Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN MA Toàn Không (Tiếp theo) 2). ĐẠI BỒ TÁT ĐẤU TRÍ VỚI MA VƯƠNG: Thiên Ma thách thức: “- Ông muốn chiến đấu với ta chăng?” Ta đáp: “- Ta muốn cùng ông giao chiến”. Thiên Ma hỏi: “- Ông ghét điều gì?” Ta đáp: “- Ta dẹp những điều kiêu mạn, như tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn”. Thiên Ma hỏi: “- Ông dùng điều gì để diệt các mạn đó?” Ta đáp: “- Thiên Ma Ba Tuần (tên của Đại Thiên Ma) nên biết, có Từ tam muội, Bi tam muội, Hỉ tam muội, Xả tam muội, Không tam muội, Vô nguyện tam muội, Vô tướng tam muội. Do Từ tam muội được Bi tam muội, do Bi tam muội được Hỉ tam muội, do Hỉ tam muội được Xả tam muội. Do Không tam muội được Vô nguyện tam muội, do Vô nguyên tam muội được Vô tướng tam muội. Do sức của các tam muội này chiến đấu với ông” LỜI BÀN: Không thể áp đảo tinh thần, Ma Vương quay qua hỏi “lý” rằng: “Ông ghét điều gì?” Ngài bảo: “Đó là kiêu mạn, như tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn”. Chúng ta thử phân tích những lời này của Đại Bồ Tát: Kiêu mạn: Nghĩa là kém người cho rằng mình cũng bằng người, hoặc bằng người lại cho mình hơn người. Lòng kiêu căng ngã mạn này cần phải trừ khử bằng cách dùng “không mạn” để diệt mạn, vì cái kiêu mạn cũng như hư không, nó chỉ là hình bóng không có thực thể gì, nó như bóng trăng đưới đáy nước không thật; nếu biết sự kiêu mạn không thật, chẳng bổ ích gì thì nó sẽ chấm dứt dễ dàng. Tăng thượng mạn: Có một ít cho rằng mình có nhiều, người tăng thượng mạn hay huênh hoang khoác lác, như tu hành chưa tới đâu, lại cho mình đã đạt quả này quả nọ chẳng hạn; người tăng thượng mạn thường là người có “ngã chấp” quá nặng, cho cái ta là nhất, thiên hạ không ai bằng mình, vì người này cố bám vào cái danh hão, nên vì cái ta mà sinh ra tăng thượng mạn. Tự mạn: Kiêu hãnh vì cho rằng mình đã đầy đủ về một phương diện nào đó, ví như người tu mới đạt được chút ít đã cho rằng như thế là đủ, rồi tự kiêu với sự được đủ ấy; người này không nên tự mạn, mà phải tiếp tục tiến lên cho được tốt đẹp hơn. Tà mạn: Kiêu mạn về sự quấy sự sai của mình, ví như có người kiêu hãnh về sự ăn cắp giỏi của mình, có người kiêu hãnh tin tưởng vào một vị Thần linh có thể chữa khỏi mọi thứ bệnh, hoặc tin tưởng cầu gì cũng được vị Thần linh ấy giúp, những sự kiêu hãnh về sự tà này chẳng có gì đáng gọi là kiêu hãnh cả, vì sao? Vì ăn cắp tài giỏi cách mấy đi nữa, vẫn không phải là nghề chân chính, và gây đau khổ cho người khác; còn người tin tưởng Thần Thánh cứu khỏi bệnh hoặc đáp ứng các điều cầu xin, phải hỏi người ấy trong mọi trường hợp bệnh hoạn hoặc cầu xin điều gì vị Thần Thánh ấy có cứu giúp hết được không? Nếu không cứu giúp được hết thảy, mà chỉ có một vài người được khỏi bệnh hoặc vài trường hợp cầu xin được, thì chỉ là sự tình cờ mà được thôi, chẳng phải thật mà là giả, không nên tin như người thiếu trí tuệ. Tóm lại: chúng ta phải lấy chính để dẹp tà, lấy tỉnh để dẹp mê. --- :: --- Sau khi Đại Bồ Tát trả lời rằng các loại Mạn là không đáng ưa, Thiên Ma lại hỏi Ngài dùng cách gì để diệt các loại mạn đó, Ngài bảo: “Có Từ, Bi, Hỉ, Xả, Không, Vô nguyện, Vô tướng tam muội. Do Từ tam muội được Bi tam muội, do Bi tam muội được Hỉ tam muội, do Hỉ tam muội được Xả tam muội. Do Không tam muội được Vô nguyện tam muội, do Vô nguyện tam muội được Vô tướng tam muội, do Vô tướng tam muội được Niết Bàn”, tại sao? - Từ tam muội: Là ban vui cho chúng sinh mà không phân biệt người ban và kẻ nhận (Vô duyên Từ). - Bi tam muội: Là coi cái khổ của chúng sinh là cái khổ của mình khi cứu giúp chúng sinh (Đồng thể Bi). - Hỉ tam muội: Là có tâm vui khi cứu giúp chúng sinh và vui theo cái vui của chúng sinh (Tịnh Thí). - Xả tam muội: Bỏ qua tất cả lỗi lầm của chúng sinh, không nhớ việc đã cứu giúp chúng sinh (Tịnh Xả). - Không tam muội: Tâm tịch tĩnh trong lặng trống rỗng chẳng có một sự vật gì. - Vô Nguyện tam muội: Tâm định tĩnh không có một tí ham muốn ước mong. - Vô Tướng tam muội: Tâm định tĩnh, không có một dung mạo hình dáng, cảm giác v.v... Tam muội có nghĩa là định tĩnh, không có một sự nhớ tưởng, suy nghĩ nào khác lọt vào tâm, ví như chiếc gương sạch trong, không mờ, không có một hạt bụi nên có bất cứ hình ảnh to nhỏ nào trước gương đều thấy rõ ràng. Cũng như nước sạch trong hồ không gió, lặng sóng trong vắt, nên có thể nhìn thấy bất cứ vật gì dưới đáy hồ. 1- Do Từ tam muội được Bi tam muội là sao? Là do muốn cho chúng sinh vui (Từ) nên hết lòng thương yêu cứu khổ (Bi), đó là do Từ tam muội được Bi tam muội. 2- Do Bi tam muội được Hỉ tam muội là sao? Là do chúng sinh được thương yêu cứu khổ (Bi), chúng sinh được vui nên vui theo (Hỉ), đó là do Bi tam muội được Hỉ tam muội. 3- Do Hỉ tam muội được Xả tam muội là sao? Là do vui theo chúng sinh nên vui theo (Hỉ), nhưng rồi cũng quên luôn vì đã làm mà như không làm (Xả), tâm luôn luôn thanh tịnh không dính mắc một việc gì, đó là do Hỉ tam muội được Xả tam muội. 4- Do Không tam muội được Vô Nguyện tam muội là sao? Là do tâm trống rỗng trong sáng (Không) nên không có một ước vọng nào trong tâm (Vô Nguyện), đó là do Không tam muội được Vô Nguyện tam muội. 5- Do Vô Nguyện tam muội được Vô Tướng tam muội là sao? Là do không có ước vọng (Vô Nguyện) nên không có một hình bóng nào trong tâm (Vô Tướng), đó là Vô Nguyện tam muội được Vô Tướng tam muội. Tuy nhiên không phải là không ngơ chẳng có gì, mà diệu hữu, nghĩa là không mà là có, Như khi có vật xuất hiện, hính bóng sẽ hiện trong chiếc gương trong sạch, như nhìn rõ vật dưới đáy hồ nước trong không gợn sóng vậy. Tại sao Đại Bồ Tát nói câu: “Do sức tam muội này chiến đấu với ông”? Vì do sức tam muội, trong Đại định rải tâm Từ Bi Hỉ Xả, Không Vô Nguyện Vô Tướng tam muội ấy, Ma chẳng thể làm gì được, chẳng thể chen vào phá hại Ngài vậy. 3) MA VƯƠNG HÀNG PHỤC: (Còn Tiếp)

ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN MA
Toàn Không
(Tiếp theo)
 2). ĐẠI BỒ TÁT ĐẤU
TRÍ VỚI MA VƯƠNG:
    Thiên Ma thách thức:
“- Ông muốn chiến đấu với ta chăng?”
     Ta đáp:
“- Ta muốn cùng ông giao chiến”.
     Thiên Ma hỏi:
“- Ông ghét điều gì?”
     Ta đáp:
“- Ta dẹp những điều kiêu mạn, như tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn”.
     Thiên Ma hỏi:
“- Ông dùng điều gì để diệt các mạn đó?
     Ta đáp:
“- Thiên Ma Ba Tuần (tên của Đại Thiên Ma) nên biết, có Từ tam muội, Bi tam muội, Hỉ tam muội, Xả tam muội, Không tam muội, Vô nguyện tam muội, Vô tướng tam muội.
     Do Từ tam muội được Bi tam muội, do Bi tam muội được Hỉ tam muội, do Hỉ tam muội được Xả tam muội. Do Không tam muội được Vô nguyện tam muội, do Vô nguyên tam muội được Vô tướng tam muội.
      Do sức của các tam muội này chiến đấu với ông
LỜI BÀN:
     Không thể áp đảo tinh thần, Ma Vương quay qua hỏi “lý” rằng: “Ông ghét điều gì?” Ngài bảo: “Đó là kiêu mạn, như tăng thượng mạn, tự mạn, tà mạn”. Chúng ta thử phân tích những lời này của Đại Bồ Tát:
Kiêu mạn: Nghĩa là kém người cho rằng mình cũng bằng người, hoặc bằng người lại cho mình hơn người.
     Lòng kiêu căng ngã mạn này cần phải trừ khử bằng cách dùng “không mạn” để diệt mạn, vì cái kiêu mạn cũng như hư không, nó chỉ là hình bóng không có thực thể gì, nó như bóng trăng đưới đáy nước không thật; nếu biết sự kiêu mạn không thật, chẳng bổ ích gì thì nó sẽ chấm dứt dễ dàng.
Tăng thượng mạn: Có một ít cho rằng mình có nhiều, người tăng thượng mạn hay huênh hoang khoác lác, như tu hành chưa tới đâu, lại cho mình đã đạt quả này quả nọ chẳng hạn; người tăng thượng mạn thường là người có “ngã chấp” quá nặng, cho cái ta là nhất, thiên hạ không ai bằng mình, vì người này cố bám vào cái danh hão, nên vì cái ta mà sinh ra tăng thượng mạn.
Tự mạn: Kiêu hãnh vì cho rằng mình đã đầy đủ về một phương diện nào đó, ví như người tu mới đạt được chút ít đã cho rằng như thế là đủ, rồi tự kiêu với sự được đủ ấy; người này không nên tự mạn, mà phải tiếp tục tiến lên cho được tốt đẹp hơn.
Tà mạn: Kiêu mạn về sự quấy sự sai của mình, ví như có người kiêu hãnh về sự ăn cắp giỏi của mình, có người kiêu hãnh tin tưởng vào một vị Thần linh có thể chữa khỏi mọi thứ bệnh, hoặc tin tưởng cầu gì cũng được vị Thần linh ấy giúp, những sự kiêu hãnh về sự tà này chẳng có gì đáng gọi là kiêu hãnh cả, vì sao?
     Vì ăn cắp tài giỏi cách mấy đi nữa, vẫn không phải là nghề chân chính, và gây đau khổ cho người khác; còn người tin tưởng Thần Thánh cứu khỏi bệnh hoặc đáp ứng các điều cầu xin, phải hỏi người ấy trong mọi trường hợp bệnh hoạn hoặc cầu xin điều gì vị Thần Thánh ấy có cứu giúp hết được không? Nếu không cứu giúp được hết thảy, mà chỉ có một vài người được khỏi bệnh hoặc vài trường hợp cầu xin được, thì chỉ là sự tình cờ mà được thôi, chẳng phải thật mà là giả, không nên tin như người thiếu trí tuệ.
    Tóm lại: chúng ta phải lấy chính để dẹp tà, lấy tỉnh để dẹp mê.
--- :: ---
    Sau khi Đại Bồ Tát trả lời rằng các loại Mạn là không đáng ưa, Thiên Ma lại hỏi Ngài dùng cách gì để diệt các loại mạn đó, Ngài bảo: “Có Từ, Bi, Hỉ, Xả, Không, Vô nguyện, Vô tướng tam muội. Do Từ tam muội được Bi tam muội, do Bi tam muội được Hỉ tam muội, do Hỉ tam muội được Xả tam muội. Do Không tam muội được Vô nguyện tam muội, do Vô nguyện tam muội được Vô tướng tam muội, do Vô tướng tam muội được Niết Bàn”, tại sao?
- Từ tam muội: Là ban vui cho chúng sinh mà không phân biệt người ban và kẻ nhận (Vô duyên Từ).
- Bi tam muội: Là coi cái khổ của chúng sinh là cái khổ của mình khi cứu giúp chúng sinh (Đồng thể Bi).
- Hỉ tam muội: Là có tâm vui khi cứu giúp chúng sinh và vui theo cái vui của chúng sinh (Tịnh Thí).
- Xả tam muội: Bỏ qua tất cả lỗi lầm của chúng sinh, không nhớ việc đã cứu giúp chúng sinh (Tịnh Xả).
- Không tam muội: Tâm tịch tĩnh trong lặng trống rỗng chẳng có một sự vật gì.
- Vô Nguyện tam muội: Tâm định tĩnh không có một tí ham muốn ước mong.
- Vô Tướng tam muội: Tâm định tĩnh, không có một dung mạo hình dáng, cảm giác v.v...
     Tam muội có nghĩa là định tĩnh, không có một sự nhớ tưởng, suy nghĩ nào khác lọt vào tâm, ví như chiếc gương sạch trong, không mờ, không có một hạt bụi nên có bất cứ hình ảnh to nhỏ nào trước gương đều thấy rõ ràng. Cũng như nước sạch trong hồ không gió, lặng sóng trong vắt, nên có thể nhìn thấy bất cứ vật gì dưới đáy hồ.
1- Do Từ tam muội được Bi tam muội là sao?
Là do muốn cho chúng sinh vui (Từ) nên hết lòng thương yêu cứu khổ (Bi), đó là do Từ tam muội được Bi tam muội.
2- Do Bi tam muội được Hỉ tam muội là sao?
Là do chúng sinh được thương yêu cứu khổ (Bi), chúng sinh được vui nên vui theo (Hỉ), đó là do Bi tam muội được Hỉ tam muội.
3- Do Hỉ tam muội được Xả tam muội là sao? Là do vui theo chúng sinh nên vui theo (Hỉ), nhưng rồi cũng quên luôn vì đã làm mà như không làm (Xả), tâm luôn luôn thanh tịnh không dính mắc một việc gì, đó là do Hỉ tam muội được Xả tam muội.
4- Do Không tam muội được Vô Nguyện tam muội là sao?
Là do tâm trống rỗng trong sáng (Không) nên không có một ước vọng nào trong tâm (Vô Nguyện), đó là do Không tam muội được Vô Nguyện tam muội.
5- Do Vô Nguyện tam muội được Vô Tướng tam muội là sao?
Là do không có ước vọng (Vô Nguyện) nên không có một hình bóng nào trong tâm (Vô Tướng), đó là Vô Nguyện tam muội được Vô Tướng tam muội.
     Tuy nhiên không phải là không ngơ chẳng có gì, mà diệu hữu, nghĩa là không mà là có, Như khi có vật xuất hiện, hính bóng sẽ hiện trong chiếc gương trong sạch, như nhìn rõ vật dưới đáy hồ nước trong không gợn sóng vậy.
     Tại sao Đại Bồ Tát nói câu: “Do sức tam muội này chiến đấu với ông”?
     Vì do sức tam muội, trong Đại định rải tâm Từ Bi Hỉ Xả, Không Vô Nguyện Vô Tướng tam muội ấy, Ma chẳng thể làm gì được, chẳng thể chen vào phá hại Ngài vậy.
3) MA VƯƠNG HÀNG PHỤC:
(Còn Tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét