Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

"Mẹ mìn" Tô Lâm lên làm đại tướng

"Mẹ mìn" Tô Lâm lên làm đại tướng

CTV Danlambao - Tô Lâm, người "nổi tiếng" khắp thế giới qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được nâng cấp lên thành đại tướng côn an. Việc tấn phong quân hàm đại tướng mẹ mìn đã được đảng trưởng kiêm chủ nước Nguyễn Phú Trọng ra quyết định và làm lễ tại phủ chủ tịch vào sáng 29/01/2019.

Tại buổi lễ, tổng bí chủ tịch Trọng đã bốc tên đàn em thừa lệnh mình đem quân đi bắt cóc xứ người rằng "đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ đối với cá nhân và gia đình của mỗi cán bộ mà là niềm tự hào, niềm vui chung đối với toàn thể cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân." và ghi nhận công lao của Tô Lâm đã làm... nhục quốc thể khi giở trò côn đồ hạ cấp, chà đạp mọi quy ước bang giao quốc tế, chỉ thị đàn em sang tận Berlin thực hiện phi vụ bắt cóc và Tô Lâm đã có mặt ngay tại Slovakia để dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội "đầu thú". 

Tấn phong đại tướng cho Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng còn cho rằng tên trùm côn an của đảng là người luôn thể hiện phẩm chất đạo đức trong sáng và được nhân dân tin tưởng. 

Vào đầu năm 2010 Tô Lâm là thiếu tướng côn an. Chỉ trong vòng 9 năm, với những thành tích hèn với giặc ác với dân và là công cụ đắc lực cho Nguyễn Phú Trọng trong vài năm gần đây, Tô Lâm đã leo lên trung tướng, thượng tướng, đại tướng trong một khoảng thời gian ngắn ngủi - trung bình mỗi lần thăng chức chỉ trong vòng 3 năm! 

Bên cạnh việc nâng cấp Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng cũng tấn phong đại tướng cho Lương Cường, người đang giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội của đảng. 

Lương Cường là đàn em thân tín của Trọng trong Ban Bí thư và cũng là Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương. 

Qua việc này, người ta có thể thấy được tổng bí chủ tịch Trọng đã củng cố và gia tăng mức độ thống trị đối với hệ thống côn an và quân đội, thu tóm mọi quyền lực chính trị về một mối. Việc Tô Lâm thành đại tướng côn an cũng mở ra viễn cảnh gia tăng đàn áp đối với phong trào dân chủ trong năm 2019.

29.01.2019 



CỰC LỰC LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG TÀN BẠO CŨA BÈ LŨ BÁN NƯỚC ĐẢNG VÀ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC CSVN VỚI NGƯỜI DÂN VÔ TỘI.

TO STRONGLY CONDEMN THE BRUTALITY OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM AND ITS PUPPET REGIME UPON ITS INNOCENT CITIZENS!

Hoang Nguyen/NPH/Nguyễn Phi Hoàng

Tại sao Huawei là một mối lo lớn? Ngô Nhân Dụng

Tại sao Huawei là một mối lo lớn?

Quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. Ảnh: Reuters
  • Quảng cáo công nghệ 5G của Hoa Vi (Huawei) tại triển lãm PT, Bắc Kinh, ngày 26/09/2018. Ảnh: Reuters
Bộ Tư Pháp Mỹ đã khởi tố công ty Huawei với hơn vài chục tội. Người ta sẽ chú ý đến nhất tới vụ công ty này bị tố vi phạm luật cấm vận Iran, và hình ảnh bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou 孟晚舟) bị đưa ra hầu tòa. Nhưng đó chỉ là một chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn đáng lo ngại là những công ty như Huawei đang được chính quyền Cộng Sản Trung Quốc dùng để qua mặt Mỹ trong cuộc chạy đua kỹ thuật, kinh tế và quân sự của thế kỷ 21.
Để hiểu mối lo lắng của Mỹ và các nước Âu Châu, chúng ta có thể nghe câu chuyện đang diễn ra với điện thoại iPhone. Trong khi chúng tôi viết dòng chữ này, ngày Thứ Ba, 29 Tháng Giêng 2019, hãng Apple có thể đang “vào” trong cái iPhone của tôi, mà tôi không thấy gì hết! Họ cần sửa một chương trình điện toán, gọi là “áp” (app) ở trong đó.
Apple đang phải “vô” hàng trăm triệu iPhone mà họ đã bán, vì hơn một tuần trước, một cậu bé 14 tuổi ở Tucson, Arizona, vô tình “nghe trộm” được máy iPhone của người khác, cậu bèn nói cho mẹ biết. Bà mẹ mất nhiều ngày mới báo động được cho hãng Apple. Apple khám phá cái app “Group FaceTime” có sơ suất. App này dùng để gọi điện thoại, thấy cả hình, cho nhiều người một lúc. Apple phải “tắt” ngay chương trình điện toán này trong tất cả các máy iPhone họ đã bán, rồi lo sửa chữa sau.
Nhưng các chủ nhân của iPhone không cần đem máy đi sửa! Công ty Apple có thể “đi vào” tất cả những iPhone họ đã sản xuất. Họ vô trong máy, tắt một bộ phận của một chương trình (app), khi nào sửa chữa xong họ sẽ cài vô lại! Bao lâu nay, những người dùng iPhone biết rằng công ty Apple lúc nào cũng có thể vô máy của họ để “cập nhật” các app chứa trong đó, trong khi chủ nhân đang ngủ.
Hiện tượng này ai cũng biết, từ lâu rồi. Nhưng điều làm cho giới tình báo các nước lo ngại là thế giới sắp có một cuộc cách mạng thông tin, với hệ thống điện thoại mới thuộc “Thế Hệ Thứ Năm” viết tắt là 5G.
Hệ thống 5G bao gồm nhiều thứ máy, với mạng lưới điện tử nối chúng lại, các đường và nút chuyển các tín hiệu. Chúng ta có thể nhân chuyện máy iPhone của Apple mà tưởng tượng, một công ty sản xuất các món đồ sử dụng trong một hệ thống 5G có thể “đi vô” cái máy họ làm, bất cứ lúc nào. Trong cái máy đó chứa gì họ có thể biết hết, có thể sửa đổi, có thể sao chép, đem đi dùng vào việc khác!
Nhưng 5G không phải chỉ là một hệ thống điện thoại. Trong tương lai, tất cả các máy móc quý vị dùng, trong nhà hay ngoài đường, có thể được nối kết với hệ thống này. 5G sẽ nối vào tủ lạnh, để báo tin cho quý vị biết nhà còn hay hết rau cải, bình sữa mua tuần trước sắp hết hạn chưa. Nó nối vào cái xe hơi “tự hành” để quý vị có thể gọi điện thoại bảo xe mở cửa, ra đường, tự lái đến đón ông, bà chủ tại một tiệm ăn. Và hệ thống 5G cũng liên lạc với các nhà máy, các phi trường, hải cảng, ai làm gì nó biết hết.
Và đảng Cộng Sản Trung Quốc quyết tâm đi hàng đầu trong cuộc cách mạng 5G sắp tới. Cuộc chiến tranh trong tương lai, nếu bất hạnh xảy ra, sẽ đấu qua và trong các hệ thống thông tin như vậy.
Giáo Sư Chris C. Demchak, ở Học Viện Hải Quân Mỹ (Naval War College), đã khám phá ra trong năm 2016, những thông tin chuyển từ Canada sang Nam Hàn đã được chuyển qua nước Tàu suốt sáu tháng. Và chuyện này còn tiếp tục.
Các nước Tây phương nhìn thấy mối đe dọa này, đã phản ứng. Australia và New Zealand đã hạn chế việc mua đồ của công ty Huawei cho hệ thống 5G đang thiết lập. Anh Quốc, Canada, Đức đều báo động việc mua dụng cụ của Huawei (华为; Hoa Vi, có thể hiểu là Made in China).
Vai trò của Huawei đáng chú ý vì công ty này đang tham dự việc thiết lập hệ thống 5G trên nhiều quốc gia, khắp thế giới. Họ đã đi bước đầu trong việc bán dụng cụ cho mới nhất cho các nước, 5 năm trước các công ty Mỹ hoặc Nhật Bản. Theo đà này, trong tương lai, Huawei có thể điều khiển một nửa số hệ thống viễn thông 5G trên thế giới, hoặc nhiều hơn.
Đây là hệ thống viễn thông đầu tiên dùng “Trí Nhân Tạo” (AI) nối các xen xo dò tìm (sensors), rô bô (robots), các xe điện tự lái, cho tới các nhà máy, công trường, và có thể cả một thành phố, tất cả chạy tự động, không cần con người nhúng tay vào.
Năm 2012, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện Mỹ đã báo động về mối lo gián điệp trong hàng hóa các công ty Trung Quốc Huawei và ZTE, dựa trên các phúc trình của giới tình báo. Các công ty này vẫn mua “chip” điện tử của các công ty Mỹ; năm ngoái, khi chính phủ Mỹ ra lệnh ngưng bán chip thì ZTE hết việc làm, suýt bị đóng cửa.
Năm ngoái, các công ty AT&T và Verizon ngưng bán điện thoại do Huawei sản xuất, khi Huawei bắt đầu dùng các chip điện tử họ chế lấy, thay vì dùng chip mua từ Mỹ hay Âu Châu. Vì không thể biết những cái chip đó có thể làm những gì!
Ủy Ban Viễn Thông của chính phủ Mỹ đề nghị sẽ không trợ cấp cho các công ty dùng đồ mua của Huawei và ZTE. Một đạo luật ở Mỹ năm 2019 đã cấm các cơ quan chính phủ liên bang không được mua đồ của hai công ty này.
Công ty viễn thông BT Group, ở Anh, sẽ phá bỏ hết những dụng cụ của Huawei trong các xí nghiệp mà họ mới mua, sau khi tình báo nước Anh cho biết mối lo về gián điệp. Thứ Sáu tuần trước, Vodafone cũng ở Anh Quốc, công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới ngoài nước Tàu, đã tuyên bố ngưng mua đồ của Huawei, để tránh có thể bị các nước khác tẩy chay vì sợ gián điệp Trung Quốc xâm nhập.
Chính phủ Ba Lan cũng sợ những dụng cụ mua của Huawei dùng trong hệ thống viễn thông có thể là một mối đe dọa cho an ninh của các toán quân đội Mỹ đang tới giúp nước này. Tháng trước Ba Lan đã bắt Piotr Durbajlo, một cựu sĩ quan tình báo, và Wang Weijing, nhân viên của Huawei, về tội làm gián điệp cho Trung Cộng. Vụ này báo động các nước khác về mối nguy Cộng Sản Trung Quốc có thể dùng Huawei cũng như ZTE vào công tác gián điệp. Các nước từ Âu Châu, Á Châu, và Phi Châu có thể bị ép mua dụng cụ của các công ty Trung Quốc, để đổi lại những hợp đồng thương mại khác.
Ai cũng biết rằng các công ty lớn ở Trung Quốc, dù bên ngoài là của tư nhân, cũng nằm trong vòng kiềm tỏa của đảng Cộng Sản. Các công ty này không tôn trọng những quy luật của thị trường tự do.
Bản cáo trạng của Bộ Tư Pháp Mỹ nhắc đến vụ Huawei ăn cắp mẫu một robot của công ty T-Mobile vào năm 2012. Nhân viên của họ, khi làm việc chung với công ty Mỹ, đã lén chụp hình thứ robot dùng để thử điện thoại, có lúc mang mấy bộ phận về nhà xem xét.
Mục tiêu của Cộng Sản Trung Quốc là chế ngự thị trường viễn thông 5G trong tương lai. Các công ty Huawei hay ZTE là những cánh tay nối dài của hệ thống tình báo, gián điệp. Những sản phẩm rẻ tiền của các công ty này, có thể đang bán ở Wal-Mart, sẽ tạo cơ hội cho Trung Cộng xâm nhập vào từng gia đình ở Mỹ cũng như các nước khác.
Chính quyền Mỹ đã báo động các đồng minh về mối lo này, nói rõ rằng sáu tháng đầu năm 2019 sẽ là thời gian quyết định. Vì các quốc gia đang bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở cho hệ thống 5G. Các thành phố ở Mỹ, từ Dallas đến Atlanta đang thí nghiệm. Ủy Ban Viễn Thông Mỹ (Federal Communications Commission) đã cho đấu giá một băng tần đầu tiên cho hệ thống 5G.
Cho nên vụ chính phủ Mỹ đưa công ty Huawei và bà Mạnh Vãn Chu ra tòa chỉ là một phần nhỏ trong trận đấu giữa Trung Cộng với Mỹ và các nước Tây phương. Cuộc đàm phán về cuộc chiến mậu dịch giữa Mỹ và Trung Cộng cũng chỉ là một trận đánh nhỏ, so với cuộc chiến tranh kỹ thuật đang diễn ra.
Guồng máy kinh tế, chính trị, quân sự đều tùy thuộc công việc thông tin. Chiến tranh trong tương lai sẽ tùy thuộc hệ thống viễn thông. Ai biết được các bí mật của đối phương nhiều hơn sẽ thắng. Tất cả các đạo quân, những vũ khí tối tân sẽ tê liệt nếu hệ thống viễn thông bị phá.
Ngô Nhân Dụng
Nguồn: Người Việt

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Tàu Cọng có lợi cho Mỹ và cả thế giới

Lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Tàu Cọng có lợi cho Mỹ và cả thế giới

trump
Tổng thống Donald J. Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 8/7/2017.  (Ảnh chính thức của Tòa Bạch Ốc/ Shealah Craighead).
See the source image
Ảnh Andy
See the source image

Andy

Quan điểm cứng rắn của Tổng thống Trump đối với thương mại Tàu Cọng, sẽ mang lại lợi ích cho cả thế giới và nước Mỹ, theo ông Jim Talent, thành viên Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC).

Theo ông Talent, sự dư thừa các sản phẩm nhập khẩu từ Tàu Cọng, trong đó rất nhiều sử dụng công nghệ Mỹ, trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến các nhà máy Mỹ bị đóng cửa và rất nhiều người lao động Mỹ bị mất việc làm.

Viện Chính sách Kinh tế ước tính trên thực tế người dân Mỹ đã mất đi 3,4 triệu việc làm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2015, do thâm hụt thương mại của Mỹ với Tàu Cọng.

Ông Talent cho rằng sự trỗi dậy ‘hung hăng’ của Tàu Cọng chắc chắn là vấn đề quan ngại của mọi quốc gia, đang tìm cách bảo vệ chủ quyền, và đảm bảo sự tồn tại của nền kinh tế, theo Fox News.

Dưới thời Tổng thống Trump, nước Mỹ cuối cùng đã nhận ra thách thức toàn diện từ Tàu Cọng và đang hành động trên một số phương diện cùng một lúc. Việc này có lẽ sẽ khó khăn, bởi vì Tàu Cọng có một sự khởi đầu thuận lợi như vậy, nhưng “ít nhất chúng ta hiện đang chiến đấu [chống lại nó], ông Talent nhận xét.

Tổng thống Trump cho rằng với tham vọng bá chủ khu vực, Bắc Kinh đang củng cố sức mạnh và của cải thông qua các thủ đoạn bất hợp pháp: xâm lấn kinh tế, đe dọa sử dụng vũ lực, tham nhũng và làm biến chất chính phủ các nước khác.

Ông Talent cho rằng Tàu Cọng đã ‘thủ đoạn’ sử dụng nền kinh tế xuất khẩu để nhanh chóng nâng cao vị thế của mình. Nhiều thập kỷ qua, Bắc Kinh đã sử dụng chính sách kinh tế bảo hộ và chiến thuật tấn công thương mại để làm tăng tính cạnh tranh hàng hóa sản xuất của Trung Quốc, trên thị trường quốc tế, trong đó Tàu Cọng phát triển kinh tế dựa trên tổn thất của các đối tác thương mại.

Chẳng hạn như bằng chiến lược áp đặt thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa nước ngoài, Tàu Cọng đã có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước những bất ổn kinh tế trong môi trường cạnh tranh trực tiếp.

Tương tự, Bắc Kinh ép buộc các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty Tàu Cọng, và yêu cầu chuyển giao công nghệ như một điều kiện được phép  kinh doanh tại Tàu Cọng, vi phạm nghiêm trọng các cam kết và nghĩa vụ của một quốc gia theo luật pháp quốc tế. 

Sự tăng trưởng kinh tế đã cho phép Bắc Kinh gia tăng chi tiêu quân sự với 2 con số hoặc 1 con số cao trong hơn 20 năm liên tiếp. Kết quả là điều đó hỗ trợ cho chính sách đối ngoại hung hăng của Tàu Cọng, như hành động xây dựng và quân sự hóa các đảo trên Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong nhiều thập kỷ, các tổng thống Mỹ đã nỗ lực chân thành, nếu không nói là ‘khờ dại’, giúp Tàu Cọng gia nhập cộng đồng thương mại quốc tế, trên cơ sở bình đẳng với các quốc gia khác.

Chính sách của Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một trong những chính sách “thân thiện” đối với Tàu Cọng, theo Jim Talent.

Tổng thống George W. Bush đã cho phép Tàu Cọng tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với hy vọng rằng với việc tham gia này, WTO có thể thúc dục chính quyền Tàu Cọng tự do hóa nền kinh tế và chính sách đối nội của mình. Thật không may, WTO đã không thay đổi được Tàu Cọng. Thay vào đó, Tàu Cọng đã phá hoại WTO.

Cựu Tổng thống Obama đã cố gắng chống lại sự gây hấn của Tàu Cọng trong khu vực, với chính sách “Xoay trục sang châu Á”. Nhưng chính sách này được xem là một sự thất bại. Obama đã đáp trả các thủ đoạn kinh tế bất hợp pháp của Tàu Cọng,  một cách thất thường và không có hiệu quả.

Trái lại, Tổng thống Donald Trump đã khởi xướng một chiến dịch mạnh mẽ để cạnh tranh với Tàu Cọng trên một số lĩnh vực, và nó đã có tác dụng.

Trump
Tổng thống Donald J. Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump, thăm Tàu Cọng hôm 10/11/2017 (Ảnh: Andrea Hanks/Official White House).

Theo một nghiên cứu gần đây của mạng lưới các nhà nghiên cứu của Liên minh châu Âu, Tàu Cọng đang chịu gánh nặng chi phí, từ thuế quan 25% của Tổng thống Trump, đối với hàng hóa trị xuất khẩu Tàu Cọng trị giá 250 tỷ USD. 

Theo ông Talent, Tàu Cọng cuối cùng bị buộc phải đối mặt với vị tổng thống Mỹ, người sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ ảnh hưởng quốc gia, để buộc Bắc Kinh phải trả giá cho sự ‘hung hăng’ của mình. 

Đây là một trong những thành tựu lớn nhất của Tổng thống Trump. Chỉ trong 2 năm, ông Trump đã đưa nước Mỹ vào một cuộc cạnh tranh quốc gia với đối thủ mạnh nhất về kinh tế của Mỹ. Thậm chí, ông Trump còn âm thầm có được sự ủng hộ của lưỡng đảng cho nỗ lực trên. 

Điều quan trọng là người Mỹ không nên phản ứng thái quá với những thách thức khi đối phó với Tàu Cọng. “Thật đáng tiếc khi ‘Phố Wall’ có cái nhìn phóng đại về tác động tiềm năng của chính sách thuế quan mới đối với nền kinh tế Hoa Kỳ”, ông Talent nhận xét.

Ông Talent lưu ý Mỹ chỉ xuất cảng 130 tỷ USD hàng hóa sang Tàu Cọng hàng năm, chiếm khoảng 0,5% của nền kinh tế trị giá 21 nghìn tỷ đô la của Mỹ, nếu làm tròn con số. Ngay cả khi thêm vào 506 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Tàu Cọng, tổng thương mại hai chiều hiện tại của Mỹ với Tàu Cọng chỉ bằng khoảng 2,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Điều này giúp giải thích lý do tại sao nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng rất lành mạnh trong khi nền kinh tế Tàu Cọng đang bắt đầu suy giảm. Theo ông Talent, các nhà đầu tư và các nhà phân tích trên Phố Wall cần phải tỉnh táo và đánh giá đúng vấn đề. Rõ ràng, mối đe dọa lớn đối với thương mại tự do đến từ Bắc Kinh, chứ không phải Washington. Tàu Cọng đang tích cực nỗ lực phá hoại nền kinh tế thế giới.

Tổng thống Trump cần sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực đầu tư, trong những nỗ lực của mình để ngăn chặn Tàu Cọng. Sự cạnh tranh này có thể kéo dài trong một thời gian dài, nhưng người dân Mỹ nên tự tin về sự thành công. Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ luôn mạnh hơn Tàu Cọng.

“Chúng ta may mắn khi Tổng thống Trump đã khích động những nỗ lực của Mỹ để bảo vệ nền kinh tế của chúng ta và lợi ích của toàn thế giới trong một hệ thống thương mại tự do và công bằng”, ông Talent kết luận.

Hải My

Học cách tu cái miệng

Sống ở trên đời, “tu cái miệng” là một điều đặc biệt quan trọng. Người xưa có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, thật khó lòng thu hồi về được nữa…

Nói chuyện là một nghệ thuật, dù là lời hay ý đẹp cũng phải đắn đo. Nói điều không tốt khiến đôi bên nghe xong đều mất hứng thì đương nhiên là không nên nói. 
Vậy những lời thế nào là không tốt và không nên nói ra? Học cách “tu cái miệng” bằng cách không nói 8 lời sau đây: 

1. Không nói những lời chán nản, thối chí
Có người bình thường thích nói những lời chán nản làm người khác nhụt chí. Thật ra cuộc sống rất cần những lời cổ vũ động viên từ người khác, cho dù không có ai khích lệ thì cũng phải tự khích lệ chính mình. Bản thân không cổ vũ chí hướng của mình, trái lại còn nói ra những lời thoái chí thì đương nhiên sẽ rơi vào vực sâu suy sụp.

2. Không nói những lời tức giận
Con người đang lúc tức giận thường không tự chủ được mà nói ra những lời giận dữ, có lúc làm tổn thương người khác, có khi lại làm tổn thương chính mình. Người ta khi bị xúc phạm thì cần nhất là giữ được tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn, vì lời nói lúc nóng giận thường rất khó nghe, vì vậy nhất định đừng nên nói.

3. Không nói những lời oán trách
Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói về bạn, gây ra bất hòa thị phi, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?

4. Không nói những lời tổn thương
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không biết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!

5. Không nói những lời khoe khoang
Có người khi nói chuyện thường thích tuyên truyền về bản thân, tự mình quảng cáo rùm beng, tự mình thổi phồng chính mình, người khác nghe xong nhất định không đồng tình. Cho nên khoe khoang thực tế cũng chẳng được lợi ích gì, trái lại còn làm mình bị tổn thương. Con người muốn vĩ đại thì phải làm những việc vĩ đại, vĩ đại ấy là phải để người khác nói, không thể tự nhận được đâu, bản thân mình khiêm tốn là tốt hơn cả.

6. Không nói những lời dối trá
Phật giáo giảng “Ngũ giới”, “cấm nói dối” là một trong năm giới cấm này. Nói dối tức là “thấy mà nói không thấy, không thấy mà nói thấy, đúng mà nói là sai, sai mà nói là đúng”, nói một cách đơn giản thì đó là những lời không thật.
Truyện ngụ ngôn “Sói đến rồi” (hay “Chú bé chăn cừu”) từng nói về hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Một ví dụ khác, ban đầu có 1 chiếc máy bay, qua tai người khác nói thành 11 chiếc, cuối cùng biến thành 91 chiếc, đây chính là những tin đồn thất thiệt, chuyện bé xé ra to, cũng tương tự như là nói dối.
7. Không nói những lời bí mật
Trên đời này có lắm điều bí mật, từ gia đình đến công ty không đâu là không có, nghiệp vụ có bí mật nghiệp vụ, quốc gia có bí mật quốc gia. Hiện nay các quốc gia đều rất coi trọng việc bảo mật, nếu chẳng may tiết lộ bí mật quốc gia thì bạn sẽ bị xử lý nghiêm khắc và chịu hình phạt nặng nề.
Cho nên chúng ta cần phải tạo thành thói quen giữ bí mật, không được tùy tiện phát ngôn. Trước khi nói ra những chuyện bí mật, bạn phải nghĩ đến những hậu quả xấu có khả năng xảy ra, hiểu rõ tính nghiêm trọng của nó thì sẽ không dám tùy tiện ăn nói lung tung.
8. Không nói những lời riêng tư
Mỗi người đều có những chuyện riêng tư, việc riêng của mình đương nhiên không muốn người khác biết, việc riêng của người khác cũng không thể mang ra nói lung tung. Cho dù bạn có nói ra hết chuyện riêng của người khác mà họ không phản kháng lại thì tính xấu của bạn cũng đã lộ ra rồi, sau này bạn sẽ khó mà có được hậu phúc nữa.
Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.
Ngoài những điều kể trên, đương nhiên còn có rất nhiều điều không nên nói và không nên làm, thận trọng với những lời nói của mình cũng chính là đang “tu khẩu” , tu cái miệng của mình, bằng không chính bạn đang hủy đi phúc đức của mình đấy !

Một thời thịnh vượng, Venezuela rơi vào thảm họa nghèo đói như thế nào?

Một thời thịnh vượng, Venezuela rơi vào thảm họa nghèo đói như thế nào?

image.png
Một cuộn giấy vệ sinh có giá 2.600.000 bolivar, tương đương 38 triệu đồng. (Ảnh: Reuters)

“Giấy vệ sinh có giá trị hơn tiền, thương vong xảy ra hằng ngày trên đường phố, những đứa trẻ chết dần chết mòn vì đói”, trang tin News.com.au của Australia viết về thực trạng của Venezuela. Nhìn vào thảm cảnh ấy, liệu ai có thể tin được cuộc sống ở Venezuela đã từng có lúc tươi đẹp.
Một thập kỷ trước, Venezuela nổi tiếng với bờ biển Caribbean, tự hào là nơi có thác nước cao nhất thế giới và trữ lượng dầu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, từ khi Nicolas Maduro trở thành Tổng thống Venezuela vào năm 2013, xứ sở dầu mỏ này đã rơi vào tình trạng tham nhũng tràn lan, kinh tế suy thoái và siêu lạm phát, kéo theo vấn nạn thiếu lương thực, thuốc men và tất cả các nhu yếu phẩm cơ bản mà người dân cần, theo News.com.au.
Và cuộc khủng hoảng kéo dài của nước sẽ dẫn đến một trong hai kết cục: tốt hơn hoặc tồi tệ hơn.

Tại sao Venezuela lại khủng hoảng?

Từng là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở châu Mỹ Latinh, Venezuela đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau khi theo con đường kế hoạch hóa nền kinh tế, tập trung phát triển kinh tế nhà nước và triệt tiêu dần kinh tế tư nhân. Dù Venezuela có trữ lượng dầu mỏ được kiểm chứng là lớn nhất thế giới, sự rớt giá dầu mỏ kết hợp với tham nhũng và chính sách điều hành yếu kém trong hai thập niên đã khiến Venezuela lâm vào tình trạng hỗn loạn, News.com.aubình luận.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố trên trang web của mình ngày 8/11/2018 rằng số người di cư khỏi Venezuela đã lên tới 3 triệu người.
Trước đây, người dân Venezuela có thể dùng thẻ căn cước vào Colombia và Ecuador, khoảng một nửa trong số họ cho đến nay vẫn không có hộ chiếu. Đối với đất nước đang phải vật lộn với tình trạng thiếu giấy và mực in như Venezuela, để có được hộ chiếu là điều gần như không thể.
Ông Maduro thường xuyên bác bỏ số người di cư, gọi đó là những “tin tức giả” được tạo ra để biện minh cho sự can thiệp của nước ngoài vào nội bộ Venezuela, News.com.au cho biết. Ông cũng kêu gọi người dân của mình “hãy dừng việc dọn dẹp nhà vệ sinh ở nước ngoài” và trở về nước.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (Ảnh: Flickr)
Ông Maduro đã tái đắc cử vào tháng 5 trong cuộc bỏ phiếu mà hàng loạt chính phủ nước ngoài xem là gian lận và các đối thủ chủ chốt của ông bị cấm tham gia tranh cử. Tuy nhiên, ông Maduro khẳng định cuộc bầu cử là tự do và công bằng và nói rằng tình hình là kết quả của một “cuộc chiến kinh tế” do các nhà lãnh đạo phe đối lập và các doanh nghiệp chuyên chế đang tăng giá.

Sự mất giá đồng tiền

Trong chế độ chuyên quyền của Tổng thống Maduro, mọi thứ đều có giá trị hơn tiền tệ của xứ sở dầu mỏ này, News.com.au bình luận.
Vào tháng 8/2018, những bức ảnh của Reuters đã làm nổi bật thực trạng siêu lạm phát dưới chế độ Maduro, nơi mà đồng tiền bolivar gần như vô giá trị khi được chất thành từng đống mới đủ để mua những nhu yếu phẩm cơ bản.
Một con gà nặng 2,4kg trị giá 14.600.000 bolivar, tương đương 215 triệu đồng, tại một khu chợ đường phố ở Venezuela vào ngày 16/8.
Con gà 2,4 kg có giá tương đương 215 triệu tiền Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Một bức ảnh khác thể hiện một cuộn giấy vệ sinh bên cạnh 2.600.000 bolivar, tương đương 38 triệu đồng.
Nạn đói ở Venezuela ngày càng trở nên trầm trọng, tình trạng suy dinh dưỡng tràn lan và người dân phải bới rác tìm thức ăn, theo hãng tin Al Jazeera.
Chuyên gia về kinh tế và siêu lạm phát, giáo sư Steve Hanke từ Đại học Johns Hopkins cho rằng tiền tệ là “một vòng xoáy tử thần và mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn”.
“Nó sẽ càng tệ hơn bao nhiêu và kéo dài bao lâu thì không ai biết”, giáo sư Steve Hanke nói với BBC, “Bạn không thể dự đoán thời lượng và tiến trình gia tăng lạm phát”.
Và giáo sư Hanke đã đúng. Trong năm tháng kể từ khi những bức ảnh được chụp, siêu lạm phát đã chỉ trở nên tồi tệ. Tỷ lệ lạm phát của Venezuela năm 2018 lên tới 80.000%, nhà kinh tế Steve H. Hanke cho biết trên tạp chí tài chính Forbes ngày 1/1/2019. Quỹ tiền tệ Quốc tế cảnh báo lạm phát của nước này có thể lên tới 10 triệu % vào năm 2019, theo Reuters.
sieu lam phatNgười dân đi ngang qua các kệ hàng trống tại một siêu thị ở San Cristobal, Venezuela. (Ảnh: Carlos Eduardo Ramirez)
Một ví dụ rõ ràng khác về khủng hoảng lạm phát của Venezuela là khi gã khổng lồ lốp xe Goodyear tuyên bố không thể tiếp tục sản xuất cao su hay lốp xe tại quốc gia bị khủng hoảng.
Khi hàng trăm công nhân viên Goodyear tụ tập trước cổng nhà máy bị kiểm soát, sẵn sàng để đi làm, nhưng họ lại nhận được đề nghị phải thôi việc. Công ty có trụ sở tại Mỹ đã tuyên bố họ sẽ tặng cho nhân viên của mình 10 chiếc lốp như một phần đền bù – một mặt hàng vô cùng quý giá trên thị trường chợ đen Venezuela.
Kellogg, Kimberley Clark và một số hãng hàng không trước đây tuyên bố hoạt động kinh doanh tại Venezuela không còn khả thi trong khoảng bốn năm sau khi xứ sở dầu mỏ này rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Juan Guaido, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, chào mừng những người ủng hộ ông tại Caracas, Venezuela hôm 23/1/2019. (Ảnh: REUTERS/Carlos Garcia Rawlins)
Khi đất nước đức trước bờ vực sụp đổ vì siêu lạm phát, Juan Guaido, một kỹ sư 35 tuổi mới được bầu làm Chủ tịch Quốc hội tại Venezuela, hôm 23/1 tuyên bố làm tổng thống lâm thời, trước sự chứng kiến của hàng ngàn người biểu tình yêu cầu bãi nhiệm ông Maduro, theo AP.
Mỹ, Canada, Australia và hơn chục nước khác đã công nhận ông Guaido làm tổng thống của Venezuela thay thế ông Maduro cho đến khi nước này tổ chức một cuộc bầu cử mới. Tuy nhiên, ông Maduro đã bác bỏ đề xuất của các nước phương Tây về việc tổ chức một cuộc bầu cử mới tại quốc gia Nam Mỹ này.
Trong lá thư ngày 26/1 gửi Thủ tướng Anh Theresa May, ông Guaido kêu gọi Luân Đôn không chuyển giao số vàng của Venezuela được gửi tại Ngân hàng Trung ương Anh Quốc cho “chế độ bất hợp pháp và mục ruỗng” của Tổng thống Maduro, theo Financial Times.
“Maduro đã đánh cắp một lượng lớn tài sản của đất nước. Không có nghi ngờ về việc ông ta sẽ đánh cắp tài sản được lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương Anh Quốc, nếu ông ta được tạo điều kiện, mà tài sản đó đúng ra phải được dùng để hỗ trợ cho sự phục hồi của Venezuela”, ông Guaido viết trong lá thư gửi bà May.
Ngân hàng Trung ương Anh Quốc đã 2 lần từ chối chuyển giao số vàng cho chính quyền Maduro vì “các lý do liên quan đến việc tuân thủ quy định”.
Tâm Bình
__._,_.___