Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

Vì sao Trung Quốc và Đài Loan lại quá khác biệt?


Người Trung Quốc và Đài Loan đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, đều trải qua 5.000 năm văn hóa Thần truyền với bao tinh hoa vẫn còn ảnh hưởng ra khắp châu Á đến tận ngày nay. Tuy nhiên giờ đây, 2 quốc gia này lại có nhiều điểm quá đỗi khác biệt, khiến người ta không khỏi thắc mắc tại sao lại có sự kỳ lạ đến vậy…
Chữ phồn thể và giản thể với nội hàm vô cùng khác biệt
Tiếng Đài Loan còn được gọi là tiếng Phúc Kiến (Mân Nam), đây đều là một trong rất nhiều ngôn ngữ ở Trung Quốc. Cũng có thể nói tiếng Đài Loan là một loại ngôn ngữ địa phương, nhưng ngày nay đa số giới trẻ Đài Loan ở thành phố, thị xã đều giao tiếp bằng ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đó là tiếng Hoa phổ thông (tiếng Quan Thoại). Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai quốc gia này là nằm ở văn tự.
Người Đài Loan sử dụng chữ Hán phồn thể truyền thống, đây là một loại chữ rất đẹp – thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Hoa hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ phồn thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ.
Nếu một người biết chữ Hán phồn thể thì người đó sẽ có thể đọc được bất kỳ văn tự Trung Hoa nào được viết trong 2000 năm trở lại đây, điều đó nói lên rằng chữ phồn thể là một phần không thể thiếu trong  truyền thống người Hoa.. Tuy nhiên, ở Trung Quốc vào thời Đại cách mạng văn hóa, Đảng Cộng sản Trung Quốc với lý do làm tăng tỉ lệ người biết chữ đã bớt một số nét trong mỗi chữ để tạo ra chữ Hán giản thể.
Chữ giản thể bỏ bộ “tâm” (màu đỏ) ra khỏi chữ Yêu, nghĩa là Yêu không có trái tim?



Ví như chữ “thân” (親) phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình đã bị lược bỏ bộ kiến (見 ) ở bên phải, vậy là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình mà lại không ngó ngàng đến. 
Chữ “ái” (愛) phồn thể bị bỏ đi bộ tâm (心) ở giữa, vậy là “ái bất tâm” nghĩa là tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.
Chữ đạo (導) dẫn đường, đã bị mất bộ đạo (道) thành ra là mất phương hướng. 
Hay là chữ tiến (進) hay tiến bộ dạng phồn thể được tạo bởi bộ sước (辶): bước đi và bộ giai: tốt đẹp, nghĩa là bạn bước lên tầm cao hơn khi bạn tiến bộ. 
Thế nhưng phiên bản giản thể lại gồm bộ sước (辶) và bộ tỉnh (井): cái giếng, vậy là tiến bộ là nhảy xuống hố. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt do Mao Trạch Đông thực hiện làm chết 43 triệu người từ 1958 đến 1960..
Mặc dù người Trung Quốc dùng tiếng Trung giản thể, còn người Đài Loan dùng tiếng phồn thể, tuy nhiên, tỉ lệ người Đài biết chữ vẫn nhiều hơn rất nhiều. 
Chính vì chữ phồn thể càng khó học thì lại khiến người học càng nhớ lâu, hơn nữa, những đạo lý làm người trong chữ phồn thể  khiến người Đài Loan càng có ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống.
Sự thân thiện là một điều dễ nhận thấy khi đến Đài Loan. 
Người Đài Loan nổi tiếng rất niềm nở, hiếu khách và thân thiện.
Những du khách Trung Quốc có lẽ là những người cảm nhận sự khác biệt này rõ ràng nhất. 
Một Blogger người Trung Quốc có tên là Liu Xliao đã đăng tải những kinh nghiệm khi đi du lịch tự do ở Đài Loan. Bài viết phân tích sự khác biệt về mặt con người của cùng một dân tộc nhưng sinh sống ở 2 bên bờ eo biển Đài Loan này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng động mạng xã hội. Ngay trong ngày đăng tải bài viết, lượt truy cập vào trang cá nhân của Liu Xliao đã lên đến 2,3 triệu.
Dưới đây là một số trích dẫn từ nhật ký của Liu Xliao:
“Ở Đài Loan bạn có thể tìm thấy được những giá trị đã không còn tại Trung Quốc. Tôi cảm nhận thấy sự thân thiện giữa người với người trong đối nhân xử thế. Sau cuộc cách mạng tại Trung Quốc, phương thức sống, lễ nghi truyền thống mấy nghìn năm đều bị mất mát rất nhiều. Những năm sau đó, cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến mọi thứ đều chỉ hướng về lợi ích, sự lạnh nhạt giữa người với người tăng lên, lợi ích trần trụi được đặt ngay trước mắt.



Đài Loan không phải trải qua quá trình tẩy não nghiêm trọng như vậy nên từng phút từng giây ở mảnh đất này đều khiến bạn cảm thấy mình được tôn trọng. Điều này thật hiếm có. Ở đại lục khi làm bất kể một việc gì đó, bạn sẽ rất dễ bắt gặp ánh mắt khinh thường của người khác. Con người ở đó thật lạnh lùng!”. 
Người Trung Quốc giờ đây khá lạnh lùng, thô lỗ.
“Khi đi xe buýt vào thành phố, tôi mới cảm nhận được thế nào gọi là phục vụ và được tôn trọng. Nhân viên sẽ chủ động, nhiệt tình hỏi bạn muốn đi đâu và mua vé giúp. Bất kể lúc nào, khi thu tiền hay trả lại tiền, họ cũng sẽ nói cảm ơn vì bạn đã chiếu cố. Nếu nhìn thấy bạn có nhiều hành lý, họ sẽ xách giúp tới nơi để đồ. Chú lái xe buýt sẽ hỏi bạn đi đâu, sau đó sẽ xếp hành lý vào ô, giúp bạn có thể xuống xe thuận tiện nhất có thể. 

Việc này căn bản là điều không thể tưởng tượng tại đại lục! Không chỉ tại đại lục mà Hồng Kông cũng vậy, họ chỉ chưng nguyên một bộ mặt sầu thảm để thu tiền của bạn. Sau đó bạn sẽ chẳng còn quan hệ gì với họ cả. Nếu có hỏi bất cứ điều gì thì thái độ của họ cũng sẽ khiến bạn cảm thấy như mình đã mắc nợ họ từ 8 đời… Ở Đài Loan bạn có thể cảm nhận sâu sắc được thế nào gọi là phục vụ. Những ví dụ như vậy quá nhiều”…
Những “nữ Hán tử” Trung Quốc vốn không thích dịu dàng như phụ nữ Đài Loan
Phụ nữ Đài Loan dung mạo không được đẹp như phụ nữ Trung Quốc nhưng lại khá từ tốn, nhẹ nhàng.
Dẫu người Hoa đều là con cháu của Tam Hoàng Ngũ Đế, nhưng ngày nay sẽ không khó để phân biệt một cô gái người Hoa có xuất thân từ đâu, Hồng Kong, Macau, Đài Loan hay Trung Quốc. Thêm vào đó sự khác biệt giữa phụ nữ Đài Loan và Trung Quốc lại càng rõ rệt.
Chỉ riêng về tên gọi phụ nữ Trung Quốc thường mang những cái tên mạnh mẽ (thậm chí có phần bạo lực) như: Vệ, Vĩ, Bân, Băng…. Đặc biệt là những người phụ nữ sinh vào thập niên 50, 60, 70 là càng nhiều những tên như thế, nguyên nhân là vào thời Đại Cách Mạng Văn Hóa, Mao Trạch Đông đã từng viết một câu thơ: “Không thích hồng trang thích vũ trang” (không thích trang phục dịu dàng mà chỉ thích đấu tranh vũ trang).
Đây dường như đã đặt ra một điều luật thép cho các bậc phụ huynh ở Trung Quốc lúc bấy giờ: Tên của người phụ nữ nhất định phải cứng rắn, mạnh mẽ! Dịu dàng thì không cần! Trong khi đó tên gọi của phụ nữ ở bên kia bờ biển thông thường khá dịu dàng như: Tử Vi, Uyển Di, Tịch Mộ Dung, còn có những phụ nữ tóc dài say đắm lòng người dưới ngòi bút của văn sĩ Quỳnh Dao, không chỉ tên gọi đẹp, mà người cũng đẹp.
Cử chỉ lời nói dường như cũng gắn liền với tên của người phụ nữ. 
Thật vậy, phụ nữ Đài Loan nói chuyện khá là từ tốn nhẹ nhàng, đặc biệt là trong môi trường công cộng, nói chuyện rất nhỏ nhẹ, rất biết chú ý đến hoàn cảnh nói chuyện. Người ta thường nhận xét, người phụ nữ Đài Loan trong nội tâm của họ rất có phong thái của một người phụ nữ. Trong khi các “nữ Hán tử” ở Trung Quốc thì  “cần lao dũng cảm” nói chuyện lớn tiếng, rất có khí phách, chắc như đinh đóng cột. Đại lục có rất nhiều phụ nữ xinh đẹp, cũng rất thời thượng; nhưng hễ giơ tay, dậm chân, trong ánh mắt có phần mạnh mẽ, cảm giác như họ không hề thua kém đấng mày râu.
Pháp Luân Công – Một bên ủng hộ một bên đàn áp
Nếu ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đài Loan, có thể bạn sẽ bắt gặp những người dân học Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đang đứng tặng tờ giới thiệu về môn tu luyện đồng thời nói lên sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công phi lý đang diễn ra tại Trung Quốc. Mỗi năm có đến hàng triệu khách du lịch từ Trung Quốc đến Đài Loan, rất nhiều người khi gặp cảnh tượng này đã không khỏi bất ngờ, kinh ngạc. 
Vì ở Trung Quốc, những người học Pháp Luân Công không những không được tự do tập luyện mà còn có thể bị chính quyền sách nhiễu, bỏ tù, tra tấn, thậm chí mổ cướp nội tạng bán cho ngành công nghiệp ghép tạng siêu lợi nhuận của nước này. Nguyên nhân là do năm 1999, cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc đàn áp nhắm vào Pháp Luân Công vì lo sợ sự phổ biến của môn tu luyện sẽ đe dọa quyền lực của mình. Cuộc đàn áp nổi tiếng tàn bạo này đã gây ra hàng triệu cái chết cùng bao đau khổ, kinh sợ cho người dân Trung Quốc.
Trong khi đó ở Đài Loan hoàn toàn ngược lại, người dân được tự do tập luyện, chính quyền không những công khai ủng hộ, tuyên dương các giá trị của môn tu luyện giúp nâng cao sức khỏe và đạo đức, mà còn lên án cuộc đàn áp đang diễn ra tại Trung Quốc.
Hiện nay, ước tính có đến 800.000 – 1 triệu người theo học Pháp Luân Công ở quốc đảo hơn 23 triệu người này. Cựu Tổng thống Mã Anh Cửu từng nói những nguyên tắc đạo đức và bài giảng của Pháp Luân Công đã “giúp hàng triệu người khỏe mạnh và nâng cao đạo đức”.
Không chỉ luyện tập để nâng cao sức khỏe và có được tinh thần an hòa, các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan còn tổ chức nhiều hoạt động để thỉnh nguyện ôn hòa, giúp người dân ở Trung Quốc biết sự thật về Pháp Luân Công và kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp.
Ô nhiễm môi trường Trung Quốc đang ở mức đáng báo động
Trung Quốc hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên bên cạnh sự chênh lệch giàu-nghèo sâu sắc (điều vốn đi ngược lại với đường lối xã hội chủ nghĩa mà nhà nước Trung Quốc vẫn tuyên truyền) thì vấn đề môi trường là một vấn đề nan giải đối với xã hội Trung Quốc ngày nay.
Trung Quốc đạt mức tăng trưởng kinh tế gần 10% mỗi năm trong thập kỷ qua, nhưng cũng là nước có lượng xả thải carbon lớn nhất thế giới. Theo Dự án Carbon toàn cầu thì 27% lượng khí thải toàn cầu năm 2014 là đến từ Trung Quốc. Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước dẫn đến đất đai xói mòn. Môi trường xuống cấp đe dọa đến tăng trưởng kinh tế, dấy lên bức xúc trong dư luận.
Tháng 12/2015, Bắc Kinh phải ra báo động đỏ đầu tiên về ô nhiễm. Chính quyền phải cho học sinh nghỉ học, hạn chế lưu thông trên đường, tạm ngưng các công trình xây dựng ngoài trời, và dừng hoạt động sản xuất ở các nhà máy.
__._,_.___

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét