Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

VÁ'***VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

VŨNG ÁNG:CH THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ
(1)KHU TỰ TRỊ, (2)TIỀN ÁN FORMOSA ,
(3)BỆNH TỪ RÁC, (4)CSVN ĂN HỐI LỖ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 28.04.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  (2) Tudan Tudodanchu

Inline image 1

“Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.”

Tìm được những nước chấp nhận cho Formosa thải rác mang nhiều chất hóa học độc hai như thủy ngân chẳng hạn không phải là dễ dàng. Tập đoàn này dùng đo-la dán mồm đám lãnh đạo phản quốc CSVN để câm miệng mà cho phép Tập đoàn Formosa từ các nơi  chở rác mang chất độc đến Vũng Áng, Hà Tĩnh, để thải bằng ống ngầm ra Biển của Việt Nam.Chất độc thủy ngân này đang làm cho cá chết hàng loạt. Chim ăn cá cũng bị chết. Người ăn cá sẽ bị bệnh tật. Lãnh đạo đảng cướp CSVN, Hà Tĩnh và Trung Ương, vì ăn hối lộ đo-la của Formosa mà thành phản quốc, phạm tội diệt chủng đối với dân bốn tỉnh phía Bắc miền Trung VN. Tội diệt chủng này không thể tha thứ được.Tập đoàn Formosa này đã từng bị kết án về việc gian lận thải chất độc hại này ra đển tàn phá môi trường thiên nhiện. Tập đoàn đã làm cho tụi Lãnh đạo CSVN câm miệng mà chấp nhận cho phép Vũng Áng thành khu tự trị để đám Formosa gian xảo dấu diểm việc thải lậu chất độc hại ra Biển của Việt Nam.

Chúng tôi trình bầy Bài này theo nội dung sau đây:
Phần 1: GIẤY PHÉP CẤP MỘT KHU TỰ TRỊ CHO NƯỚC NGOÀI
Phần 2: TIỀN ÁN THẢI CHẤT ĐỘC KHẮP NƠI CỦA FORMOSA
Phần 3: BỆNH TẬT CỦA CHẤT THẢI THỦY NGÂN NHƯ Ở NHẬT
Phần 4: THÁI ĐỘ VÔ TRÁCH NHIỆM TẬP ĐOÀN ĂN HỐI LỘ CSVN

---------o0o---------

(VŨNG ÁNG:CH THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ)  
Phần 1: GIẤY PHÉP CẤP MỘT KHU TỰ TRỊ CHO NƯỚC NGOÀI

Formosa Hà Tĩnh, do tập đoàn Formosa đầu tư tại Hà Tĩnh, một tỉnh nghèo nằm ở phía bắc miền Trung, là một dự án đầy tai tiếng và mờ ám, khiến dư luận hết sức bức xúc và bất an suốt mấy năm qua:

Một doanh nghiệp Trung Quốc[i] được giao một phần lãnh thổ lên tới 3.300ha (bằng 1,2 lần diện tích Macao), bao gồm cả cảng nước sâu Sơn Dương, ở dưới chân Đèo Ngang, một vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh – quốc phòng; [ii]

Hai văn bản quyết định đưa đến sự ra đời của dự án này đều do Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải thay mặt Thủ tướng ký: Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 “đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” và Công văn số 869/TTg-QHQT ngày 6/6/2008 “đồng ý việc Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh”;

Formosa Plastic Group, chủ đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh, là một tập đoàn Đài Loan - Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép.

Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tư nước ngoài được cả chính phủ trung ương lẫn chính quyền địa phương dành cho sự ưu đãi “vô tiền khoáng hậu”:  thời hạn thuê đất là 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003; miễn tiền thuê đất trong thời hạn 15 năm và chỉ thu tiền thuê đất trong thời hạn 55 năm với giá rẻ mạt (80 đồng/m2/năm, giá thuê mặt nước là 10 triệu đồng/km2/năm); miễn thuế đối với các mặt hàng tạm nhập tái xuất; miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tạo tài sản cố định; được Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi cao nhất: chỉ 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (thuế suất thuế TNDN năm 2008 là 28%), miễn bốn năm đầu và giảm 50% trong chín năm tiếp theo; được nâng giới hạn cấp tín dụng lên 4 lần vốn tự có (coi như là được kinh doanh bằng vốn của Việt Nam); (…);

Formosa Hà Tĩnh đã cho xây dựng những công trình đáng ngờ như hầm ngầm hay cả toà nhà đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không có lấy một viên gạch nào;

PTT Hoàng Trung Hải đã cho phép Formosa Hà Tĩnh hoàn tất các thủ tục theo quy định để thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và hộ gia đình công nhân thuê hoặc mua; còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì đồng ý cấp cho Hà Tĩnh gần 300 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để hỗ trợ dự án xây nhà ở cho công nhân, đặc biệt là hàng nghìn công nhân Trung Quốc, của BQL Khu kinh tế Vũng Áng.

Trả lời câu hỏi của BBC hôm 02/5/2016 về kinh nghiệm, công nghệ của nhà sản xuất thép vốn 'đang bị nghi' là 'có trách nhiệm' trong sự cố, thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải miền Trung mà Việt Nam đang điều tra, tìm hiểu nguyên nhân, Kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Đúc, luyện kim Việt Nam, nói:

"Khi họ được chấp nhận thì chủ tịch tập đoàn Formosa có nói với Việt Nam là họ hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về sản xuất thép. Trước đây họ làm plastic những chất thuộc về sản phẩm hóa dầu họ cũng không có kinh nghiệm, nhưng vì họ có tiền họ có thể thuê chuyên gia về thép của nước ngoài để làm ở Việt Nam, cũng như họ làm những chất plastic ở nước họ.”


(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ) 
Phần 2: TIỀN ÁN THẢI CHẤT ĐỘC KHẮP NƠI CỦA FORMOSA

Tổng quát những tiền án

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…Formosa và CEO của nó là Ông Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.

Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến cả một vụ chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố, làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn giấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

Đặc biệt vụ hối lộ thải rác độc tại Campuchia

Cơn ác mộng của người Campuchia !!!

Sihanoukville từng là một trong những khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở vương quốc Campuchia. Cho đến cuối năm 1998, tập đoàn Formosa đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm khoảng 3.000 tấn nhiễm thủy ngân tới thị trấn này.

Tờ New York Times dẫn số liệu điều tra của Bộ Môi trường Campuchia cho hay, Formosa Plastics đã bỏ lại hơn 140 container chứa khối chất thải độc hại tại một bãi đất rộng, không rào chắn, không biển cảnh báo, mọi người có thể ra vào bình thường.

Thậm chí, nhiều người dân Campuchia do không được cảnh báo, từng “hồn nhiên” vào đây nhặt các bao tải mà Formosa bỏ lại, mang về nhà đựng rác thải, thậm chí cả gạo. Có người trong số họ dùng rác thải của Formosa để… đun nấu. Sau đó không lâu, họ gặp các triệu chứng bất thường như tiêu chảy, sức khỏe suy giảm.

Các tư liệu ghi lại cho thấy, khoảng cuối tháng 12/1998, gần 1.000 người ở thị trấn Sihanoukville tranh nhau lên tàu, xe đò, xe khách để rời bỏ làng quê đã ô nhiễm nặng của mình. Nhiều vụ tai nạn thương tâm từ vụ “chạy trốn ô nhiễm” này đã xảy ra, đơn cử như vụ một xe đò chở hơn 20 người dân Sihanoukville đâm vào một chiếc xe tải nhỏ khiến nhiều người thương vong, chưa kể 4 người khác thiệt mạng trong một loạt chuyến bay “hoảng loạn” của gần 50.000 cư dân Sihanoukville trong vòng 3 ngày, theo The Guardian.
Lời “Xin lỗi” muộn màng của Formosa !

Gần 2 tuần sau cơn “chạy loạn” thương tâm của người dân thị trấn Sihanoukville, Formosa Plastics đã lên tiếng “xin lỗi” người dân địa phương, The Guardian đưa tin ngày 31/12/2015.

 “Gã khổng lồ Formosa Plastics đã xin lỗi vì “gây rối trật tự” cho người dân Campuchia, nhưng vẫn phủ nhận về việc bỏ lại gần 3.000 tấn chất thải thủy ngân trên mảnh đất này”, The Guardian viết.

Phnom Penh Post cho hay, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Truyền thông Campuchia cho hay, ít nhất 7 người dân Sihanoukville đã thiệt mạng với những lý do bị nghi là có liên quan đến nhiễm độc từ rác thải của Formosa , bao gồm 2 người có triệu chứng nhiễm thủy ngân cấp tính.


(VŨNG ÁNG:CH THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ) 
Phần 3: BỆNH TẬT CỦA CHẤT THẢI THỦY NGÂN NHƯ Ở NHẬT
        
Bệnh lạ' khủng khiếp do xả thải thủy ngân ra biển

Năm 1932 tập đoàn Chisso ở Nhật xả nước thải nhiễm thủy ngân ra biển Minamata khiến tôm cá chết hàng loạt, người dân ăn cá đã bị nhiễm độc gây co giật, tê liệt, đau đớn đến chết hay sinh ra thế hệ dị tật.

Theo ENV, trang tin chính thức của Bộ Môi trường Nhật Bản, Minamata là một tỉnh ở đảo Kyushu. Sau sự kiện thảm khốc từ năm 1932, Minamata trở thành tên gọi của một chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học mà một khu công nghiệp xả trực tiếp ra biển. Nhắc đến bệnh này, nhiều thế hệ người dân xứ sở hoa anh đào còn bị ám ảnh và coi đây là một thảm họa môi trường thảm khốc nhất lịch sử. Nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 đến nay vẫn chưa đến hồi kết.

Năm 1908, tập đoàn Chisso bắt đầu mở nhà máy ở Minamata, lắp đặt hệ thống nước thải xả trực tiếp xuống vùng vịnh và biển quanh ngôi làng có khoảng 10.000 cư dân sinh sống. Lúc đầu đơn vị này được chính quyền cấp giấy cho phép hệ thống xả thải "ra thiên nhiên". Sau một thời gian hoạt động, nó gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt cá đến nỗi Hợp tác xã ngư nghiệp Minamata đã 2 lần đòi Chisso phải bồi thường. Không bao lâu sau hàng loạt người dân quanh khu vực được phát hiện nhiễm độc thủy ngân. Tôm cá chết trôi dạt vào bờ không đếm xuể.

Năm 1926, Chisso đồng ý hỗ trợ cho hợp tác xã Minamata 1.500 Yen (khoảng 704 USD) theo tỷ giá đương thời. “Tiền thông cảm” là cách gọi của tập đoàn này để né tránh việc phải nhận trách nhiệm gây thiệt hại về môi trường vốn sẽ bị xử lý nghiêm bởi luật pháp nước sở tại. Để phòng ngừa nguy cơ bồi thường, bên bồi thường còn ghi thêm vào hợp đồng một điều khoản thỏa thuận rằng hợp tác xã cam kết “không bao giờ kiện nữa”.

Áp dụng chiêu "vừa đấm vừa xoa", tập đoàn Chisso một mặt chối bỏ trách nhiệm, một mặt đàm phán trong khi vẫn không ngừng xả thải xuống biển suốt thời gian dài. Năm 1956, cư dân địa phương bắt đầu biết đến hội chứng bệnh lạ ở Minamata. Hàng nghìn người ăn cá nhiễm độc thủy ngân sau một thời gian đã bị á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, thậm chí phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong chỉ sau vài tuần.pviv

Để khống chế bệnh lạ, chính quyền tỉnh Kumamoto đã cấm bán hải sản đánh bắt từ vịnh Minamata nhưng không cấm đánh bắt tôm cá. Ngư dân vẫn đánh bắt mà không thể bán, cuộc sống ngày càng khó khăn, họ đành sống bằng chính lượng hải sản thu gom về.

Vào ngày Quốc tế lao động 1/5/1956, lần đầu tiên có người đặt tiền đề về căn bệnh trên. Đó là bác sĩ Hajime Hosokawa báo cáo một "bệnh dịch lạ liên quan đến hệ thần kinh trung ương" sau khi ghi nhận 4 bệnh nhân rối loạn thần kinh không rõ nguyên nhân. Chỉ ít lâu sau, 54 trường hợp khác được phát hiện, 17 người đã tử vong.

Bệnh không loại trừ một loài vật nào, ngay cả những con mèo ăn cá chết sau một thời gian cũng lên co giật rồi chết. Còn bệnh ở người xuất hiện triệu chứng run không kiểm soát, tê chân tay, giảm thị lực, co giật và đau đớn đến chết.

Thời ấy nổ ra cuộc tranh luận gay gắt về nguyên nhân gây bệnh. Một số bác sĩ cho rằng đây là một dịch bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, trong khi những người khác nói do di truyền. "Điều đáng sợ nhất chính là thứ chưa được giải mã", thế nên xã hội Nhật bấy giờ rất thành kiến đối với người mắc bệnh và gia đình họ đến nỗi bị từ chối tuyển dụng, cấm kết hôn và bị kỳ thị.

Năm 1959, các giáo sư Đại học Kumamoto đưa ra thông báo chính thức rằng căn bệnh ở vùng Minamata là bệnh thần kinh, do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata. "Thủy ngân là mối quan tâm của chúng tôi. Nó có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cho cá, sinh vật có vỏ cứng", nhóm nghiên cứu viết.

Theo Japan Times, kết quả giám định tử thi cho thấy loại thủy ngân trong cơ thể người bệnh qua đời tương tự như trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso. Dù đại diện tập đoàn bác bỏ điều này, song nhiều thí nghiệm tiến hành trên mèo đã cung cấp thêm bằng chứng xác nhận mối nghi ngờ là có cơ sở.

Theo Japan Today, khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là mắc bệnh Minamata. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn nằm ngoài danh sách cứu trợ do chưa đủ điều kiện được công nhận nhiễm bệnh.

Mãi đến năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức công nhận thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) trong chất thải công nghiệp của nhà máy Chisso là nguyên nhân gây bệnh. Cùng lúc đó, công ty tiếp tục xả nước thải ô nhiễm ra biển, làm nhiễm độc cá, khiến người dân địa phương mắc bệnh sau khi ăn cá. Căn bệnh ngày càng lan rộng trong khu vực.

Căn bệnh không chỉ giới hạn ở Minamata và khu vực lân cận. Năm 1965, nhiều người dân có biểu hiện tương tự bệnh Minamata đã được phát hiện ở lưu vực sông Agano thuộc tỉnh Niigata. Sau này còn có "sự kiện bệnh Minamata thứ hai" còn gọi là bệnh Niigata Minamata được xác định do thủy ngân hữu cơ từ nước thải nhà máy Showa Denko K.K gây ra.

Năm 1977, chính phủ Nhật Bản thông qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong việc xác nhận nạn nhân của Minamata. Theo đó, những người có các biểu hiện đặc trưng như rối loạn cảm giác ở chân tay, hạn chế tầm nhìn hay mất khả năng vận động mới được công nhận là bệnh nhân Minamata. Đến nay, vẫn còn 33.450 người trong danh sách chờ.

Tập đoàn Chisso cũng đồng ý với phán quyết của thành phố Minamata. Thỏa thuận bồi thường đầu tiên giữa Chisso và ngư dân đã được thực hiện. Tuy nhiên thảm họa về môi trường và những vụ kiện tụng liên quan đến Minamata vẫn chưa dừng lại cho đến ngày nay.

 “Luật đền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm”.

Vụ chất độc gây ảnh hưởng tới môi trường của Formosa từng có tiền lệ trên thế giới. Căn bệnh Minamata – một căn bệnh đã xuất hiện ở Nhật Bản từ 1973 và kéo dài vài chục năm qua cùng những món tiền bồi thường khổng lồ mà công ty Chisso và chính phủ Nhật Bản phải trả cho hệ quả của xả thải độc hại.

Theo đó, công ty Chisso có trụ sở ở Tokyo và nhà máy ở vịnh Minamata đã gây ô nhiễm môi trường, gây ra căn bệnh mang tên Minamata năm 1973. Các sản phẩm chính của Chiso là pha lê lỏng, các chất bảo quản, các chất chống sấy khô, phân hóa học, nhựa thông nhân tạo và một số sản phẩm khác.

Nhằm ngăn chặn những con cá đã bị nhiễm độc và bảo vệ người dân, tỉnh Kumamoto đã thả lưới ở cửa ra vào vịnh Minamata vào năm 1974 và vận động việc đánh cá trong vịnh. Công ty Chisso đã mua lại số cá này và đem đi tiêu hủy. Những người mắc bệnh Minamata có biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, do nhiễm độc thủy ngân từ nhà máy

Những người được cấp chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được nhận một khoản tiền bồi thường từ 16-18 triệu yên. Ngoài ra Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hang năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu…. Công ty này còn phải trả tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện….

Ngay từ năm 1970, 14 luật môi trường ở Nhật Bản được ban hành và sửa đổi, trong đó có Luật Giải quyết tranh chấp môi trường đã bảo vệ được quyền lợi của cộng đồng. Để khắc phục phần nào những tổn thương về sức khỏe cho người dân trước sức ép ô nhiễm môi trường, năm 1973, Nhật Bản đã ban hành “Luật đền bù cho sự thiệt hại về sức khỏe do ô nhiễm”.

Theo đó, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các cơ sở, xí nghiệp sản xuất phải thực thi nghiêm túc các biện pháp cải tiến kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp ô nhiễm xảy ra, dù là do vô tình hay sự cố kỹ thuật, thì cơ sở đó vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và phải bồi thường thiệt hại.

(VŨNG ÁNG:CHỖ THẢI RÁC ĐỘC QUỐC TẾ)
Phần 4: THÁI ĐỘ VÔ TRÁCH NHIỆM TẬP ĐOÀN ĂN HỐI LỘ CSVN

Thái độ đứng đắn của một chính quyền có TRÁCH NHIỆM

Khi xẩy ra một biến cố mang tính cách gây nguy hại trầm trọng đế dân chúng như vụ cá chết hàng loạt tổng cộng ước chừng tới 70 tấn dọc theo bờ biền gồm 4 tỉnh bắc Miền Trung, rồi chim ăn cá chết vì nhiễm độc cũng bị chết theo, nhà nước hữu trách phải can thiệp ngay lập tức:

1)         Khi chưa xác định nguyên nhân một cách khoa học cho việc cá chết, phải đưa ra những biện pháp cấp thời để ngăn chặn dân không được đụng chạm tới:

=> Những con cá đã chết

=> Vùng nước biển mà những con cá chết đó đã sống

2)         Cấp thời đưa CHÍNH NHỮNG CON CÁ CHẾT để phân tích một cách khoa học những độc tố làm cho các chết

3)         Từ những độc tố chưa đựng trong con cá chết, tìm ra thủ phạm thải những chất độc đó vào nước biển

Thái độ VÔ TRÁCH NHIỆM của nhà cầm quyền đã hối lộ

Nhà cầm quyền CSVN đã không cấp bách làm những điều trên đây để che chở cho dân trong thời gian nguy hiểm trầm trọng đến tính mạng. Ngược lại, nhà chức trách CSVN lại làm vòng vòng những việc ruồi bu như:

=> Yên lặng như không có gì xẩy ra

=> Đưa ra những lý do cá chết một cách khôi hài

=> Những lãnh đạo tỉnh tắm biển, rồi ăn cá biển như trò hề

=> Đổ lỗi cho những lý do biến động thời tiết, biến động biển cả...

Chúng ta gọi là thái độ VÔ TRÁCH NHIỆM, nhưng thực ra thái độ này của đám lãnh đạo CSVN, trung ương và địa phương, có chủ đích rõ rệt là TRÁNH LÝ DO SẢ THẢI CHẤT ĐỘC RA BIỂN CỦA FORMOSA, vì Formosa đã cho họ ăn tiền HỐI LỘ đầy họng rồi !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva28.12.2015
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích :Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét