Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Ông Pompeo bị lạnh nhạt ở TQ: Gần 1 giờ nghe chỉ trích, không được mời cơm sau cuộc họp

Ông Pompeo bị lạnh nhạt ở TQ: Gần 1 giờ nghe chỉ trích, không được mời cơm sau cuộc họp

Ông Pompeo bị lạnh nhạt ở TQ: Gần 1 giờ nghe chỉ trích, không được mời cơm sau cuộc họp
Ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc đã có cuộc gặp thiếu hiệu quả hồi đầu tháng 10 vừa qua. Ảnh: Reuters

Nhiều người coi đây là động thái thất lễ của Bắc Kinh, thậm chí một số quan chức quốc phòng Trung Quốc không đồng ý với cách xử lý của ông Vương Nghị đối với người đồng cấp Mỹ.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP- Hồng Kông) ngày 25/10 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bị lạnh nhạt trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại song phương.
Tờ này dẫn nguồn tin thân cận chia sẻ, trong thời gian ở Bắc Kinh, ông Pompeo bày tỏ mong muốn hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng đã bị từ chối.
"Ông Pompeo hy vọng được gặp Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng đã bị từ chối. Sau đó, ông hội đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị, cuộc họp kéo dài chưa đầy 1 giờ đồng hồ và ông Vương đã dành gần như toàn bộ thời gian cuộc gặp để chỉ trích chính quyền Tổng thống Donald Trump vì những căng thẳng thương mại không ngừng leo thang", nguồn tin của SCMP tiết lộ.
"Ông Vương và đội ngũ của ông ấy thậm chí còn không mời ông Pompeo một bữa ăn vào sau cuộc gặp... Điều này vô cùng thất lễ. Trung Quốc thường được biết đến là một đất nước tôn trọng nghi thức và phép xã giao", nguồn tin cho biết thêm.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đang dần xấu đi vì những tranh chấp thương mại và đối đầu quân sự trên biển Đông, vấn đề Đài Loan. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, dù liên tục đáp trả lẫn nhau nhưng 2 bên vẫn để đường lùi cho các cuộc gặp tiếp theo."Một số quan chức quốc phòng Trung Quốc và các quan chức khác không đồng ý với cách ông Vương xử lý chuyến thăm. Họ hy vọng Diễn đàn Hương Sơn sẽ là cơ hội để họ thể hiện sự thân thiện với các đối tác nước ngoài", nguồn tin nhấn mạnh.


8 hải cảng của Trung cộng đang chờ chết

baomai.blogspot.com

Trong top 10 hải cảng lớn nhất thế giới, có tới 8 hải càng của Trung cộng đang đi xuống thậm tệ bởi đòn trừng phạt từ Mỹ. Đã từ lâu Mỹ và EU đã không phải là nơi sản xuất chính của thế giới. Dựa vào nhân công giá rẻ và hy sinh môi trường, Trung cộng đã trở thành nhà sản xuất số 1. Mặc dầu có may mắn như vậy, nhưng khi có tiền, TC thực hiện mộng bá chủ thế giới của mình. Điều này đã khiến Mỹ quyết định ra tay chống lại.

Mười hải càng lớn nhất thế giới, (đơn vị triệu container).

baomai.blogspot.com
  
hải cảng lớn của Trung cộng đang chờ chết: Thượng Hải, Thanh Đảo (Qing dao), Thiên Tân, Hồng Kông, Quảng Châu, Thẩm Quyến (Senzhen), Ninh Ba (Ningbo), Quảng Đông.

Bị ngấm đòn thương mại, các hải cảng Trung cộng đang có nguy cơ đóng cửa và phá sản trong thời gian tới.

baomai.blogspot.com
  
Từ TC, chuyên gia Xu Yumiao cho rằng TC nên học theo châu Âu, Nhật Bản để đối thoại trực tiếp với Tổng thống Mỹ Donald Trump và chấp nhận từ bỏ niềm kiêu hãnh để chiến tranh thương mại kết thúc trong êm đẹp. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), nội bộ TC đang có những mâu thuẫn trong bối cảnh Bắc Kinh bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh thương mại với Washington. 

Dường như chiến thuật cứng rắn đã không đem lại tác dụng, và đó là lý do Bắc Kinh cần phải thay đổi, theo chuyên gia TC Xu Yimiao.

baomai.blogspot.com
  
Đối đầu thương mại trực tiếp với Mỹ không phải là con đường để TC giành chiến thắng, ông Xu nhận định. Đó là bởi Mỹ những năm qua bị thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đến mức kỷ lục, nên Washington hoàn toàn có thể áp thuế với 500 tỷ USD hàng hóa nhập vào Mỹ. Ngược lại số hàng hóa Mỹ để TC có thể áp thuế nhỏ hơn nhiều.

Chiến lược liên minh với châu Âu hay các quốc gia khác để cô lập Mỹ cũng không có tác dụng, ông Xu nói. Cuối tháng trước, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker có chuyến thăm đến Washington. 

baomai.blogspot.com
  
Mỹ và EU sau đó đạt được thỏa thuận thương mại về việc EU mua thêm hàng hóa Mỹ và Mỹ ngừng kế hoạch tăng thuế nhằm vào châu Âu. Như vậy, châu Âu hoàn toàn không có lý do để ngả về TC, đối đầu thương mại với Mỹ, ông Xu nhận định.

Các nhà quan sát TC ngay lập tức cảm thấy lo ngại bởi hiện tại chỉ còn duy nhất TC đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Tháng trước, EU và Nhật Bản đánh dấu bước tiến với chính quyền Trump.

Mexico cũng tự tin sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận với Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn nhắc đến khả năng gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Như vậy, TC là quốc gia duy nhất không đạt được bước tiến nào với Mỹ.

  baomai.blogspot.com

Trên khắp châu Âu, từ Berlin cho đến London đều đang siết chặt đầu tư từ TC với lý do an ninh quốc gia. Đây được coi là động thái nối tiếp luật quốc phòng NDAA mới được quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng này.

Chính điều này đã khiến nội bộ TC tranh cãi nảy lửa về việc tiếp tục đối đầu hay hòa hoãn với Mỹ. Những người chủ trương hòa hoãn cho rằng, TC thành công như ngày nay chính là bởi chính sách kinh tế toàn cầu mà Mỹ và các đồng minh lập nên.

baomai.blogspot.com
  
Theo ông Xu, việc Bắc Kinh leo thang căng thẳng với Washington trong thời gian qua là vì TC đã đánh giá quá thấp Mỹ. Cho đến bây giờ, giới tinh hoa ở Bắc Kinh dường như đã hiểu rõ tình hình trở nên nghiêm trọng ra sao, và bắt đầu có những đề xuất thay đổi. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét