GÓP Y: Hoa kỳ đang gây sức ép về kinh-tế, cón đưa tay vào “sân sau” của TC tại Bắc hàn! “Dư tay”TT Trump cón dự định“luân-vũ” cùng bà Thái-Anh-Văn trước mũi Tập-Cận-Bình! TC không ‘’bảo-vệ” nổi Dài-loan là mất đường tiến ra TBD! Vùng Đông bắc á, Tàu cộng như bị Mỹ - Hàn - Nhật - Đài bao vây, bây giờ muôn cho “con đường ngọc trai” không bị đứt đoạn, bắt buộc Bắc-kinh phải suôi nam khống-chề Biển Đông! “Ván bài” chot mà bất thành... là “rút “ vào đại-lục suốt đời chờ ngày lo “hậu-sự” cho họ Tập!!! Chưa nòi tới, Trung-đông mà yên-tĩnh...thì “ló lửa” Tân-cương - Tây tạng sẽ được ....”châm dầu”...! Mong là vậy!
VP
Bài có giá trị(không dài)Chiến lược vây hảm Đài Loan của Tập cạn Bình bị đảo ngược.Đã bao lâu.Suốt hơn 4 thập niên.Hoa Kỳ cúi đầu chịu nhục,Có vẽ như bị bại trận với đám ruồi nhặng ở Hà Nội.
Gọi là cộng sản thắng ! sao cả khối Liên Bang Sô Viết,Động Âu,thành trì XHCN lại sụp đổ.Có gì bí ẩn:Siêu chiến lược "Super strategy"!?
Những gì đi ngầm trong bóng tối ai mà thấy được.Quảng 20 năn trước ,trong một cuộc mạn đàm,có bạn hỏi.Sao HK không liên minh với Ấn Độ,Bạch Vân thưa:Ấn,trên một tỷ dân,nghèo,ôm vào sớm qúa khó lòng,hơn nữa sẽ bị lộ.Nhưng,khi đến thời điểm,hy vọng HK sẽ liên Minh.Không ngờ,giờ đây có cả Liêm minh"Kim cương"MỸ,Nhật, Ấn,Úc.Trong khi đó,HK có vẽ như thả lỏng Châu Phi.Như một vùng để cho trẻ con chơi.Trung Cộng ném tiền của vào đó,gọi là XD Hạ tầng cơ sở.Khi có biến động,nếu đồng minh buộc phải nổ.Bạch Vân tôi tin như đinh đóng cột,phải nổ,không có lưa chọn nào khác.Ngày ấy,Chẳng những Việt Nam "Rượu nồng, pháo nổ",mà Châu Phi cũng đốt pháo ăn mừng.Nhờ Mỹ mà Phi Châu không tìm đâu ra môt thằng tàu cộng để trả nợ.Ngày ấy,Bà Thái Anh Văn xem chừng có giá.
kính chúc quí bạn,vui cuối tuần,Cảm ơn quí bạn đã đọc.
Bạch Vân.
3 lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm chính thức Đài Loan
Nếu Tổng thống Donald Trump thăm chính thức Đài Loan trước hoặc sau cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, thì ông sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy kể từ thời Tổng thống Eisenhower vào năm 1960.
Tổng thống Mỹ đã ký Đạo luật Du lịch Đài Loan vào ngày 17/3/2018, bảy tiếng đồng hồ trước khi đạo luật này chính thức có hiệu lực. Nếu Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch gặp Kim Jong-un trong tháng 5 sắp tới đây, thì nhiều khả năng sẽ có 3 lý do chính yếu có thể thúc đẩy ông ghé thăm Đài Loan trong chuyến đi đến Triều Tiên.
Mặc dù đã có nhiều hành động quân sự đơn phương tại khu vực Trung Đông sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tìm kiếm giải pháp đa phương cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, những vòng đàm phán 6 bên đã thất bại trong việc ngăn chặn nhà lãnh đạo nhiều mưu kế của Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, khi không có các biện pháp trừng phạt hiệu quả đối với chính quyền Bình Nhưỡng. Với việc dần dần giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Trung Đông, Hoa Kỳ đang có cơ hội giành lại được sự hiện diện chính trị tại châu Á.
Từ chính sách “phòng ngừa rủi ro” của cựu Tổng thống George W. Bush cho tới chiến lược “tái cân bằng” của chính quyền Obama, có thể thấy một sự chuyển đổi mang tính chiến lược của Hoa Kỳ trong việc tham gia nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực. Sự xuất hiện thường xuyên của các tàu hải quân Hoa Kỳ trong khu vực Biển Đông và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc là một số ví dụ thể hiện một sự chuyển đổi lớn như vậy. Nếu hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên có thể được ví như là thời điểm “Nixon ở Trung Quốc” đối với Tổng thống Trump, thì chuyến thăm Đài Loan (nếu có) của ông cũng sẽ là một minh chứng mạnh mẽ cho một khuôn khổ mới trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, và không còn bị can nhiễu từ chính sách “Một Trung Quốc” đã lỗi thời.
Quốc kỳ Mỹ (trái) và quốc kỳ Đài Loan (phải). (Ảnh: Taiwan English News)
Tại sao một chuyến thăm chính thức Đài Loan lại có thể là một bước đi tốt đẹp đối với chính phủ Donald Trump?
Trước hết, một chuyến thăm như vậy có thể làm nổi bật Đạo luật Du lịch Đài Loan, rằng cả Hạ viện và Thượng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ đều đã nhất trí thông qua vào đầu năm 2018, trong đó tuyên bố rằng: “Chính phủ Hoa Kỳ nên khuyến khích các chuyến thăm giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ở tất cả các cấp chính quyền”.
Kể từ khi Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan (Cộng hòa Trung Quốc) vào năm 1979, Hoa Kỳ đã có một sự hạn chế tự áp đặt đối với các chuyến thăm Đài Loan của các quan chức cao cấp trong chính phủ. Không có Tổng thống Hoa Kỳ nào đã từng viếng thăm Đài Loan trong suốt 58 năm qua. Trong khi đó, Đạo luật Du lịch Đài Loan tôn vinh các giá trị dân chủ thiết yếu, trong đó các nhà lãnh đạo của các nền dân chủ có thể tự do thăm viếng nhau mà không phải chịu bất kỳ sự ngăn cản nào, như được khẳng định lại bởi Dân biểu Ed Royce và Thượng nghị sĩ Marco Rubio trong Chính phủ Mỹ. Bên cạnh đó, tòa nhà văn phòng mới của Học viện Hoa Kỳ tại Đài Loan sẽ mở vào khoảng giữa năm 2018, và đây cũng là một lý do hợp pháp và hợp lô-gic để Tổng thống Donald Trump thăm chính thức Đài Loan.
Điều thú vị là Đạo luật Du lịch Đài Loan đã ở lại cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ trong một thời gian dài bất thường. Nó đã được đưa ra vào tháng 1/2017 và đã trải qua 427 ngày để được thông qua, và đây là quãng thời gian dài nhất đối với tất cả các dự luật cụ thể của Hoa Kỳ mà dành cho Đài Loan trong gần 4 thập kỷ.. Trung bình, một dự luật của Hoa Kỳ trong đó đặc biệt chú trọng về một vấn đề có liên quan đến Đài Loan chỉ mất khoảng 131 ngày để được thông qua. Khi Đạo luật Quan hệ Đài Loan được đưa ra vào năm 1979, chỉ mất 45 ngày để được thông qua, kể cả việc đạt được chữ ký phê duyệt của Tổng thống Jimmy Carter. Các nhà nghiên cứu chính trị nhận định rằng thời gian xét duyệt lâu cho thấy tầm quan trọng và giá trị chiến lược của Đạo luật Du lịch Đài Loan đối với cả Hoa Kỳ và Đài Loan.
Ảnh chụp một phần nội dung của Đạo luật Du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act). (Ảnh: GovTrack)
Thứ hai, một chuyến thăm Đài Loan có thể giúp giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, và điều này rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế lâu dài cho cả Đài Loan và Hoa Kỳ. Đài Loan hiện là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là khoảng 13,2 tỷ USD vào năm 2016. Đầu năm nay, Shen Jong-chin, Bộ trưởng Kinh tế của Đài Loan, đã hứa giảm thâm hụt thương mại bằng cách tiêu thụ nhiều năng lượng hơn từ Hoa Kỳ, và đây hiện đang là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tình hình chính trị và kinh tế của Đài Loan.
Bên cạnh đó, vào tháng 5/2018, Đài Loan sẽ tổ chức Hội nghị Công nghiệp Quốc phòng Hoa Kỳ – Đài Loan lần đầu tiên trong 16 năm. Hội nghị này sẽ là nền tảng quan trọng nhất để Đài Loan và Hoa Kỳ cùng nhau thảo luận về các hợp đồng mua bán các trang thiết bị quân sự. William Lai, tân Thủ tướng của Đài Loan, vừa tuyên bố rằng Đài Loan sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 2% mỗi năm. Do đó, một chuyến thăm Đài Loan của Tổng thống Donald Trump sẽ minh chứng cho nỗ lực giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ cũng như cho chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông.
Một vài số liệu về việc Hoa Kỳ bán vũ khí quốc phòng cho Đài Loan, trong giai đoạn 2000 – 2010. (Ảnh: Indian Defence Update)
Thứ ba, việc thăm chính thức Đài Loan có thể tái khẳng định sự nghiêm túc của Hoa Kỳ trong việc duy trì hiện trạng hàng hải tại khu vực eo biển Đài Loan và Biển Đông. Khi cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2015, thì 2 tháng sau đó, đảng của ông đã bị đánh bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan. Kết quả này phản ánh mối quan ngại của cử tri Đài Loan, những người tin rằng cuộc họp Mã – Tập có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiện trạng vốn có của eo biển Đài Loan. Duy trì hiện trạng hàng hải cũng là một trong những chiến lược chính của tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Vào tháng 10/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mục tiêu thống nhất Trung Quốc trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19. Sau bài phát biểu, Trung Quốc đã điều động các tàu chiến di chuyển đến eo biển Đài Loan. Vào đầu năm nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng của năm 2018, bao gồm việc bình thường hoá các dịch vụ phòng thủ quốc gia cho Đài Loan. Tháng trước, một phái đoàn của Ủy ban Thượng viện và Ủy ban Dịch vụ Vũ khí Dân dụng của Hoa Kỳ đã đến thăm Đài Loan và gặp Tổng thống Thái Anh Văn để thảo luận về các mối đe dọa ngày càng leo thang từ phía Trung Quốc và Triều Tiên.
Sau khi Tổng thống Donald Trump phê chuẩn Đạo luật Du lịch Đài Loan, Trung Quốc lại điều động các máy bay chiến đấu tới khu vực eo biển Đài Loan. Sau khi xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước trong Hiến pháp và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định mục tiêu thống nhất Trung Quốc với cảnh báo rằng “bất kỳ hoạt động ly khai nào từ phía Đài Loan đều sẽ bị sụp đổ”. Chuyến thăm Đài Loan của Tổng thống Trump sẽ là một cử chỉ khẳng định rằng, Đài Loan thật sự là một trong những đối tác chiến lược quan trọng trong kế hoạch của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Bản đồ về khu vực eo biển Đài Loan. (Ảnh: Báo Đất Việt)
Mặc dù Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã công khai tuyên bố duy trì hiện trạng hàng hải vốn có tại khu vực eo biển Đài Loan, nhưng dường như hiện trạng này sẽ khó lòng được duy trì lâu dài, nếu như không có được sự cân bằng quân sự từ các lực lượng vũ trang với các mục tiêu và nhiệm vụ khác nhau đang hiện diện trong khu vực eo biển. Nếu Tổng thống Donald Trump thăm chính thức Đài Loan trước hoặc sau cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, thì ông sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy kể từ thời Tổng thống Eisenhower vào năm 1960. Chuyến thăm này sẽ không phải chỉ là một giây phút lịch sử hay một cử chỉ mang tính biểu tượng; nó sẽ có lợi cho cả Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ xung quanh Vành đai Thái Bình Dương, và sẽ giúp thúc đẩy chính sách “Nước Mỹ trên hết” của ông.
Hóa Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét