Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT 

  •   LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT 
  • ( Đề nghị sửa lại là:”  LỊCH SỬ CHỮ VIỆT “ . Vì tiếng Việt Nam đã có từ khi khởi thủy của  người Việt, đến khi bị Tàu đô hộ thì sử dụng chữ Nho, còn gọi là chữ “ HÁN “ từ chữ " NHO "  Ông bà VN chuyển qua bằng chữ " NÔM ", từ chữ " NÔM " Bá Đá Lộc dùng mẫu tự La Tinh chuyển qua “ chữ Việt Ngữ “ chứ không phải tiếng Việt !                                         Dùng chữ “ Lịch Sử Tiếng Việt “ , chẳng khác nào nói Tổ Tiên người Việt Nam ta là giống người “ NGU “ hay “ CÂM “, chưa biết nói tiếng của mẹ đẻ hay sao ?                                                                                      Chỉ dùng sai chữ như thế không biết vô tình hay cố ý, cho Tổ Tiến người Việt Nam lúc khởi thủy là giống người “ CÂM  hay người NGU “ không biết nói tiếng mẹ đẻ, cho đến khi có chữ Việt bằng mẫu tự la tinh mới biết nói thành “ Tiêng “ hay sao ?
  • Tôi nghĩ, lịch sử phải khách quan nhìn nhận thực tế như vậy. Nếu nói “ LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT “ là hóa ra người chuyển từ chữ NÔM của Việt Nam qua chữ Việt Ngữ là Tổ Tiên khai khẩu của người Việt Nam chứ còn gì nữa ?
  •      California, ngày 27 tháng 10 năm 2018
  •           Huỳnh Kim   
  •                      -----------------------------------------------------------                               
Future of Chinese Characters”). Khi mới ra đời, bộ chữ này có rất nhiều khiếm khuyết như chưa có các dấu thanh, chữ viết dính liền nhau và thiếu nhiều nguyên âm cũng như một số phụ âm đơn  (đ, x, v) và phụ âm kép (ch, tr, gh, nh). Cho đến khi Giáo sĩ Alexandre de Rhodes xuất bản cuốn Từ điển Việt-Bồ-La năm 1651 thì chữ Quốc ngữ mới thực sự được hoàn chỉnh và chuẩn hoá (Trần Văn Giàu, Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, “Chữ Quốc ngữ trên đất Sài-gòn Gia- định những TK XVII –XVIII-XIX”, không rõ năm xuất bản).
Những nhà văn tiền phong ấy là Trương Vĩnh Ký, Hình Tịnh Của, Trương Minh Ký, đã sáng tác văn chương, đẩy mạnh việc truyền bá chữ quốc ngữ. Trong đó Trương Vĩnh Ký soạn và cho in ra  quyển Chuyện Ðời Xưa vào năm 1867. Hình Tịnh Của soạn quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, in năm 1895. Họ đã là những nhà văn lớn, gây thành những phong trào tiên phong sau nầy.Trương Vĩnh Ký Pétrus. Tên thật của ông, là Trương Chánh Ký sau đổi thành Trương Vĩnh Ký, tên thánh là Jean Paptiste, tên chữ là Pétrus. Vì vậy người ta thường viết tên ông là Pétrus Jean Paptiste Trương Vĩnh Ký, sanh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại làng Vĩnh Thành (tục danh Cái Mơn). Dưới đây là một bài thơ của ông.
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,
Xô đẩy người vô giữa đời này.
Học thức gửi tên con sách nát,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.
Đặc biệt trong giai đoạn này quyển Kinh thánh cũng được dịch từ Hán Ngữ và Pháp Ngữ sang Quốc Ngữ, xuyên suốt năm năm, bởi các Giáo sĩ Tin Lành và Văn Thi sĩ Phan Khôi. Trọn bộ Kinh Thánh được hoàn tất và phát hành năm 1926.
Giai Đoạn Phát Triển (1932-1945) 1932-1945 là thời kỳ nở rộ của văn chương chữ Quốc Ngữ. Trong giai đoạn này, chính quyền thuộc Pháp muốn tăng cường ảnh hưởng của tiếng Pháp và hạn chế ảnh hưởng của tiếng Hán tại Việt Nam. Sự giảm sút của chữ Hán cũng dẫn đến sự suy giảm của chữ Nôm. Dầu vậy, người Việt đáp ứng với Tiếng Pháp rất hạn chế, vì thế chính quyền thuộc địa Pháp bất đắc dĩ phải chấp nhận sự hiện hữu của chữ Quốc ngữ về văn tự. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn được hình thành vào 3 đầu giai đoạn này bởi hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng. Dựa vào cơ hội này các nhà trí thức Việt Nam muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng của Hán ngữ và Pháp ngữ bằng cách vận động ủng hộ chữ Quốc ngữ trong công cuộc phổ biến tân học và lan truyền tư tưởng yêu nước. Các phong trào cải cách như Hội Trí Tri, Phong Trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục và ngành báo chí mới hình thành đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
Tiếp theo những cuốn truyện của các nhà văn quốc ngữ tiên phong trong gần hai thập niên đầu thế kỉ XX là các nhà văn Hồ Biểu Chánh và Hoàng Ngọc Phách vào thập niên thứ ba thế kỷ XX, đến những cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên – Hồn bướm mơ tiên(1933) của Khái Hưng và Bướm trắng (1942) của Nhất Linh. Chí sĩ Phan Bội Châu dùng thơ truyền thống để viết thư cho đồng bào quốc nội (Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Lưu cầu huyết lệ tân thư,…), dùng văn chương quốc ngữ để soạn niên biểu (Phan Bội Châu niên biểu), viết văn tế (Văn tế Phan Châu Trinh).
Các thể loại văn chương “tổng hợp” như tiểu thuyết - phóng sự(Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy Tây – Vũ Trọng Phụng, Việc làng – Ngô Tất Tố, Đồng quê – Phi Vân); Truyện ngắn-trữ tình hóa (Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Cô hàng xén, Quyển sách bỏ quên, Tình xưa, Sợi tóc – Thạch Lam; Tình trong câu hát, Làng, Bến nứa– Thanh Tịnh); truyện ngắn-kịch hóa (Kép Tư Bền, Người ngựa, ngựa người, Mất cái ví, Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan;Bộ răng vàng, Bà lão lòa –Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn-tiểu thuyết hóa (Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm – Nam Cao; Mợ Du – Nguyên Hồng).
Giai Đoạn Thăng Hoa (1945-1975) Thơ nhạc Tiền Chiến và Văn Chương Miền Nam đã góp phần làm thăng hoa chữ Quốc Ngữ. Được hưởng một thể chế chính trị tự do, bên trong vĩ tuyến 17 là một mảnh vườn trăm hoa đua nở cho sự phát triển của văn chương và nghệ thuật bằng chữ Quốc Ngữ.
Cuộc di cư năm 1954 đã thay đổi bộ mặt văn học nghệ thuật miền Nam những nơi hoạt động  mạnh là Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và nhất là Sài Gòn. Sài Gòn đã là nơi sinh hoạt báo chí và văn học nghệ thuật chủ yếu. Nhiều nhà báo và văn nghệ sĩ gốc miền Trung và Bắc đã đến lập nghiệp hoặc cộng tác. Giai đoạn văn học này có sự đóng góp của nhiều nhóm văn nghệ, tư tưởng hay tập trung ở các tạp chí như Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học, v.v. Văn học miền Nam trước 1975 đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, đa dạng, khai phóng, rộng mở đón nhận những trào lưu hoa văn học thế giới đông-tây.
Chữ Quốc Ngữ rất đa dạng là vì chức năng ghép thêm nhiều ngôn ngữ khác vào như chữ Hán, chữ Pháp, chữ Anh…
Giai Đoạn Phát Huy (1975-Hiện Tại) Tiếng Việt khá phong phú trong lãnh vực văn chương, đặc biệt trong thơ ca, nhưng còn giới hạn nhiều trong các lãnh vực chuyên môn như y khoa và công nghệ. Chúng ta, Người Việt trong và ngoài nước, cần phải phát huy Tiếng Việt để đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới đặc biệt trong các lãnh vực như: Khoa học, Khoa công nghệ, Khoa y, Khoa tâm lý, Khoa luật, và những  lãnh vực mà chúng ta đang tiếp cận với thế giới văn minh nhưng còn giới hạn nhiều về ngôn ngữ.
4
Vài đề nghị:
· Tiếp tục sử dụng tiếng Việt cách thăng hoa và tích cực làm động lực cho giới trẻ yêu mến và
học tiếng Việt. Nhất là ở Hải Ngoại, khi con em chúng ta quen tiếng Anh và không thấy nhu cầu học tiếng Việt, làm sao để các cháu yêu thích Tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
· Tăng cường hợp tác để dạy và phát huy Tiếng Việt tại nhà cũng như tại các trung tâm Việt
Ngữ cách có hiệu quả.· Thành lập một Hàn Lâm Viện Chữ Quốc Ngữ Hải Ngoại để phát huy tiếng Việt một cách đúng đắn và chuẩn mực. Hàn Lâm Viện này có thể lên tiếng khi có những cá nhân hay tổ chức cố ý sửa đổi Tiếng Việt cách lệch lạc như trường hợp của thầy giáo Bùi Hiền.· Tạo nên những từ vựng mới cho những lãnh vực chuyên môn vì có rất nhiều lãnh vực chuyên môn luôn biến chuyển mà Tiếng Việt chưa có hoặc chưa đủ từ vựng để sử dụng khiến chúng ta phải vay mượn rất nhiều tiếng nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét