Ði tiêu ra máu
BS. Hồ Ngọc Minh
Khi nói đi tiêu ra máu ta thường nghĩ đến ra máu ở phía ngoài hậu môn, phần cuối cùng của hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất phát của hiện tượng xuất huyết có thể bắt đầu từ những đoạn trên của hệ thống tiêu hóa.
Đa số mọi trường hợp chảy máu tươi đỏ là dấu hiệu của chỗ chảy máu ở đoạn dưới của ruột già hay trực tràng, trong khi chảy máu đỏ bầm xuất phát từ đoạn trên của ruột già, ruột non, và nếu có máu đen là do chảy máu từ bao tử trở lên.
Bài viết nầy sẽ lược qua các nguyên nhân của hiện tượng đi tiêu ra máu cùng với các triệu chứng cần quan tâm.
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có lẽ là lý do thường xuyên nhất gây ra việc đi tiêu ra máu, do sự viêm sưng của mạng mạch máu trong hậu môn. Bệnh trĩ có thể là trĩ nội hay trĩ ngoại. Máu chảy từ những chỗ lồi của mạch máu trong khi đi đại tiện và lau chùi.
Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến mọi người, mọi lứa tuổi, và thường liên hệ đến một số yếu tố nguy cơ như: có thai, táo bón, đi tiêu chảy kinh niên, rặn nhiều hay ngồi trên bàn cầu quá lâu, béo phì, ăn uống thiếu chất bã, chất xơ.
Bệnh trĩ thường được chữa trị với kem thoa ở ngoài hay nhét vào hậu môn có chứa chất hydrocortisone. Tắm bồn nước nóng, ăn nhiều chất xơ, hay dùng thuốc làm dẻo phân (stool softener) giúp làm bớt sự khó chịu của bệnh.
Nếu chữa trị bằng thuốc không có kết quả, bác sĩ có thể cần làm giải phẫu để cắt hay đốt chỗ bị bệnh.
2. Lỗ thông giữa các cơ phận vùng xương chậu (Fistulas)
Lỗ thông có thể xảy ra khi có sự tiếp giáp của hai cơ phận, thí dụ như trực tràng và hậu môn, trực tràng và âm đạo do nhiễm trùng. Lỗ thông có khi chỉ cần chữa trị bằng thuốc trụ sinh sẽ tự khép lại, nhưng cũng có khi cần giải phẫu để đóng chỗ thông lại.
3. Bị nứt kẽ hậu môn (Fissures)
Nứt kẽ thành những rãnh xảy ra trong hậu môn, ruột già làm đau và chảy máu. Tương tự như bệnh trĩ, ngâm nước nóng, ăn nhiều chất xơ, và thuốc làm mềm phân có thể giúp đỡ.
4. Diverticulitis
Diverticulosis là hiện tượng xảy ra khi có những lỗ trũng nhỏ, đại loại như những ổ gà hiện ra trong màng ruột già do bắp thịt của màng ruột bị yếu. Những chỗ trũng nầy xuất hiện thường xuyên và thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên một đôi khi có thể tước rách làm chảy máu, và nhiễm trùng kinh niên gọi là diverticulitis. Bệnh có thể chữa bằng thuốc trụ sinh, và giải phẫu cho trường hợp nặng.
5. Viêm sưng trực tràng hay ruột già (Proctitis or colitis)
Viêm sưng ruột già và trực tràng xảy ra làm cho màng ruột già bị bể và chảy máu. Chữa trị tùy theo nguyên nhân. Một số nguyên nhân gồm có: nhiễm trùng, bị các bệnh về ruột già như irritable bowel syndrome (IBS) và Crohn’s disease, do phản ứng phụ của thuốc như thuốc loãng máu, chữa hóa trị hay phóng xạ do ung thư, giao hợp qua hậu môn, bị nghẽn ruột già.
6. Nhiễm trùng bao tử và đường ruột (Gastroenteritis)
Nhiễm trùng do vi trùng gây ra có thể làm viêm bao tử và đường ruột gây ra tiêu chảy có thấm chút máu. Nhiễm trùng vì virus lại không làm cho tiêu chảy ra máu. Chữa trị thường bao gồm thuốc trụ sinh, uống nước nhiều hay truyền nước biển.
7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Giao hợp qua hậu môn có thể làm lây lan bệnh truyền nhiễm phong tình. Khi bị nhiễm trùng thường làm chảy máu.
8. Bị lồi ruột ra ngoài hậu môn
Người già có thể bị yếu các bắp thịt chung quanh hậu môn, làm cho một phần của trực tràng bị lồi ra ngoài. Chữa trị đa số cần đến giải phẫu.
9. Ung thư ruột già và hậu môn
Gần 50% bệnh nhân bị ung thư ruột già và hậu môn bị xuất huyết. Nếu triệu chứng đi kèm với đau đớn khi đại tiện, sụt cân, nên lưu tâm và khám bác sĩ ngay.
10. Bị ra máu đường ruột như bị loét bao tử, bị tai nạn chấn thương vùng bụng
Phần lớn trường hợp ra máu chút ít và ngắn hạn không cần phải lo sợ. Nếu bị ra máu kèm theo triệu chứng đau đớn nhiều ngày, cần phải tham khảo bác sĩ. Thí dụ, ra máu kéo dài hơn hai tuần lễ, trẻ em bị ra máu hậu môn bất kể thời hạn, xuống cân và mệt mỏi, sình bụng và đau bụng, phân mỏng và teo nhỏ, nôn mửa, táo bón kinh niên, và bị xì phân ra khỏi hậu môn không kiềm chế được.
Thông thường bác sĩ sẽ khám bên ngoài xem chỗ ra máu ở đâu, kế đến cho thử phân xem có phát hiện máu trong phân hay không. Có khi, bệnh nhân cần phải soi ruột, chụp hình CT scan hay MRI.
Để phòng ngừa, chúng ta nên ăn uống điều độ với các thức ăn có chất xơ và uống nước đầy đủ. Nếu bị táo bón, nên sử dụng các loại thuốc chống táo bón không cần đến toa bác sĩ. Ngoài ra, chúng ta còn tập thể dục thể thao thường xuyên và giữ cân ở mức lý tưởng.
Nói chung, một vài giọt máu trong bồn cầu nên lưu tâm nhưng cũng không nên lo lắng quá, chỉ khi nào triệu chứng kéo dài qua nhiều ngày thì nên gặp bác sĩ ngay, nhất là trong trường hợp ho hay ói ra máu đi kèm với ra máu trong phân, hoặc bị nóng sốt, mệt mỏi, sụt cân.
Bài viết nầy sẽ lược qua các nguyên nhân của hiện tượng đi tiêu ra máu cùng với các triệu chứng cần quan tâm.
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ có lẽ là lý do thường xuyên nhất gây ra việc đi tiêu ra máu, do sự viêm sưng của mạng mạch máu trong hậu môn. Bệnh trĩ có thể là trĩ nội hay trĩ ngoại. Máu chảy từ những chỗ lồi của mạch máu trong khi đi đại tiện và lau chùi.
Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến mọi người, mọi lứa tuổi, và thường liên hệ đến một số yếu tố nguy cơ như: có thai, táo bón, đi tiêu chảy kinh niên, rặn nhiều hay ngồi trên bàn cầu quá lâu, béo phì, ăn uống thiếu chất bã, chất xơ.
Bệnh trĩ thường được chữa trị với kem thoa ở ngoài hay nhét vào hậu môn có chứa chất hydrocortisone. Tắm bồn nước nóng, ăn nhiều chất xơ, hay dùng thuốc làm dẻo phân (stool softener) giúp làm bớt sự khó chịu của bệnh.
Nếu chữa trị bằng thuốc không có kết quả, bác sĩ có thể cần làm giải phẫu để cắt hay đốt chỗ bị bệnh.
2. Lỗ thông giữa các cơ phận vùng xương chậu (Fistulas)
Lỗ thông có thể xảy ra khi có sự tiếp giáp của hai cơ phận, thí dụ như trực tràng và hậu môn, trực tràng và âm đạo do nhiễm trùng. Lỗ thông có khi chỉ cần chữa trị bằng thuốc trụ sinh sẽ tự khép lại, nhưng cũng có khi cần giải phẫu để đóng chỗ thông lại.
3. Bị nứt kẽ hậu môn (Fissures)
Nứt kẽ thành những rãnh xảy ra trong hậu môn, ruột già làm đau và chảy máu. Tương tự như bệnh trĩ, ngâm nước nóng, ăn nhiều chất xơ, và thuốc làm mềm phân có thể giúp đỡ.
4. Diverticulitis
Diverticulosis là hiện tượng xảy ra khi có những lỗ trũng nhỏ, đại loại như những ổ gà hiện ra trong màng ruột già do bắp thịt của màng ruột bị yếu. Những chỗ trũng nầy xuất hiện thường xuyên và thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên một đôi khi có thể tước rách làm chảy máu, và nhiễm trùng kinh niên gọi là diverticulitis. Bệnh có thể chữa bằng thuốc trụ sinh, và giải phẫu cho trường hợp nặng.
5. Viêm sưng trực tràng hay ruột già (Proctitis or colitis)
Viêm sưng ruột già và trực tràng xảy ra làm cho màng ruột già bị bể và chảy máu. Chữa trị tùy theo nguyên nhân. Một số nguyên nhân gồm có: nhiễm trùng, bị các bệnh về ruột già như irritable bowel syndrome (IBS) và Crohn’s disease, do phản ứng phụ của thuốc như thuốc loãng máu, chữa hóa trị hay phóng xạ do ung thư, giao hợp qua hậu môn, bị nghẽn ruột già.
6. Nhiễm trùng bao tử và đường ruột (Gastroenteritis)
Nhiễm trùng do vi trùng gây ra có thể làm viêm bao tử và đường ruột gây ra tiêu chảy có thấm chút máu. Nhiễm trùng vì virus lại không làm cho tiêu chảy ra máu. Chữa trị thường bao gồm thuốc trụ sinh, uống nước nhiều hay truyền nước biển.
7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Giao hợp qua hậu môn có thể làm lây lan bệnh truyền nhiễm phong tình. Khi bị nhiễm trùng thường làm chảy máu.
8. Bị lồi ruột ra ngoài hậu môn
Người già có thể bị yếu các bắp thịt chung quanh hậu môn, làm cho một phần của trực tràng bị lồi ra ngoài. Chữa trị đa số cần đến giải phẫu.
9. Ung thư ruột già và hậu môn
Gần 50% bệnh nhân bị ung thư ruột già và hậu môn bị xuất huyết. Nếu triệu chứng đi kèm với đau đớn khi đại tiện, sụt cân, nên lưu tâm và khám bác sĩ ngay.
10. Bị ra máu đường ruột như bị loét bao tử, bị tai nạn chấn thương vùng bụng
Phần lớn trường hợp ra máu chút ít và ngắn hạn không cần phải lo sợ. Nếu bị ra máu kèm theo triệu chứng đau đớn nhiều ngày, cần phải tham khảo bác sĩ. Thí dụ, ra máu kéo dài hơn hai tuần lễ, trẻ em bị ra máu hậu môn bất kể thời hạn, xuống cân và mệt mỏi, sình bụng và đau bụng, phân mỏng và teo nhỏ, nôn mửa, táo bón kinh niên, và bị xì phân ra khỏi hậu môn không kiềm chế được.
Thông thường bác sĩ sẽ khám bên ngoài xem chỗ ra máu ở đâu, kế đến cho thử phân xem có phát hiện máu trong phân hay không. Có khi, bệnh nhân cần phải soi ruột, chụp hình CT scan hay MRI.
Để phòng ngừa, chúng ta nên ăn uống điều độ với các thức ăn có chất xơ và uống nước đầy đủ. Nếu bị táo bón, nên sử dụng các loại thuốc chống táo bón không cần đến toa bác sĩ. Ngoài ra, chúng ta còn tập thể dục thể thao thường xuyên và giữ cân ở mức lý tưởng.
Nói chung, một vài giọt máu trong bồn cầu nên lưu tâm nhưng cũng không nên lo lắng quá, chỉ khi nào triệu chứng kéo dài qua nhiều ngày thì nên gặp bác sĩ ngay, nhất là trong trường hợp ho hay ói ra máu đi kèm với ra máu trong phân, hoặc bị nóng sốt, mệt mỏi, sụt cân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét