Lời khuyên sau vụ giám đốc thiệt mạng vì nổ điện thoạiPosted on 21 Tháng Sáu 2018Nổ điện thoại di động, một giám đốc mất mạng: Ông Nazrin HassanSau vụ Giám đốc điều hành của Quỹ Cradle Fund Sdn Bhd (Malaysia), ông Nazrin Hassan, thiệt mạng trong một vụ nổ điện thoại, vấn đề sạc pin đúng cách cho thiết bị này trở thành chủ đề được chú ý.Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy ông Nazrin tử vong do vết thương trong vụ nổ điện thoại di động hôm 14-6. Nạn nhân lúc đó ở gần chiếc điện thoại đang sạc pin (theo người nhà, ông Nazrin sử dụng 1 chiếc Blackberry và 1 chiếc Huawei).Theo hãng tin Bernama, anh rể của ông Nasrin đã khuyến cáo mọi người phải sạc điện thoại đúng cách để giữ an toàn và tốt nhất là không sạc điện thoại trong phòng ngủ.Có thể chắc chắn rằng bất kỳ thiết bị nào sử dụng pin cũng đều có khả năng phát nổ, bao gồm cả điện thoại di động.Hầu hết điện thoại di động đều sử dụng loại pin lithium-ion với đặc tính sạc nhanh hơn và kéo dài thời gian sử dụng thiết bị. Dù được đánh giá an toàn nhưng một số trường hợp pin lithium-ion phát nổ vì lý do đặc biệt.Thứ nhất, pin hỏng do điện thoại bị rơi hay va chạm, dẫn đến đoản mạch.Thứ hai, pin bị quá nhiệt dẫn đến đoản mạch. Thứ ba, bộ sạc bị lỗi khiến pin quá nhiệt và phát nổ.Trong khi không phải là một chuyên gia, mọi người hãy chú ý một số biện pháp đơn giản sau để bảo vệ điện thoại và chính bản thân.Trước hết, nếu thấy điện thoại bị phồng lên, hãy ngừng sử dụng và mang đến bộ phận kỹ thuật để kiểm tra.Ngoài ra, luôn sử dụng bộ sạc chính hãng bất kể giá tiền đắt hơn. Điều này rất quan trọng vì hầu hết điện thoại di động ngày nay tích hợp tính năng sạc nhanh, chủ yếu bơm thêm dòng điện vào điện thoại nên làm pin nhanh nóng hơn.Tiếp đến, tránh sạc điện thoại qua đêm. Trong trường hợp phải làm vậy, hãy tháo vỏ bảo vệ (nếu có). Cuối cùng, sạc điện thoại ở nơi mát mẻ, không gian thông gió tốt và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lưu ý ngắt sạc khi phát hiện điện thoại nóng lên đột ngột.Phạm Nghĩa (Theo The Star, Bernama, News Straits Times)
__________________Nếu không muốn "đột tử" thì nên để sẵn 3 vật dụng này trên đầu giường
Ba vật dụng này chỉ đơn giản gồm 1 ly nước lọc, 1 cây kim và 2 viên thuốc aspirin, nhưng trong trường hợp sức khỏe nguy cấp thì chúng lại rất hữu dụng.
Các áp lực từ cuộc sống hiện đại ngày nay luôn gắn liền với lối sống gấp gáp và bị đồng tiền chi phối có thể đẩy con người đến gần hơn, nhanh hơn với những cơn đau tim bất chợt và chúng sẽ ngay lập tức cướp đi mạng sống của con người. Để đối phó và chuẩn bị sẵn khi cần thiết, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, hãy để 3 thứ vật dụng đơn giản này trên đầu giường, bất cứ lúc nào bạn cần cũng có thể với tay ra là lấy được. Chỉ cần phòng thân bằng 3 vật dụng quen thuộc này sẽ giúp chúng ta có thể giành lại mạng sống từ tay tử thần mang tên "đột quỵ đấy!
Một ly nước lọc
Vì sao các chuyên gia sức khỏe lại khuyên chúng ta để sẵn một ly nước lọc trong phòng ngủ? Vì đây là việc làm rất cần thiết để phòng khi bị đau đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan đến tim mạch là có thể "giải cứu" kịp thời. Nếu là người có tiền sử bệnh tim, hãy tập cho mình thói quen uống một ly nước trước khi đi ngủ, và mang thêm 1 ly nước để sẵn trong phòng ngủ để đề phòng bắt trắc.
Đây là những bệnh gây ra bởi độ nhớt máu quá cao. Trong khi ngủ sẽ xuất hiện hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi, mất nước, dẫn đến giảm lượng nước trong máu, làm cho độ nhớt máu tăng cao hơn bình thường. Vì thế, nếu chúng ta uống một ly nước trước khi đi ngủ sẽ có thể làm giảm độ nhớt máu, giảm nguy cơ đau tim. Hoặc nếu sau khi tỉnh dậy cảm thấy khó chịu, hãy uống ngay một ly nước và nên nghỉ một lúc trước khi ra khỏi giường.
Một cây kim
Khi bị đột quỵ, các mao mạch não sẽ bị vỡ, bệnh nhân đột nhiên sẽ cảm thấy đau đầu nặng, cơ thể mất thăng bằng và ngã xuống đất.
- Trong trường hợp này, bạn không nên hoảng sợ. Bất kể là người bệnh đang ở đâu, dù là nhà tắm, nhà bếp, văn phòng… thì cũng nên giữ cho cơ thể người bệnh nằm yên không động đậy trong một tư thế ổn định. Bởi vì khi người bệnh nhúc nhích sẽ làm mạch máu vỡ nặng hơn.
- Nếu bệnh nhân không tự ngồi vững được, hãy cho họ ngồi vào lòng bạn, giữ yên tư thế ngồi như vậy, tuyệt đối tránh không để cho bệnh nhân ngã thêm một lần nữa.
- Khi người bệnh đã ngồi yên rồi, bạn bắt đầu hỏi người bệnh xem họ cảm thấy như thế nào. Nếu người bệnh không nói được, ú ớ, mắt miệng méo lệch, chảy nước dãi và các triệu chứng khác, bạn phải ngay lập tức thực hiện 2 động tác sau: Một là gọi cấp cứu hoặc sự giúp đỡ của người xung quanh càng nhanh càng tốt. Hai là tìm một chiếc kim nhọn, tốt nhất là kim sạch, dùng bật lửa đốt đầu kim hoặc dùng nước bọt rửa kim thật sạch, thậm chí bạn có thể dùng răng để cấp cứu.
- Sau đó, ngay lập tức bạn dùng kim (hoặc vật nhọn, thậm chí là răng) để chích lên 10 đầu ngón tay của người bệnh, làm sao để những đầu ngón tay chảy ra một vài giọt máu. Nếu máu không thể tự chảy thì bạn có thể chích thủng da tay rồi bóp mạnh nặn cho máu chảy ra. Lưu ý là cả 10 đầu ngón tay đều phải làm cho chảy máu như vậy.
- Tiếp sau đó, trong lúc chờ cấp cứu, bạn có thể dùng ngón tay với một lực tương đối mạnh, vuốt vành tai người bệnh từ trên xuống dưới. Dùng kim chích 2 lỗ cho chảy một vài giọt máu ở thùy tai, chờ ít phút sau, có thể xe cấp cứu chưa đến thì bệnh nhân đã có biểu hiện hồi tỉnh trở lại. Bệnh nhân sẽ bắt đầu hồi phục trạng thái cơ miệng, cơ mắt, giảm tình trạng bị méo lệch (không méo mồm nữa).
- Đợi bệnh nhân đã cảm thấy mọi thứ trở lại bình thường mới đưa đến bệnh viện. Nếu bỏ qua các bước sơ cứu này mà ngay lập tức đưa đi bệnh viện, việc di chuyển và rung lắc trên đường chính là nguyên nhân làm cho mạch máu vỡ nghiêm trọng hơn.
Sở dĩ các chuyên gia sức khỏe khuyên chúng ta nên làm việc này khi gặp người bệnh đột quỵ cần cấp cứu kịp thời là bởi ngón tay là nơi kết nối với trái tim, khi làm chảy máu sẽ giúp giảm huyết áp tức thì. Tay có nhiều huyệt vị kết nối với cơ thể, thức tỉnh huyệt vị giúp cơ thể mau chóng hồi tỉnh trở lại.
Nhai 2 viên thuốc aspirin
Một trong những vấn đề đe dọa tính mạng khá nhiều người chính là những cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Những cơn nhồi máu cơ tim nhẹ xuất hiện rất nhẹ nhàng và gần như không dễ để bệnh nhân nhận thấy, thậm chí nhiều người bệnh còn không hề cảm thấy bị đau thắt ngực.
Ban đầu cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khác không giống như bệnh tim mạch, sau đó mới có thêm cảm giác đau nửa người bên trái. Kế đến người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, toát mồ hôi lạnh, nổi gai ốc với những triệu chứng bất thường, không phổ biến. Người bệnh tiếp tục bị đau ngực nặng lên, mức độ đau đủ để khiến họ bật dậy vào lúc nửa đêm.
Đa số người bị nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau, do đó khi đã ngủ thì họ sẽ không bao giờ thức dậy được nữa. Nếu may mắn phát hiện mình có bất cứ triệu chứng nào như mô tả ở trên, hãy ngay lập tức nhai 2 viên aspirin cho thuốc tan ra, sau đó uống thêm một ít nước. Sau đó, người bệnh phải ngay lập tức được đưa đi cấp cứu, đồng thời thông báo ngay với bác sĩ là người bệnh vừa uống hai viên thuốc aspirin. Lưu ý là trong khi chờ đợi xe cấp cứu, người bệnh hãy ngồi trên ghế hoặc ghế sofa.
Những lời khuyên tuy đơn giản như trên nhưng rất hữu ích và ai cũng có thể tự thực hiện được tại nhà. Bệnh tim mạch và đột quỵ là một căn bệnh rất nguy hiểm và chỉ xảy ra trong tích tắc, thế nên hãy hành đồng bằng các "bửu bối" như trên trước khi chờ gọi người khác đến giúp.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ có tính cách tham khảo, nên liên lạc với bác sĩ gia đình hoặc cơ quan y tế gần nhất để có khuyến cáo tốt nhất.
Theo bestie_____________
Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018
YH= thiệt mạng vì nổ điện thoại
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét