Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Hâm nóng địa cầu và thay đổi thời tiết

Hâm nóng địa cầu và thay đổi thời tiết
 
Hâm nóng Địa cầu là chữ dùng để diễn đat rằng nhiệt độ bầu khí quyển và các đại dương của trái đất đang từ từ tăng lên. Sự tăng nhiệt độ đó sẽ là vĩnh viễn vá làm thay đổi thời tiết (Climate change). Điều này có thể nhận thấy từ 17 năm qua từ thống kê của các nhà khí tượng, và trong thực tế ai cũng biết mỗi năm, mỗi nóng hơn, số ngày nóng trong năm cũng nhiều hơn.
Các nhà khoa học trên thế giới tuy có đồng ý trên căn bản về hiện tượng này, nhưng lại bất đồng sâu sắc về nhiều yếu tố khác. Những khoa học gia bất đồng cho rằng những vị kia đã phóng đại, bịa đặt thêm để hù dọa nhân loại.
Trong khi các nước Âu Châu tỏ ra hốt hoảng về tình trạng này; cựu Tổng thống Obama đã khởi xướng cùng Liên Âu họp nhau lập ra Thoả ước Paris. Thoả ước này đuợc hiệu lực ngày 12 tháng 12, 2015. Gần như tất cả các nước trên thế giới đều tham gia, ngoại trừ Syria và Nicaragua. Sự đóng góp của các nước không bị ràng buộc, nên luôn luôn Hoa Kỳ là nước trút hầu bao nhiều nhất. Tổng thống Trump đã biểu lộ sự bất đồng sâu sắc về các vấn đề Hâm nóng Địa cầu (Global Warming) và Thay đổi Khí hậu (Climate Change). Vì thế, ông chủ trương rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp Ước về Khí Hậu Paris. Hôm thứ Năm vừa qua, tại sân toà Bạch Cung, ông đã tuyên bố dứt khoát rút ra khỏi Thỏa Ước Paris vì cho rằng Hoa Kỳ chỉ bị thiệt thòi mỗi năm hàng trăm tỷ đô la để cho không các nước đang phát triển mà trái lại họ (ngay cả Trung Cộng là thành viên) sử dụng tiền vào việc khác thay vì để giúp giải quyết nạn hâm nóng địa cầu. Ông bị nhóm đảng dân Chủ, nhóm tả khuynh, phóng túng kết án rất nặng nề về việc từ chối tham gia Hiệp ước này.
Cựu Phó Tổng thống Al Gore là người tích cực cổ động cho vấn đế Hâm nóng Địa cầu. Trong cuốn sách nhan đề “Địa Cầu trong Thế Cân Bằng” (Earth in Balance) xuất bản năm 1993, ông đã viết ra viễn ảnh đen tối của nhân loại khi đề cập đến những phát minh tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác hại đến môi trường làm cho trái đất càng ngày càng cằn cỗi, thời tiết càng ngày càng tệ hại, mặt đất càng ngày càng nóng lên. Phụ hoạ với ông là nhiều tác giả như bà Rachel Carson với cuốn Một Muà Xuân Yên Ắng (Silent Spring) đổ thừa cho các loại thuốc dùng trong nông nghiệp sẽ giết chết mầm sống có cây, muông thú và phát sinh ra carcinogen đưa đến mầm bệnh ung thư cho loài người.
Quý vị còn nhớ nhân loại đã khốn đốn vì bệnh sốt rét, làm chết hàng chục triệu người trên khắp hành tinh. Người ta đã tìm ra thuốc DDT để diệt loài muỗi độc truyền nhiễm bệnh sốt rét. Nông dân cũng nhờ phát minh ra các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ mùa màng, nhờ phân bón để tăng gia sản lượng… Nhưng thứ gì cũng có bề trái của nó. Uống Aspirin trị đau thì có thể gây biến chứng cho bao tử! Thuốc trừ sâu, thuốc diệt muỗi thế nào mà không mang lại side effect cho người dùng nó. Chúng ta khi đau bệnh phải dùng thuốc. Thuốc công hiệu để trừ bệnh này, thì cũng có thể gây nguy hại đến bộ phận khác trong cơ thể. 
Trong lãnh vực đời sống, các phát minh khoa học kỹ thuật giải phóng sức lao động con người. Chiếc xe hơi, xe lửa nhanh và tiện hơn xe ngựa. Nhưng xe hơi, xe lửa, phi cơ… thì phải dùng đến nguyên liệu là xăng hay dầu. Xăng dầu khi đốt cháy sẽ nhả ra làn khói độc Carbon Dioxide (CO-2). Khói này nhiều sẽ bay lên tầng khí quyển làm hỏng tầng Ozone là tầng che chở cho chúng ta khỏi bị các luồng phóng xạ từ tia cực tìm của mặt trời. Sinh vật trên trái đất ở các vùng khô sẽ bị tàn phá bởi tia cực tím của mặt trời nếu nó không được lọc qua lớp khí quyển.
Vì những lý luận đó mà Al Gore lên án các phát minh khoa học, ông mơ trở lại thời trung cổ với chiếc xe ngựa, với người dùng trâu bò để làm nông nghiệp. Nghĩa là một xã hội hoàn toàn không cơ giới hoá, điện khí hoá.
Lý lẽ của những người chủ trương như Al Gore không có gì là sai cả. Nhưng điều ai cũng biết rằng sống trên đời, phải chấp nhận sự bù trừ. Không có điều gì, vật gì hoàn hảo, hoàn toàn thuận lợi cả. Sống là phải chấp nhận sự thách thức, hiểm nghèo (taking risk). Muốn có tiện nghi thì phải đổi lại bằng sự bất tiện khác; muốn lành bệnh này thì phải chấp nhận sự có thể mang bệnh khác. Phải cân nhắc để lựa chọn và tìm phương cách để giảm nguy hại. Nhân loại đã lựa chọn sự tiến bộ thay vì cứ ù lì tại một điểm văn minh.
Người ta chê trách ông Gore là tự mâu thuẫn với chính ông. Vì trong khi ông chủ trương và mơ ước cuộc sống không văn minh cơ khí, thì chính ông và gia đình lại đang thụ hưởng - phải nói là tận hưởng - những thứ mà ông lên án, đòi phải xoá bỏ đi.  Đâu có thấy ông sắm cỗ xe hai ngựa thay những chiếc xe tân thời đắt tiền và chiếc phi cơ phản lực riêng?
 
Thay đổi thời tiết là sự kiện thông thường của thiên nhiên. Hơn hai triệu năm trước, trái đất ở thời kỳ băng hà. Khí hậu lạnh đến độ mặt trái đất ở hai cực phủ một lớp thảm băng dày. Khi đó làm gì có loài người? Mà chỉ có các loại khổng long, khổng tượng.
Rồi hàng trăm ngàn, hay triệu năm sau, trái đất nóng dần lên, băng hà tan bớt. Các con thú khổng lồ chết dần do không thích nghi với thời tiết mới. Từ đó, nhiều loại thảo mộc và động vật mới ra đời trong đó có loài người. Luật thiên nhiên đòi hỏi các sinh vật phải tự thích ứng với điều kiện mới nếu không muốn bị thoái hoá, diệt vong.
Trên căn bản thì lý luận về Khí hậu thay đổi và trái đất nóng dần là đúng.
Khi tầng ozone trên bầu khí quyển bị mỏng đi, nó không còn đủ để cản bớt sức nóng mặt trời, thì các lớp băng sơn ở hai cực địa cầu tan dần làm mực nước biển tăng lên. Mỗi năm, chúng ta thấy số ngày nóng nhiều hơn lên.
Nhưng để giải quyết vấn nạn này không phải là trở lại quá khứ mà vẫn tiến đến tương lai. Cũng không phải chỉ có Hoa Kỳ và các nước tiên tiến Tây phương, mà là trách nhiệm toàn thế giới. Hoa Kỳ và các nước phương tây vẫn nỗ lực để hạn chế sự ô nhiễm môi sinh. Các hãng xe đã áp dụng kỹ thuật mới làm giảm sự tiêu thụ nhiên liệu. Nhà máy điện nguyên tử hay dùng sức gió đang dần thay thế nhà máy nhiệt điện. Các công ty sản xuất thực phẩm, chăn nuôi, trồng trọt đã đưa ra sản phẩm organic để hạn chế các thứ phụ gia hoá học…
Nếu so sánh con số nạn nhân những thứ bệnh truyền nhiễm ngày xưa với ngày nay, thì rõ ràng hàng triệu con người đã được cứu sống nhờ tiến bộ y khoa. Nếu có phát sinh ra những loại bệnh mới thì âu cũng là theo luật bù trừ thiên nhiên. Dù sao, thì nạn nhân của các bệnh mới này cũng ở trong con số giới hạn và có thể giảm thiểu được.
Nhưng thử nhìn  qua nước Trung Hoa lục địa?
Từ lâu, ai cũng biết Trung Hoa là quốc gia đông dân, có một sự phát triển rất nhanh trong những thập niên vừa qua. Nhưng chính quyền Trung Hoa đã không hề có biện pháp nào để ngăn chặn sự ô nhiễm môi sinh. Các nhà máy ở Hoa Lục nhả khói bừa bãi vào không gian, làm cho các thành thị bên Tàu luôn bị một một lớp dày đặc khí thải giống như sương mù mỗi sáng mùa đông! Lớp khí độc CO-2 của Trung Cộng thả vào không gian nhiều gấp bội so với tổng cộng khí độc các nước khác thải ra. Nhưng chính quyền và dân chúng Trung Hoa không thấy trách nhiệm của mình đối với nhân loại. Họ quen nếp sống bừa bãi từ cả ngàn năm nay rồi.
Ngoài vấn đề thuộc lãnh vực thuần túy khoa học, thì vấn đề Hâm Nóng Địa Cầu này còn liên quan đến lãnh vực chính trị nữa. Một lần nào đó trong tương lai, chúng tôi sẽ có dịp trình bày đến quý vị về những tham vọng của một số chính trị gia đang muốn bao trùm quyền lực của mình lên toàn thế giới. Đó là khuynh hướng toàn cầu mà từ mấy thập niên qua đã hình thành dần dần qua nhiều cơ cấu và định chế núp sau các mặt nạ kinh tế, tài chánh, nhân đạo…
-- 
Đỗ Văn Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét