Đọc tựa tin, tôi đã không muốn xem tiếp. Một Trung tá người Pháp đã thiệt mạng vì muốn cứu con tin. Nhưng tò mò muốn biếtông ấy đã bị thiệt mạng ra sao, nên tiếp tục xem.
Tin cho biết: "Để giải quyết khủng hoảng, trung tá Beltrame tìm cách thương thuyết với Lakdim, cho biết sẽ tình nguyện thế thân thay cho nữcon tin. Sĩ quan cảnh sát này cất vũ khí, tiến vào bên trong siêu thị, nơi Lakdim đang dùng súng uy hiếp con tin.. Ông để điện thoại lên bàn, chiếcđiện thoại này đã được kết nối sẵn với cảnh sát bên ngoài để họ có thể theo dõi tình hình. Tuy nhiên, khi Beltrame tiến vào, Lakdim đã chĩa thẳng súng vào người ông và bắn nhiều phát..."(ngưng)
Tin làm tôi xúc động nhưng làm tôi liên tưởng đến hai việc khác.
Một số phim Mỹ, diễn tả cuộc đánh cắp nhà băng. Vai chánh trong phim (dĩ nhiên, diễn viên là tay kịch sĩ nổi tiếng ngoài đời), để cứu con tin bằng cách thương lượng trực tiếp. Người này, để chứng tỏ thành ý của mình, đi tay không tiến vào hiện trường. Do hànhđộng đó và các biến chuyển tiếp theo...ông đã giải cứu được con tin. Chuyện phim kết thúc đẹp mắt (theo đúng mong muốn của người xem phim -một phim giải trí-)
Trong cuộc tranh đấu hiện nay tại Việt Nam đang có một số khuynh hướng giải quyết sự việc như những cuốn phim của Mỹ. Họbiết rõ Tàu đang nuôi Thái thú....hoặc ít ra đã tạo nhiều ảnh hưởng có lợi cho Tàu trong tiến trình xâm lăng kiểu xâm thực. Dương Khiết Trì, có thời là Bộ trưởng ngoại giao của Tàu, đã nói ý là, không cần động binh đánh VN làm gì, chỉ nhét "tiền" vào miệng tụi lãnh đạo là đủ. Cũng chẳng cần thấy Mật ước Thành đô ra sao (Quốc hội VN còn chưa được phép biết, nói gì đến dân) chỉcần nghe Nguyễn Phú Trọng, công khai phát biểu đôi lần, cũng biết là kết quả cuối cùng của chủ trương của Tàu là gì. Hắn nóiđại ý, việc gia nhập Liên bang Xã hội chủ nghĩa Trung quốc là việc đã được Bộ chính trị Cộng đảng nhất trí. Vấn đề là thời gian lúc nào thuận tiện để sự việc ấy thành sự thật mà thôi.
Bọn Hòa hợp hòa giải với CS, cũng như bọn theo phương cách Bất bạo động, lý giải sự việc theo lý thuyết một cách cứng ngắt..Đem ứng dụng lý thuyết vào một môi trường, hoàn cảnh và nội dung khác nhau chỉ đem đến một kết quả đau thương. Hoàn cảnh một xứ Ấn độ vào thời gian cách nay hơn cả trăm năm với chế độ thực dân Anh, không thể giống như đối với thực dân Pháp, cùng thời gian đó. Một số thành công về bất bạo động tại một số nơi gần đây cũng không khác. Không thể lấy vài thành công làm khung cho tất cả các cách giải quyết khác. Lịch sử chiến tranh của loài người có thời gian tổng cộng dài hơn so với thời gian của sự thành công trong phương cách giải quyết theo lối bất bạo động.
Bọn trên, làm việc theo định hướng có sẵn; đó là điều dễ hiểu. Người dân, vì không thời gian tiếp cận với các sự kiện chính trị, cóthể hiểu lầm về đường lối đó; cũng là điều dễ hiểu. Chỉ khó hiểu là khuynh hướng đó được nêu ra bởi bọn được gọi là có học, tríthức, là giai cấp khoa bảng. Chắc chúng tưởng bọn cướp nhà băng giống như bọn IS..? và thực tế sẽ diễn ra tốt đẹp như trong phim..?
Kết quả đau thuơng, nếu có, sẽ không xảy ra cho chúng nên chúng thoải mái đưa ý tưởng của chúng lên trên các Diễn đàn. Người dân, hiện nay chưa nằm trong vòng tay khắc nghiệt của bọn Tàu đỏ, nên sự đau khổ chưa hiện hữu rõ rệt. Đến lúc sự thật diễn ra, hối hận đã muộn rồi.
Cũng không rõ tại sao có suy nghĩ cho rằng, nếu một cuộc đổi mới xảy ra tại VN (bọn bán nước bị lật đổ) sẽ khiến Tàu động binhđánh nước ta và VN sẽ bị hoàn toàn biến mất trên bản đồ thế giới. Lịch sử đã chứng minh, chỉ riêng ba lần đánh đuổi quân Nguyên, sự việc không quá bi quan như cách suy nghĩ vừa nói. Hội nghị Diên Hồng, trong đó tiếng nói của bô lão cũng là tiếng nói mạnh mẽ nhất. Lúc đó, tương quan giữa các nước (nhất là các nước lớn trên thế giới) cũng không thể so sánh như ngày hôm nay..
Thời điểm đó, qua Hội nghị Diên Hồng, một sự việc đã được chứng tỏ là: ông cha ta đã tìm sự sống trong cái chết. Ngày nay, trong tương quan quốc tế, đâu thể có một cái chết dễ dàng hơn hồi ấy. Nếu Tàu đánh ta bằng tổng lực để triệt tiêu, chúng ta cũng có những mũi nhọn làm lực đó bị ngừng trễ. Từ sự ngừng trễ đó, qua quyết chí đánh đuổi xâm lăng, các cường quốc khác có thời gian để can thiệp (dĩ nhiên, họ không muốn một nước có chính sách bá quyền, khai triển quyền lực của nước đó mà điều này có thể ảnh hưởngđến quyền lực của nước họ). Đập Tam Hiệp là nhược điểm yếu nhất của người Tàu. Hai cái "khùng" này - dùng tổng lực để triệt tiêu và dùng đối lực để sống còn- đối chọi với nhau sẽ là điều có thể. Nhưng điều có thể này chỉ diễn ra với những chính phủ biết đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết!
Những lý thuyết vớ vẩn được gắn vào những thực tế không phù hợp chỉ đem lại đau thương cho dân tộc.
Đặng Quang Chính
Trước 1975, tác giả làm việc và từng giữ các chức vụ:Giáo sư, Giám học, Hiệu trưởng Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét