Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

“Không có một chữ Trung Quốc nào”

 
“Không có một chữ Trung Quốc nào”
 
Bộ Kế hoạch Đầu tư của ngụy quyền Việt Cộng vừa chuyển qua Quốc Hội VC cái gọi là “dự luật đặc khu” liên quan đến việc “cho thuê” đất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc với thời hạn 99 năm, và đang gây ra phản ứng sôi nổi tại Việt Nam. “Dự luật đặc khu” này bị chống đối vì hai lý do: đây là một vụ bán nước trá hình cho Tàu, và thời hạn cho thuê dài tới 99 năm.
 
Ngày 6 tháng 6, báo mạng Tuổi Trẻ Online đã phỏng vấn Nguyễn Chí Dũng, bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, và đã được trả lời như sau:

Cơ quan soạn thảo, thẩm tra đã nói rất nhiều, quyền quyết định thuộc về Quốc hội. Khi bấm nút đại biểu có nhiều cái băn khoăn nên phải lắng nghe đầy đủ ý kiến, phân tích đúng". 

* Dư luận phản ứng vì gắn yếu tố Trung Quốc, ông giải thích gì việc này?
- Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc.
Luật quy định bình đẳng trong một môi trường chung. Với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này người khác.
Mọi người đang hình dung tiêu cực, đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc. Nhưng chúng ta bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe. 

* Ban soạn thảo có đề nghị rà soát các nội dung trong dự thảo?
- Vòng 1 ban soạn thảo trình, vòng 2 là do cơ quan thẩm tra của Quốc hội. Cơ quan soạn thảo giờ không có quyền, chỉ lắng nghe và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thế nào thì làm theo.
Còn trình bày quan điểm thì cơ quan soạn thảo đã nói quá nhiều. Mọi người đang hiểu sai và có người cố tình hiểu sai. Cái đúng thì các cơ quan phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa. Cái gì chưa rõ thì giải trình, giải thích.
Có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá hoại. Phải làm khách quan, không sau này lịch sử phải trả lời lại trong thời khắc lịch sử ai là người phải chịu trách nhiệm, không phải cứ nói cho sướng mồm không có suy nghĩ, tư duy. Cái gì cũng sợ thì không làm được. 

* Đặc khu cần thiết nhưng vì sao nhiều ý kiến quan ngại?
- Tại sao hiểu theo cách quan ngại? Luật chưa đủ hấp dẫn để thành công. Làm thế nào để luật ra đời thành công, chứ đừng nghĩ làm thế nào để đỡ sợ.
Tôi rất tâm huyết, trân trọng lắng nghe ý kiến của mọi người, tiếp thu. Ví dụ vấn đề làm thế nào để người quy định không tạo kẽ hở.
Còn đẩy theo chiều hướng sợ thế này thế kia thì không đúng, mắc mưu của người ta, người ta muốn mình cứ loay hoay thế mãi mà không bứt lên được.
Mình phải mạnh dạn làm, cái gì cần chặt chẽ thì thiết kế cho chặt chẽ, làm thận trọng là đúng nhưng không vì thế mà không làm. 

* Vậy quan trọng nhất là thể chế, môi trường kinh doanh để nhà đầu tư thành công nhưng thiết kế thiên về ưu đãi hơn?
- Thể chế và môi trường là quan trọng nhất, trong 85 điều thì có 25 điều giải quyết câu chuyện đó chứ không phải vấn đề ưu đãi. Ưu đãi phải có nhưng ở mức hợp lý, và đã điều chỉnh giảm rất nhiều, giờ gần như xuống không có gì nữa rồi. Đã giảm rất hợp lý rồi, vẫn đi theo hướng tạo môi trưởng, thể chế thuận lợi.
- Cái này phải khách quan, công tâm, bình tĩnh, trí tuệ, bản lĩnh không thì về sau có lỗi với lịch sử. 

* Có những đại biểu cảnh báo không đánh đổi quốc phòng an ninh với kinh tế, ông nghĩ sao?
- Có ai đánh đổi không? Trong thiết kế luật không hề có chủ đích đánh đổi quốc phòng an ninh lấy kinh tế, không có điều nào nói về điều đó. Đó là nguyên tắc số 1 khi thiết kế luật này, phải đảm bảo quốc phòng an ninh.
Trung Quốc có cái gì hay thì phải học
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết khi xây dựng đặc khu ở Thâm Quyến năm 1988, cũng có nhiều ý kiến nhưng Đặng Tiểu Bình nói: "Thôi, hãy làm đi, không bàn nữa", năm 1992 lại dấy lên trào lưu có ý kiến, Đặng Tiểu Bình lại nói câu trên. Và bây giờ câu đó được khắc trên bia đá ở Thâm Quyến.
"Cái gì hay mình phải học, bất kể là ai. Trung Quốc hay mình cũng phải học Trung Quốc. Chúng ta có chủ quyền có độc lập, có trí tuệ thì sao cái gì cũng sợ. Phải chú ý lắng nghe nhưng đừng có quá sợ. Nhiều nước không muốn mình phát triển, người ta không muốn mình đổi mới, cải cách hay phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói. (Ngưng trích)

Một độc giả của Tuổi Trẻ Online, NKYN, sau khi đọc những lời “rất tâm huyết” của Nguyễn Chí Dũng, đã có ý kiến như sau:
Ngày 6/6/2018 quả là một ngày buồn của bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi ông tuyên bố với báo Tuổi Trẻ về việc dư luận đang nhầm lẫn, vì không có một chữ nào nhắm đến Trung Quốc trong luật về đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Thậm chí ông còn không giấu được giận dữ khi nói rằng đang có một âm mưu chia rẽ Việt Nam - Trung Quốc vào lúc này. "Trong dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc", lời của ông Dũng.
Cái cách thể hiện của ngài bộ trưởng, cũng gần với nội dung là giới phản dư luận, tuyên truyền viên cấp thấp được hướng dẫn, với ngụ ý rằng "đã đọc luật chưa mà phản đối?". Nhưng đây là thời khắc người dân Việt Nam đang đặt ngược câu hỏi với ông Dũng rằng, thật sự ông ta có đọc và biết những gì mình làm không?
Nhân dân không tầm thường như ông Dũng nghĩ. Văn bản Luật cho 3 đơn vị - hành chính kinh tế đặc biệt được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5/2017 đã nằm trên tay của rất nhiều người Việt Nam. Thậm chí trong buổi chiều ngày 6/6, ngồi sau một người chạy xe ôm đen sạm, tôi là người được anh ta diễn giải không dứt, sau khi mượn câu nói của bộ trưởng Dũng để dò hỏi anh.
Và không khó để người ta nhận ra Bộ kế hoạch đầu tư đã ráo riết cho một chủ đích, bao gồm lấy đặc khu Thẩm Quyến làm điểm mộng cho cuộc viễn du lần này. Họ đặc biệt dành cho Trung Quốc những quyền hạn tối ưu, nhưng tránh đi, chỉ gọi là "nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" (mục 4, điều 54).
Thậm chí trong nhiều mục khác, người dân Việt Nam còn thấy nhiều điều mới lạ ở các đặc khu này như được quyền sản xuất các thiết bị chiến tranh trên bộ, bao gồm chất nổ để hủy diệt, phá sóng thông tin. Ở mục kinh doanh, có cả phần cho phép mua bán các cổ vật và báu vật quốc gia.
Vân Đồn vào Bắc Vân Phong là hai vị trí đặc biệt quan yếu về quân sự với Việt Nam. Đặc biệt với Bắc Vân Phong, đặc khu này là một gạch nối với Hoàng Sa, nơi quần đảo mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam vào năm 1974, và là bàn đạp để nhìn vào Khánh Hòa. Hoàng Sa giờ đây là một căn cứ quân sự khổng lồ của Bắc Kinh trên biển, nơi chịu trách nhiệm về vô số thảm nạn của ngư dân Việt Nam. Nhân danh hoạt động cho đặc khu, tàu cá và các loại tàu giả trang khác của Trung Quốc trong tương lai có thể hợp pháp tràn vào các vùng biển Việt Nam. Ngư dân Việt vốn khốn cùng, sẽ còn khốn cùng hơn nữa.
Cách nói của ông Dũng trong ngày 6/6 khi bị báo chí đặt câu hỏi, nhanh chóng cho thấy nội bộ giới lãnh đạo, các nhóm cố vấn... của chính quyền đang có những khác biệt dữ dội. Lo sợ cho dự án kinh tế này có thể có thể bị chựng lại hay yếu đi, Dũng đã không ngại khi nói rằng đang có một âm mưu chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc. Khi bật ra câu này, chắc là ông Nguyễn Chí Dũng không thể không nghĩ đến những người đang có những ý kiến khác biệt về đặc khu, như luật sư Trương Trọng Nghĩa, Trần Đình Thu, kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Vũ Thanh Tự Anh... Những người đang nhắc rằng tiền không mua lại được tổ quốc, một khi đã rơi vào bẫy của quyền lực mềm, âm mưu bành trướng và di dân kinh tế từ Trung Quốc.
Người ta đang tự hỏi, trong việc nghiến răng bảo vệ cho mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đó của ông Dũng, đã có bao giờ ông ta lên tiếng cho chuyện 3 lần tổ chức khoan dầu trong lãnh hải, Việt Nam đều bị Trung Quốc đe dọa đến mức phải rút về, thậm chí ngậm đắng nuốt cay dàn xếp bồi thường cho công ty Repsol của Tây Ban Nha.
Những lần chở xác ngư dân, thương phế về ở biển miền Trung do tàu Trung Quốc đâm chìm, bắn giết, cướp, kể cả vì chất nổ thả trôi trên biển, có bao giờ ông Dũng lo cho mối quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và ông rạn nứt vì sự im lặng thỏa hiệp với tội ác của Bắc Kinh?
Đã bao giờ ông Dũng tìm gặp những nông dân Việt Nam khóc đứng khóc ngồi, tuyệt vọng mưu sinh vì các chính sách nhập khẩu ưu đãi cho Trung Quốc, mở cửa cho thương lái hoành hành, biến Việt Nam thành con rối trong trò chơi của một nước giàu có và hiểm độc, Bộ Kế hoạch đầu tư của Dũng có bao giờ một lần nghĩ đến mất mát của người dân Việt, hay chỉ giỏi mơ làm kế hoạch cho ngoại bang?
Sẽ chẳng bao giờ tìm thấy một chữ Trung Quốc nào được tìm thấy trong luật đầu tư kinh tế, cũng như trên báo chí hay lời cửa miệng các quan chức đã thối nát tận tim gan. Vì đúng quy trình, tàu giết dân Việt sẽ là "tàu lạ", "không rõ quốc tịch". Người Trung Quốc thì được dịu dàng gọi là "nước ngoài" hay "ở sát đường biên giới".
Chắc chắn là như vậy, sẽ không có chữ Trung Quốc nào được tìm thấy, nhưng ngược lại từ đó, luôn hiện rõ các bộ mặt Việt gian ô nhục. (Hết trích)
 
Đã là “Việt gian” thì không bao giờ biết ô nhục, thậm chí còn tự gọi đảng của chúng nó là “đảng quang vinh”, và chúng đã coi 90 triệu dân Việt Nam như một loại sinh vật thấp hèn nên tên “bộ trưởng” mới dám mở mồm nói “trong dự thảo luật không có một chữ nào về Trung Quốc”!

Với những tội ác tày trời của bọn Việt gian này, phải xử chúng như thế nào?
Ông Nguyễn Đính, sinh năm 1942 tại Huế và chết ngày 9 tháng 5 vừa qua tại VN đã để lại câu trả lời. Sinh trưởng tại miền Nam, làm thơ và yêu “cách mạng” nên năm 1965 đã vào mật khu theo Việt cộng, lấy bút hiệu là Trần Vàng Sao. Năm 1970, Nhà thơ Trần Vàng Sao được đưa ra miền Bắc XHCN để chữa bệnh. Tại đây, Thi sĩ Trần Vàng Sao đã thấy rõ mặt thật của sao vàng cờ đỏ, và đã hối hận, đã viết nhật ký, đã làm những bài thơ để nói ra những ẩn ức trong lòng, trong đó có bài thơ “Tau Chửi”, về sau được phổ biến rất rộng rãi ở hải ngoại. Mặc dù nhật ký và thơ của ông được giữ kín cho riêng mình, Trần Vàng Sao cũng bị bắt và bị ngồi tù. Dưới đây là một đoạn trích từ Nhật ký “Tôi  Bị Bắt”:
 
“… Tôi uống nước và ngó ra ngoài cửa sổ. Trời khô và lạnh. Không khí bắt đầu căng thẳng. Trên mặt của họ đã lộ vẻ căm tức. Họ không còn bất động nữa. Tiếng giày dép kéo trên sàn nhà, tiếng áo quần xát trên ghế, chân ghế đụng chân bàn. Bọn họ xoay người, nghiêng ngửa, đổi thế ngồi, chống tay lên cằm, cắn môi, cắn ngón tay, đẩy gương sát vào mắt, đẩy tách nước ra xa, bẻ ngón tay.
 Ông tên Lai, chắc ông ta là trưởng đoàn của đoàn người tra khảo tôi, nói:
 “Tôi biết hiện nay anh đang nghĩ gì về chúng tôi. Tôi biết những gì đang chứa trong đầu óc của anh. Tôi nói thẳng anh là một tên phản động, chống Ðảng. Anh căm thù chúng tôi, căm thù Chủ Nghĩa Xã Hội, căm thù chế độ này. Anh đang âm mưu lật đổ chế độ này. Có phải chính anh đã kêu gọi biểu tình, viết báo chữ to lật đổ chế độ này hay không? Anh sợ? Anh chối à? Nói đi, nói đi, có phải không?
Ông ta chồm người ra trước dằn giọng:
“Ðây, đây này, anh đòi bắn, đòi treo cổ tất cả bọn chúng nó, đã đến lúc phải biểu tình, viết báo chữ to tố cáo tội ác của chúng nó”.
 Ông ta dừng lại, bỏ kính xuống bàn nghe cái cạch:
“Có phải anh đã viết trong nhật ký như thế không?”
“Tôi không nhớ”.
“Anh viết mà anh lại không nhớ à?”
“Làm sao tôi nhớ hết những gì tôi viết”.
Cái ông trẻ dưới bốn mươi tuổi đứng dậy xoay người ra phía sau lấy cái cặp da để đứng dưới sàn nhà. Cái cặp đã mở sẵn. Ông ta xây lưng về phía tôi rồi rút ra một tờ giấy đưa ra trước mặt tôi:
“Cái gì đây? Có phải chữ của anh không?”
“Phải”.
Ðó là bức ảnh chụp một trang nhật ký của tôi, khổ bằng tờ giấy kẻ ngang. Ðến lúc này tôi mới biết là toàn bộ nhật ký của tôi đã bị chụp ảnh trong thời gian tôi về bệnh viện E2 để kiểm tra sức khỏe là một sự xếp đặt của Ban Thống Nhất Trung Ương Cục đón tiếp cán bộ B và Cục 78.
Ông Lai nói: “Anh hết chối chưa”.
Mọi người ở đây đều đã biết trước sự việc sẽ diễn tiến ra sao rồi. Tối hôm qua họ đã họp với nhau bàn kế hoạch:
“Tại sao anh lại đòi bắn, đòi treo cổ? Bắn ai, treo cổ ai? Nói đi”.
Tôi nói: “Tôi đòi bắn tất cả những kẻ nào, người nào đã ăn đường, sữa, tã lót của trẻ con, ăn hòm, vải liệm của người chết, những kẻ đã đẩy con dân vào chiến trường còn con cháu họ thì qua Liên Xô, Bulgari, Hungari,…”
“Anh đòi bắn cả Trung Ương Ðảng kia mà”.
“Nếu trong Trung Ương Ðảng, trong chính phủ có người nào đã ăn như thế, theo tôi, đều đem bắn được hết!”
“Anh lại còn kêu gọi biểu tình?”
“Tôi đâu có kêu gọi ai. Tôi nói là đã đến lúc phải làm như thế”.
“Vì sao lại viết báo chữ to?”
 “Viết báo chữ to để mọi người cùng biết”.
 
Ngày nay, phải xử bọn bán nước cho Tàu như thế nào?
Câu trả lời đã có sẵn. Chín mươi triệu người dân Việt Nam còn chờ đợi gì?
 
Ký Thiệt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét