ông ấy đều tỏ ra thương yêu chiều chuộng mình, tại sao cái chuyện nhỏ này mình không cố bù đắp cho ông ấy?”. Vì thế, vào một tối, ông ấy leo lên bụng tôi, sau một hồi ì ạch mà vẫn không ăn thua gì, ông ấy mới “tìm cảm hứng” bằng bài bản khùng điên cũ. Ông ấy nói bên tai tôi: “Hương, anh Trịnh ở với em nè. Em ôm chồng em đi”. Tôi gọi cho xong chuyện: “Chồng ơi!”. Ông ấy không chịu, nói: “Em gọi tên chồng em đi”. Tôi đáp: “Anh Henry”. Ông ấy nói: “Không phải, anh là Trịnh này. Em gọi anh Trịnh đi”. Tôi thấy đầu tôi nóng bừng lên và các chân tóc ngứa ran khiến muốn bứt nhổ văng ra từng cụm một. Tuy thế, sợ ông ấy mất hứng tôi cũng đành chiều mà nói theo: “Anh Trịnh”… Từ đó tôi trở thành nữ tài tử trong các màn kịch trình diễn trên sân khấu là cái giường và với một khán giả là ông Henry Trần.
Chẳng ngờ vào một đêm không biết có phải tôi chợt nhớ chồng tôi hay không mà khi ông ấy vào cơn khùng điên, tôi bỗng hưởng ứng. Thế là ông ấy vừa táng cho tôi một cái vào mặt vừa mắng chửi: “Tao chỉ đùa chơi thôi, sao mày tưởng mày đang ăn nằm với thằng chồng cũ của mày hả?”. Ông ấy bỏ tôi đi luôn. Nghe nói sau đó ông ấy lại mò về Việt Nam… Theo tôi nghĩ thì càng gần với cái chết, ông ấy càng không tin có Chúa dù ông ấy cả đời đi nhà thờ. Thiên đường và Địa ngục chỉ là sản phẩm bịa đặt để giáo dục con người ở cái thời mà xã hội chưa có pháp luật minh bạch để kiềm chế tội ác. Chính vì quan niệm chết là hết nên ông ấy sống những ngày cuối cùng thật là buông thả, cốt sao hưởng thụ được càng nhiều càng tốt..
Vợ tôi giận dữ la lên:
– Thằng khốn nạn! Bác bỏ thằng cha đó là phải.
Bà Hương nhăn mặt kêu đau ở vai và cổ. Bà ra hiệu cho tôi bấm hộ chuông gọi y tá vào săn sóc bệnh tình cho bà.
Hai tuần sau thì bà Hương chết. Trước khi chết bà vẫn còn tỉnh táo nhưng nói chuyện không được vì âm thanh như không thoát ra khỏi thanh quản nữa.
Biết mình chẳng còn bao lâu nữa, bà Hương cầm cái mặt dây chuyền đưa cho tôi, làm hiệu bảo tôi mở ra. Bà cầm sợi tóc đưa lên ngang tầm mắt và nhìn trong màn lệ long lanh. Đôi môi bà rung rung chứng tỏ bà đang xúc động mạnh. Bỗng bà bỏ sợi tóc vào miệng rồi nằm lịm đi.
Gần mười phút sau, bà hé mắt nhìn lên. Thấy tôi, bà tỏ ý muốn nói với tôi nên tôi vội cúi thấp xuống để nghe:
– Mẹ tôi đến đón tôi kia kìa.
– Bác!!
– Tôi muốn nhờ ông một việc, ông giúp cho nhé. Tôi đã đăng báo nhắn tin mà những người thân yêu của tôi không ai đến với tôi. Như vậy là chồng tôi, bạn tôi và các con tôi còn giận tội nặng lắm đấy… Tôi muốn khi tôi chết rồi, ông viết chuyện đời tôi như những gì tôi đã kể với ông lâu nay, để mọi người hiểu tôi, đừng buồn tôi nữa… Ông giúp tôi chứ?
Tôi ứa nước mắt, gật đầu như cái máy:
– Vâng… Tôi hứa… tôi sẽ viết..
Bà Hương lại nằm im như một xác chết, chỉ còn mỗi dấu hiệu của sự sống trên người bà là dòng nước mắt đang lăn từ khoé mắt xuống mấy sợi tóc mai. Một lúc sau, tuy đôi mắt vẫn khép nhưng tôi thấy bà dùng lưỡi đưa sợi tóc ra ngoài miệng. Tôi phải ghé sát tai vừa nghe vừa đoán mới hiểu ý bà muốn gì:
– Tôi muốn nuốt sợi tóc vào bụng.
Cái ước muốn cuối cùng của một đời người tưởng là vô cùng giản dị, dễ dàng vậy mà cũng không thành. Tôi đã xé miếng nhỏ chiếc kẹo cao su, nhai cho dẻo rồi gói sợi tóc vào trong, bỏ vào miệng bà nhưng nó cứ nằm ì ở trên lưỡi.
Tôi đành trình bầy với y tá, thì cô ta trả lời rằng bệnh nhân không còn đủ sức để nuốt bất cứ thứ gì kể cả chất lỏng. Tôi xuống nước, năn nỉ cô ấy nhiều lần để mong làm vui lòng bà Hương khiến cô ta tỏ vẻ bực bội với tôi.
Chưa chịu thua, tôi bèn kể vắn tắt câu chuyện về sợi tóc này cho cô ấy nghe. Chẳng ngờ cô ấy òa khóc như đứa trẻ nít.. Cô nói luôn miệng: “Chúa ơi! Buồn quá! Chúa ơi! Sao trên đời có người khổ đến thế này. Lát nữa tôi sẽ kể cho chồng tôi nghe mới được”.
Sau đó chính cô tìm cách để sợi tóc trong miệng bà Hương sau khi bà đã lìa đời.
Sau đó mẹ con chúng tôi quyết định làm nghề rang đậu phọng nguyên vỏ. Tôi phụ trách rang với cái chảo gang lớn. Khi đậu nguội, mấy đứa nó bỏ vô những cái túi ny-lông nhỏ, thắt lại bằng sợi thung, rồi tới bến xe Ngã Bẩy bán.
Tôi hỏi xen vào:
– Thế buổi tối mẹ con bác vẫn ngủ ở lề đường?
– Vâng. Lúc đó có nhiều người như tụi tôi lắm, ông ạ. Có cái hiên nào,cái gầm cầu thang nào là giành nhau chí choé. Ban đêm bu lại cái máy nước công cộng để tắm rửa cũng chen lấn, cũng đánh lộn nữa. Đã thế, công an tụi nó còn lùng xục hốt bọn vô gia cư tụi tôi chở lên các khu kinh tế mới, nên lúc nào cũng phải thính tai thính mũi để chạy cho nhanh mỗi khi thoáng thấy bóng dáng tụi nó…
– Chắc là bác muốn ở loanh quanh gần nhà cũ để chờ thư của ông ấy gửi về?
– Vâng, đúng thế. Ngày nào tôi cũng đi bộ, khi thì với đứa con này khi thì với đứa con khác, tới cư xá Chí Hòa để hỏi thăm cái tên cán bộ đang chiếm nhà tôi xem có thư của chồng tôi không. Ông cán bộ này ban ngày đi làm nên chỉ buổi tối mới có nhà. Còn tôi thì có khi nhớ chồng quá, mới buổi chiều tôi đã bương bả về căn nhà cũ với hy vọng gặp người phát thư và có thư của chồng tôi gửi về. Mỗi lần đi mà phải xa các con là mỗi lần lòng dạ người mẹ bất an, tim đập hồi hộp, lo sợ kinh khiếp lắm, vì lỡ khi mình đi khỏi mà công an nó ruồng bắt mất con của mình chở đi kinh tế mới hay vào trại cải tạo phục hồi nhân phẩm thì thôi chứ còn cách chi mà gặp nhau.
Đã thế, những lần tôi tới sớm, chờ ở ngoài hàng rào thì tên cán bộ này còn khó chịu ra mặt nữa. Biết vậy nhưng mình vẫn phải cầu thân với nó…
Thế rồi điều mà tôi lo sợ đã xẩy ra thật, ông ạ. Vào một buổi tối, tôi tới gặp tên cán bộ để hỏi thăm như thường lệ. Tôi gõ cửa thật nhẹ cứ như là sợ tấm gỗ nó đau thực ra là chỉ vì sợ hắn bực bội. Bất ngờ đối với tôi, là hắn đã mở cánh cửa rộng ra khác hẳn trước đây. Và nếu những lần trước, mới thấy tôi, hắn đã lắc đầu, đôi khi thêm một câu ngắn: “Chưa có tin gì nhé.. Cố đợi thêm thôi”, lần này hắn nhìn tôi với vẻ thân thiện, nói: “Mời chị vào nhà”.. Tôi trả lời: “Cảm ơn ông”. Hắn hỏi: “Chị tên Hương à?”. “Vâng, có chuyện gì vậy, thưa ông?”. “Cũng không có chuyện gì quan trọng. Tại tôi nghe chị nói giọng Bắc, mà lại giọng Hà Nội, nên tôi hỏi thăm trước đây chị ở phố nào?”. “Tôi ở đường Bà Huyện Thanh Quan”. Ông ta trả lời: “Thế thì cũng gần nhà tôi”.. Tôi đánh bạo hỏi: “Xin lỗi ông tên gì?”. “Tôi là Lê Văn Đông chị ạ”..
Hắn mời tôi vào bộ sa-lông trong phòng khách, hai người ngồi đối diện nhau.
Căn phòng hầu như vẫn còn nguyên như trước khiến lòng tôi xót xa nhớ lại những ngày vợ chồng con cái quây quần bên nhau... Nếu nói cuộc đời như giấc mộng thì quả là không sai chút nào. Tôi nhìn lên tường, kiếm bức hình của chồng tôi mà đêm chúng nó tới bắt ông ấy đi, một thằng đã lấy cây súng đập vỡ mặt kiếng. Nay thì tấm hình vẫn còn ở chỗ cũ, nhưng bị mảnh kiếng làm trầy xước và vì nó không còn phẳng phiu nữa khiến ánh sáng hắt vào chỗ đen chỗ trắng tạo nên cái vẻ buồn thảm ai oán quá. Tôi đã bật khóc và nói: “Ông Đông ơi, ông cho tôi xin tấm hình này nhé”.
Ông ta vừa mỉm cười vừa lắc đầu: “Tôi không có quyền, chị ạ”. Chợt nụ cười vụt tắt trên môi ông ta. Đôi mắt ông ta nhìn tôi dò xét:
– Tôi gọi chị vào đây là muốn bàn tính với chị một vấn đề, chị có nhất trí không?
Nghe ông ta nói đến đó thì toàn thân tôi đã run bắn lên rồi. Tôi luống cuống tìm lối thoát vì câu mà hắn sắp nói ra chắc chắn là hắn đòi ngủ với tôi thôi chứ ngoài ra tôi còn cái gì khắc mà hắn phải bàn tính. Lập tức trong đầu tôi hiện ra một bài tính, nếu tôi không cho hắn thỏa mãn thì hắn sẽ không cho tôi tới đây để chờ đợi tin tức của nhà tôi. Và như thế là trọn đời mãn kiếp vợ chồng con cái tôi sẽ chẳng bao giờ còn được thấy mặt nhau nữa. Lòng tôi nóng như sôi lên. Tim tôi như sắp nổ bung như cái pháo cối… Sự cân nhắc, suy tính này nó gay go quá, nó lớn hơn khả năng và sức chịu đựng của tôi, do đó tôi chỉ còn biết nhắm mắt mà gọi thầm: “Mẹ ơi, nếu mẹ chết rồi thì xin mẹ linh thiêng phù hộ độ trì cho con, mẹ ơi!”.
Tôi chợt nghe hắn ta nói:
– Tôi biết chồng chị làm Trưởng ty Cảnh sát. Cái chức vụ này thì tha hồ ăn hối lộ. Như thế thì nhà chị giàu to nghĩa là phải nhiều tiền, nhiều vàng, nhiều kim cương lắm. Vậy mà hôm chúng tôi đột xuất đuổi chị ra khỏi nhà, chúng tôi đã bám sát và kiểm soát chặt chẽ từ chị và các con chị đến cả hai bộ quần áo chị được mang theo. Sau đó khi chị tới đây xin tôi quần áo cho các con chị, tôi kín đáo theo dõi chị để xem chị chôn cất vàng ở đâu trong nhà này…
Tôi nhếch môi cười:
– Và kết quả là ông thất vọng.
– Tôi xác nhận chị nói đúng. Bây giờ tôi nói thẳng với chị, nếu chị chỉ chỗ chị chôn vàng, tôi sẽ cho chị một phần, chị nhất trí không?
Tôi đùa:
– Tại sao vậy? Vàng của tôi mà ông lấy, và chỉ cho tôi một phần? Tôi nghe các ông nói là cách mạng không đụng tới tài sản của nhân dân cơ mà…
– Đúng. Nhưng vàng của chị là vàng tham ô, ăn cắp của nhân dân…
– Ông nói thế thì nếu quả tôi có vàng chôn giấu, đời nào mà tôi nạp cho ông.
– Chị không chỉ chỗ cho tôi thì chị cũng mất cả thôi vì chị không bao giờ có cơ hội trở lại căn nhà này. Tôi cũng không cho chị tới để hỏi thư của chồng chị nữa.
Tôi kêu lên:
– Sao ông ác thế!
Hắn ta cười khẩy:
– Thì chị có tử tế gì đâu? Tại sao không chỉ chỗ vợ chồng chị chôn vàng cho tôi?
– Tôi không có vàng.
– Thì tiền, kim cương…
– Tôi mất hết rồi. Ông không thấy mẹ con tôi phải ngủ ngoài đường sao? Ông không thấy các con tôi bỏ học, ngồi rang đậu phọng đem ra bến xe bán để kiếm ăn sao?
– Chị đóng kịch. Thôi, nếu chị không hợp tác với tôi thì mời chị về.
Lòng tôi buồn chán vô hạn khi bước ra khỏi căn nhà yêu dấu mang bao kỷ niệm của vợ chồng tôi. Đằng sau lưng tôi, hắn đóng cửa đến rầm một tiếng, đây là lần đầu tiên tôi nghe cái âm thanh hằn học tục tằn ấy phát ra từ khung cửa mà chồng tôi đã mở đã đóng nhiều lần với cả sự dịu dàng tưởng như cái cánh cửa ấy cũng có linh hồn vậy.
Tôi lầm lũi đi dưới mưa lâm râm và ánh đèn đường nhạt nhòa trở về gầm cầu thang của một chung cư mà tôi và các con tôi tá túc qua ngày. Nhưng tới nơi thì tôi không thấy các con tôi đâu nữa! Tôi gọi lớn tên các con tôi do phản ứng tự nhiên thôi chứ tôi hiểu ngay một tai họa khác đã tới, đó là các con tôi đã bị công an hốt cả rồi. Mấy người ở trong chung cư đã nhanh chóng chạy ra, an ủi tôi và kể cho tôi nghe là toán công an mặc thường phục giả dạng thường dân, ập tới bắt. Thằng con lớn của tôi nhanh chân chạy thoát. Không biết nó đứng nấp ở đâu mà khi ba đứa em nó bị đẩy lên xe của công an, đứa nào cũng khóc sướt mướt, thế là nó chạy ra với em nó, chấp nhận bị bắt để nó chăm sóc các em nó. Tôi hỏi: “Họ mang con tôi đi đâu rồi?”. Một người ra vẻ biết chuyện, trả lời: “Họ sẽ chở chúng nó đi khu kinh tế mới đấy. Dân ở quận này thì phải đi tận Minh Hải Cà Mâu”.
Tôi la lên rồi ngã gục xuống đất: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này! Chồng thì bị bắt không rõ sống chết ra sao, con thì bị bắt đi kinh tế mới…”
Một người nói: “Hay là chị tới công an quận tình nguyện đi kinh tế mới với các con chị đi. Tôi nghĩ chúng nó còn ở quận chứ chưa đi ngay đâu”.
Như một cái máy, tôi vùng đứng dậy, tất tả chạy về hướng đồn công an. Trên đường, tôi chợt nghĩ, nếu đi kinh tế mới thì coi như từ nay là đứt đoạn với chồng rồi. Khi anh ấy được thả về thì biết vợ con ở đâu mà đoàn tụ? Không! Tôi không thể bỏ rơi chồng tôi. Và tôi cũng không thể bỏ rơi các con yêu quý của tôi được..
Tôi chạy bộ tới căn nhà cũ của tôi. Tôi đập cửa rầm rầm. Tên cán bộ cộng sản mắt nhắm mắt mở, trên người chỉ có chiếc quần xà lỏn hiện ra. Tôi lao vào, ôm cánh tay hắn, òa khóc như mưa như bão:
– Ông ơi, ông làm ơn làm phước cứu giúp tôi. Các con tôi vừa bị công an của ông bắt hết cả rồi…
– Tại sao chúng nó bị bắt?
– Chúng nó ngủ ngoài đường…
– À ra thế. Ngủ ngoài đường thì đảng giúp đỡ cho đi khu kinh tế mới để làm lại cuộc đời thôi chứ ai mà bắt, chị không thôngsuốt chính sách của đảng và nhà nước gì hết.
– Tôi muốn các con tôi trở về với tôi, chúng tôi chờ bố chúng nó về rồi cả nhà đi kinh tế mới cũng được. Tôi lạy ông, ông ra quận thả con tôi ra…
Tên cán bộ lợi dụng hoàn cảnh ngặt nghèo của tôi, hỏi:
– Thế chị có chỉ chỗ chị chôn vàng cho tôi không?
Tôi chắp hai tay trước ngực, lạy tên cán bộ như lạy Phật:
– Thưa ông, tôi thề nếu tôi có vàng bạc chôn ở đâu thì trời tru đất diệt tôi và chồng tôi, các con tôi. Đó, tôi thề rồi, ông tin chưa?
Hắn cười khỉnh:
– Thề thì ai thề chả được.
Nghĩ đến các con tôi đang khóc lóc khiếp sợ trong đồn công an, lòng tôi còn đau hơn ai lấy lửa đốt. Tôi bèn ôm chầm lấy tên cán bộ, nói:
– Thưa ông, tôi cần các con tôi hơn vàng bạc mà ông. Tại vì tôi không có vàng. Bây giờ tôi cho ông thứ lớn hơn vàng, đó là danh dự của tôi, đó là thân xác tôi, ông muốn ngủ với tôi không để tôi cởi quần áo?
Hắn cười cười rồi gật đầu đưa tôi lên giường. Xong việc, hắn xuống nhà tắm rửa ráy rồi bảo tôi ngồi sau xe gắn máy của hắn để hắn đèo tới trụ sở công an quận.
Từ đó, những lần tôi tới hỏi hắn có thư từ gì của chồng tôi không, hắn thường lợi dụng sờ mó tôi, bắt tôi phải cho hắn thỏa mãn. Riết rồi tôi cũng liều với hắn, vì còn gì nữa mà gìn giữ. Tôi nói liều là bởi tôi đã mầu mè với hắn, có cái ý lợi dụng hắn để cải thiện cho các con tôi khi xin áo quần cũ của con tôi cho con tôi mặc. Đôi khi hắn cho tôi tiền vì dạo này không biết hắn làm công việc gì mà trong túi hắn có nhiều tiền lắm.
Rồi một buổi cháu Ngọc Lan bị ốm. Tôi đưa con vào nhà thương. Khi làm hồ sơ, y tá hỏi tôi sổ hộ khẩu. Tôi trả lời không có. Cô y tá lắc đầu: “Không có hộ khẩu thì không được chữa, nhé”. Tôi bế con ra khỏi nhà thương, đi kiếm mua thuốc bán dạo trên vỉa hè cho con uống.
Vì thương con nên vào một buổi tối đến nhà hắn để hỏi thư chồng, tôi làm màu mè để quyến rũ hắn. Khi hắn ăn nằm với tôi, tôi mới thỏ thẻ xin hắn cho các con tôi về ở trong nhà để xe. Chẳng ngờ hắn gật đầu như không có gì phải suy nghĩ cả. Trái lại, từ đó giữa mẹ con tôi lại có nhiều lục đục. Thằng con lớn là Hùng thù ra mặt ông Đông vì đã chiếm nhà tôi. Nó bỏ nhà đi hoài. Nó lầm lầm lì lì, hầu như không bao giờ còn thấy hắn cười nữa. Ông Đông cũng nhìn thấy thái độ bất mãn của nó. Ông nói: “Cháu đừng giận chú chứ. Tịch thu nhà của ba mẹ cháu là chính sách của đảng. Nếu chú không được bố trí cho ở cái nhà này thì một đồng chí khác tới ở thôi. Vấn đề là chú cho mẹ cháu và các cháu tới đây ở này…”. Tuy vậy tôi biết con tôi vẫn thù ông Đông ghê lắm, và dường như nó bắt đầu khinh rẻ cả tôi vì một lần nó cay nghiệt hỏi tôi: “Tại sao khi nói chuyện với thằng đó mà má cười tươi thế?”.
Cuối cùng thì tôi cũng nhận được thư của chồng tôi gửi về!! Đọc địa chỉ của chồng tôi viết ngoài phong bì, ông Đông nói: “Ông ấy ở trong trại cải tạo Hà Tây”. Tôi đọc lá thư mà vừa cười vừa khóc. Cười vì biết chồng mình còn sống, mà khóc vì cái thân mình đã ô uế, đâu có còn xứng đáng với những chữ anh ấy viết trong thư.
Hai ngày sau, tôi quyết định đi thăm chồng tôi. Mà muốn làm được chuyện này thì tôi đâu có cách nào khác là màu mè với ông Đông để ông ấy chỉ đường chỉ lối, xin cho tôi giấy phép thăm nuôi và cho tôi tiền mua thực phẩm, quần áo tiếp tế cho chồng.
Tôi còn nhớ vào ngày vợ chồng tôi gặp nhau ở nhà thăm nuôi của trại tù, chồng tôi nhận gói quà mà cứ khen tôi đảm đang giỏi giang làm tôi muốn chết ngay cho đỡ ngượng. Khi ông ấy nắm bàn tay tôi, nói: “Bàn tay em đen xạm hết” thì tôi bỗng rùng mình tưởng như nghe ông ấy nói: “Bàn tay em nhơ bẩn quá”. Tôi khóc vì xấu hổ thì chồng tôi lại tưởng là tôi thương nhớ ông ấy khiến tôi càng đau lòng. Tôi tự hỏi nếu chồng tôi đã biết tôi đã để người đàn ông khác nằm lên trên người tôi thì ông ấy có thông cảm, có còn thương yêu tôi nữa không, hay sẽ khinh bỉ tôi vì tôi chỉ là một con điếm?
Khi gần hết mười lăm phút thăm nuôi, chồng tôi nói: “Anh biết là em hy sinh để lo cho con của chúng ta. Xin em hãy vì anh mà hy sinh hơn nữa cho nguyện ước của anh được thành tựu, đó là bằng mọi cách em hãy đưa các con ra ngoại quốc để chúng nó có tương lai. Đất nước này không còn là chỗ cho chúng nó dung thân nữa đâu”. Tôi gật đầu vô hồn. Chồng tôi nói thêm, giọng tuy thì thầm nhưng cương quyết: “Em hứa với anh nhé?”. Tôi lại gật đầu như một cái máy…
Sau đó, trong những thư được quy chế trại tù cho phép gửi về thăm gia đình mỗi tháng, chồng tôi đều có câu: “Em hãy cố gắng đưa con đi “kinh tế mới” để các con nên người hữu ích”. Một lần, ông Đông tự tiện xé thư của chồng tôi mới gửi về. Khi đọc tới câu “em gắng đưa con đi “kinh tế mới” thì ông ấy hỏi tôi: “Này, tôi nghi câu này lắm, có phải ông ấy muốn vợ con ông ấy đi kinh tế mới bên Mỹ không?”. Tôi biết giấu hắn không nổi, vả lại lúc này giữa hắn với tôi cũng đã thân mật, nên đành gật đầu.
Tôi đang để ý xem phản ứng của ông ta thì bỗng rùng mình và thấy nhợn nhợn trong cổ họng như muốn nôn. Chợt một ý nghĩ hiện nhanh trong óc khiến tôi hốt hoảng: “Chết cha! Hay mình có thai ?”. Tôi lẩm nhẩm tính ngày có kinh lần trước thì mới hay đã trễ cả tháng rồi mà không hay!
Mấy hôm sau thì tôi không còn gì để nghi ngờ nữa. Tôi nói với ông Đông: “Tôi mang bầu rồi. Ông cho tôi ít tiền để tôi đi phá”. Ông ta thản nhiên đưa cho tôi một nắm tiền có sẵn ở trong túi: “Nếu không đủ thì cho biết, tôi đưa thêm?”. Tôi hỏi: “Chỗ tiền này là bao nhiêu?”. Ông ta trả lời: “Không biết.. Tụi nó ăn được thì chia cho mình”.
Qua một đêm, bỗng ông ta gọi tôi ra chỗ riêng, hỏi: “Định phá thai thật hả?”. Tôi trả lời “Chứ để làm sao được”. Hắn ngần ngừ: “Nhưng… nó là con tôi mà…”. Tôi đáp: “Nhưng… tôi không phải là vợ ông. Tôi cho ông ngủ với tôi là để đổi lấy sự giúp đỡ của ông thôi”. Ông ta hỏi: “Thế là… là Hương không yêu tôi?”.. Tôi dứt khoát: “Không”. Ông ta nói: “Hương cũng sẽ không còn làm vợ ông Trịnh được nữa đâu vì Hương đã ngủ với tôi”. Tôi chống trả: “Tôi ngủ với ông đâu có ai biết?”. Hắn đáp: “Hương biết”. Rồi ông ấy hôn lên má tôi, giọng dịu dàng khác lạ chưa bao giờ tôi nghe được từ miệng ông ấy: “Tôi yêu Hương đấy. Mình làm vợ chồng với nhau đi thì Hương khỏi phải phá thai. Tôi giết người nhiều rồi, nay thấy sợ thế nào ấy”. Trước khi lên xe đi làm, ông ấy lấy lại số tiền, nói là để tôi không thực hiện được ý nghĩ bậy bạ của tôi.
Buổi tối, ông ấy kể cho tôi nghe là ông ấy có vợ hai con trước khi vào Nam đánh Mỹ. Vào tháng 12 năm 1972 khi Mỹ oanh tạc Hà Nội thì cả gia đình ông ấy bị chết thảm vì nhà ở gần nhà thương Bạch Mai. Với vết thương to lớn này khiến ông thêm hăng máu giết người miền Nam bất kể là quân hay dân. Nhưng nay, sau thời gian sống ở Sài Gòn, ông ấy đã thay đổi tư tưởng… Giọng ông ấy trầm ấm: “Mình đừng tạo nghiệp thêm nữa, Hương ạ.. Tôi đề nghị Hương lấy tôi và tôi hứa sẽ lo cho Hương và các con của Hương”. Chợt nhớ lời dặn của chồng tôi, tôi hỏi: “Nếu anh chấp nhận giúp mẹ con tôi đi “kinh tế mới” thì tôi đồng ý”. Ông ta cười: “Ở đây sống cũng sướng được thôi chứ cần gì phải ra nước ngoài”.
Những ngày sau đó tôi thấy ông ta thay đổi nhiều lắm. Trước hết, các con tôi được trở lại những căn phòng của chúng, được sử dụng áo quần trước đây. Chúng nó không phải đi bán đậu phọng rang, bán vé số kiếm cơm nữa. Trong khi đó thì cái thai trong bụng tôi mỗi ngày một lớn đã khiến các con tôi bực bội, thằng Hùng, con Hoàng Hoa khinh ghét tôi ra mặt. Tôi chỉ biết khóc và năn nỉ lạy van các con thông cảm hoàn cảnh của mẹ và thương mẹ không đủ tài sức chèo chống vượt được cơn bão tố nước mất nhà tan này.
Khi tôi đẻ đã được bẩy tám tháng thì một hôm, ông Đông bỗng nói với tôi:
– Em còn ý định ra nước ngoài nữa không?
– Còn chứ. Bởi vì em muốn các con em được học hành nên người…
Ông Đông làm ra vẻ ghen với chồng tôi:
– Thì ra em vẫn nhớ nguyện ước của hắn nhỉ…
Tôi đang tìm câu nói để ông ấy bình tĩnh, nhưng ông ấy đã nói tiếp:
– Bây giờ thì anh cũng muốn ra nước ngoài để em hoàn toàn làm vợ anh, và để con chúng ta được giáo dục thành người tử tế hơn cái chế độ này.
Theo tính toán của ông Đông thì với những giấy tờ quân vụ của chồng tôi, ông ấy sẽ đóng vai Trung tá Trần Trịnh đưa vợ con vượt biên. Tôi hỏi tại sao thì ông ấy cho biết: “Phải làm giả như thế thì mới vào được nước Mỹ”. Tôi nói : “Ừ thì anh muốn làm sao thì làm, miễn là thoát thì thôi”.
Thế là những ngày sau đó ông ấy mang về đưa cho tôi rất nhiều tiền và vàng. Ông ấy khoe: “Đảng và nhà nước đang phát động đánh tư sản mại bản nên cứ nhắm nhà anh Tầu nào giầu thì vô hốt thôi. Thí dụ kiểm kê tài sản của nó có một trăm cây vàng thì mình làm biên bản hai chục cây, đảng biết mẹ gì. Với lại khi mang vàng ra Hà Nội thì họ cũng chia chác hết. Nghe nói lúc mới vào, hốt được tại Ngân Hàng Quốc Gia 18 tấn vàng của chế độ cũ để lại, họ chở ra Bắc là tiêu tan hết, có thấy báo cáo cây vàng nào bỏ vô ngân sách nhà nước đâu”.
Khi ông ấy báo cho tôi biết là đang chuẩn bị vượt biên, tôi vội xin ông ấy: “Anh cho em ra ngoài trại tù Hà Tây thăm… anh Trịnh một lần chót để em yên tâm theo anh ra nước ngoài”. Ông ấy ngần ngừ thì tôi thuyết phục thêm: “Anh hiểu cho là nếu em không đi thăm thì các con em nó sẽ thù oán em, khó mà sống vui vẻ với anh được”.
Buổi gặp chồng tại nhà thăm nuôi của trại tù của tôi thật là vô cùng ai oán. Câu đầu tiên mà nhà tôi hỏi đã làm tôi chết sững: “Làm sao em có được phép đặc biệt ra thăm anh thế?”. Tôi lắp bắp trả lời quấy quá nhưng chồng tôi dường như không để ý, chỉ mải mê khen tôi mà ông ấy đâu có biết là ông ấy đang đâm nát lòng tôi: “Không ngờ vợ của anh giỏi quá. Dạo này trông em trẻ hơn lần thăm trước đấy”… Nhân lúc tên cán bộ cai tù không để ý, chồng tôi hỏi nhanh: “Em có nhớ lời anh ủy thác cho em là đưa con đi “kinh tế mới” không?”. Tôi gật đầu mà nước mắt ứa tuôn ra khiến tôi không còn nhìn rõ khuôn mặt chồng tôi nữa. Hai bàn tay tôi run rẩy sờ lên da thịt chồng tôi trong lúc trái tim tôi thổn thức không thành lời: “Anh ơi, em xin vĩnh biệt anh từ nay. Anh ơi, hãy tha thứ cho em vì em yếu đuối quá, không đủ sức nuôi con thay anh… nên em phải làm bậy… chẳng thà em bán thân cho một người còn hơn là em làm con đĩ tiếp khách qua đường… Thương hại em, nhé anh…”
Khi tay tôi ôm đầu chồng tôi, tôi đã nức lên, tôi đã phải cắn răng cho khỏi gào lên. Đang lúc cơn bi phẫn sắp làm tôi ngất xỉu thì tôi tỉnh lại vì tên cán bộ cai tù đã lôi tôi ra khỏi chồng tôi, và tống tôi ra khỏi nhà thăm nuôi. Giọng hắn quát tháo: “Chị vi phạm nội qui. Tôi sẽ cúp phép thăm nuôi của chị một năm”.
Trên đường về, tôi nhìn lại bàn tay tôi thì bất ngờ thấy một sợi tóc của chồng tôi dính trong móng tay. Tôi mừng rỡ không gì kể xiết. Sợi tóc ấy tôi còn giữ được cho tới ngày nay…
Bà Hương kể đến đây thì nước mắt bà cũng ràn rụa. Bà ngoi người lên, dựa lưng vào hai chiếc gối chồng lên nhau. Bà chớp chớp đôi mắt khiến hai giòng lệ ứa ra, lăn xuống những nếp nhăn ở má. Bà với tay lấy ly nước, uống xong bà lần tay tháo sợi dây chuyền trên cổ, đưa cho tôi:
– Ông thấy mặt dây chuyền có tấm hình ông chồng tôi không? Ông mở cái mặt dây chuyền ra sẽ thấy sợi tóc của chồng tôi. Mỗi lần nhìn sợi tóc của ông ấy là tôi như gặp ông ấy, với bao nhiêu kỷ niệm tuyệt vời. Không biết ông có tin không chứ riêng tôi, khi ngậm cái sợi tóc vào miệng là người tôi nóng ran lên, cứ y như tôi được ông ấy hôn hít, ông ạ…
Tôi không thể nói một lời nào trong lúc này hết. Câu chuyện của bà Hương đã làm tôi xúc động tới mức toàn thân tôi như rũ liệt rồi. Còn bà Hương thì nhắm mắt, cũng nằm bất động.. Căn phòng chỉ còn tiếng đập đều đặn của chiếc đồng hồ treo trên tường… Mãi lúc sau, vì quá tò mò về câu chuyện của bà ấy nên khi thấy bà ấy trở mình đổi thế nằm, tôi hỏi:
– Bà vượt biên tới đảo nào?
– Đảo Bi Đông bên Mã Lai.
– Chuyến đi không gặp hải tặc?
– Vâng, những ngày trên biển thì trời rất êm. Nhưng khi lên bờ thì sóng gió lại ập tới…
– Thế nghĩa là…
– Vâng. Để tôi kể tiếp ông nghe. Ban nãy tôi nói với ông là thằng con lớn của tôi, thằng Hùng, nó ghét ông Đông, phải không? Khi sang tới đảo, nó như con thú thoát khỏi lồng nên nó ra mặt chống đối ông ấy. Mấy lần nó đã lên ban quản trị trại tố cáo ông ấy là Việt cộng chứ không phải bố nó, khiến chúng tôi khổ sở. Tôi khuyên nhủ nó là nếu nó làm như thế có thể Mỹ nó sẽ không nhận cho định cư thì khổ hết. Tôi chiều chuộng nó đủ thứ. Ông Đông cũng nhẫn nhục mua chuộc nó bằng tiền và bằng tình cảm. Có thể nói là nó muốn cái gì, dù nó chưa nói ra, chúng tôi đã thỏa mãn nó rồi, vì lúc ấy ông Đông mang theo mấy trăm lượng vàng mà. Thế rồi nó làm một việc mà tôi không bao giờ ngờ tới, là nó giết thằng em nó, đứa con của tôi với ông Đông, ông ạ.
Tôi kêu lên:
– Trời ơi! Sao bà biết nó giết?
– Thì chính nó nói! Nó bảo nó thấy tôi thương yêu thằng bé nó chịu không được. Nhân lúc không có tôi và ông Đông ở nhà, nó lấy cái mền úp chụp lên mặt thằng bé cho đến lúc thằng bé tắt thở.
Tôi lại kêu lên:
– Trời ơi! Thế nó có bị bắt không?
– Không. Tôi khai với ban quản trị là con tôi chết vì trúng gió.
– Chắc là ông Đông sẽ thù hận nó?
– Điều này thì nhất định là không tránh khỏi rồi. Tuy thế vì thằng này khùng hơn nữa nên ông ấy đành làm như bình thường thôi…
Đang lúc đó thì điện thoại tay của tôi reo chuông. Vợ tôi gọi kiếm tôi. Tôi trả lời tôi đang ở nhà bác Hương. Vợ tôi nói: “Sao anh không cho em đi cùng để nghe chuyện của bác ấy kể. Thôi anh đừng hỏi thêm nữa, để đến mai, em đi với anh”.
Khi được một đồng nghiệp cho biết tin tức, tôi liền gọi điện thoại ngay sang chùa Bồ Đề ở tiểu bang Nebraska, kiếm nhà sư Pháp Quang. Tôi mở đầu:
– Thưa Thầy, Thầy mạnh khoẻ? Tôi là ký giả Hoàng Tuấn ở Cali, muốn xin thưa chuyện với Thầy…
– Dạ, xin ông cứ nói, tôi sẵn lòng…
– Thưa, xin hỏi Thầy hơi đột ngột, có phải Thầy trước đây là Trung tá trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa?
– Ông hỏi làm chi chuyện đó? Bây giờ tôi là nhà tu, xin ông hỏi chuyện tu hành thôi.
– Thưa Thầy, vì có một bà tên là Nguyễn Thị Hương đăng báo tìm chồng tên là Trung tá Trần Trịnh.
Vì đã chủ tâm nên bên kia đầu giây chỉ hơi ngập ngừng và nghe giọng nói hơi thay đổi là tôi đã tin chắc vị sư này đúng là chồng bà Hương dù ông ta không xác nhận. Ông ta hỏi lại tôi:
– Bà Hương? Bà này bây giờ ở đâu, thưa ông?
– Dạ, ở Nam Cali.
– Bà ấy có con không, thưa ông?
– Tôi nghe nói có 4 người con, hai trai hai gái.
– Thế à? Bà ấy đăng báo tìm chồng à? Tại sao bây giờ bà ấy mới đăng báo?
– Thưa Thầy, bà ấy nói là bà ấy bị cancer phổi đã đến giai đoạn cuối rồi… Bà ấy muốn được nhìn mặt người chồng lần chót trước khi nhắm mắt.
Tiếng nhà sư thở dài:
– Tội nghiệp! Tội nghiệp quá!
Tôi tấn công mạnh để buộc nhà sư này phải nhận là chồng của bà Hương:
– Thưa, đúng thế, rất là tội nghiệp cho người đàn bà ấy. Thầy biết không, bà ấy còn giữ được một kỷ vật của ông chồng là sợi tóc của chồng. Chẳng là hôm bà ấy ra trại tù cải tạo Hà Tây thăm chồng, khi bà ấy đang ôm đầu ông chồng thổn thức khóc thì tên cán bộ giật bà ấy ra, khiến một sợi tóc mắc vào móng tay bà ấy. Bà ấy cuộn tròn sợi tóc, cất trong mặt dây chuyền đeo trước ngực, Thầy ạ.
Nhà sư lại buông hai tiếng thê lương:
– Tội nghiệp!
Ngập ngừng một lúc, nhà sư nói tiếp:
– Thôi, bây giờ tôi mắc chút công việc, xin ông cho tôi số điện thoại của ông để… nếu tôi biết … chồng của bà ấy ở đâu, tôi nhắn hộ..
Tôi nói lớn:
– Nhưng bà ấy sắp chết rồi, Thầy ơi! Tôi cho Thầy số điện thoại ở nhà thương để Thầy có thể gọi thẳng cho bà ấy. Theo tôi biết thì nếu bà ấy được nghe tiếng nói của chồng bà ấy thì bà ấy sẽ hồi phục đấy…
– Vâng, vâng… để tôi cố gắng, để tôi đọc kinh cầu an cho bà ấy.
Sau khi ghi xong số điện thoại do tôi đọc, nhà sư Pháp Quang đã vội vã chào tôi rồi cúp máy.
Ngồi nhìn một đống những bản tin mà cô thư ký xem trên internet rồi in ra cho tôi, tôi không có hứng thú tìm kiếm những biến cố trên thế giới như mọi ngày vì đầu óc cứ luẩn quẩn với câu chuyện thương tâm của bà Hương. Chiều hôm qua, vợ chồng tôi hẹn nhau đến thăm bà ấy. Đến nơi mới hay là tôi vừa nói bậy với nhà sư Pháp Quang mà không ngờ lại trúng, bà ấy đã vô bệnh viện của thành phố một ngày rồi. Người quản lý nói rằng bà ấy cảm thấy khó thở nên tự gọi số 911, sau đó xe cứu thương tới chở bà ấy đi.
Hai vợ chồng tôi kiếm ra nơi bà Hương nằm không khó khăn lắm. Căn phòng tương đối nhỏ, có những tấm vải ngăn che ba chiếc giường càng làm căn phòng chật chội hơn. Cùng phòng với bà là hai người Mỹ, một người nằm im lìm, một người thì vừa ngáy vừa rên. Tôi nắm tay bà Hương tỏ vẻ săn sóc khiến bà mỉm cười:
– Tôi làm mất thì giờ của ông bà quá…
Vợ tôi đon đả:
– Thưa, có gì đâu, bác… Để lát nữa chúng tôi hỏi nhân viên nhà thương xem, có thể đưa bác tới nhà thương nào tốt hơn không…
Bà Hương kêu lên:
– Ấy, ông bà đừng làm thế, tôi không dám đâu, cứ để mặc tôi, thế này cũng đã gấp mấy lần bệnh viện Grall ở Sài Gòn rồi.
– Bác có nằm ở bệnh viện Grall?
– Vâng, tôi đẻ hai cháu ở đó.
Vợ tôi xoa xoa vầng trán bà Hương:
– Xin bác cứ để cho chúng tôi trả ơn cho bác một phần. Nhờ tấm vé số của bác cho mà chúng tôi trúng độc đắc nên có cửa có nhà…
Bà Hương xua tay:
– Ấy, bà đừng nói thế. Tôi đã nói với ông là ông bà trúng số là do phước đức tổ tiên của ông bà chứ khi tôi cho đi hàng trăm vé cho những người tình cờ tôi gặp thì đó là tôi làm bố thí để giải nghiệp của tôi mà thôi…
Tôi hỏi bà Hương để cho qua câu chuyện ơn nghĩa này:
– Bác thấy trong người có khoẻ hơn không?
– Họ chích nước biển, rồi bơm máu cho nên tỉnh táo nhiều… Tôi tưởng tôi chết rồi. Tôi thấy rõ ràng chứ không còn phải mơ hay chiêm bao gì nữa, mẹ tôi hiện ra, ông bà ạ. Mẹ tôi vẫn như xưa, đầu chít khăn mỏ quạ, hai hàm răng nhuộm đen nhánh. Bà ấy ngồi xuống đầu giường, nói: “Mẹ đến đón con về với mẹ đây”. Tôi ôm chầm lấy mẹ tôi, khóc nức nở: “Mẹ ơi, con khổ quá!”.. Mẹ tôi chớp chớp đôi mắt cảm động: “Mẹ biết. Con đang phải trả nợ cho kiếp trước của con. Nay con thảnh thơi rồi”… Lạ thay, tôi đã từng ao ước được chết, thế mà khi sắp chết, tôi lại bấm điện thoại, gọi số 911 để yêu cầu cứu cấp… Hay là tôi chưa nhắm mắt được bởi vì lòng tôi chưa yên, còn muốn gặp mặt những người thân yêu, phải không ông?
– Thưa bác, chắc đúng thế.
– Tôi vô nhà thương thì nếu chồng con tôi gọi tôi, tôi đâu có biết nhỉ? Hay ông bà chuyển cái điện thoại ấy vào đây cho tôi, được không? Tốn bao nhiêu tôi trả lại ông bà…
Giọng vợ tôi đã liến thoắng:
– Vâng, bác để tôi lo việc đó… Với lại, vì tôi quí bác như người nhà nên mới hỏi bác là… Bác có muốn tôi mời cha vào đây đọc kinh cầu nguyện cho bác mau bình an không?
– Tôi theo đạo Phật mà…
– Vâng, tôi biết, nhưng mà tôi thấy bác trong lúc này…
Tôi biết bà vợ tôi sắp sửa thuyết phục người bệnh theo đạo Thiên Chúa, một thói quen mà vợ tôi đã làm nhiều lần, nhưng với bà Hương thì khác, bởi vì trên cái dây chuyền nơi cổ bà có cái mặt bằng vàng hình tròn, một bên là kiếng bên trong đặt hình của ông chồng còn mặt kia khắc nổi tượng Quan Thế Âm Bồ Tát.. Cho nên tôi ngắt ngang lời vợ tôi:
– Bác cố gắng ăn uống đều đặn cho khỏe để chúng tôi còn được nghe bác kể tiếp chuyện đời bác chứ.
Lại có tiếng nói của vợ tôi:
– Vâng, cứ như là tiểu thuyết ấy. Nếu nhà tôi viết thành truyện đăng báo, bác có đồng ý không?
Bà Hương cười buồn:
– Tùy ông…
Tôi hỏi:
– Khi rời đảo Paulo Bidong sang Mỹ, bác ở tiểu bang nào?
– Nhà thờ ở Denver bảo lãnh chúng tôi. Họ thuê nhà hộ, rồi kiếm việc cho tôi và ông Đông. Và niềm vui sướng nhất đời tôi là ngày được nhìn các con tôi cắp sách tới trường.
– Bác với ông Đông làm gì?
– Làm nhân viên cho một công ty thầu dọn vệ sinh công sở…
Tôi cười với bà Hương:
– Mừng cho bác đã làm lại cuộc đời…
Bà Hương lắc đầu:
– Tôi hiện đang mệt nên tôi chỉ kể vắn tắt cho ông bà nghe thôi. Tôi tin là mỗi con người đều có một số phận, vui hay buồn là do những gì mình làm từ kiếp trước, ông bà ạ.. Cái số tôi nó khổ thì cứ hết cái khổ này tới cái khổ khác. Trước hết là vụ thằng Hùng con trai lớn của tôi với ông Đông. Thằng con tôi càng ngày nó càng chống đối ông Đông rất dữ tợn. Chẳng hạn hễ cứ thấy mặt ông ấy là nó chửi cả nhà cả ổ, dọa đâm dọa giết Việt cộng. Một hôm, thằng con tôi uống bia rồi gây với ông Đông đang ngồi ăn cơm. Tôi vừa khóc vừa chạy tới ôm nó: “Hùng ơi! Má xin con! Má lạy con! Nếu con thương má thì con hãy để yên cho má sống nốt những ngày còn lại chứ đời má đau khổ quá nhiều rồi”. Nó đã chẳng hạ hỏa thì chớ mà nó còn mắng nhiếc luôn cả tôi: “Con biết quá mà! Giờ thì má bênh cái thằng bồ của má hơn các con của má mà! Chỉ tội nghiệp cho ba con thôi, ông ấy ở trong tù đâu có biết vợ mình đang nằm trong tay thằng đàn ông đã cướp nhà mình và bỏ tù mình”.
Tôi nghe con tôi la lối đến đó thì tôi đã ngất xỉu. Khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường mà chung quanh im lặng như tờ.. Linh tính cho tôi hay có chuyện chẳng lành nên tôi lóp ngóp đứng dậy bước ra ngoài. Con bé Ngọc Lan đang ngồi khóc rưng rức ở phòng khách. Tôi kinh ngạc vội hỏi: “Chuyện gì thế con, Ngọc Lan ?”. Con gái tôi chạy nhào vào lòng tôi, nức nở khóc: “Cảnh sát tới bắt anh Hùng rồi!”. Tôi cuống quýt hỏi dồn dập: “Sao mà bắt thằng Hùng? Thế chú Đông đâu?”. Lập tức con tôi vùng vằng: “Đó thấy không, má lo cho ông ấy quá nên anh Hùng mới nổi giận đấy”. Tôi van xin con tôi: “Không phải thế đâu, các con hiểu lầm rồi. Các con là báu vật của má của ba mà. Nếu má có làm điều lỗi với ba con thì cũng chỉ vì má thương các con mà thôi, con hiểu không?”.
Lúc đó con bé mới hơi dịu giọng, kể cho tôi nghe: “Khi má xỉu, chú Đông bỏ ăn, chạy tới ôm má, săn sóc má. Anh Hùng nghe chú ấy gọi má xoắn xuýt “em em” thì anh ấy càng tức nữa. Anh ấy xông tới, gạt chú Đông ra, miệng la hét: “Mày trả mẹ tao cho chúng tao! Tao cấm mày không được đụng vào người mẹ tao”. Chú Đông lầm lũi bế mẹ vô giường. Anh Hùng giống như người điên, kiếm con dao ở nhà bếp rượt theo, đâm trúng bụng chú Đông, máu chảy ra thảm ở phòng má vậy mà má không biết sao?”.
Tôi kêu thảng thốt: “Trời Phật ơi! Xin cứu con với!”.
Lạ thay là tôi lại không ngất xỉu như mọi lần. Tôi gọi điện thoại cho bạn bè nhờ giúp đỡ. Tôi lật đật phóng xe chạy tới bót cảnh sát xin gặp con.
Tôi lái vô nhà thương thăm nom ông Đông. Cứ thế ngày này qua ngày khác cho đến khi ông Đông xuất viện và con tôi ra tòa lãnh bản án tù. Thế là con tôi dở dang sự học. Mai mốt nếu chồng tôi được sang Mỹ, tôi biết nói thế nào đây với chồng tôi về nó?
Thấy tôi mất ngủ, thân thể ốm o phờ phạc, một hôm cuối tuần, Đông rủ tôi lên xe đi dạo. Ông ấy rẽ ra một xa lộ vắng rồi chậm rãi mở đầu câu chuyện: “Hương biết đấy, anh rất là thương yêu Hương. Vì yêu Hương nên anh mới đưa Hương tới đất nước này. Nhưng hoàn cảnh chúng ta qủa là không dễ dàng tí nào. Thôi thì cũng đành chia tay nhau, phải không Hương? Em hãy dồn hết tâm tư tình cảm săn sóc các con em cho chúng nó nên người…”. Tôi kêu lên: “Anh tính bỏ em nữa sao?”. Giọng Đông êm đềm: “Không! Anh không cách nào quên em được vì anh yêu em, dù anh biết tình yêu đó chỉ đơn phương thôi. Anh cứ hy vọng, cứ nhủ lòng mình rằng rồi sẽ có ngày Hương hiểu tình anh mà thương yêu anh như Hương đã từng yêu Trịnh. Bây giờ thì anh biết anh lầm. Với em, Trịnh và các con em là tất cả. Trái tim em không còn chỗ nào cho anh lọt vô hết”.
Rồi ông Đông dọn ra khỏi nhà lúc nào tôi cũng không hay...
Tôi hỏi:
– Mấy năm nay, ông ấy không liên lạc gì với bác?
– Vâng.
– Những bạn bè của bác với ông Đông lúc hai người sống chung thì họ phải biết ông ấy ở đâu chứ.
– Có thể họ biết nhưng sau đó tôi bỏ Denver, dọn về Nam California nên mất liên lạc…
– Bây giờ bác đăng báo kiếm ông ấy để làm gì?
– Người ta nói nhất ẩm nhất thực giai do tiền định, phải không ông? Tôi muốn được nhìn mặt ông ấy trước khi tôi nhắm mắt là để cảm ơn ông ấy đôi ba câu…
Vợ tôi hỏi bà Hương:
– Thế cái anh Hùng, con trai bác, bây giờ ra sao?
Bà Hương từ từ khép mắt như muốn nhìn vào trong quá khứ đang chất chứa trong lòng bà. Tôi thấy bà có vẻ mệt mỏi nên ra hiệu cho vợ tôi chuẩn bị về để bà ấy nghỉ, thì bà ấy bỗng mở mắt và vừa nói vừa thở dài:
– Mãn hạn tù, nó trở về vừa có ý thăm tôi vừa kiếm ông Đông. Tôi nói với nó là ông ta đã bỏ đi rồi thì nó trả lời: “Tại má yêu nó nên má mù quáng đến nỗi không biết nó thi hành chỉ thị của đảng cộng sản, lợi dụng mình để sang Mỹ nằm vùng hoạt động cho cộng đảng. Nó giả vờ ngon ngọt với má là nó bất mãn với đảng, nó yêu má, thế mà má cũng tin. Con sợ khi mình lên tàu vượt biên là tụi nó đã thủ tiêu ba để bảo vệ bí mật cho thằng cha này”.
Nghe con tôi quả quyết quá nên tôi đâm hoang mang bán tín bán nghi. Từ đó nó bỏ nhà đi luôn không cho tôi biết nó đi đâu, nó làm gì. Mấy đứa em nó cho biết là nó gia nhập một tổ chức kháng chiến chống Việt cộng. Nó theo về chiến khu ở Thái Lan rồi xâm nhập về trong nước. Gần đây tôi nghe Việt cộng nó bắt được một người từ Mỹ về, âm mưu phá bức tượng Hồ Chí Minh ở trước Tòa Đô chánh Sài Gòn, không biết có phải con tôi không.
Vợ tôi vị thúc đẩy bởi tính tò mò nên hỏi tiếp:
– Thế còn cô con gái lớn Hoàng Hoa của Bác?
– Con này thì lại làm ăn buôn bán với Việt cộng. Nghe con em nó nói thì ông Đông đã giới thiệu nó làm đại lý cho các đường dây kinh tài của Việt cộng ở hải ngoại. Có người quen cũ còn nói là hình như nó cặp với ông Đông nên hai người này không dám gặp tôi vì sợ lộ…
Vợ tôi kêu lên se sẽ:
– Chúa ơi! Sao mà có chuyện quái đản đến thế! Theo bác thì có thật như thế không?
Bà Hương lấy ngón tay day day vào mí mắt. Khi bà mở ra thì mắt bà đỏ ngầu. Giọng bà yếu ớt như bâng quơ:
– Tôi không biết…
Nhà tôi hỏi tiếp :
– Thế còn đứa thứ ba?
– Thằng này thì… học được vài tháng rồi bỏ vì không theo nổi. Không biết sao mà nó học tiếng Mỹ không được. Bị bạn bè cười chê nên nó phản ứng bằng cách ngông nghênh, theo băng đảng sì ke ma túy, trộm cướp, ông bà ạ. Tôi cũng chỉ nghe qua lời mấy người quen nói thì địa chỉ thường trực của nó là sòng bài. Nó ăn nhờ ngủ ké ở đó làm như những tay chơi bài thâu đêm suốt sáng. Một người quen kể rằng nó mua thẻ năm ở một cơ sở tập thể dục thẩm mỹ, nhưng không tới để tập mà để tắm rửa…
– Tội nghiệp quá! Bác có biết cậu ấy ở sòng bài nào để tôi tới đưa cậu ấy về ở với chúng tôi rồi học hành tiếp…
Bà Hương lắc đầu:
– Tôi không biết… Tôi đã đăng báo tìm nó đấy, khi nào nó gọi tôi, tôi sẽ nhờ ông bà giúp…
Vợ tôi hỏi nhanh:
– Vậy còn cô con út Ngọc Lan mà bác thương yêu nhất đâu rồi?
Bà Hương bật ngồi nhỏm dậy, vẻ ngạc nhiên:
– Sao ông bà biết tôi thương con bé này nhất nhỉ? Đúng đấy.. Tại nó giống bố nó quá mà tôi không thương sao được! Hồi còn ngủ ở hè phố Sài Gòn, tôi cứ phải ôm nó vào lòng cho nó ngủ vì sợ nó lạnh. Và có lẽ cả đời tôi, tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh con bé út khi nó gặm cái bắp nướng thay cơm lúc trời tối. Cái môi trên nó cong lên để tránh hơi nóng từ cái bắp trông đẹp như cánh bướm đậu trên bông hoa…. Con bé này học giỏi lắm, ông bà ạ. Cháu lên tận tiểu bang Philadelphia học Nha sĩ đấy. Nhưng khi tốt nghiệp rồi thì cháu nó nói nó yêu một thằng Mỹ.
– Bác chắc là không thích con lấy Mỹ?
– Sao ông bà biết hay thế? Chính vì tôi tỏ thái độ không vui, chứ chưa phải là chống à nghe, thế là hai đứa nó dắt nhau đi luôn. Từ đó dù là tết ta hay tết tây, tôi cũng chẳng nghe con tôi điện thoại thăm hay gửi cho tấm thiệp chúc mừng…
Vợ tôi thở dài, cúi mình xuống nắm lấy tay bà Hương:
– Sao mà bác khổ thế không biết!
Rồi tôi lại thấy vợ tôi sắp sửa mở lời thuyết phục bà Hương vô đạo:
– Tôi nghĩ đã đến lúc bác cần phải tìm sự che chở của Đức Mẹ Maria mới được. Thánh ca của đạo Thiên Chúa có câu hát rằng xưa nay chưa từng nghe thấy ai cầu khấn Đức Mẹ mà Đức Mẹ không nhận lời…
Thấy bà Hương có vẻ không muốn nghe, tôi vội lái câu chuyện sang hướng khác:
– Thưa bác, trong bốn cái Rao vặt tìm người mà bác gửi đăng báo, có một người tên là Henry Trần, ông ấy là gì của bác?
Bà Hương nhìn tôi trong lúc miệng như mỉm cười xa xôi:
– Ông ấy với tôi… có ít năm sống chung một nhà.
Vợ tôi xen vào đặt một lô câu hỏi dồn dập:
– Sao bác lại lấy chồng nữa? Sao ông ấy bỏ Bác mà đi?
– Thật ra… cuộc đời nó không giản dị như mình nghĩ đâu, ông bà ạ.. Xin hãy đặt mình vào hoàn cảnh của tôi, khi mà các con đứa lớn đứa nhỏ đã bỏ mình cô độc với tuổi già, với bệnh tật, không còn lái xe được nên không đi làm được, mỗi tháng chỉ còn mấy trăm đô tiền già, ông bà xử trí như thế nào? Thú thực với ông bà là nhiều đêm tôi đã gom tất cả các thứ thuốc có trong nhà để chuẩn bị nuốt cho xong, nhưng khi cầm viên thuốc bỏ vào miệng, tôi cứ nhớ chồng tôi, tôi phải gặp mặt ông ấy một lần trước khi chết… Để tìm chỗ nương tựa, tôi đã theo lời mấy người già khác chỉ dẫn, mò tới hội cao niên Tuổi Vàng. Hội này có khoảng vài chục ông bà, người ít tuổi nhất cũng trên sáu chục. Nhiều ông trước là sĩ quan, vào tháng Tư 1975 lo cho vợ con đi trước rồi chẳng ngờ bị kẹt, đi tù, nay sang đây mới hay vợ đã lấy chồng. Hầu hết người thuộc hội này có con có cháu, nhưng hoặc là con cháu nó không thích cho ở chung nhà, hoặc là ham vui với bè bạn. Họ thuê một căn apartment ba tầng lầu cũ kỹ rồi chia nhau, người có tiền thì thuê riêng một căn, người ít tiền thì ở chung phòng như trường hợp của tôi… Dọn tới chỉ một ngày tôi đã khám phá cái không khí sinh hoạt của các ông các bà này. Họ cũng bồ bịch ông này với bà kia tùm lum. Đã thế các ông còn tổ chức đi Las Vegas, đi Việt Nam, đi Mễ bù khú nữa chứ.
Vợ tôi hỏi:
– Vì thế cho nên bác cũng cặp với một ông?
– Không cặp thì lấy ai lái xe đưa mình đi đây đi đó như chữa răng chữa mắt, đi chợ mua đồ ăn…? Trong Hội có một ông tên Henry Trần, đang cặp bồ với bà Hiến, tên Mỹ là Elizabeth, góa chồng ở trên lầu ba. Thấy tôi là ông ấy lết tới, gạ ngay: “Tôi có xe, em cần đi đâu cứ gọi tôi, OK?”. Bà Mỹ là người cho tôi ở chung phòng nói: “Thôi ông ơi, ông đã có bà Elizabeth bộ chưa đủ sao mà còn thả dê ở đây để chị em tôi lộn xộn với nhau bây giờ”. Ông Henry Trần cười hì hì: “Đám già tụi mình sống nay chết mai nên bồ bịch với nhau cho bớt cô đơn thôi chứ có tính ăn đời ở kiếp đâu mà bà bắt tôi phải chung thủy nhỉ?”.. Bà Mỹ giọng đanh đá: “Thế bà Elizabeth có điều gì mà ông tính thôi?”. Ông Henry lại cười ròn rã: “Tại bà ấy làm tôi tốn xăng và tốn tiền sửa xe quá”. Bà Mỹ ngạc nhiên: “Ủa, bà ấy biết lái xe của ông à?”. “Không, tôi chở bà ấy chứ. Bộ không thấy bà ấy mỗi ngày một bự ra sao?”.
Ông ấy bám chặt lấy tôi từ ngày đó dù tôi cương quyết cự tuyệt.. Mấy ngày sau ông ấy không cho bà Elizabeth ở chung phòng nữa khiến bà này chửi xéo chửi xiên tôi mỗi khi tình cờ chạm mặt nhau. Tôi cố giữ im lặng, vì nghĩ rằng vì ông Henry Trần muốn chứng tỏ “độc thân” với tôi nên mới không cặp với bà ta nữa. Bà Elizabeth quả là người không biết điều tý nào. Thấy tôi nhịn thì bà ấy càng làm tới, chẳng hạn từ nói bóng nói gió đã chuyển sang xỉa xói tôi, chửi bới tôi tục tằn trước mặt người khác. Tôi tâm sự với bà Mỹ: “Chắc em phải dọn đi chỗ khác cho rồi”. Bà Mỹ không chịu: “Chị làm như thế là nó tưởng chị thua nó, chị ăn không được chị phải bỏ chạy”. Tôi thở dài: “Thôi kệ họ muốn nghĩ sao thì nghĩ chứ em mỏi mệt lắm rồi”.
Bất ngờ ngay tối hôm đó, tôi bị đau quằn quại. Bà Mỹ nhắc điện thoại gọi cho ông Hội trưởng tức quản lý chung cư. Ông ta thấy tôi lăn lộn thì vội gọi 911 đưa tôi vào nhà thương.. Đây là lần đầu tiên từ ngày tới nước Mỹ, tôi nằm trên chiếc xe cấp cứu vừa chạy vừa hụ còi và chớp đèn khiến tôi chỉ còn thấy sợ chứ không thấy đau đớn nữa. Nhưng ông Henry Trần đã có mặt bên giường bệnh ngay sau khi bác sĩ vừa khám xong. Ông ta cười, nụ cười hiền lắm, khác hẳn hôm mới gặp có vẻ bừa bãi và du côn. “Khỏe chưa? Anh hỏi mấy con y tá nó nói em không sao”.
Theo lời ông Henry Trần kể thì ông đã trải qua suốt cuộc đời cho tới tuổi về hưu với nghề giáo sư đại học. Vào dịp sinh nhật thứ bẩy mươi của ông, các con ông mua tặng ông vé máy bay khứ hồi trở về thăm quê hương vì bà vợ đau yếu luôn nên chỉ muốn ở nhà với bầy cháu ngoại. Khi tiễn ông lên đường, bà không biết nói gì vì không muốn khách sáo, môi miếng, rốt cục bà nói: “Ông coi chừng kẻo mấy đứa con gái bán bia ôm nó hớp hồn ông đấy nhé”. Ông cười: “Hết xí oách rồi. Nếu tôi còn tí toáy được thì bà phải mừng cho tôi chứ nhỉ?”.
Chẳng ngờ khi về Việt Nam thì ông hứng thú với những cô gái trẻ chỗ nào cũng có này thật. Nếu trước đây ông đạo mạo, khô khan, khó khăn bao nhiêu thì nay ông bay bướm, linh hoạt, trẻ trung bấy nhiêu. Các thứ rượu thuốc bắc thuốc nam ngâm rắn độc hạ thổ đã giúp ông tăng cường sức lực. Các thứ thuốc kích thích bán rong ngoài hè phố đã đánh thức bộ phận sinh dục của ông tưởng như đã phế thải. Sau ba tháng ông trở về Mỹ với một cô gái tên Liên mới 22 tuổi. Ông nói với vợ: “Đời anh chẳng còn bao lâu nữa là thành cát bụi. Nếu em thương anh thì cho anh được hưởng nốt những ngày còn lại của kiếp người. Anh sẽ làm hồ sơ ly dị, mọi nhà cửa, của chìm của nổi của chúng mình nay thuộc về em hết, anh chỉ giữ tiền hưu trí thôi”. Bà vợ ông hỏi: “Anh không nghĩ tới danh dự của anh, và danh dự của các con các cháu ư?”. Ông trả lời: “Anh có làm gì luật pháp cấm đâu mà mất danh dự? Người Mỹ ly dị là chuyện thường. Và thiếu gì người Việt mình cũng ly dị nhau để xin oeo phe…”
Ông ở với cô vợ bé nhỏ của ông chưa được hưởng lễ kỷ niệm một năm ngày thành hôn thì cuộc tình đã tan vỡ. Cô vợ xinh đẹp, hấp dẫn đã nói với ông: “Thực tình thì tôi cũng tính là ở với ông cho đến khi ông chết. Nhưng bất ngờ tôi đã gặp và yêu một người khác, trẻ tuổi như tôi, nên tôi không thể chờ được, xin ông thông cảm nhé”.
Vợ tôi thích thú cười:
– Cho đáng kiếp cái thứ già dịch! Vậy mà bác còn cặp với lão ta ư ?
– Thì tôi đã nói rằng không phải vì chuyện yêu thương hay xác thịt, chúng tôi cặp với nhau chỉ giản dị là cộng tác với nhau sống trong hoàn cảnh cô đơn… Chẳng hạn bị trở trời trúng gió thì có người cạo gió. Chẳng hạn khi ốm đau thì có người đi mua cơm mua cháo cho mình…
Vợ tôi hỏi:
– Những ngày sống với ông ấy, vác có hạnh phúc không?
– Tôi không mơ ước tới hai chữ “hạnh phúc”, vì như đã nói, tôi chỉ đi tìm chỗ nương tựa cho bớt cô đơn… Chẳng ngờ tôi lại gặp một người đàn ông đã già khọm nhưng vẫn còn ham muốn xác thịt lạ thường. Không ngày nào là ông ấy không coi phim X. Vừa coi ông ấy vừa khen em này chê em nọ. Mà hình như ông ấy càng coi phim X thì ông ấy lại càng bất lực thêm. Tôi còn thấy ông ấy hay lượm mấy tờ báo in quảng cáo hình màu các bà các cô, mang về bầy ra trong nhà cầu, rồi khi đi cầu, đi tiểu hay đi tắm là cứ tồng nhồng đứng như khoe vậy. Thêm một cái tật khác của ông ấy là khi tới nhà bạn bè, hễ vô nhà tắm mà thấy xú-chiêng xi-líp của cô nào bà nào là ông ấy ăn cắp, giấu trong túi quần. Tôi hỏi ông ấy làm cái trò gì dơ bẩn như thế thì ông ấy nói là “anh tìm cảm hứng”.
Vợ tôi thở dài than:
– Ông ấy bị bệnh tâm thần rồi!
– Không hiểu sao chứ tôi thấy ông ấy minh mẫn, sáng suốt lắm, ông bà ạ. Có lần tôi hỏi ông ấy, thế các ông bạn của anh có thèm đàn bà như anh không? Ông ta trả lời, “đàn bà thì thằng nào mà chả thèm”. Rồi ông ấy khoe là hội cao niên Tuổi Vàng thường tổ chức du ngoạn Mễ Tây Cơ, nhưng khi sang bên đó thì các ông ấy kiếm đám con gái, bỏ một hai chục đô là tha hồ ôm ấp, sờ soạng, nhìn ngắm no con mắt. Cũng theo ông ấy thì khi gần đất xa trời, người ta sống hối hả và cuồng điên hơn vì biết ngày tháng chẳng còn bao và vì lòng ham muốn thì có mà sức lực lại không có. Số tiền ông ấy dùng để mua thuốc bổ và thuốc cường dương, thuốc kích thích tình dục xem ra cũng khá tốn kém. Ông mua cả thuốc tây lẫn thuốc ta, thuốc gia truyền tầm bậy tầm bạ của mấy thằng lưu manh bịp bợm, cứ hễ nghe quảng cáo là mua uống thử. Đêm nào ông ấy cũng đòi tôi phải làm cho ông ấy thỏa mãn khiến tôi từ tình trạng chán ngấy tới phát sợ mỗi khi ông ấy tới gần. Khi không làm ăn gì được thì ông ấy gắt gỏng, hắt hủi, nói nặng nói nhẹ chẳng còn kiêng nể nhau nữa. Tôi còn nhớ ông ấy đã từng nói thẳng với tôi: “Tại em già quá nên anh không hứng nổi”. Thấy tôi im lặng thì ông ấy tới thêm : “Em thấy con bướm ngoài vườn chứ gì, nó chỉ đậu trên những bông hoa có hương có sắc và có mật chứ nó đâu có đậu trên bông héo bông tàn, bông ny-lông. Như thế thì em phải biết mồi chài cách sao cho anh thích thú, chứ cái bụng bầu vú mướp của em làm sao anh lên nổi”.
Sao đó, khi ì ạch trên bụng tôi, ông ấy còn hỏi: “Hương, kể cho anh nghe là em thích làm tình với ông Trịnh hay với ông Đông? Ai làm tình với em thì em sướng?”. Tôi la lên: “Xin ông cho tôi yên có được không?”.. Ông ấy gây sự : “Thì phải nói chuyện tầm bậy để kích thích chứ cứ nằm ì như con cá ươn như em thì anh nói thật, có lẽ hải tặc nó cũng không lên nổi”.
Cái bi kịch này không chỉ một lần mà diễn ra mỗi đêm khiến dần dần tôi cũng thấy tội nghiệp ông ấy. Tôi tự nhủ: “Mọi vấn đề trong cuộc sống, ông ấy đều tỏ ra thương yêu chiều chuộng mình, tại sao cái chuyện nhỏ này mình không cố bù đắp cho ông ấy?”. Vì thế, vào một tối, ông ấy leo lên bụng tôi, sau một hồi ì ạch mà vẫn không ăn thua gì, ông ấy mới “tìm cảm hứng” bằng bài bản khùng điên cũ. Ông ấy nói bên tai tôi: “Hương, anh Trịnh ở với em nè. Em ôm chồng em đi”. Tôi gọi cho xong chuyện: “Chồng ơi!”. Ông ấy không chịu, nói: “Em gọi tên chồng em đi”. Tôi đáp: “Anh Henry”. Ông ấy nói: “Không phải, anh là Trịnh này. Em gọi anh Trịnh đi”. Tôi thấy đầu tôi nóng bừng lên và các chân tóc ngứa ran khiến muốn bứt nhổ văng ra từng cụm một. Tuy thế, sợ ông ấy mất hứng tôi cũng đành chiều mà nói theo: “Anh Trịnh”… Từ đó tôi trở thành nữ tài tử trong các màn kịch trình diễn trên sân khấu là cái giường và với một khán giả là ông Henry Trần.
Chẳng ngờ vào một đêm không biết có phải tôi chợt nhớ chồng tôi hay không mà khi ông ấy vào cơn khùng điên, tôi bỗng hưởng ứng. Thế là ông ấy vừa táng cho tôi một cái vào mặt vừa mắng chửi: “Tao chỉ đùa chơi thôi, sao mày tưởng mày đang ăn nằm với thằng chồng cũ của mày hả?”. Ông ấy bỏ tôi đi luôn. Nghe nói sau đó ông ấy lại mò về Việt Nam… Theo tôi nghĩ thì càng gần với cái chết, ông ấy càng không tin có Chúa dù ông ấy cả đời đi nhà thờ. Thiên đường và Địa ngục chỉ là sản phẩm bịa đặt để giáo dục con người ở cái thời mà xã hội chưa có pháp luật minh bạch để kiềm chế tội ác. Chính vì quan niệm chết là hết nên ông ấy sống những ngày cuối cùng thật là buông thả, cốt sao hưởng thụ được càng nhiều càng tốt..
Vợ tôi giận dữ la lên:
– Thằng khốn nạn! Bác bỏ thằng cha đó là phải.
Bà Hương nhăn mặt kêu đau ở vai và cổ. Bà ra hiệu cho tôi bấm hộ chuông gọi y tá vào săn sóc bệnh tình cho bà.
Hai tuần sau thì bà Hương chết. Trước khi chết bà vẫn còn tỉnh táo nhưng nói chuyện không được vì âm thanh như không thoát ra khỏi thanh quản nữa.
Biết mình chẳng còn bao lâu nữa, bà Hương cầm cái mặt dây chuyền đưa cho tôi, làm hiệu bảo tôi mở ra. Bà cầm sợi tóc đưa lên ngang tầm mắt và nhìn trong màn lệ long lanh. Đôi môi bà rung rung chứng tỏ bà đang xúc động mạnh. Bỗng bà bỏ sợi tóc vào miệng rồi nằm lịm đi.
Gần mười phút sau, bà hé mắt nhìn lên. Thấy tôi, bà tỏ ý muốn nói với tôi nên tôi vội cúi thấp xuống để nghe:
– Mẹ tôi đến đón tôi kia kìa.
– Bác!!
– Tôi muốn nhờ ông một việc, ông giúp cho nhé. Tôi đã đăng báo nhắn tin mà những người thân yêu của tôi không ai đến với tôi. Như vậy là chồng tôi, bạn tôi và các con tôi còn giận tội nặng lắm đấy… Tôi muốn khi tôi chết rồi, ông viết chuyện đời tôi như những gì tôi đã kể với ông lâu nay, để mọi người hiểu tôi, đừng buồn tôi nữa… Ông giúp tôi chứ?
Tôi ứa nước mắt, gật đầu như cái máy:
– Vâng… Tôi hứa… tôi sẽ viết..
Bà Hương lại nằm im như một xác chết, chỉ còn mỗi dấu hiệu của sự sống trên người bà là dòng nước mắt đang lăn từ khoé mắt xuống mấy sợi tóc mai. Một lúc sau, tuy đôi mắt vẫn khép nhưng tôi thấy bà dùng lưỡi đưa sợi tóc ra ngoài miệng. Tôi phải ghé sát tai vừa nghe vừa đoán mới hiểu ý bà muốn gì:
– Tôi muốn nuốt sợi tóc vào bụng.
Cái ước muốn cuối cùng của một đời người tưởng là vô cùng giản dị, dễ dàng vậy mà cũng không thành. Tôi đã xé miếng nhỏ chiếc kẹo cao su, nhai cho dẻo rồi gói sợi tóc vào trong, bỏ vào miệng bà nhưng nó cứ nằm ì ở trên lưỡi.
Tôi đành trình bầy với y tá, thì cô ta trả lời rằng bệnh nhân không còn đủ sức để nuốt bất cứ thứ gì kể cả chất lỏng. Tôi xuống nước, năn nỉ cô ấy nhiều lần để mong làm vui lòng bà Hương khiến cô ta tỏ vẻ bực bội với tôi.
Chưa chịu thua, tôi bèn kể vắn tắt câu chuyện về sợi tóc này cho cô ấy nghe. Chẳng ngờ cô ấy òa khóc như đứa trẻ nít.. Cô nói luôn miệng: “Chúa ơi! Buồn quá! Chúa ơi! Sao trên đời có người khổ đến thế này. Lát nữa tôi sẽ kể cho chồng tôi nghe mới được”.
Sau đó chính cô tìm cách để sợi tóc trong miệng bà Hương sau khi bà đã lìa đời.
Trở về tòa báo, tôi làm một cái Cáo phó nguyên một trang lớn, gồm phần tóm lược cuộc đời của bà Nguyễn Thị Hương, chương trình lễ an táng đầy đủ ngày giờ và địa điểm. Bên trái là những tấm hình của bà và bốn cái rao vặt nhắn tin trước đây của bà. Sở dĩ tôi bầy đặt như thế là mong những người thân của bà sẽ động lòng mà đến tiễn đưa bà về bên kia thế giới. Sau đó, tôi còn nhắc điện thoại gọi sang tiểu bang Nebraka kiếm nhà sư Pháp Quang. Một vị trong chùa Bồ Đề trả lời là thầy đã vân du thỉnh kinh không biết đang ở tiểu bang, thành phố nào. Tôi hỏi địa chỉ chùa để gửi hỏa tốc sang cho thầy tờ báo có đăng Cáo phó về bà Nguyễn Thị Hương.
Tôi cũng gọi sang Denver, hỏi thăm nhưng không ai biết tin tức gì về ông Lê Văn Đông. Tôi gọi tới Hội cao niên Tuổi Vàng để tìm dấu vết ông Henry Trần cũng không thấy.
Lễ an táng bà Nguyễn Thị Hương không một vành khăn tang, không một tiếng khóc. Theo sau quan tài là vợ chồng tôi và đứa con gái út, còn cô y tá Mỹ đi với chồng, một ban hộ niệm khoảng mười người của chùa cùng ba nhà sư đi cùng, sau khi tôi đồng ý lo xe cộ di chuyển và cúng dường một ngàn năm trăm đô-la, cộng thêm năm trăm đô-la cho việc đặt tấm hình khổ post card trên chùa nhờ cúng tập thể. Ngoài ra, vợ tội còn mời thêm họ đạo cũng khoảng mươi người từ một nhà thờ với sự hiện diện của linh mục chánh xứ, tất nhiên cũng kèm theo một khoản tiền. Về chuyện một đám tang làm theo nghi thức của hai tôn giáo, thoạt đầu tôi không chịu. Bà vợ tôi nói: “Bác Hương theo đạo Phật nhưng không có pháp danh, không đi chùa thì hồn bác đâu có được nhận vô Niết bàn. Bây giờ em nhờ cha làm pháp rửa tội cho bà, đặt tên thánh cho bà. Đức Mẹ luôn luôn thương xót kẻ tân tòng nên bà Hương sẽ được lên Thiên đường, khỏi còn phải đầu thai kiếp khác như bà ấy còn giữ đạo Phật”. Tôi không bị thuyết phục bởi những lời giải thích của vợ tôi, mà tôi nghĩ càng có nhiều người cầu nguyện cho mình, càng có nhiều người thương mình thì tốt hơn là cô độc, nên sao cũng được.
Cái mà tôi mong chờ là những người thân của bà Hương xuất hiện trong giờ phút ngắn ngủi trước khi hạ huyệt. Và người tôi mong nhất là ông Trần Trịnh. Bà Hương đã ngậm trong miệng sợi tóc của ông khi nhắm mắt thì phải hiểu là bà ấy thương yêu ông này lắm lắm. Bà ấy chẳng từng nói là mỗi lần nhìn thấy sợi tóc là nhìn thấy chồng và mỗi lần để sợi tóc vào miệng là bà thấy cả hơi nóng của chồng lẫn mùi da thịt chồng là gì. Nhưng có phải ông Trung tá Trần Trịnh nay là nhà sư Pháp Quang không? Nếu phải thì tại sao ông ta không nhận, và không liên lạc với vợ? Hay là ông ấy đã nghe tin vợ ông đi lấy chồng khác rồi?
Nhớ tới câu trả lời của chùa Bồ Đề là Thầy Pháp Quang đang vân du không biết nơi nào, tôi hồi hộp nghĩ biết đâu nhà tu ấy đúng là ông Trần Trịnh thật, và ông ấy sắp tới đây và sẽ yêu cầu mở nắp áo quan cho ông ấy nhìn người bạn đời xưa cũ của ông lần chót trước khi âm dương cách trở.
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi bốc một nắm đất thay vì lấy một bông hoa tươi thẩy xuống nắp áo quan, lòng tôi nặng trĩu đến nghẹt thở. Một số người trong ban hộ niệm và họ đạo, cả cha và thầy đến chia buồn với tôi theo công thức ăn ở của người văn minh rồi vội vã ra về. Vợ tôi cũng chở đứa con út ra khỏi nghĩa trang, chỉ còn mình tôi cố nán đợi thêm chút nữa.
Tôi lên xe ngồi nhìn người tài xế điều khiển chiếc xe xúc đất đắp mộ. Tiếng máy nổ như tiếng con thú gầm gừ thèm khát trước con mồi. Tiếng chầy nện đất thình thịch thô bạo như tiếng chầy vồ của công an đập vào ngực nghi can trong phòng tra tấn, tưởng như chiếc quan tài phía dưới sẽ bị đập thủng và thể xác bà Hương bị bật lên dội xuống theo nhịp của cái chầy máy.
Để trốn khỏi cuộc hành hình của người phu mộ, tôi mở máy xe rồi cho chạy chiếc CD nhạc tiền chiến có chủ đề Giấc Mơ Hồi Hương. Âm thanh những nhạc khí, giọng hát nữ trong và cao vút bốc lên ào ạt mà mát rượi như lụa như mây quấn bọc lấy tôi, đưa hồn tôi lên trời cao… Tuy nhiên, trong lúc thanh thản của gió và của không gian thanh khiết, tôi vẫn chưa ra khỏi được câu chuyện của bà Hương. Tôi tưởng tượng ông Trần Trịnh, ông Lê Văn Đông, ông Henry Trần và bốn đứa con của bà Hương, tất cả đang bên nhau, nắm tay nhau, đứng quanh nấm mộ mới… Rồi tiếng mõ tiếng kinh siêu thoát vọng lên như những lời an ủi, như những bàn tay vỗ về vuốt mắt, như tiếng ngựa xe của thiên đình xuống đón một linh hồn trở về.
Chính tiếng mõ đó đã khiến tôi mở mắt nhìn ra ngoài khung cửa kính xe. Kìa! Thật hay mơ? Tôi dụi mắt nhìn cho rõ hình ảnh một nhà sư áo vàng ngồi bên mộ, một tay để trước ngực, một tay gõ mõ nhịp điệu đều đặn trầm buồn như tiếng sóng biển đập vào ghềnh đá muôn đời muôn kiếp. Bó nhang trước mặt ông tỏa những làn khói lãng đãng bay ngang người ông, vẽ lên một vẻ thần tiên như trong chuyện cổ tích thời loài người còn sống đơn sơ nhưng tình nghĩa mặn nồng.
Tôi cũng gọi sang Denver, hỏi thăm nhưng không ai biết tin tức gì về ông Lê Văn Đông. Tôi gọi tới Hội cao niên Tuổi Vàng để tìm dấu vết ông Henry Trần cũng không thấy.
Lễ an táng bà Nguyễn Thị Hương không một vành khăn tang, không một tiếng khóc. Theo sau quan tài là vợ chồng tôi và đứa con gái út, còn cô y tá Mỹ đi với chồng, một ban hộ niệm khoảng mười người của chùa cùng ba nhà sư đi cùng, sau khi tôi đồng ý lo xe cộ di chuyển và cúng dường một ngàn năm trăm đô-la, cộng thêm năm trăm đô-la cho việc đặt tấm hình khổ post card trên chùa nhờ cúng tập thể. Ngoài ra, vợ tội còn mời thêm họ đạo cũng khoảng mươi người từ một nhà thờ với sự hiện diện của linh mục chánh xứ, tất nhiên cũng kèm theo một khoản tiền. Về chuyện một đám tang làm theo nghi thức của hai tôn giáo, thoạt đầu tôi không chịu. Bà vợ tôi nói: “Bác Hương theo đạo Phật nhưng không có pháp danh, không đi chùa thì hồn bác đâu có được nhận vô Niết bàn. Bây giờ em nhờ cha làm pháp rửa tội cho bà, đặt tên thánh cho bà. Đức Mẹ luôn luôn thương xót kẻ tân tòng nên bà Hương sẽ được lên Thiên đường, khỏi còn phải đầu thai kiếp khác như bà ấy còn giữ đạo Phật”. Tôi không bị thuyết phục bởi những lời giải thích của vợ tôi, mà tôi nghĩ càng có nhiều người cầu nguyện cho mình, càng có nhiều người thương mình thì tốt hơn là cô độc, nên sao cũng được.
Cái mà tôi mong chờ là những người thân của bà Hương xuất hiện trong giờ phút ngắn ngủi trước khi hạ huyệt. Và người tôi mong nhất là ông Trần Trịnh. Bà Hương đã ngậm trong miệng sợi tóc của ông khi nhắm mắt thì phải hiểu là bà ấy thương yêu ông này lắm lắm. Bà ấy chẳng từng nói là mỗi lần nhìn thấy sợi tóc là nhìn thấy chồng và mỗi lần để sợi tóc vào miệng là bà thấy cả hơi nóng của chồng lẫn mùi da thịt chồng là gì. Nhưng có phải ông Trung tá Trần Trịnh nay là nhà sư Pháp Quang không? Nếu phải thì tại sao ông ta không nhận, và không liên lạc với vợ? Hay là ông ấy đã nghe tin vợ ông đi lấy chồng khác rồi?
Nhớ tới câu trả lời của chùa Bồ Đề là Thầy Pháp Quang đang vân du không biết nơi nào, tôi hồi hộp nghĩ biết đâu nhà tu ấy đúng là ông Trần Trịnh thật, và ông ấy sắp tới đây và sẽ yêu cầu mở nắp áo quan cho ông ấy nhìn người bạn đời xưa cũ của ông lần chót trước khi âm dương cách trở.
Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi bốc một nắm đất thay vì lấy một bông hoa tươi thẩy xuống nắp áo quan, lòng tôi nặng trĩu đến nghẹt thở. Một số người trong ban hộ niệm và họ đạo, cả cha và thầy đến chia buồn với tôi theo công thức ăn ở của người văn minh rồi vội vã ra về. Vợ tôi cũng chở đứa con út ra khỏi nghĩa trang, chỉ còn mình tôi cố nán đợi thêm chút nữa.
Tôi lên xe ngồi nhìn người tài xế điều khiển chiếc xe xúc đất đắp mộ. Tiếng máy nổ như tiếng con thú gầm gừ thèm khát trước con mồi. Tiếng chầy nện đất thình thịch thô bạo như tiếng chầy vồ của công an đập vào ngực nghi can trong phòng tra tấn, tưởng như chiếc quan tài phía dưới sẽ bị đập thủng và thể xác bà Hương bị bật lên dội xuống theo nhịp của cái chầy máy.
Để trốn khỏi cuộc hành hình của người phu mộ, tôi mở máy xe rồi cho chạy chiếc CD nhạc tiền chiến có chủ đề Giấc Mơ Hồi Hương. Âm thanh những nhạc khí, giọng hát nữ trong và cao vút bốc lên ào ạt mà mát rượi như lụa như mây quấn bọc lấy tôi, đưa hồn tôi lên trời cao… Tuy nhiên, trong lúc thanh thản của gió và của không gian thanh khiết, tôi vẫn chưa ra khỏi được câu chuyện của bà Hương. Tôi tưởng tượng ông Trần Trịnh, ông Lê Văn Đông, ông Henry Trần và bốn đứa con của bà Hương, tất cả đang bên nhau, nắm tay nhau, đứng quanh nấm mộ mới… Rồi tiếng mõ tiếng kinh siêu thoát vọng lên như những lời an ủi, như những bàn tay vỗ về vuốt mắt, như tiếng ngựa xe của thiên đình xuống đón một linh hồn trở về.
Chính tiếng mõ đó đã khiến tôi mở mắt nhìn ra ngoài khung cửa kính xe. Kìa! Thật hay mơ? Tôi dụi mắt nhìn cho rõ hình ảnh một nhà sư áo vàng ngồi bên mộ, một tay để trước ngực, một tay gõ mõ nhịp điệu đều đặn trầm buồn như tiếng sóng biển đập vào ghềnh đá muôn đời muôn kiếp. Bó nhang trước mặt ông tỏa những làn khói lãng đãng bay ngang người ông, vẽ lên một vẻ thần tiên như trong chuyện cổ tích thời loài người còn sống đơn sơ nhưng tình nghĩa mặn nồng.
Đỗ Tiến Đức (Trích tuyển tập “Những Chuyện Rất Việt Nam”)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét