Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Bất công với Mỹ, có lợi cho Trung Quốc

Bất công với Mỹ, có lợi cho Trung Quốc

Trong khi Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về bảo vệ môi trường nhưng các điều kiện đặt ra với nước này lại khắt khe nhất, còn nhiều nước gây ô nhiễm lớn khác được thả lỏng theo lộ trình.
Tổng thống Trump đưa ví dụ: “Trung Quốc sẽ có thể tăng khí thải trong 13 năm. Họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn trong 13 năm. Không phải Mỹ. Còn Ấn Độ đang nhận được hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài từ các nước phát triển. Có rất nhiều ví dụ khác. Nhưng từ bản chất, Hiệp định Paris rất bất công, ở mức cao nhất, là đối với Mỹ”.
Tổng thống Trump cho biết trong khi Mỹ phát triển các loại than sạch nhưng nếu tuân thủ hiệp định Paris thì sẽ không được mở thêm nhà máy than. Trong khi Trung Quốc được phép xây dựng thêm hàng trăm nhà máy than, và Ấn Độ được phép tăng gấp đôi sản lượng than vào năm 2020.
Ông nói: “Phần còn lại của thế giới vỗ tay khi chúng ta ký Hiệp định Paris. Họ vui mừng đơn giản vì họ được lợi còn Mỹ thì bất lợi”.
Bộ máy chính phủ Mỹ vỗ tay khi Tổng thống Trump công bố quyết định rút khỏi Hiệp định Paris. (Ảnh: ABC News)

Nước Mỹ mất hàng triệu việc làm

Theo Hiệp hội Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, hiệp định Paris khiến Mỹ mất 2,7 triệu việc làm đến năm 2025.
Cũng theo nghiên cứu trên, vào năm 2040, nếu tuân thủ hiệp định Paris, sản lượng của Mỹ sẽ giảm ở nhiều lĩnh vực: ngành giấy giảm 12%, ngành xi măng giảm 23%, ngành thép giảm 38%, ngành than giảm 86%, khí gas giảm 31%. Vào thời điểm đó, tổn thất với nền kinh tế sẽ lên đến 3.000 tỷ USD và mất 6.5 triệu công việc. Đồng thời thu nhập của các hộ gia đình sẽ giảm 7.000USD.
Tổng thống Trump nhấn mạnh Hiệp định Paris giúp chuyển công việc từ Mỹ sang các nước khác. Về thực chất, ông Trump cho rằng đó không phải là hiệp định về khí hậu mà là giúp các nước khác có được lợi thế hơn Mỹ.

Hiệp định chỉ giảm một ít nhiệt độ toàn cầu

Theo Tổng thống Trump, hiệp định Paris chỉ giảm một ít nhiệt độ toàn cầu. Ông nói: “Cho dù Hiệp định Paris được thực thi đầy đủ, và tất cả các nước đều tuân thủ, thì cũng chỉ giảm được chưa đến 1 độ C cho đến năm 2100. Hãy nghĩ về điều đó, chỉ giảm được một chút xíu”.
Tổng thống Trump minh họa hiệp định Paris chỉ giảm nhiệt độ toàn cầu một chút xíu. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)
Ông Trump còn cho biết: “Thật ra, Trung Quốc chỉ cần thải khí CO2 trong 14 ngày là xóa hết những nỗ lực của Mỹ”.
Vào năm 2013, Trung Quốc đã thải 9,2 ngàn tấn CO2 trong một năm.
Cuối cùng, Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Công việc tổng thống của tôi là làm mọi cách trong phạm vi quyền lực của mình để giúp nước Mỹ có được một sân chơi công bằng và tạo ra các cấu trúc kinh tế, giúp Mỹ trở thành một quốc gia năng suất và thịnh vượng nhất trên Trái Đất, với tiêu chuẩn cuộc sống cao nhất và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cao nhất”.
Ông nói thêm: “Tôi được bầu để đại diện cho người dân Mỹ, chứ không phải đại diện cho Paris”.
Thanh Long

Vì sao TT Trump đi ngược dòng cả thế giới về chống biến đổi khí hậu?


Tổng thống Trump cho rằng, đó chỉ là sự phóng đại của giới khoa học.
Ngày 28/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh bãi bỏ các cam kết chống biến đổi khí hậu trước đó của chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama. Động thái này đã dấy lên các tranh cãi không chỉ là trong chính trường Mỹ mà còn đối với giới khoa học trên toàn thế giới. Theo Wall Street Journal, Tổng thống Trump từng không ít lần khẳng định, ông không tin vào quan điểm vốn được ghi nhận từ nhiều năm nay, khi các nhà khoa học cho rằng, khí thải từ các hoạt động do con người gây ra là tác nhân gây biến đổi khí hậu và làm Trái Đất nóng dần lên. Theo quan điểm của ông Trump, biến đổi khí hậu chỉ là sự phóng đại của giới khoa học. Không chỉ thể hiện sự không thuyết phục trước những luận điểm của giới khoa học, vị tân Tổng thống còn cho rằng các sáng kiến ​​và chương trình phục vụ mục đích chống biến đổi khí hậu là gánh nặng đối với nhiều chính quyền, lãng phí tiền thuế của người dân Mỹ từ 20-25 tỷ USD mỗi năm trong thời gian ông Obama làm Tổng thống. Trên thực tế, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã được giới khoa học chứng minh nhiều năm nay. Có những bằng chứng cho thấy, con người tạo ra khí thải nhà kính và làm biến đổi khí hậu Trái đất từ những năm 1800. Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ Mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Trong đó, tác nhân gây ra bởi hoạt động xả khí thải của con người đang là vấn đề quan tâm toàn cầu. Khí methane (CH4) và carbon dioxide (CO2) từ hoạt động công nghiệp vốn là hai khí nhà kính chính được các nhà khoa học xác định làm Trái Đất nóng lên. Mỹ đã phát ra lượng khí thải carbon dioxide tương đương 5.170 megaton vào năm 2015, cao thứ hai chỉ sau Trung Quốc với lượng phát thải khoảng 10.600 megaton. Tuy nhiên, dân số Trung Quốc là hơn 1,3 tỷ người, lớn gấp bốn lần Mỹ. Mặc dù vậy, Scott Pruitt – người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cũng cho rằng carbon dioxide không phải là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu bất chấp quan điểm từ các nhà khoa học trên toàn thế giới. Ông coi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu là một thỏa thuận tồi tệ khi Mỹ đang quá gò ép tuân thủ khuôn khổ này, trong khi các quốc gia phát khí thải như Ấn Độ, Trung Quốc lại cố tình làm lơ. Theo Wall Street Journal, lập luận của ông Trump không hẳn là không có lý khi năm 2013, Ủy ban về Biến đổi Khí hậu Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc (IPCC) đã đưa ra Báo cáo Đánh giá lần thứ 5, ghi nhận sự gián đoạn của quá trình nóng lên toàn cầu kể từ năm 1998 và nhiệt độ trung bình của Trái Đất với mức độ CO2 có trong khí quyển là không có sự tác động lẫn nhau. Paul H. Tice – chuyên gia phân tích về lĩnh vực năng lượng nổi tiếng Phố Wall đánh giá, bản báo cáo mới nhất từ IPCC mới nhất đã làm lung lay tiền đề khoa học cơ bản được khẳng định từ nhiều năm nay rằng, biến đổi khí hậu vốn do con người gây ra. Tuy nhiên, giới khoa học không hoàn toàn đồng ý trước lập trường của Tổng thống Trump. Tim Barnett, nhà nghiên cứu địa vật lý học thuộc học viện Hải dương học Scripps ở California nói rằng ngay cả ông - một người ủng hộ ông Trump - cũng sẽ thấy "vô lý" khi dỡ bỏ các quy định trong “Kế hoạch Năng lượng Sạch” của ông Obama. Tổng thống Trump cho rằng các quy định về biến đổi khí hậu đã giết chết ngành công nghiệp than nước Mỹ. Ông nói: "Sự nóng lên toàn cầu không nên là vấn đề đấu đá giữa đảng Dân chủ với đảng Cộng hòa. Bằng cách tiếp tục thải CO2 vào bầu khí quyển, các đại dương sẽ bị nhiễm a-xít nặng hơn. Người ta cho rằng, vào năm 2040 một nửa số sinh vật phù du sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này". Trong thời điểm hiện tại, với việc đảng Cộng hòa đang kiểm soát Nhà Trắng và cả hai viện trong Quốc hội, quan điểm của những người “hoài nghi về biến đổi khí hậu” vốn bị gạt ra ngoài các chương trình nghị sự dười thời Obama, nay đã bắt đầu có chỗ đứng. Nhà khoa học Michael E. Mann, Giám đốc trung tâm Khoa học Hệ thống Trái Đất thuộc đại học Penn State, tác giả công trình khoa học chứng minh nhiệt độ Trái Đất tăng cao bắt nguồn từ việc sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch của con người cho rằng, những chính khách theo chủ nghĩa hoài nghi về biến đổi khí hậu phần lớn đều quan hệ khăng khít với các nhân vật bị tổn hại bởi quyết sách của chính quyền Obama. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi về biến đổi khí hậu cho rằng, tiền bạc đang làm lu mờ chân lý thực sự trong các cuộc tranh luận khoa học. Họ tin rằng, sự tranh giành các khoản trợ cấp nghiên cứu hàng tỷ đô la của chính phủ đã buộc các nhà khoa học phải phóng đại nguy cơ không có thực về biến đổi khí hậu. Richard Lindzen, giáo sư danh dự về khí tượng học tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đại diện cho một số ít các nhà khoa học đi ngược lại quan điểm về con người gây ra biến đổi khí hậu cho rằng, các trường đại học đã phải phóng đại các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu vì họ ngày càng phụ thuộc vào hàng tỷ đô la ngân sách nghiên cứu của Chính phủ. Điều này đang làm đảo lộn mọi thứ khi giờ đây các chính trị đang thực sự trở thành các “thẩm phán khoa học”. "Chỉ với vài con số về sự tăng lên của khí thải CO2, cùng nguồn tài trợ nghiên cứu tăng gấp 15 lần, chính phủ đã tạo ra một nhóm các nhà khoa học mới dù chưa bao giờ nghiên cứu về khí hậu, nhưng sẵn sàng nói đủ thứ nguy cơ về vấn đề này”, Lindzen nói với VOA. 

Quốc Vinh
Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước Parris là đúng hay sai?.
Hai mục tiêu của Hiệp Ước Paris là :
Mục tiêu 1/ Hạn chế nhiệt độ khí quyển gia tăng mà khả năng đó chỉ có thể ngăn ngừa tối đa 2 độ C mà thôi.Đó là dự đoán,kết quả ra sao chưa biết .
 Mục tiêu 2/ Giảm số lượng Carbon thảy ra trong không khí.Giảm tối đa được bao nhiêu phần trăm chưa ai biết.

1/ Mỹ có cần hạn chế nhiệt độ gia tăng không ?
   KHÔNG CẦN.
Tăng ở đâu,tăng hồi nào không thấy, thực tế Bắc Mỹ càng ngày càng lạnh hơn.
Năm trước giữa tháng 4,trời ấm áp,ngày 73 độ F,đêm 58 độ F.
Năm nay đầu tháng SÁU còn lạnh, ngày 68 độ F,đêm 52 độ F.
Nơi nào cũng vậy,chỉ cần một cơn mưa thì thời tiết thay đổi từ nóng xuống lạnh,giãm 5-10 độ chỉ 1 ngày.
Làm nhân tạo,tốn bao nhiêu tiền để nghiên cứu,để giãm  2 độ C?
Dân Mỹ tốn quá nhiều tiền cho máy sưởi mỗi năm.Năm nào ít lạnh mừng thấy mẹ. 
Dân Mỹ không cần chóng nhiệt độ gia tăng .Chương trình đó dân Mỹ không cần,tại sao Mỹ phải chi tiền?

Mục tiêu 2,giãm Carbon.
Công ty nào thảy ra carbon như lọc xăng dầu,khai thác khoáng sản,than đá,nhà máy chế biến nầy nọ trên thế giới
... tại sao không tìm cách giãm carbon mà bất dân Mỹ phải chịu tiền ? 
Tất cả các nhà máy của Mỹ phaỉ được kiểm tra,đủ tiêu chuẩn vệ sinh môi trường mới đuọc hoạt động,trong khi những nước khác,nhứt là thằng Chệt thảy khói mịt trời,sao các ngài không bắt Tập Cẩn Bình chi tiền dọn dẹp mà càm ràm TT Trump?

Chương trình Hiệp Ước Paris chưa biết kết quả ra sao,trước mắt chỉ thấy có bao nhiêu mạng lảnh lương cao ngất ngưỡng,ngồi choi xơi nước,xài tiền chùa.

Mỹ rút chân, tổ chức đó mất phần tiền lớn nên họ tru tréo.
Mỗi năm dân Mỹ tốn biết bao nhiêu tiền cho máy sưởi còn đóng tiền cho giãm nhiệt độ, tức là làm cho khí hậu lạnh thêm ?
Hãng xướng của Mỹ bị kiểm duyệt khí thải, kể cả một cái quán nhỏ,một chiếc xe cũng bị kiểm tra khói hàng năm.. Nay dân Mỹ phải đóng tiền bảo vệ môi trường do các nước khác xả rác là sao?
Các ông nào không sống ở Mỹ, không đóng thuế vào ngân sách nước Mỹ,không có con cháu chịu chung số phận thăng trầm  cuả nước Mỹ  thì đừng xen vào quyền lợi của dân Mỹ.
Chúng tôi công dân Mỹ, mong muốn chánh phủ đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết.
Chúng ta thiếu nợ quá nhiều,đừng lo chuyện bao đồng nữa chánh phủ oi.

TM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét