Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

CT= Lời kêu gọi phản đối dự thảo Luật Đơn Vị Hành Chính-Kinh Tế Đặc Biệt


KÊU GỌI PHẢN ĐỐI DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT
(VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC)
-Kính gửi toàn dân Việt nam trong và ngoài nước
-Kính gửi các đại biểu Quốc hội tham dự Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV tại Hà Nội
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi toàn dân Việt nam trong và ngoài nước, các đại biểu Quốc hội xem xét, phản đối Dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” gọi tắt là “Dự luật về đặc khu kinh tế” .
Đã có rất nhiều tiếng nói, bài viết tâm huyết về “dự luật Đặc khu kinh tế” này nhưng trước hết là nói ngay điều công luận đang đặc biệt gây bức xúc là các đặc khu kinh tế định thành lập (hoặc đã có từ trước) đều nều nằm ở các vị trí hiểm yếu, rộng hàng chục ngàn km2 bao gồm đất liền, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mang ý nghĩa chiến lược không chỉ về kinh tế mà trước hết là về an ninh quốc phòng.
Càng nguy hiểm hơn khi mà những âm mưu và hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, uy hiếp và lấn chiếm lãnh hải và đảo, đá của Việt Nam để xây căn cứ quân sự, đe dọa tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam hành nghề trên biển. Cần lưu ý rằng Vân Đồn chỉ cách các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Hải Nam 200 hải lý; Vân Phong đối diện với Trường Sa, gần với cảng Cam Ranh; Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam trên vịnh Thái Lan rất gần với vùng Sihanouk Ville của Campuchia, mà khu vực này đã được thỏa thuận cho Trung Quốc thuê 99 năm và người Trung Quốc được tự do sinh sống ở đó bằng cơ chế ưu đãi visa với nước kề cận trong Luật đặc khu, có thể từ đó vào Phú Quốc dễ dàng, mua đất, mua nhà, lập những China Town mới. Với Vân Đồn cũng ẩn chứa nguy cơ tương tự.
Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, giá nhà đất thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng khiến Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn cho giới săn nhà Trung Quốc và Hong Kong. Ngoài ra, theo ý kiến của chuyên gia trong và ngoài nước, hình thức thu hút đầu tư qua các đặc khu kinh tế nay đã lạc hậu, tốn kém và ít có tính khả thi. Hiện nay dường như chỉ có các nhà đầu tư bất động sản là hăm hở tranh thủ sự “ưu ái” về giá đất và thời hạn giao đất để sở hữu được nhiều đất, cũng như các nhà “đầu tư” không vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận mà vì các lý do hoàn toàn khác!
Ngay tại diễn đàn quốc hội đã có đại biểu thẳng thắn chỉ ra “ đề nghị bỏ thời hạn giao đất 99 năm: không có vòng đời nào của dự án đầu tư hiện nay cần đến 99 năm. Thời hạn này thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư có thể được chuyển nhượng sau khi khai thác xong, hoặc thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất. Thời hạn này ngang với ba, bốn thế hệ con người, thực chất là hình thức nhượng địa”.
Đừng quên rằng, “nhượng địa” gợi liên tưởng đến các tô giới, nơi một bộ phận lãnh thổ của quốc gia bị một thực thể khác quản lý tách khỏi chủ quyền của đất nước hiến nhượng. Nếu Dự luật cho thuê đất mà kéo dài đến 99 năm, với “thực chất là hình thức nhượng địa” như tiếng nói cất lên tại Quốc hội, sẽ là miếng mồi ngon và dễ ngoạm cho Bắc Kinh.
Chúng tôi cho rằng phải hết sức dè chừng với việc ai đó đã có toan tính khi đưa ra dự luật nói trên. Chúng ta phải tỉnh táo trước mọi thủ đoạn đen tối. Phải ghi lòng tạc dạ khuyến dụ của Vua Trần Nhân Tông về tinh thần cảnh giác không chút mơ hồ về kẻ thù cướp nước từ phương Băc mà Đại Việt Sử ký Toàn thư đã chép rõ. Cùng với tinh thần cảnh giác, hãy nhớ đến lời cảnh báo nghiêm khắc của vua Lê Thánh Tông : “Kẻ nào để mất một thước đất vào tay giặc sẽ bị tội tru di”.Vì vậy, cần bác bỏ ngay dự luật nói trên.
Trên tinh thần đó, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi toàn thể người Việt nam trong và ngoài nước, Quốc Hội phản đối, rút bỏ Dự luật về “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” đang ẩn chứa nhiều nguy cơ, hiểm họa và cẩn trọng xem xét lại những “đặc khu” đã có hàng chục năm qua.
Chúng tôi mong Quốc hội nghiêm cẩn lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết thể hiện ý chí và tâm trạng của nhân dân.
Trân trọng.
Việt nam, ngày 01/06/2018
Những người ký vào Kiến nghị ngày 30.5.2018:
1. Huỳnh Tấn Mẫm
2. Lê Công Giàu
3. Huỳnh Kim Báu
4. Tương Lai
5. Bùi Tiến An
6. Đào Công Tiến
7. Nguyễn Đình Đầu
8. Giám mục Nguyễn Thái Hợp
9. Linh mục Huỳnh Công Minh10. Nguyễn Quốc Thái
11. Lê Công Định
12. Kha Lương Ngãi
13. Hoàng Dũng, PGS-TS, Tp.HCM.
14. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Tp. HCM.
15. Phan Thị Hoàng Oanh, Tiến sỹ, Tp. HCM.
16. Nguyễn Thu Giang, Luật sư, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM.
17. Tô Nhuận Vỹ
18. Nguyên Ngọc
19. Chu Hảo
20. Nguyễn Thế Hùng
21. Hà Sỹ Phu, Ts. Sinh học, hưu trí. CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
22. Trần Minh Thảo, viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
23. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt.
24. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.
25. Nguyễn Quang Nhàn, CB hưu trí, Clb Phan Tây Hồ, Đà lạt
26. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang.
27. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, Nha Trang.
28. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương ĐLĐVN (1960-1975), nguyên Đại sứ VN tại TQ (1974-1987).
29. Nguyễn Trung, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan.
30. Nguyễn Ngọc Lanh, Nhà giáo Nhân dân, nguyên Giáo sư Đại học Y khoa, Hà Nội.
31. Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.
32. Đặng Thị Hảo, Tiến sỹ, Hà Nội.
33. Trần Đức Quế, Hưu trí, Hà Nội.
34. Phạm Đức Nguyên, Tiến sỹ, nguyên Giảng viên Đại học, hưu trí, Hà Nội.
35. Nguyễn Đình Cống, Giáo sư, nguyên Giảng viên Đại học Xây dựng, Hà Nội.
36. Nguyễn Đông Yên, Gs-Ts Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
37. Hoàng Xuân Phú, Gs-Ts Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
38. Nguyễn Thế Hùng, Ts. Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
39. Hoàng Hưng, nguyên Trưởng ban Văn hóa, báo Lao động thời “Đổi Mới”
40. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sỹ Hán-Nôm học, Hà Nội.
41. Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư cảnh quan, hưu trí, Hà Nội.
42. Phạm Gia Minh, Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.
43. Đào Tiến Thi, Thạc sỹ, nhà nghiên cứu Văn học và Ngôn ngữ, Hà Nội.
44. Phạm Toàn, nhà nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội.
45. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt), Hà Nội.
46. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội.
47. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Hà Nội.
48. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.
49. Phạm Xuân Yêm, Giáo sư (Paris- Pháp quốc)
50. Nguyễn Đình Nguyên, Tiến sỹ (Australia)
51. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà nội
52.Trần Đức Nguyên, cựu Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
53. Dương Đình Giao Nhà giáo Hà Nội
54.Nguyễn Quang A
55.Tiêu Dao Bảo Cự Nhà văn tự do Đà Lạt
56. Thái Văn Cầu.
(Ts Nguyễn Xuân Diện)
[K]
 
 
THƯ NGỎ GỬI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VỀ LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH-KINH TẾ ĐẶC BIỆT
 
          Thưa quý vị Đại biểu Quốc hội,

          Đề án Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc
(gọi tắt là Luật Đặc khu)
 
đang được quý vị thảo luận tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV, trong đó lần đầu tiên thời hạn cho thuê đất dành cho các dự án đầu tư của nước ngoàiđược đề nghị tăng thêm đến 99 năm, thay vì 70 năm theo luật hiện hành.

          Như quý vị có thể biết, Đặc khu với các quy chế quản lý hành chính và luật pháp riêng biệt, cùng thời hạn thuê đất 99 năm, khiến ai cũng dễ dàng liên tưởng đến các Tô giới, tức phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý, vào thời chủ nghĩa thực dân còn hoành hành trên toàn thế giới những thế kỷ trước. Trong lịch sử, Tô giới (hay Đặc khu) thường được các cường quốc áp đặt và thiết lập lên trên lãnh thổ của những quốc gia bạc nhược, mất hẳn tinh thần độc lập dân tộc.

          Mưu đồ của các cường quốc trong việc bành trướng lãnh thổ và thế lực chính trị thời nào cũng có.  Thái độ gây hấn trên Biển Đông bằng sức mạnh quân sự của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc ngày nay là minh chứng về những tham vọng và biện pháp cố hữu thực hiện tham vọng như vậy...  

Do diện tích rộng lớn và vị trí hiểm yếu về mặt quân sự trên biển và đất liền của ba khu vực được chọn làm đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, vấn đề an ninh quốc phòng lẽ ra cần phải được xem xét cẩn trọng về mọi phương diện, để bảo đảm rằngcác thế lực ngoại bang vốn vẫn luôn mang dã tâm cuớp và lấn đất của nước ta bằng chính sách “biên giới mềm” không lợi dụng việc thuê đất 99 năm ở các Đặc khu nhằm thiết lập cơ sở quân sự và quân báo sâu bên trong lãnh thổ Việt Nam.

          Tiếc thay, bất chấp sự việc nghiêm trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia như thế, trên diễn đàn Quốc hội chỉ thấy lác đác vài vị Đại biểu nhân dân có lương tâm và trách nhiệm cất lên tiếng nói tâm huyết phản đối dự luật này.  Vì vậy, trước mối đe dọa đối với chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc Việt Nam, chúng tôi – các thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm – đồng lòng kêu gọi các vị Đại biểu Quốc hội:

          1- Hãy trả lời KHÔNG đối với Luật Đơn vị Hành chính-Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, 
              Bắc Vân Phong, Phú Quốc, và dứt khoát KHÔNG biểu quyết thuận
              để thông qua dự luật này.

          2- KHÔNG tiếp tay cho bọn tay sai bán nước và các thế lực ngoại bang cướp nước 
              
đang ẩn núp dưới chiêu bài “Đại cục” của quốc gia hay “Tình hữu nghị” 
              giữa hai nước và hai đảng cầm quyền.

          Kính chúc quý vị Đại biểu Quốc hội dồi dào sức khoẻ và mong mỏi quý vị 
          đáp ứng nguyện vọng của toàn dân trong vấn đề hệ trọng nêu trên.

          Lập ngày 30 tháng 5 năm 2018
          Tổ chức khởi xướng: Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Không có văn bản thay thế tự động nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét