Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

TIN NÓNG: THỀM LỤC ĐỊA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VÀ HẢI GIÁM TRUNG QUỐC PHÍA ĐÔNG NAM BIỂN VŨNG TÀU SẼ VA CHẠM?

TIN NÓNG BIỂN ĐÔNG

Day la hanh dong so vanh nuoc lon cua Trung cong khong the tha thu duoc.
Viet Nam phai kien TC ve duong luoi bo ra Lien Hiep Quoc, va chuan bi chien tranh tren bien va tren bo voi bon Han toc xam luoc.
Day la bien co de xem thai do cua My, Nga, Nhat va cac nuoc o DNA nhu the nao!

On Monday, June 26, 2017 1:47 AM, 

TIN NÓNG: THỀM LỤC ĐỊA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM VÀ HẢI GIÁM TRUNG QUỐC PHÍA ĐÔNG NAM BIỂN VŨNG TÀU SẼ VA CHẠM?
(*) Màu Xanh là CSB & Kiểm Ngư, còn màu Đỏ là tàu Hải giám của Trung Quốc.
Thiều Quang Thắng(facebook)  Khoảng hơn 40 tàu Hải giám và Hải quân Trung Quốc đang bao vây bờ biển phía Đông Nam Vũng Tàu nằm trong thêm lục địa Việt Nam – Phía Việt Nam đưa nhiều tàu Cảnh sát biển & Kiểm ngư ra đối đầu.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc cho biết đã có thông tin về việc Trung Quốc đã triển khai khoảng 40 tàu và máy bay vận tải Y-8 đến khu vực khai thác của Việt Nam. Theo ông rất có thể sẽ có những đụng độ xảy ra tại khu vực này trong vài ngày tới và nếu điều này xảy ra thì đây có thể là sự kiện nghiêm trọng nhất trong vài năm qua tại biển Đông.
Sự kiện này có liên quan đến việc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc, tướng Phạm Trường Long rời Việt Nam ngay trước các hoạt động giao lưu biên giới hai nước dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến 22 tháng 6 mà không cho biết lý do.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc Phòng Úc cho biết ‘Nếu Tướng Phạm Trường Long yêu cầu Việt Nam ngừng các hoạt động khai thác dầu tại lô 136/03 thì điều này có thể là một cố gắng nhằm cho thấy Việt Nam đã không tuân thủ các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo hai đảng. Can thiệp này của Tướng Phạm Trường Long sẽ làm Việt Nam khó chịu vì phía Việt Nam cũng nêu vấn đề đường chín đoạn mà Trung Quốc đưa ra đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam có thể đã từ chối lời yêu cầu này và khẳng định chủ quyền của Việt Nam’.
Tân hoa xã vào ngày 19 tháng 6 vừa qua cho biết trong chuyến thăm Hà Nội, ông Phạm Trường Long lại nói với lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam rằng những đảo ở Biển Đông thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại.
Ps: Truyền thông chính thống Việt Nam chưa có thông tin.

Nóng: Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam 


My Lăng (từ Hoàng Sa, Việt Nam)

TTO - 13g50 ngày 23-6, khi theo tàu CSB 8003 đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951, phóng viên Tuổi Trẻ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc.

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Phần lan can mạn trái tàu kiểm ngư 951 bị đâm sập - Ảnh: My Lăng

Các sĩ quan cho biết đó là phao bè cứu sinh tự thổi của tàu kiểm ngư 951. Đó là hậu quả cú đâm trí mạng của tàu Trung Quốc làm chiếc phao này dù được chằng buộc rất chắc chắn đã bị hất tung xuống biển.
Hai cú đâm tàn độc
14g18. Khi nhìn thấy tàu kiểm ngư 951 bị bẹp dúm toàn bộ phần mạn tàu, đuôi tàu bị biến dạng hoàn toàn, tôi thấy tim mình như bị bóp nghẹt, đau nhói. Nỗi xót xa dâng ngập trong lồng ngực. 12 phút sau, phóng viên đã được tạo điều kiện tiếp cận trực tiếp tàu kiểm ngư 951.
Các kiểm ngư viên kể lại lúc 9g30, khi tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị bảy tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951.
Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951.
Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm.
Chỉ hai phút sau, tàu hải tuần 11 tiếp cận sau lái tàu kiểm ngư 951 sử dụng vòi rồng phun nước với âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam.
Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái.
Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc.
Trước diễn biến quá bất ngờ này, tàu CSB 4033 đã phối hợp với các tàu thực thi pháp luật Việt Nam khác cơ động cắt mũi, cắt lái thành công các tàu Trung Quốc để hỗ trợ giải vây tàu kiểm ngư 951.
Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đã dàn đội hình tạo thành bức tường bảo vệ tàu 951 tránh những cú đâm va tiếp của các tàu Trung Quốc. Những con trâu điên của Trung Quốc tiếp tục bám theo nhóm tàu của ta ra xa đến 15 hải lý so với giàn khoan.
Thiệt hại nặng
Tàu kiểm ngư 951 là một trong những tàu Việt Nam có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa lâu nhất (từ ngày 3-5).
Sau thời gian dài kiên cường bám trụ làm nhiệm vụ, tàu kiểm ngư 951 đã bị các tàu Trung Quốc đâm va, uy hiếp nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tàu 951 bị thiệt hại nặng nhất. Hậu quả của hai cú đâm hung hãn này làm toàn bộ lan can mạn trái bị sập, biến dạng.

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Phần lan can tàu kiểm ngư 951 bị biến dạng - Ảnh: My Lăng
Nguồn: Kiểm Ngư Việt Nam - VTV
Những mảnh sắt bị gãy cong vênh chĩa ra sắc nhọn. Một phần của xuồng bên mạn trái cũng bị thủng. Tất cả giá xuồng bị hỏng. Một phao bè cứu sinh tự thổi bị văng mất. Từ phần cabin trở về sau lái dài khoảng 10m bị biến dạng hoàn toàn.
Nguy hiểm nhất là cú đâm đã gây ra những lỗ thủng ở ngay khoang máy chính mạn trái khiến nước biển tràn vào. Các kiểm ngư viên phải gấp rút lấy mền, vải và gỗ gia cố, chèn vào những vết nứt để chống chìm. Một nhà vệ sinh bị vỡ gạch ốp và bồn vệ sinh, phần tường bị lõm vào.
Ở bên mạn phải, buồng y tế, một phòng ngủ bị đâm sập, lõm cả vào trong. Ánh sáng tràn vào ngập phòng. Căn phòng tan hoang như vừa bị bão quét qua.
Vây ép liên tục
Trước đó lúc 8g30, các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đã tiến vào giàn khoan tiếp tục tuyên truyền. Khi phát hiện các tàu Việt Nam cách giàn khoan 10,5 hải lý, các tàu Trung Quốc đã dàn sẵn đội hình từ xa.
Đến 9g, bảy tàu Trung Quốc các loại đồng loạt lao ra ngăn cản tàu Việt Nam thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền. Tàu hải cảnh 3210 chạy với vận tốc cao (17 hải lý/giờ) áp sát mạn trái tàu CSB 8003.
Có lúc tàu hải cảnh 3210 chỉ cách tàu CSB 8003 khoảng 270m, còn tàu hải cảnh 2401 chỉ cách 600m. Hai tàu này liên tục dùng tốc độ cao bám theo nhằm áp sát và tạo thế gọng kìm ép chặt tàu CSB 8003.
Tàu hải cảnh 3210 rồi đến tàu hải cảnh 2401 thay nhau liên tục hú còi để uy hiếp tàu Việt Nam. Trong khi đó, ở phía sau luôn luôn là tàu hải cảnh 31 cũng chạy với tốc độ cao theo tàu CSB 8003.
Sau khoảng 20 phút, một nhóm gồm bốn tàu Trung Quốc đã áp sát các tàu kiểm ngư Việt Nam lúc này đang ở bên mạn trái phía xa tàu CSB 8003.
Đặc biệt, tàu hải cảnh 13101 chạy với tốc độ rất nhanh, sóng tung che gần hết tàu, lao hết tốc độ thẳng đến nhóm tàu kiểm ngư Việt Nam. Tàu này có lúc chạy xuyên qua đội hình tàu Trung Quốc.
Tàu hải cảnh 3210 sau nhiều lần tăng tốc, hú còi uy hiếp tàu CSB 8003 đã chuyển hướng và cùng với bốn tàu hải cảnh khác ráo riết cản phá các tàu kiểm ngư của chúng ta.
10g15. Tàu CSB 8003 nhận lệnh đi về hướng tây bắc tiếp cận tàu kiểm ngư 951 vừa bị tàu Trung Quốc đâm. Lúc này, tàu CSB 8003 đang cách tàu kiểm ngư 951 khoảng 12 hải lý.
Khi đang di chuyển ra xa cách giàn khoan 13,5 hải lý thì tàu CSB 8003 phát hiện ở phía sau lái có đến năm tàu Trung Quốc gồm một tàu kéo và bốn tàu hải cảnh tăng tốc bám theo, đồng thời vừa dàn đội hình bao vây tàu CSB 8003 theo thế gọng kìm.
Có lẽ đoán biết được tàu CSB 8003 được lệnh cơ động đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951 nên các tàu Trung Quốc đã điên cuồng chạy theo ngăn cản.
Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hưng của tàu CSB 8003 đã bình tĩnh và khôn khéo điều khiển tàu cơ động tránh bị nằm trong thế gọng kìm của các tàu Trung Quốc.
Tàu hải cảnh 3210 đã điên cuồng tăng vận tốc lên 21 hải lý/giờ và luôn đổi hướng, chạy zích zắc phía sau tàu CSB 8003.
Ở tốc độ cao như thế này và với việc đổi hướng liên tục như thế, rõ ràng mục đích của tàu hải cảnh 3210 là muốn lấy hướng tiếp cận, tạo ra góc đâm ở vận tốc cao nhằm tạo ra nguy cơ đâm va gây thiệt hại lớn cho tàu CSB 8003. Ý đồ đâm va cực mạnh của tàu Trung Quốc đã lộ quá rõ.
Tuy nhiên, đại úy Nguyễn Văn Hưng đã tìm cách đẩy tất cả tàu Trung Quốc phải cơ động về bên mạn trái tàu CSB 8003.
10g45. Nhận thấy tình hình căng thẳng, chỉ huy đã lệnh cho tàu CSB 8003 không tiếp tục di chuyển về hướng tây bắc nữa mà quay về vị trí cũ cùng với tốp các tàu của Việt Nam ở phía nam tây nam giàn khoan để kéo giãn đội hình tàu Trung Quốc.
Lúc 12g30. Tàu CSB 8003 tiếp tục nhận lệnh cơ động về phía bắc giàn khoan, thực hiện nhiệm vụ tiếp cận tàu kiểm ngư 951. Tàu 8003 phải di chuyển với tốc độ chậm, hướng đi hẹp và khéo léo dịch chuyển nhẹ khi thì qua trái, lúc lại qua phải để tránh tầm quan sát của các tàu Trung Quốc.
Trong quá trình tàu CSB 8003 di chuyển, nhiều tàu Trung Quốc luôn chĩa mũi thẳng hướng về phía tàu CSB 8003.
Quyết bám trụ đến cùng
Sau hai cú đâm va trên, hai kiểm ngư viên đã bị thương nhẹ. Một người bị rách tay trái do mảnh sắt văng vào. Một người bị chảy máu chân. Hai kiểm ngư viên này đã được băng bó, sơ cứu ngay sau đó. Tuy nhiên khi được hỏi, các kiểm ngư viên đều khẳng định xin được ở lại, quyết bám trụ thực hiện nhiệm vụ đến cùng.
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Tàu Hữu Liên 09 chồm tới đâm vào mạn phải, ghìm chặt tàu kiểm ngư 951
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Tàu Tân Hải 285 đâm vào mạn trái tàu kiểm ngư 951 - Ảnh cắt từ video clip
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Các phòng bị đâm, hư hại hoàn toàn
Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam
Toàn bộ phần lan can mạn trái và lan can tầng 1 sau lái bị biến dạng hoàn toàn. Xuồng chuyển tải bên mạn trái cũng bị đâm thủng

ML

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

TÌNH BÁO THẾ GIỚI


GÓP Ý: Trong công cuộc đấu-tranh bất cứ trên phương-diện nào, thì tinh-báo luôn luôn đóng một vai-trò quan trọng trong  thành – bại. ‘’Biết người biết ta… ‘’  là kim chỉ nam vẫn còn là chân-lý chưa thể thay thế! Không đủ khả-năng làm Khổng-Minh thì ‘’đóng vai’’ Tào-Tháo!
VP  
TÌNH BÁO THẾ GIỚI
tka23 post

Cơ quan tình báo là phương tiện  hiệu quả góp phần tạo nên sức mạnh của bất kỳ quốc gia nào. Tình báo sắc bén là vũ khí lợi hại hàng đầu để đánh bại các mục tiêu. 
1. CIA - Cục Tình báo Trung ương Mỹ
Thành lập ngày 18/09/1947.
Image result for Có lẽ đây là cơ quan tình báo đối ngoại lớn nhất và năng động nhất của Chính phủ Trung Quốc. Luật pháp Trung Quốc quy định MSS có những đặc quyền bắt hoặc giữ người giống như cảnh sát đối với các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MSS là thu thập thông tin tình báo nước ngoài từ rất nhiều quốc gia. Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc (MSS) được tổ chức thành nhiều cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau: Cục 1 (nội địa ) có nhiệm vụ tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS. Những người được tuyển chọn sẽ được đào tạo và đưa ra nước ngoài dưới vỏ bọc: sinh viên du học, doanh nhân, du lịch, định cư hoặc các mục đích khác; Cục 2 (đối ngoại) chịu trách nhiệm hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài. Đây cũng là đơn vị cung cấp bản phân tích báo cáo cho các cấp tình báo cao hơn dựa theo thông tin thu nhập được từ điệp viên; Cục 3 phụ trách hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macao và Đài Loan, đồng thời tuyển mộ nhân viên có mối quan hệ ở các vùng lãnh thổ này. Thanh Hương  
Số lượng điệp viên và ngân sách hoạt động của CIA là vô cùng bí mật, bởi những con số mà truyền thông đưa ra rất “mờ  ảo ” như chính bản chất của cơ quan này. Nhưng có một điều chắc chắn, CIA là một trong những cơ quan tình báo nổi tiếng nhất thế giới, không chỉ trên thực tế mà cả phim ảnh.
CIA là cơ quan tình báo lớn nhất trong cộng đồng tình báo, chịu trách nhiệm thu thập tin tức từ nước ngoài có ảnh hưởng tới việc khai triển  chính sách của Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của CIA là công khai và bí mật thu thập, phân tích thông tin tình báo Chính phủ, công ty và cá nhân nước ngoài trên các phương diện chính trị, văn hóa, công nghệ…, phối hợp hoạt động với các cơ quan tình báo  nước khác, đồng thời báo cáo những tin tức tình báo này đến các bộ ngành trực thuộc Chính phủ Mỹ.
Trên thực tế, không ai biết CIA thực sự làm gì, bởi cơ quan này có nhiều đặc quyền, được cung cấp khoản ngân sách khổng lồ và được trang bị những kỷ thuật tối tân  nhất thế giới. Mặc dù nhiệm vụ chính là tình báo, CIA còn có thể thành lập các bộ phận chiến lược để thực thi các nhiệm vụ khẩn cấp đòi hòi sự can thiệp, ngăn chặn và giải trừ đe dọa về vũ khí. Lực lượng này cũng sử dụng thay thế cho quân đội trong một số trường hợp để ngăn ngừa nguy cơ về tuyên bố chiến tranh.
2. FSB - Cục An ninh Liên bang Nga
Image result for FSB  
Được thành lập ngày 3/04/1995, tuyển mộ khoảng 200.000-300.000 thành  viên, trụ sở chính đặt tại quảng trường Lubyanka, Moscow.
FSB chịu trách nhiệm cho các hoạt động phản gián, an ninh trong nước, chống khủng bố và do thám, có trụ sở tại Lubyanka, giống như KGB trước đây. Tất cả các cơ quan cưỡng chế luật pháp và tình báo ở Nga đều hoạt động dưới sự hướng dẫn của FSB. Dưới FSB có các bộ phần gồm Ban Phản gián, Ban Bảo vệ Hiến pháp, Phòng Phản gián quân sự… chịu trách nhiệm về các vấn đề nội bộ của Nga, trực thuộc Tổng thống Nga.
Trong khi đó, trách nhiệm tình báo gián điệp ngoài nước thuộc về Cơ quan Tình báo Ngoại quốc Nga (FIS). Tuy nhiên, FAPSI (Cục liên bang về Thông tin và giao tiếp Chính phủ) trực thuộc FSB có thể  hoạt động giám sát điện tử ngoài nước Nga. Image result for FSBTổng thống Nga Vladimir Putin từng được bổ nhiệm là Giám đốc FSB năm 1998 dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin. Sau này, Tổng thống Putin đã cải tổ cấu trúc của FSB sau nhiều chỉ trích vềphẩm  chất  hoạt động của cơ quan này.
 3. Mossad - Israel
Image result for Mossad  
Tên đầy đủ của Mossad là Cục Tình báo và Sứ mệnh đặc biệt Israel, được chính thức thành lập năm 1951, có trụ sở tại Tel Aviv.
Quy mô của Mossad chỉ có thể coi là “cậu bé” so với cộng đồng tình báo thế giới hiện nay với khoảng 900 nhân viên, nhưng lại làm việcgọn gàng, hành động cẩn thận. Nhiệm vụ chính của Mossad là thu thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật, bao gồm cả việc ám sát mục tiêu và hoạt động bán quân sự bên ngoài lãnh thổ Israel như đưa người Hồi giáo về Israel từ các nước mà việc di cư của người Hồi giáo bị cấm hay bảo vệ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.
Kể từ khi thành lập đến nay, Mossad đã nhiều lần lập nên những chiến công xuất sắc, đặc biệt có đóng góp lớn cho việc bảo vệ an ninh quốc gia Israel. Mossad chỉ chịu trách nhiệm trước thủ tướng. 
Ở trong nước, Mossad có quyền lực rất lớn, có quyền chi phối đối với lực lượng đặc nhiệm Israel. Là cơ quan tình báo chủ lực trong cộng đồng tình báo Israel cùng với cơ quan tình báo quân sự Aman và cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet, Mossad có quyền gửi các báo cáo trực tiếp đến thủ tướng.
4. MI-6 -  Anh
\Inline image
Tổng cục An ninh Anh ban đầu được thành lập nhằm mục đích chống lại tình báo Đức vào năm 1909 nhưng sau đó cơ quan này được tách ra thành hai nhánh gọi là MI-5 và MI-6.
Image result for uk mi5  
Công việc của MI-6 hoàn toàn giống với thế giới gián điệp của James Bond, nhưng các chiến dịch của MI-6 hoàn toàn tuyệt mật. Khác với các hoạt động tương đối công khai của MI-5, MI-6 thu thập thông tin tình báo nước ngoài theo một phương thức hết sức bí mật.
Theo luật của Anh, vai trò của MI-6 là thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động hay mưu toan của những người bên ngoài nước Anh và phải hành đồng vì các lợi ích an ninh, quốc phòng, ngoại giao và kinh tế trong khuôn khổ do Uỷ ban Tình báo kết hợp (JIC) và các bộ trưởng quy định.
Khác với MI-5, MI-6 luôn tiến hành các chiến dịch tình báo mật trên toàn thế giới, từ Bắc Ireland, Trung Đông, châu Phi và mới đây nhất là Afghanistan, Iraq. Vai trò của MI-6 đã thay đổi đáng kể sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, do nhu cầu phản gián đối với Liên Xô không còn tính cấp bách nữa. Tuy nhiên, mối đe doạ của khủng bố quốc tế cũng đang đặt ra cho MI-6 một trách nhiệm mới.
5. BND - Đức
Image result for BND  
Được thành lập ngày 1/04/1956, có trụ sở tại Pullach với khoảng 6.050 điệp viên. BND có khoảng 300 trụ sở hoạt động ở Đức và các nước ngoài, chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng. BND hoạt động giống như một hệ thống cảnh báo sớm trước các nguy cơ đe dọa lợi ích của Đức từ nước ngoài. BND thu thập và đánh giá các thông tin trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.
6. Bộ An ninh Quốc gia MSS - Trung cộng
Related image 
Có lẽ đây là cơ quan tình báo đối ngoại lớn nhất và năng động nhất của  Trung cộng . Luật pháp Trung cộng  quy định MSS có những đặc quyền bắt hoặc giữ người giống như cảnh sát đối với các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của MSS là thu thập thông tin tình báo nước ngoài từ rất nhiều quốc gia.
Bộ An ninh quốc gia Trung cộng  (MSS) được tổ chức thành nhiều cục, mỗi đơn vị được giao phó các nhiệm vụ khác nhau: 
Cục 1 (nội địa ) có nhiệm vụ tuyển mộ nhân viên làm việc cho MSS. Những người được tuyển chọn sẽ được đào tạo và đưa ra nước ngoài dưới vỏ bọc: sinh viên du học, doanh nhân, du lịch, định cư hoặc các mục đích khác; 
Cục 2 (đối ngoại) chịu trách nhiệm hoạt động thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài. Đây cũng là đơn vị cung cấp bản phân tích báo cáo cho các cấp tình báo cao hơn dựa theo thông tin thu nhập được từ điệp viên; 
Cục 3 phụ trách hoạt động tình báo ở Hong Kong, Macao và Đài Loan, đồng thời tuyển mộ nhân viên có mối quan hệ ở các vùng lãnh thổ này.
Thanh Hương