Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

Người lớn tuổi có nên đi giải phẩu? Nguyễn Anh

Nguyễn Anh 
image.png
Ðã đi vào giai đọan LÃO phải BỆNH thì mới CHẾT được chứ!!!
Nhưng mình có bệnh mà VÔ THỨC trong việc thuốc men chữa trị và giao 100% cho Bác Sĩ thì đó là NỔI BẤT HẠNH của một số không nhỏ người bệnh!!!
Có cơ hội gần gũi và tiếp xúc hỏi thăm những người có bệnh (nhiều loại bệnh) được một số không nhỏ yêu cầu trước khi giao cho BS mổ bất cứ bệnh gì ngoại trừ trường hợp Emergency (khẩn cấp) thì nên có Second /Third Opinion (ý kiến thứ 2, thứ 3) rồi mới OK!!!

Chuyến đi Los vừa rồi tôi ghi nhận 3 Ca mổ của bạn bè.

Ca 1:
Mổ mắt mù luôn nên từ chối lời BS bảo mổ mắt còn lại và bây giờ chỉ nhìn đời bằng 1 mắt thôi .
Ca 2:
Mổ Tiền Liệt Tuyến 7 năm nay tình trạng ngày càng tệ hại hơn chứ chưa lúc nào khá hơn cho đường tiểu và mất hứng thú nam giới kể từ lúc mổ đến nay!!!
Ca 3:
Mổ đốt Xương sống SỐ 5 ở cổ, trước khi mổ còn lái xe đi đây đó nhưng từ sau mỗ hết lái xe vì nhiều bộ phận phản ứng chậm (tay chân mắt) do khu thần kinh tiểu nảo bị ảnh hưởng xấu của mổ và hiện nay nghĩ lại rất hối tiếc nhưng không còn kịp!!!
Cả 3 Vị này nói câu kết rất đáng suy nghĩ:
Người Cao niên có nhiều bệnh phải mổ nhưng nếu hiện chưa cần phải mổ ngay (Trừ Emergency) khi mình chịu đựng được thì nên ráng sống vui với bệnh và không nên mổ VÌ MÌNH NHIỀU KHI CHẾT TRƯỚC KHI BỆNH CẦN MỔ!!!
Triết Lý cuộc sống mà người GIÀ cần suy gẫm!!!
Nhờ có chuyến đi này nên tôi kịp thời ngưng việc MỔ một bệnh mà tôi cảm thấy còn chịu đựng được!!!
Thân mến chia sẻ cùng mọi người và mời đọc:
Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt
Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.
Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.
Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.
Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà.
Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.
Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình.
Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.
4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi
Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:
– Tránh bị sét đánh,
– Tránh bị cắm ống thở bình ô-xy,
– Tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản.
Và muốn 1 chiếc quan tài.
Người xưa nói:
“Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.
Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn.
Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?
Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe
Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là:
– Ăn đủ chất,
– Chú ý giữ gìn sức khỏe
– và Phải có sự tu dưỡng..
Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già.
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già. Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình.
Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!
Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già
Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.
Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già.
Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.
Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình.
Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình.
Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.
Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.
Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già
Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.
Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ.
Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó.
Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.
Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.
Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là:
“Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”,
“Sống một mình rất cô đơn”,
“Già rồi sẽ không có người chăm sóc”…
Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.
Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn.
Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ.
Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?
Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ!
Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.Nguyễn-Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét