Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn’
Tác giả: Nguyễn Thị (Gửi cho BBC từ Thành phố Hồ Chí Minh)
.KD: Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ..Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ! (Nguyễn Thị).Đây là bài viết- theo như giới thiệu của BBC- một nữ nhà báo sống và làm việc ở t/p HCM. Có lẽ vì tế nhị, mà không ký tên thật. Xin đăng để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm..Mình thì nghĩ, số 01 là khát vọng của ông Đinh La Thăng, trong số 01, đương nhiên có cả môi trường sống an toàn. Nhưng những điều Nguyễn Thị đưa ra rất ngậm ngùi. Muốn đưa t/p HCM trở lại với danh hiệu Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông, hẳn rất khó. Vì trước hết, phải thay đổi tư duy thể chế quản lý. Một mình ông ĐLT nghĩ, nhưng hệ thống của ông có nghĩ thế không, khi mà tư duy thì xơ cứng, luẩn quẩn lúc thị trường, lúc định hướng XHCN, nghe rất buồn cười! :D————Image cHoang Dinh Nam AFP“Ngày 29/3, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ với báo chí về mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một trong khu vực mà ông vừa nêu tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.Thưa ông Đinh La Thăng!Đọc thông tin này, tôi không khỏi phá lên cười.Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại vị trí số một trong khu vực để làm gì, thưa ông Bí thư?Những bà nội trợ có con nhỏ như tôi không lấy làm hãnh diện sống trong thành phố có vị trí số một về kinh tế trong khu vực Asean nếu như môi trường sống tiếp tục đầy hiểm nguy cho phụ nữ và trẻ nhỏ như hiện nay!Chúng tôi chỉ cần một môi trường sống an toàn.Vâng, theo như ông nói thì “Số một ở đây phải là tổng thể. 50 năm trước, ông Lý Quang Diệu nhìn về Sài Gòn và mơ ước Singapore sẽ được như Sài Gòn.Khi đó Singapore chỉ là một làng chài, nay thì họ là đô thị số một trong khu vực, cả về kinh tế và chất lượng sống. Tôi nói đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một là phải số một trong tổng thể, toàn diện.”.Mục tiêu số một toàn diện như ông nói, bao gồm cả kinh tế và chất lượng sống thật quá xa vời, bao giờ đạt được đây, khi thành phố mỗi năm đều có những công trình hàng ngàn tỷ đồng, chẳng hạn như vụ lát đá hoa cương trên vỉa hè Quận Một nhằm khẳng định sự giàu có về kinh tế nhưng chất lượng sống ngày càng tệ dần đi.Tại sao những người phụ nữ như tôi mỗi ngày ra đường đều phải suy tính giấu đi sợi dây chuyền vàng đeo trên cổ, giấu đi túi xách dưới lớp túi nylon bèo nhèo, không dám giơ điện thoại nói chuyện ngoài phố… và lặng lẽ nhắc nhở nhau những “tuyệt chiêu” phòng tránh bọn cướp giật?Thậm chí mỗi ngày, những bà nội trợ như tôi luôn sống trong nỗi sợ hãi: phập phồng vào mỗi sáng sớm khi nhìn người thân dắt xe máy ra đường đi làm mà không biết người ấy có an toàn trở về nhà vào cuối ngày hay không; lo lắng với mớ thực phẩm mua về nấu ăn không biết tiềm ẩn chất độc hại nào chưa bị phát hiện; lo lắng khi đem gửi con ở trường học và bần thần sợ hãi không kém khi đưa con vào bệnh viện chích ngừa hay khám chữa bệnh.An toàn khi ra đường, an toàn khi ăn uống ngoài đường, an toàn khi mua sắm thực phẩm, an toàn ở trường học, an toàn khi đi chữa trị ở bệnh viện… là điều chúng tôi cần nhất, không phải cho chúng tôi, mà cái chính là cho con cháu của chúng tôi – bọn trẻ đang hít thở bầu không khí này và đang cần môi trường tốt để lớn lên. Ông có hiểu điều ấy hay không?Thưa ông, ông từng lên tiếng về việc phải có nơi xin lỗi nữ du khách đến từ Ai Cập khi cô ấy bị giật túi xách trên đường và khóc nức nở vì sợ hãi vào chiều ngày 11/3 tại Quận Một, thế nhưng sau hành động xin lỗi ấy là gì?Có ai tìm ra bọn cướp đã giật túi xách của cô ấy và đem hoàn trả cho cô ấy không? Có phải nạn cướp giật du khách nước ngoài sẽ chấm dứt sau màn xin lỗi chưa có tiền lệ đó ở thành phố này?Tại sao sau thông tin cô ấy bị cướp, sau thông tin cô ấy được xin lỗi, không có thông tin nào cam đoan từ nay du khách đến thành phố này có thể ung dung đi dạo và không còn lo bọn cướp xuất hiện bất thình lình nữa?Khi chưa làm được những điều đơn giản mà vô cùng cần thiết ấy, xin đừng nói gì đến mục tiêu trở thành số một – bởi chúng tôi, những người dân bình thường – chỉ muốn có môi trường sống an toàn mà thôi.Và nếu ông có thể làm cho thành phố này trở thành nơi có môi trường sống an toàn – giống như như thập niên 80, 90 của thế kỷ trước – chúng tôi, những người dân sinh ra và lớn lên ở thành phố này, sẽ cảm ơn ông.Có một thống kê cho biết mỗi năm Việt Nam nhận gần 12 tỷ đôla Mỹ kiều hối gửi cho người thân sống ở Việt nam, nhưng mỉa mai thay cũng có ngần ấy tiền từ Việt Nam đem ra nước ngoài để mua lấy dịch vụ y tế, du lịch và du học.Điều ấy nghĩa là gì? Ngày càng có nhiều người giàu hơn ở Việt Nam và họ đã có nhiều lựa chọn hơn, một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của họ là nền giáo dục tốt hơn cho con cái họ, dịch vụ y tế hiệu quả hơn cho người thân cua họ và đến lượt họ, khi có tiền là phải đi du lịch đến những vùng đất đẹp đẽ và an toàn hơn để tiêu tiền.Trong thống kê này chưa tính đến số tiền mà người giàu Việt bỏ ra để mua thẻ xanh định cư ở nước ngoài.Trong 5 năm trở lại đây, năm nào tôi cũng ngậm ngùi chia tay một người bạn rời bỏ Việt nam để đi định cư ở nước ngoài theo diện mua thẻ xanh. Khi có tiền ai cũng muốn tìm kiếm môi trường sống tốt hơn cho con cái họ.Điều ấy là đương nhiên và nếu có nhiều tiền, có lẽ tôi cũng làm như họ!
- Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả là một nữ nhà báo hiện đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn’
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét