Chu Nguyễn
Tân thế kỷ, thế kỷ 21, đã trải qua gần một phần năm con đường. Nhiều người tin tưởng hiện tượng “toàn cầu hóa” và sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông tân tiến sẽ khiến báo chí bước vào giai đoạn huy hoàng nhất, sánh vai vai với khoa học, kỹ thuật phụng sự con người. Nhân loại nhờ báo chí, hiểu nhau thêm, sẵn sàng mở rộng vòng tay nối kết, hỗ trợ lẫn nhau trên con đường chinh phục hạnh phúc . Nhưng thực tế lại trái ngược hẳn với mơ ước vì tin tức năm châu cho thấy một tệ trạng vô cùng bi đát. Rõ ràng báo chí đi dần tới buổi hoàng hôn chứ chẳng hề tiến sang buổi bình minh tốt đẹp sau những đêm dài của đủ loại chiến tranh, nóng có mà lạnh cũng có.
Báo chí lọt tốp những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới
Theo thống kê của Press Emblem Campaign (PEC), một tổ chức bảo vệ nhà báo có trụ sở tại Geneva (Thuỵ Sỹ), tính từ đầu năm 2018 tới nay đã có đến 102 nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới, tăng hơn 50% so với năm ngoái. Những con số này đã khiến nhiều người cho rằng vụ án mạng của 3 nhà báo tại EU (Liên hiệp Âu châu) trong 1 năm trở lại đây không chỉ là những vụ tấn công bạo lực ngẫu nhiên.
Nghề báo được xem là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới, tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn tác nghiệp của phóng viên. Đầu tiên phải kể đến các vụ sát hại nhà báo dã man tại các vùng chiến sự. Năm 2014, cả thế giới sửng sốt khi Tổ chức Hồi giáo cực đoan IS công khai hành quyết 5 phóng viên điều tra, trong đó có 2 người đến từ Mỹ. Trước đó, năm 2002, Daniel Pearl, phóng viên của tờ The Wall Street Journal cũng bị tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Quaeda bắt cóc và sát hại tại Pakistan.
Không chỉ bị các tổ chức khủng bố sát hại, nhà báo còn phải đối mặt với muôn vàn nguy hiểm khác đến từ chính địa bàn tác nghiệp của mình. Năm 2012, 2 phóng viên chiến trường kỳ cựu tại khu vực Trung Đông là Marie Colvin và Remi Ochlik đã tử nạn khi bị pháo bắn trúng nơi trú ẩn. Trước đó, Marie Colvin cũng từng bị hỏng 1 bên mắt vì trúng mảnh bom khi tác nghiệp tại Sri Lanka hồi năm 2001.
Nghề báo cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa đến từ tội phạm và các băng đảng xã hội đen. Ngay tại quốc gia dân chủ như Mỹ, các phóng viên cũng phải hết sức đề phòng. Thực tế cho thấy, từ tội phạm tới các tổ chức khủng bố đều không “ưa” gì các phóng viên, đặc biệt những phóng viên điều tra. Và chúng cũng không ngần ngại ra tay thủ tiêu các nhà báo chân chính. Năm 1943, biên tập viên Báo Carlo Tresca đã bị một băng nhóm mafia sát hại.
Bên cạnh đó, tại một số quốc gia, tự do báo chí có khả năng bị hạn chế, do đó những nhà báo điều tra phải vô cùng cẩn trọng đề phòng kẻ gian tấn công. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), các cuộc đàn áp và các chiến thuật đe dọa, dằn mặt phóng viên liên tục diễn ra ở nhiều nơi. Tại một số quốc gia, nghề báo bị giám sát và kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Các phóng viên đưa tin có khả năng bị đi tù, phạt tiền, thậm chí còn bị tra tấn nếu đưa quá nhiều thông tin bất lợi cho Chính phủ.
Tại nhiều nơi khác trên thế giới, các phóng viên còn bị “thủ tiêu” sau khi tiết lộ nhiều mặt tối của đất nước đó. Như ở Venezuela, nhà báo chính trường Orel Sambrano đã bị bắn chết. Nhiều người cho rằng Orel đã bị sát hại bởi các cảnh sát địa phương.
Hiện nay vẫn còn hàng triệu nhà báo khác trên thế giới mạo hiểm mạng sống mỗi ngày để nói lên sự thật, cập nhật những thông tin mới nhất từ mọi ngóc ngách đời sống, truyền tải tới công chúng. Đối với mỗi phóng viên, nhà báo, phần thưởng cũng như nguồn động lực lớn nhất của họ chính là được nói lên sự thật, trở thành những nhà tiên phong, định hướng dư luận.
Ở xứ ta thì sao?
Nguồn tin BBC mới đây cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) vừa gửi một lá thư ngỏ cho Quốc hội Việt Nam, trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, kêu gọi lần cuối các đại biểu có hành động đảm bảo luật An ninh mạng tôn trọng quyền lợi của người dân Việt Nam.
“Ân xá Quốc tế quan ngại rằng Luật An ninh mạng không tuân thủ luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013,” lá thư do Nicholas Bequelin, Giám đốc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của AI ký.
Lá thư nêu một số điều khoản như Điều 8 về “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”, Điều 16 về “Phòng ngừa xử lý thông tin …tuyên truyền chống Nhà nước…” và Điều 58(5) trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Lá thư “kêu gọi các đại biểu hãy có hành động tức thì và có hiệu quả nhằm đảm bảo rằng Luật An ninh mạng mới và Nghị định hướng dẫn luật này tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người dân tại Việt Nam”.
Lá thư của Ân xá Quốc tế là tiếng nói mới nhất của các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về luật an ninh mạng của Việt Nam. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã kêu gọi Quốc hội Việt Nam không thông qua luật vào 8/6 và sau đó Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về luật an ninh mạng, hai ngày sau khi luật được thông qua.
Lạc quan hay bi quan?
Nhìn ở phạm vi rộng khó mà lạc quan với tương lai báo chí khi cái xấu, tệ đoan và nạn bạo hành còn tràn ngập nơi nơi. Phải nhìn nhận báo chí tiến dần tới bóng tối và an nguy của ký giả, những người xung phong cống hiến cho đời sự công bình, bác ái sẽ đùa với hiểm nguy như những kẻ leo dây tử thần.
Tổ chức Press Emblem Campaign (PEC) đã liệt kê một vài quốc gia nguy hiểm nhất đối với nhà báo tính tới tháng 5-2018, trong đó phải kể đến Afghanistan, với hơn 11 nhà báo thiệt mạng; tiếp đó là Mexico và Syria, mỗi nước có 4 nhà báo thiệt mạng; Ecuador, Ấn Độ và Yemen, mỗi nước có 3 nhà báo bị sát hại.
Mới đây, vào giữa tháng 10, báo chí năm châu đều loan một tin khiến mọi người bàng hoàng. Một học giả, một ký giả nổi danh đã bị một vương quốc giàu có nhất nhì hành tinh cho mật vụ sát hại và chặt ra từng khúc. Thủ phạm lần này không phải một cá nhân, hay một nhóm khủng bố mà đằng sau vụ án có bàn tay của những lãnh tụ quyền uy bậc nhất Trung đông. Cả thế giới lên án vụ sát hại, to tiếng nhất là ông Trump nhưng rồi đâu sẽ vào đấy, tiền bạc sẽ nhét đầy miệng những kẻ chỉ trích gay go nhất để họ im tiếng và kẻ khóc thương người xấu số có khản cổ cũng chẳng thấu tới cõi cao xanh.
Nạn nhân là ai? Chính là ông Jamal Khashoggi. Khashoggi sinh năm 1958 tại Medina, Saudi Arabia, là một nhân vật tiếng tăm của giới truyển thông Saudi Arabia nhưng có chính kiến bất đồng với hoàng gia Saudia và sang Mỹ, trở thành một công dân Mỹ và là một nhà bình luận sắc cạnh của tờ Washington Post. Lập trường của ông này khác hẳn chủ trương của Quốc vương Saudi (King Salman) và thái tử có quyền uy bậc nhất của vương quốc Saudia (Mohammed bin Salman ), vì ông chỉ trích hoàng gia, lại bênh vực nữ quyền và chống đối việc Saudia dùng bạo lực trấn áp người bất đồng chính kiến và dùng quân sự gây áp lực với các cuốc gia lân cận như Qatar, Lebanon và Yemen. Cũng vì lập trường bị coi là chỉ trích hoàng gia nên ông từng được thuyết phục quy thuận và cuối cùng bị đe dọa cắt đầu vì bất tuân thượng lệnh.
Quả nhiên cái chết đến với Khashoggi vào 2 tháng 10, 2018 khi ông vào tòa lãnh sự Saudia ở Istanbul, Thổ nhĩ kỳ để lo giấy tờ kết hôn với một bạn gái và rồi mất tích luôn.
Báo chí Thổ nhĩ kỳ đưa ra một chuỗi thời điểm liên quan tới việc Khashoggi mất tích:
03:28: một chuyến phản lực tư chở một nhóm mật vụ Saudi Arabia tới phi trường Istanbul
05:05: Nhóm này ghi tên trọ tại hai khách sạn gần tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul.
12:13: Camera ghi lại nhiều xe ngoại giao vào tòa lãnh sự mang theo một số nhân viên mật vụ.
13:14: Khashoggi bước vào tòa lãnh sự
15:08: nhiều xe rời tòa lãnh sự và hướng tới một khu vực dành cho tổng lãnh sự ngoại giao Saudia.
17:15: Một phản lực thứ hai mang theo một số quan chức Saudia đáp xuống phi trường Istanbul.
17:33: vị hôn thê của Khashoggi là Hatice Cengiz vẫn chờ trước lãnh sự quán.
18:20: lần lượt hai phản lực khả ghi của Saudia rời phi trường Istanbul.
Dư luận Thổ nhĩ kỳ kể cả Recep Tayyip Erdoğan, tổng thống Thổ, tố cáo Saudi Arabia mưu sát Khashoggi bằng cách dùng lực lượng mật vụ kín đáo tới Thổ và khi nạn nhân vào tòa lãnh sự thì đè ra cắt cổ phân thây rồi bí mật mang tử thi ra khỏi tòa lãnh sự với mục đích tẩu tán ở một khu hoang vu nào đó. Ban đầu Saudi Arabia chối việc giết nạn nhân và cho rằng nạn nhân đã rời tòa lãnh sự ra về (sự thực mật vụ đã dùng một nhân viên có thân hình giống nạn nhân mặc y phục của nạn nhân bước ra khỏi lãnh sự quán.) Nhưng sau này có nhiều chứng cớ do phía Thổ đưa ra khi cơ quan an ninh Thổ mở cuộc điều tra, đã xác nhận rằng nạn nhân đã bị sát hại ngay tại lãnh sự quán. Lúc đo chính quyền Saudi Arabia mới nhìn nhận nạn nhân đã chết nhưng sau một cuộc ẩu đả với kẻ khác chính kiến, và hứa sẽ điều tra và đưa thủ phạm ra tòa. Tuy nhiên chẳng ai tin lời giải thích của một chính quyền độc tài chuyên chế như Saudi Arabia kể cả tổng thống Mỹ. Mới đây nhiều dân biểu Hạ viện Mỹ còn đòi điều tra việc an ninh Mỹ biết trước kế hoạch ám sát Khashoggi nhưng không báo trước cho nạn nhân đề phòng!
Nạn nhân đã chết mất xác. Một người con của nạn nhân Khashoggi, đã được quốc vương Saudia và Thái tử, phó thủ tướng chính phủ tới chia buồn và rồi đây thân thích của kẻ bị hại, bó buộc phải ngậm miện, rồi nguôi quên sự mất mát to tát nhất trong gia đình họ, và vết đen của ngoại giao của Saudia sẽ được dầu lửa tẩy sạch hoặc phủ vàng như cũ.
Nữ ký giả Bulgaria bị sát hại và hiểm họa cho những ai phụng sự chân lý!Chia sẻ
Vụ án một nữ ký giả truyền hình bị hãm hiếp và sát hại tại Bulgaria hồi đầu tháng 10 đã gây chấn động cả châu Âu. Đây là vụ sát hại nhà báo thứ ba được Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận tại khu vực trong 1 năm qua. Theo thống kê, chỉ tính từ đầu năm 2018 tới nay, đã có tới hơn 100 nhà báo trên toàn thế giới bị giết hại, điều này khiến nghề báo lọt vào tốp những ngành nghề nguy hiểm nhất.
Ngày 6/10, cảnh sát tìm thấy thi thể nữ ký giả Viktoria Marinova (30 tuổi), tại một công viên gần sông Danube ở thành phố Ruse, Bulgaria. Viktoria là một nhà báo làm việc tại Đài Truyền hình TVN có trụ sở ở Ruse, một trong những đài truyền hình được yêu thích nhất ở Đông Bắc Bulgaria, lĩnh vực chính của cô là điều tra về tham nhũng.
Nữ ký giả Viktoria Marinova bị sát hại khiến cả châu Âu chấn động
Động cơ đằng sau vụ sát hại của Vikoria vẫn còn là một ẩn số, các nhà chức trách cũng chưa thấy manh mối về sự liên hệ giữa vụ án mạng ở miền Đông Bắc Bulgaria với nghề nghiệp của cô. Tuy vậy, Viktoria là nhà báo thứ ba bị sát hại tại EU (European Union) từ đầu năm đến nay, khiến nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của ngành nghề này.
Trước vụ việc này, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu chia sẻ: “Lại một lần nữa, một nhà báo dũng cảm đấu tranh chống lại nạn tham nhũng ngã xuống”, đồng thời khẳng định EU sẽ hỗ trợ hết sức để giúp Bulgaria làm sáng tỏ cái chết của nữ phóng viên Viktoria Marinova.
Rất nhiều người dân đã có mặt tại Đài tưởng niệm Tự Do ở Ruse vào tối 8/10 và cả ở Thủ đô Sofia để tưởng nhớ nữ nhà báo bị sát hại. Họ đã mang đến hoa, nến và di ảnh của nhà báo xấu số. Ngoài ra họ còn mang theo ảnh của Anna Politkovskaya, một nhà báo Nga cũng đã bị sát hại năm 2006 ngay tại khu chung cư cư trú.
Mới đây, hôm 9-10 nghi phạm vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng này đã bị bắt giữ tại Đức. Chính phủ Đức và Bulgaria đang phối hợp làm rõ sự việc. Nhiều người vẫn phỏng đoán có thể nữ ký giả đã bị “thủ tiêu” sau khi cô trở thành người dẫn chương trình “Detector” với nội dung điều tra sâu vào các vụ án tham nhũng và chính trị. Trong số phát sóng cuối cùng trước khi bị sát hại, nữ ký giả xấu số đã giới thiệu về cuộc điều tra sau các cáo buộc tham nhũng liên quan đến các quỹ tiền tệ châu Âu. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cơ quan giám sát tham nhũng toàn cầu quốc tế cho biết, Bulgaria là quốc gia tham nhũng hàng đầu châu Âu, với chỉ số tự do báo chí chỉ xếp thứ 111/180 quốc gia.
Chu Nguyễn
Tân thế kỷ, thế kỷ 21, đã trải qua gần một phần năm con đường. Nhiều người tin tưởng hiện tượng “toàn cầu hóa” và sự phát triển của Internet và các phương tiện truyền thông tân tiến sẽ khiến báo chí bước vào giai đoạn huy hoàng nhất, sánh vai vai với khoa học, kỹ thuật phụng sự con người. Nhân loại nhờ báo chí, hiểu nhau thêm, sẵn sàng mở rộng vòng tay nối kết, hỗ trợ lẫn nhau trên con đường chinh phục hạnh phúc . Nhưng thực tế lại trái ngược hẳn với mơ ước vì tin tức năm châu cho thấy một tệ trạng vô cùng bi đát. Rõ ràng báo chí đi dần tới buổi hoàng hôn chứ chẳng hề tiến sang buổi bình minh tốt đẹp sau những đêm dài của đủ loại chiến tranh, nóng có mà lạnh cũng có.
Báo chí lọt tốp những ngành nghề nguy hiểm nhất thế giới
Theo thống kê của Press Emblem Campaign (PEC), một tổ chức bảo vệ nhà báo có trụ sở tại Geneva (Thuỵ Sỹ), tính từ đầu năm 2018 tới nay đã có đến 102 nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới, tăng hơn 50% so với năm ngoái. Những con số này đã khiến nhiều người cho rằng vụ án mạng của 3 nhà báo tại EU (Liên hiệp Âu châu) trong 1 năm trở lại đây không chỉ là những vụ tấn công bạo lực ngẫu nhiên.
Nghề báo được xem là một trong những nghề nghiệp nguy hiểm nhất thế giới, tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn tác nghiệp của phóng viên. Đầu tiên phải kể đến các vụ sát hại nhà báo dã man tại các vùng chiến sự. Năm 2014, cả thế giới sửng sốt khi Tổ chức Hồi giáo cực đoan IS công khai hành quyết 5 phóng viên điều tra, trong đó có 2 người đến từ Mỹ. Trước đó, năm 2002, Daniel Pearl, phóng viên của tờ The Wall Street Journal cũng bị tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Quaeda bắt cóc và sát hại tại Pakistan.
Không chỉ bị các tổ chức khủng bố sát hại, nhà báo còn phải đối mặt với muôn vàn nguy hiểm khác đến từ chính địa bàn tác nghiệp của mình. Năm 2012, 2 phóng viên chiến trường kỳ cựu tại khu vực Trung Đông là Marie Colvin và Remi Ochlik đã tử nạn khi bị pháo bắn trúng nơi trú ẩn. Trước đó, Marie Colvin cũng từng bị hỏng 1 bên mắt vì trúng mảnh bom khi tác nghiệp tại Sri Lanka hồi năm 2001.
Nghề báo cũng ẩn chứa nhiều hiểm họa đến từ tội phạm và các băng đảng xã hội đen. Ngay tại quốc gia dân chủ như Mỹ, các phóng viên cũng phải hết sức đề phòng. Thực tế cho thấy, từ tội phạm tới các tổ chức khủng bố đều không “ưa” gì các phóng viên, đặc biệt những phóng viên điều tra. Và chúng cũng không ngần ngại ra tay thủ tiêu các nhà báo chân chính. Năm 1943, biên tập viên Báo Carlo Tresca đã bị một băng nhóm mafia sát hại.
Bên cạnh đó, tại một số quốc gia, tự do báo chí có khả năng bị hạn chế, do đó những nhà báo điều tra phải vô cùng cẩn trọng đề phòng kẻ gian tấn công. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), các cuộc đàn áp và các chiến thuật đe dọa, dằn mặt phóng viên liên tục diễn ra ở nhiều nơi. Tại một số quốc gia, nghề báo bị giám sát và kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Các phóng viên đưa tin có khả năng bị đi tù, phạt tiền, thậm chí còn bị tra tấn nếu đưa quá nhiều thông tin bất lợi cho Chính phủ.
Tại nhiều nơi khác trên thế giới, các phóng viên còn bị “thủ tiêu” sau khi tiết lộ nhiều mặt tối của đất nước đó. Như ở Venezuela, nhà báo chính trường Orel Sambrano đã bị bắn chết. Nhiều người cho rằng Orel đã bị sát hại bởi các cảnh sát địa phương.
Hiện nay vẫn còn hàng triệu nhà báo khác trên thế giới mạo hiểm mạng sống mỗi ngày để nói lên sự thật, cập nhật những thông tin mới nhất từ mọi ngóc ngách đời sống, truyền tải tới công chúng. Đối với mỗi phóng viên, nhà báo, phần thưởng cũng như nguồn động lực lớn nhất của họ chính là được nói lên sự thật, trở thành những nhà tiên phong, định hướng dư luận.
Ở xứ ta thì sao?
Nguồn tin BBC mới đây cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI) vừa gửi một lá thư ngỏ cho Quốc hội Việt Nam, trong bối cảnh đang diễn ra kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, kêu gọi lần cuối các đại biểu có hành động đảm bảo luật An ninh mạng tôn trọng quyền lợi của người dân Việt Nam.
“Ân xá Quốc tế quan ngại rằng Luật An ninh mạng không tuân thủ luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013,” lá thư do Nicholas Bequelin, Giám đốc vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương của AI ký.
Lá thư nêu một số điều khoản như Điều 8 về “Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng”, Điều 16 về “Phòng ngừa xử lý thông tin …tuyên truyền chống Nhà nước…” và Điều 58(5) trong Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật An ninh mạng.
Lá thư “kêu gọi các đại biểu hãy có hành động tức thì và có hiệu quả nhằm đảm bảo rằng Luật An ninh mạng mới và Nghị định hướng dẫn luật này tôn trọng và bảo vệ quyền của mọi người dân tại Việt Nam”.
Lá thư của Ân xá Quốc tế là tiếng nói mới nhất của các tổ chức quốc tế đã lên tiếng về luật an ninh mạng của Việt Nam. Trước đó, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã kêu gọi Quốc hội Việt Nam không thông qua luật vào 8/6 và sau đó Liên Hiệp Quốc bày tỏ quan ngại về luật an ninh mạng, hai ngày sau khi luật được thông qua.
Lạc quan hay bi quan?
Nhìn ở phạm vi rộng khó mà lạc quan với tương lai báo chí khi cái xấu, tệ đoan và nạn bạo hành còn tràn ngập nơi nơi. Phải nhìn nhận báo chí tiến dần tới bóng tối và an nguy của ký giả, những người xung phong cống hiến cho đời sự công bình, bác ái sẽ đùa với hiểm nguy như những kẻ leo dây tử thần.
Tổ chức Press Emblem Campaign (PEC) đã liệt kê một vài quốc gia nguy hiểm nhất đối với nhà báo tính tới tháng 5-2018, trong đó phải kể đến Afghanistan, với hơn 11 nhà báo thiệt mạng; tiếp đó là Mexico và Syria, mỗi nước có 4 nhà báo thiệt mạng; Ecuador, Ấn Độ và Yemen, mỗi nước có 3 nhà báo bị sát hại.
Mới đây, vào giữa tháng 10, báo chí năm châu đều loan một tin khiến mọi người bàng hoàng. Một học giả, một ký giả nổi danh đã bị một vương quốc giàu có nhất nhì hành tinh cho mật vụ sát hại và chặt ra từng khúc. Thủ phạm lần này không phải một cá nhân, hay một nhóm khủng bố mà đằng sau vụ án có bàn tay của những lãnh tụ quyền uy bậc nhất Trung đông. Cả thế giới lên án vụ sát hại, to tiếng nhất là ông Trump nhưng rồi đâu sẽ vào đấy, tiền bạc sẽ nhét đầy miệng những kẻ chỉ trích gay go nhất để họ im tiếng và kẻ khóc thương người xấu số có khản cổ cũng chẳng thấu tới cõi cao xanh.
Nạn nhân là ai? Chính là ông Jamal Khashoggi. Khashoggi sinh năm 1958 tại Medina, Saudi Arabia, là một nhân vật tiếng tăm của giới truyển thông Saudi Arabia nhưng có chính kiến bất đồng với hoàng gia Saudia và sang Mỹ, trở thành một công dân Mỹ và là một nhà bình luận sắc cạnh của tờ Washington Post. Lập trường của ông này khác hẳn chủ trương của Quốc vương Saudi (King Salman) và thái tử có quyền uy bậc nhất của vương quốc Saudia (Mohammed bin Salman ), vì ông chỉ trích hoàng gia, lại bênh vực nữ quyền và chống đối việc Saudia dùng bạo lực trấn áp người bất đồng chính kiến và dùng quân sự gây áp lực với các cuốc gia lân cận như Qatar, Lebanon và Yemen. Cũng vì lập trường bị coi là chỉ trích hoàng gia nên ông từng được thuyết phục quy thuận và cuối cùng bị đe dọa cắt đầu vì bất tuân thượng lệnh.
Quả nhiên cái chết đến với Khashoggi vào 2 tháng 10, 2018 khi ông vào tòa lãnh sự Saudia ở Istanbul, Thổ nhĩ kỳ để lo giấy tờ kết hôn với một bạn gái và rồi mất tích luôn.
Báo chí Thổ nhĩ kỳ đưa ra một chuỗi thời điểm liên quan tới việc Khashoggi mất tích:
03:28: một chuyến phản lực tư chở một nhóm mật vụ Saudi Arabia tới phi trường Istanbul
05:05: Nhóm này ghi tên trọ tại hai khách sạn gần tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul.
12:13: Camera ghi lại nhiều xe ngoại giao vào tòa lãnh sự mang theo một số nhân viên mật vụ.
13:14: Khashoggi bước vào tòa lãnh sự
15:08: nhiều xe rời tòa lãnh sự và hướng tới một khu vực dành cho tổng lãnh sự ngoại giao Saudia.
17:15: Một phản lực thứ hai mang theo một số quan chức Saudia đáp xuống phi trường Istanbul.
17:33: vị hôn thê của Khashoggi là Hatice Cengiz vẫn chờ trước lãnh sự quán.
18:20: lần lượt hai phản lực khả ghi của Saudia rời phi trường Istanbul.
Dư luận Thổ nhĩ kỳ kể cả Recep Tayyip Erdoğan, tổng thống Thổ, tố cáo Saudi Arabia mưu sát Khashoggi bằng cách dùng lực lượng mật vụ kín đáo tới Thổ và khi nạn nhân vào tòa lãnh sự thì đè ra cắt cổ phân thây rồi bí mật mang tử thi ra khỏi tòa lãnh sự với mục đích tẩu tán ở một khu hoang vu nào đó. Ban đầu Saudi Arabia chối việc giết nạn nhân và cho rằng nạn nhân đã rời tòa lãnh sự ra về (sự thực mật vụ đã dùng một nhân viên có thân hình giống nạn nhân mặc y phục của nạn nhân bước ra khỏi lãnh sự quán.) Nhưng sau này có nhiều chứng cớ do phía Thổ đưa ra khi cơ quan an ninh Thổ mở cuộc điều tra, đã xác nhận rằng nạn nhân đã bị sát hại ngay tại lãnh sự quán. Lúc đo chính quyền Saudi Arabia mới nhìn nhận nạn nhân đã chết nhưng sau một cuộc ẩu đả với kẻ khác chính kiến, và hứa sẽ điều tra và đưa thủ phạm ra tòa. Tuy nhiên chẳng ai tin lời giải thích của một chính quyền độc tài chuyên chế như Saudi Arabia kể cả tổng thống Mỹ. Mới đây nhiều dân biểu Hạ viện Mỹ còn đòi điều tra việc an ninh Mỹ biết trước kế hoạch ám sát Khashoggi nhưng không báo trước cho nạn nhân đề phòng!
Nạn nhân đã chết mất xác. Một người con của nạn nhân Khashoggi, đã được quốc vương Saudia và Thái tử, phó thủ tướng chính phủ tới chia buồn và rồi đây thân thích của kẻ bị hại, bó buộc phải ngậm miện, rồi nguôi quên sự mất mát to tát nhất trong gia đình họ, và vết đen của ngoại giao của Saudia sẽ được dầu lửa tẩy sạch hoặc phủ vàng như cũ.
Nữ ký giả Bulgaria bị sát hại và hiểm họa cho những ai phụng sự chân lý!Chia sẻ
Vụ án một nữ ký giả truyền hình bị hãm hiếp và sát hại tại Bulgaria hồi đầu tháng 10 đã gây chấn động cả châu Âu. Đây là vụ sát hại nhà báo thứ ba được Liên minh châu Âu (EU) ghi nhận tại khu vực trong 1 năm qua. Theo thống kê, chỉ tính từ đầu năm 2018 tới nay, đã có tới hơn 100 nhà báo trên toàn thế giới bị giết hại, điều này khiến nghề báo lọt vào tốp những ngành nghề nguy hiểm nhất.
Ngày 6/10, cảnh sát tìm thấy thi thể nữ ký giả Viktoria Marinova (30 tuổi), tại một công viên gần sông Danube ở thành phố Ruse, Bulgaria. Viktoria là một nhà báo làm việc tại Đài Truyền hình TVN có trụ sở ở Ruse, một trong những đài truyền hình được yêu thích nhất ở Đông Bắc Bulgaria, lĩnh vực chính của cô là điều tra về tham nhũng.
Nữ ký giả Viktoria Marinova bị sát hại khiến cả châu Âu chấn động
Động cơ đằng sau vụ sát hại của Vikoria vẫn còn là một ẩn số, các nhà chức trách cũng chưa thấy manh mối về sự liên hệ giữa vụ án mạng ở miền Đông Bắc Bulgaria với nghề nghiệp của cô. Tuy vậy, Viktoria là nhà báo thứ ba bị sát hại tại EU (European Union) từ đầu năm đến nay, khiến nhiều người băn khoăn về mức độ an toàn của ngành nghề này.
Trước vụ việc này, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu chia sẻ: “Lại một lần nữa, một nhà báo dũng cảm đấu tranh chống lại nạn tham nhũng ngã xuống”, đồng thời khẳng định EU sẽ hỗ trợ hết sức để giúp Bulgaria làm sáng tỏ cái chết của nữ phóng viên Viktoria Marinova.
Rất nhiều người dân đã có mặt tại Đài tưởng niệm Tự Do ở Ruse vào tối 8/10 và cả ở Thủ đô Sofia để tưởng nhớ nữ nhà báo bị sát hại. Họ đã mang đến hoa, nến và di ảnh của nhà báo xấu số. Ngoài ra họ còn mang theo ảnh của Anna Politkovskaya, một nhà báo Nga cũng đã bị sát hại năm 2006 ngay tại khu chung cư cư trú.
Mới đây, hôm 9-10 nghi phạm vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng này đã bị bắt giữ tại Đức. Chính phủ Đức và Bulgaria đang phối hợp làm rõ sự việc. Nhiều người vẫn phỏng đoán có thể nữ ký giả đã bị “thủ tiêu” sau khi cô trở thành người dẫn chương trình “Detector” với nội dung điều tra sâu vào các vụ án tham nhũng và chính trị. Trong số phát sóng cuối cùng trước khi bị sát hại, nữ ký giả xấu số đã giới thiệu về cuộc điều tra sau các cáo buộc tham nhũng liên quan đến các quỹ tiền tệ châu Âu. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, cơ quan giám sát tham nhũng toàn cầu quốc tế cho biết, Bulgaria là quốc gia tham nhũng hàng đầu châu Âu, với chỉ số tự do báo chí chỉ xếp thứ 111/180 quốc gia.
Chu Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét