Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Biểu Tình Phản Đối Kế Hoạch Một Vành Đai Một Con Đường của Tàu cộng

Biểu Tình Phản Đối Kế Hoạch Một Vành Đai Một Con Đường của Tàu cộng


- NO One Belt One Road!

- NO NO NO!

Đó là khẩu hiệu được hô to trong cuộc biểu tình do cộng đồng Trung Hoa Dân Chủ tổ chức trước Thư Viện Quốc Gia/Tiểu Bang (State Library) vào chiều Thứ Tư 21/11/2018.

Ông Frank Ruanjie, thuộc BTC, là người đã từng có mặt trong cuộc biểu tình đẫm máu tại Thiên An Môn, lên tiếng phản đối và đòi hỏi Thủ Hiến Daniel Andrews phải hủy bỏ Văn kiện thoả thuận  (MOU) đã được ký kết giữa chính phủ Lao Động và TC, và kêu gọi cử tri không bỏ phiếu cho ông Daniel Andrews trong ngày bầu cử sắp tới tại Victoria. Đồng thời ông cũng đã nêu lên bằng chứng về sự "gắn bó" giữa ông Daniel Andrews và Bắc Kinh qua vô số những chuyến công du sang Tàu cùng với việc bảo trợ các chương trình quảng bá văn nghệ đỏ, tuyên truyền có lợi cho TC như buổi văn nghệ vinh danh Mao Trạch Đông, năm 2016 (đã bị hủy bỏ vì gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các cộng đồng nạn nhân CS).

Ông Frank nghĩ rằng đại đa số người dân Úc không hiểu tính chất nghiêm trọng của kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường và việc ký kết Văn kiện thoả thuận  của chính phủ Lao Động tại Victoria với TC cho nên ông đã cố gắng giải thích chi tiết về những hệ lụỵ, những tác hại khó lường khi tham gia vào kế hoạch này.

Đây là một kế hoạch đầu tư vào những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở (đường sá, cầu cống, hải cảng,...) ở các quốc gia nằm trên lộ trình Một Vành Đai Một Con Đường ẩn giấu trong mưu đồ bành trướng của TC. Qua các công trình này TC sẽ tìm mọi cách để thống trị, chiếm đoạt chủ quyền của các quốc gia nghèo khó bằng hối lộ, mua chuộc và bẫy nợ như những trường hợp của Mongolia, Pakistan, Lào, Sri Lanka, Maldives, Kenya, Uganda, Zambia,...

Hiểu rõ mưu mô quỷ quyệt của kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường cũng như sự tàn ác, dã man của chế độ CS, cộng đồng Tây Tạng và người Việt đã đáp ứng lời mời của cộng đồng Trung Hoa Dân Chủ tham gia cuộc biểu tình với tinh thần trách nhiệm của những công dân Úc không phân biệt nguồn gốc.

Ông Patrick Byrne, Chủ Tịch Hội Đồng Dân Sự Quốc Gia (President of the National Civic Council), nói rằng - Trong chính trường, ở cả hai bên, dầu là Tự Do hay Lao Động, đều có một sự đồng thuận về việc phải chống lại quyền lực mềm của TC đang có nhiều uy thế trên đất nước Úc ("Both sides of federal politics, whether you are Liberal or whether you are Labour, there is a unanimous agreement that there has to be a resistance to Beijing soft power ... into this country"). Ông nói tiếp - Việc làm của ông Daniel Andrews phải bị chận đứng để không làm phương hại đến nền an ninh quốc gia (to mess up national security).

Ông Patrick cho biết Cựu Nghị Sĩ Stephen Conroy (Lao Động) cũng đã tỏ ra sửng sốt về việc ký kết Văn kiện thoả thuận  của Thủ Hiến Daniel Andrews, điều này có thể sẽ giúp cho TC mở có nhiều uy thế ở Victoria, một tiểu bang chiến lược của Úc. Chính những người trong đảng Lao Động cũng tỏ ra vô cùng thất vọng về ông Daniel Andrews đã không quan tâm đến quyền lợi quốc gia và đã không tham khảo ý kiến với Lao Động Liên Bang trước khi ký kết với TC - một nhà cầm quyền CS có hồ sơ dày cộm về vi phạm nhân quyền, không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang giăng bẫy nợ trên khắp thế giới để bắt chẹt những quốc gia đang phát triển.

Sau khi nêu lên cuốn sách "Silent Invasion" của tác giả Clive Hamilton với nội dung nói về những âm mưu, những sự vận động ngầm của TC nhằm tạo nhiều uy thế ở nước Úc, ông Patrick cho rằng quyết định của Thủ Hiến Daniel Andrews là quá ngây thơ.

Theo ông Patrick, người dân Úc không biết rằng Chính Phủ Liên Bang cũng có dự phần trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường khi đã bỏ $738 triệu vào Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank) của TC. Chính Phủ Úc đã tỏ ra hối tiếc về việc này, và gần đây ông Bill Shorten (Thủ Lãnh Đảng Lao Động) và Thủ Tướng Scott Morrison (Tự Do) đã có ý kiến thành lập một ngân hàng phát triển các quốc đảo Thái Bình Dương (Pacific Islands Development Bank) để gia tăng thế lực của Úc Châu đồng thời làm giảm sự bành trướng quyền lực mềm của TC trong vùng.

Sau cùng ông kêu gọi mọi người hãy cứu xét vấn đề Văn kiện thoả thuận  được ký kết giữa Thủ Hiến Daniel Andrews và TC một cách nghiêm chỉnh, kỹ càng khi đi bầu vào cuối tuần này.

Ông Tenzin Lobsang Khangsar, Chủ Tịch Cộng Đồng Tây Tạng, bày tỏ sự quan tâm và lo ngại về việc ký kết Văn kiện thoả thuận  một cách bí mật giữa ông Daniel Andrews và TC, nhất là khi thấy uy thế của TC càng ngày càng lan rộng trong mọi lãnh vực tại Úc Châu. Để hiểu về sự tàn ác, dã man của CSTC thì hãy nhìn vào đất nước Tây Tạng. Kể từ khi bị TC chiếm đóng vào 1950 cho đến nay đã có trên 1.2 triệu người dân Tây Tạng bị sát hại. Ông Tenzin khẩn thiết cảnh báo - Ngày hôm nay nếu chúng ta không chận đứng TC thì ngày mai Úc sẽ trở thành như Tây Tạng.

Khi được mời lên phát biểu, ông Nguyễn văn Bon nói rõ - Chúng tôi có mặt ở đây nhằm đặt quyền lợi của người dân và đất nước Úc lên trên hết ... chứ không phải là tạo nên một sự [bất hòa giữa các cộng đồng sắc tộc], chia rẻ trong xã hội ("We are just here to put our Australian interests first ... we are not here to create a disharmony of this society").

Ông Bon còn nhấn mạnh - Chúng tôi có mặt ở đây để lên tiếng phản đối kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường chứ không phải là để chống đối [một đảng chính trị,] một chính phủ nào cả ("We are here to protest against the One Belt One Road Initiative, not against any government, we support our Australia government.").

Ông Bon cho biết là sau những lần tiếp xúc với cộng đồng Trung Hoa Dân Chủ, họ đã chia sẻ với ông rằng - Chúng tôi như đã được tái sinh khi đến được nước Úc ... và xin hãy hiểu rằng chúng tôi yêu thương đất nước Úc không kém gì những người Úc đã được sanh ra và lớn lên tại đây ("When we came to Australia we are reborn in Australia ... and don't ever tell us that we love Australia lesser than any Australian who was born here in Australia").

Cuộc biểu tình đã lôi cuốn sự chú ý của đông đảo khách bộ hành và có nhiều người đã gật gù đồng ý với những lời phát biểu của đại diện các cộng đồng tham gia và của vị khách mời - ông Patrick Byrne. Trong số những người dừng lại lắng nghe có một cặp vợ chồng du khách đến từ Đan Mạch (Denmark) đã biểu lộ sự đồng tình vì đất nước của họ cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trong tờ truyền đơn phát ra cho khách bộ hành qua lại có một câu rất ý nghĩa - Nếu chúng ta không thể để lại những gì tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau thì ít nhất chúng ta cũng không nên hủy hoại những gì đang có ("If we can't offer anything better to the next generation of Australia at least don't ruin it for them").


Melbourne
21/11/2018

Một số hình ảnh của cuộc biểu tình –


http://www.lyhuong.net/au/index.php/shcd/182-182

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét