Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Bà Phạm Chi Lan: Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây? Tác giả: Diệu Thùy

Bà Phạm Chi Lan: Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây?
Tác giả: Diệu Thùy
.
KD: Người Việt giờ ra đi định cư ở nước ngoài lại thường là những người khá giả. Người ta ra đi không phải vì kiếm sống, mà bởi họ không tìm thấy sự an lành, bình an ở ngay chính quê hương họ. Con người sống quan trọng nhất là sự bình an, hạnh phúc. Hạnh phúc kiếm tìm đã khó, mà ngay cả sự bình an cũng trở nên… bất an.Vì đủ thứ rập rình, đe dọa. Vì bất công, tham nhũng, mua quan bán tước….
.
Quê hương thì ai cũng nhớ. Nhưng không lớn nổi làm người.' alt="��" data="https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEjfyLwuMZUpEDewNgnTX6b0_2qq5J0ZNr136hr_gxeGGx3vLbbiRd06L5MQQD55bHA29aHlwi02M6HEJEJn8QBCDhmqAQb9YoWSRmFsaWmrUEAC_XKq2TNeL8587KgTMJASJYXsmyZ3648a-Q=s0-d-e1-ft" class=CToWUd v:shapes="_x0000_i1025">

“Những người kinh doanh thành công, tài năng thì một số đáng kể lại hướng ra kinh doanh bên ngoài, tìm kiếm cơ hội bên ngoài hơn là trong nước. Thế hệ tương lai nữa, ai cũng muốn ra bên ngoài thì đất nước này ai xây dựng đây”
Mới đây tại Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?”
Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, không phải vì đất nước nghèo mà vì họ cảm thấy không vui, không an toàn về pháp lý…
Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, với nhóm quan chức có tiền cho con đi học nước ngoài thậm chí mua nhà mua cửa bên đó, sống bên đó thì đó là những quan chức không phải sống bằng tiền lương đàng hoàng, trong sạch.
“Khi họ có khoản thu nhập không đàng hoàng thì họ có tâm lý nơm nớp sợ bị lộ thì phải tranh thủ khi còn cơ hội, còn quyền lực cho con ra nước ngoài, mua nhà mà không ai dám nói gì”, bà Lan nói.
Bà cho rằng, nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên là do môi trường kém an toàn: kém an toàn với trẻ nhỏ khi học hành, kém an toàn với những người làm việc đã được sống trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hoặc kém an toàn với những người có lỗi, có vấn đề, sợ sự trừng trị, họ tìm kiếm ở nơi khác mà không ai biết.
Nhiều cơ quan có tình trạng nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ thì lấy đâu chỗ cho trí tuệ mang về. Thực tế này đã được nói đến rất nhiều diễn đàn nhưng nó vẫn diễn ra, đến các quan chức liên quan hỏi bằng chứng đâu, làm gì có bằng chứng cho những chuyện đó nhưng nó vẫn lù lù diễn ra ở tất cả các nơi”, bà Lan nhấn mạnh.
Theo bà, những người trẻ giống như một tờ giấy trắng, họ thẳng thắn và khó chấp nhận được những tiêu cực trên. Còn ở Việt Nam sống lâu thành quen, người dân chấp nhận sống chũng với lũ, tham nhũng, nhũng nhiễu…

Đáng nói là xu hướng người Việt tìm cách định cư ở nước ngoài ngày càng nhiều. Nó không chỉ thể hiện ở việc du học sinh không trở về nước mà các doanh nhân cũng tìm cách chuyển ra nước ngoài…

Theo bà, nếu không ngăn cản xu hướng này thì không chỉ là chảy máu chất xám ở những người trẻ mà còn mất cả nguồn vốn, con người, kinh nghiệm kinh doanh, làm ăn.

“Con số báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra, người Việt gửi 7,3 tỷ USD ra nước ngoài hay hồ sơ Panama, Việt Nam có tổng cộng 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài, riêng năm 2015 là hơn 9 tỉ, những cái đó là con số mất mát bằng tiền đo được mà trên đồ thị nó đang ngày càng tăng lên hằng năm, nó thấy rõ xu hướng hiện nay”, bà Lan nhấn mạnh.
Chuyên gia Phạm Chi Lan nói: “Vài năm trở lại đây tôi thấy một vài doanh nghiệp trưởng thành, lớn lên được thì họ lại có xu hướng chân trong, chân ngoài, một phần nhỏ còn ở đất nước, còn một phần khác, tấm lòng của họ, hướng ra thị trường, công việc lâu dài, vốn liếng, cơ hội làm ăn họ tính ra bên ngoài nhiều hơn bên trong”,
Để ngăn cản dịch chuyển này, theo bà điều quan trọng là hệ thống thể chế cần minh bạch, giải trình của nhà nước, chống tham nhũng vì rất nhiều vấn đề bắt nguồn từ tham nhũng, nhóm lợi ích, làm méo mó sự phát triển, gây nên vấn nạn trong giáo dục.
“Sự bảo thủ, trì trệ trong giáo dục bắt nguồn một phần quyền lực như vậy gây ra, họ không muốn thay đổi, dạy những đứa trẻ biết vâng lời, nhồi một đống kiến thức như tụng kinh…trong khi xã hội thay đổi bao nhiêu.
Với kinh doanh tạo môi môi trường minh bạch, cạnh tranh sòng phẳng.
“Chừng nào thay đổi được thì tình trạng đó sẽ thay đổi. Nói cho cùng thì phải tạo được niềm tin cho người dân, mất niềm tin đã quá lớn”, bà Lan nhấn mạnh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nói chuyện cùng Bà Phạm Chi Lan
Đọc bài phân tích của tác giả Diệu Thuỳ- bà Phạm Chi Lan về tình trạng "xuất huyết" nhân tài, chất xám và nguồn vốn ra nước ngoài của VN hiện nay, Bà  Lan có nêu ra một số nguyên nhân như sau:
1/ Cảm giác không an toàn về pháp lý 
- Lời bàn: 
Điều nầy thì đúng 100%. Ở trong một đất nước mà nhà cầm quyền với bản chất độc ác, lừa dối, cai trị dân bằng "bàn tay sắt", độc tài chuyên chế, lại chuyên xài "luật rừng" hay "luật là tao, tao là luật" của những ông quan đứng trên luật pháp, một Nhà Nước dùng Công An côn đồ để thi hành pháp luật, muốn bắt ai thì bắt, vô pháp vô thiên, thì có ai cảm thấy an toàn đâu. Thực tế cho thấy, khi người CS đến đâu, thì "cái cột đèn nếu nó biết đi thì nó cũng đi". Khi người CS chiếm miền Bắc 1954, làn sóng trên một triệu người bất chấp hy sinh mạng sống, bỏ lại của cải mọi thứ để vượt tuyến vào miền Nam. Rồi  sau biến cố 1975, khi chiếm được miền Nam, trên 2 triệu người cả miền Nam lẫn miền Bắc lại một lần nữa  chạy trối chết, vượt biên, băng rừng vượt biển, trốn chạy họa CS bằng mọi giá. Cho đến ngày hôm nay, sau 41 năm đất nước hòa bình xây dựng CNXH, hỏi có người dân nào thực sự muốn sống ở VN hay không??? Có phải chỉ có học sinh, con cháu cán bộ, và giới kinh doanh làm ăn muốn đi ra nước ngoài thôi sao??? Hay là người dân già trẻ lớn bé, trí thức, hay ngu dốt, giàu hay nghèo, đều có chung một khao khát, chạy ra nước ngoài mà sinh sống ??? Người dân đã "bỏ phiếu" bằng mọi cách để chạy ra khỏi VN: đi vượt biên, đi đoàn tụ, đi lao động quốc tế, làm hôn thú với Việt kiều ( thật cũng có mà giả cũng có ), đi làm điếm ở nước ngoài, đi lấy chồng ngoại kiều đủ loại quốc tịch để ra đi, chạy chọt để xin đi du học, bỏ tiền đi "đầu tư" ở nước ngoài để xin một thẻ thường trú nhân hợp lệ tại Mỹ, Canada,  hay đi du lịch rồi trốn luôn ở lại không về..... Nói tóm lại, mọi người dân trong nước đã quá sợ hãi, tìm đủ mọi cách để trốn cái "thiên đường XHCN", họ đã "bỏ phiếu" rõ ràng như vậy rồi mà tại sao đảng CSVN vẫn ngoan cố bắt dân mình cứ đi theo cái chủ nghĩa khốn nạn đó vậy ??? Lảnh đạo mà không theo Ý DÂN thì họ đang phục vụ cho ai  vậy hả bà con??? Có phải đã đến lúc cả nước "lôi cổ" bọn chúng xuống không, thưa bà Lan???
2/ Lấy đâu chỗ cho trí tuệ
- Lời bàn :
Điểm nầy thì bà Lan cũng phân tích chính xác. Theo bà Lan “Lúc mới ra trường xong, các em muốn đi làm, muốn cống hiến nhưng bị dội gáo nước lạnh, dồn dập đủ kiểu khác nhau thành những cú sốc nặng. Nhiều cơ quan có tình trạng nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ thì lấy đâu chỗ cho trí tuệ thi thố. " 
Đúng là không có chỗ cho trí tuệ. Chánh sách xài người của CS dựa trên "hồng hơn chuyên", học sinh được tuyển chọn vào Đại học hay phân bổ nhiệm sở khi ra trường đều dựa trên "lý lịch cách mạng" ba đời chứ không dựa trên thực tài. Thêm cái nạn cửa quyền, tham nhũng, nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba "tiền đâu", thì có chỗ nào cho trí tuệ, nhân tài có đất để "dụng võ" đâu. Cho nên, đừng lấy làm lạ, bộ máy nhà nước CS sử dụng toàn là thứ cán bộ "văn dốt, vũ nát", chỉ có cái tài "nói phét", "làm thì láo, báo cáo thì hay", "làm đâu hư đấy", "làm sai rồi lại sửa sai, sửa sai rồi lại làm sai tiếp", vô liêm sĩ cứ ngồi lỳ mà "hưởng lộc trời cho"...
3/ Nạn tham nhũng quan liêu cửa quyền
- Lời bàn:
Theo bà Lan, nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền trong bộ máy nhà nước khiến người trẻ không có hứng thú ở lại làm việc trong một môi trường thiếu lành mạnh như vậy.Theo bà, những người trẻ giống như một tờ giấy trắng, họ thẳng thắn và khó chấp nhận được những điều tiêu cực trên. Nên có cơ hội ra đi là họ tìm cách ở lại nước ngoài để làm việc chứ không ai muốn về nước. Đúng thôi, trong quá khứ, có nhiều trí thức trẻ , nhân tài ở hải ngoại chưa hiểu CS là gì, đã nghe theo lời chiêu dụ đường mật "hòa hợp hòa giải" của họ, khăn gói về VN "cống hiến" tài năng, trí tuệ để xây dựng XHCN, cuối cùng phải "cay đắng" trở về vì họ không tìm thấy "môi trường lành mạnh" để cống hiến tài năng của họ. Làm sao đóng góp khi cái hệ thống độc tài, độc tôn đó chỉ nghe tiếng nói "một chiều", nghe những lời xu nịnh tâng bốc, sẳn sàng trù dập, bỏ tù những ai lên tiếng sự thật chỉ trích cái ngu, cái dốt của Đảng ta ??? Hãy nghe Tướng Trần Độ vạch trần cái hệ thống chuyên chế "tư tưởng" đó để hiểu vì sao cái hệ thống đó chỉ sản sinh ra được những lớp trí thức "lười suy nghĩ", không có tư duy sáng tạo, chỉ biết cúi đầu "vâng lệnh" chỉ thị của cấp trên "
"Nền chuyên chính tư tưởng này đang làm cho tất cả trí thức không dám suy nghĩ gì, hoặc ít nhất cũng không muốn suy nghĩ gì, nói năng gì. Thực ra, nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần của nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ, giáo điều. Nó làm cho nền giáo dục khô cứng, làm cho các hoạt động văn học nghệ thuật nghèo nàn, mất hết cơ hội sáng tạo và mất hết hào hứng, nó làm cho các hoạt động khoa học bị khô cứng và nô dịch."
                                                               (trích hồi ký của Trung tướng CS Trần Độ)

4/ Bọn cán bộ tham nhũng, các đại gia làm ăn phi pháp, muốn " hạ cánh an toàn"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét