Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

TÀU CỘNG: NỢ NẦN – BẠO LOẠN & CHIẾN TRANH NGUYỄN VĨNH LONG HỒ


TÀU CỘNG: NỢ NẦN – BẠO LOẠN & CHIẾN TRANH

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
NỢ NẦN CHỒNG CHẤT:
Theo CNBC và Financial Times, giới chuyên gia cảnh báo số nợ khủng của TC làm tăng nguy cơ về một cuộc khủng khoảng tài chánh hay suy thoái kéo dài trong tăng trưởng kinh tế. Bắc Kinh gần đây đã chuyển sang cho vay nợ lớn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng số nợ ròng lên 163.000 tỷ NDT – tương đương 25.000 tỷ USD – vào cuối tháng 3/2016. Con số trên bao gồm cả cho vay trong nước lẫn ngoài nước, theo tính toán của tờ Financial Times.
Mức nợ như trên cao hơn nhiều khi so với các nước đang phát triển khác khi so tỷ lệ thu nhập quốc dân, dù có thể ngang bằng với mức nợ của Mỹ và khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (eurozone). Trong khi kích thước nợ Đại Lục đã là một mối lo, tốc độ tích lũy nợ lại càng đáng lo. Vào năm 2007, nợ TC chỉ chiếm 148% tổng sản phẩm quốc hội.
“Bất cứ nước lớn nào có nợ gia tăng nhanh chóng đều chịu một cuộc khủng hoảng tài chánh hay sự suy thoái kéo dài trong tăng trưởng GDP”, giám đốc chiến lược đầu tư Ha Jiming của ngân hàng Goldman Sachs nhận định. Mức nợ hiện tại và liên kết ngày càng tăng của TC với thị trường tài chánh toàn cầu là một phần trong cảnh báo gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc Tệ (IMF). IMF cho hay Đại Lục đặt ra nguy cơ tăng cao với các nền kinh tế tiên tiến.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thanh Toán Quốc tế (BIS) trong quý I/2015, các thị trường mới nổi có mức nợ thấp hơn nhiều vào khoảng 175% GDP. Dữ liệu BIS có được từ phương pháp tương tự như tờ Financial Times thực hiện, xác định nợ của TC là 249 % GDP, gần với mức nợ của Eurozone là 270% GDP và Mỹ là 248% GDP. Nhìn chung, các nhà kinh tế đồng ý cho rằng sức khỏe kinh tế TC đang lâm nguy.
Bloomberg đưa tin ngày 08/5/2015, theo viện Mckinsey Global, tính đến quý 2/2014, tổng số nợ TC đã chiếm 282% GDP nước này. Trong khi đó, tổng số nợ trên GDP của Mỹ và Đức là 269% và 258%. Australia và Canada có số liệu tổng số nợ trên GDP là 274% và 247%. Tại Hàn Quốc, tổng số nợ bằng 286% GDP.
Tham gia hội thảo “Sự kết thúc của kỳ tích Tàu Cộng” tổ chức ở New York mới đây, tỷ phú George Soros cho biết, mức tăng trưởng tín dụng mới trong tháng 3/2016 của TC đạt được 361 tỷ USD, vượt xa mức dự báo là 216 tỷ USD. Một số chuyên gia nhìn nhận đây là một chỉ dấu cho thấy kinh tế TC đang hồi phục. Nhưng, theo ông Soros, đó là tín hiệu cảnh báo bởi TC sẽ cần phải tăng thêm nhiều quy mô tín dụng mới có thể ngăn chận được đà sụt giảm tăng trưởng.
Ông Soros cho rằng, chính phủ Bắc Kinh không thể chịu đựng được thất nghiệp quy mô lớn, cho nên, họ không những “nhóm lò trở lại”, mà còn làm dấy lên trào lưu xây dựng cơ bản, đốt nóng bất động sản, nói cách khác là tạo ra bong bóng.
Vì thế, vấn đề cốt lõi của ngành tài chánh TC hiện nay nằm ở hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, đại bộ phận tiền do ngân hàng cung cấp phải dùng vào việc bảo đảm các khoản nợ xấu và duy trì sự sống còn cho các doanh nghiệp thua lỗ.
Trong một bài phát biểu được hãng tin Bloomberg trích dẫn, ông Soros cho biết thêm hiện nay, nợ ngân hàng TC nhiều hơn tiền gởi, không chỉ gây rắc rối ở lĩnh vực tài sản mà còn khiến những rắc rối trên phương diện nghĩa vụ thanh toán ngày càng tăng, nhất là khi ngân hàng TC đang lệ thuộc vào thanh khoản đến từ thể chế và các khoản tín dụng liên ngân hàng. Đây chính là những căn nguyên gây bất ổn cũng như tính không xác định của hệ thống ngân hàng TC và hiện nay, vấn đề tồn tại của ngành tài chánh TC tuy đã tạm thời chưa bùng nổ, nhưng cuộc khủng hoảng liên quan chỉ có thể đẩy lùi được từ 1-2 năm mà thôi.
Theo báo cáo của IMF, các công ty TC đang gánh khoản nợ1.300 tỷ USD mà không có khả năng trả lãi. Nếu vấn đề này không được xử lý, các ngân hàng có thể bị tổn thất số tiền tương đương 7% GDP đất nước này.
TC đang đối mặt với nỗi lo thất nghiệp khi tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 7% trong quý I/2015. Các nhà hoạch định chính sách đang lo ngại tình trạng thất nghiệp sẽ lan rộng, gây ra nhiều bất ổn tiềm tàng cho xã hội Đại Lục. Các doanh nghiệp nhà nước TC đang được khuyến khích không giảm bớt nhân công. Nhiều công ty không sa thải nhân viên sẽ được ưu đãi bằng chính sách giảm thuế và trợ cấp.
Một trong những điềm báo cho tình trạng thất nghiệp ở Đại Lục là việc chính quyền tỉnh Liêu Ninh, đông bắc nước này, vào tháng 4/2015 tuyên bố cắt giảm mục tiêu tạo ra 700.000 việc làm xuống còn 400.000, theo Reuters.
Sự gia tăng tình trạng thất nghiệp luôn khiến chính quyền Bắc Kinh đau đầu, nhất là khi 7,5 triệu cữ nhân TC sẽ tham gia thị trường lao động trong năm nay. Các chuyên gia cho rằng, khi đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là 247 triệu lao động từ nông thôn di cư lên các thành thị ở TC kiếm việc làm.
Những tác động và hệ quả của việc kinh tế TC giảm tốc kể từ thời điểm cuối năm 2015, khi nước nầy có tốc độ tăng trưởng chỉ 6,9% chậm nhất kể từ năm 1990, đang có vẻ như ngày càng tăng. Sự sụt giảm về ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh với các nước khác trên thế giới là điều chắc chắn, khi tổng số mức nhập cảng trong 3 tháng đầu năm nay của thị trường TC đả giảm 14%.
Khi kinh tế TC giảm tốc, làn sóng trở mặt với Bắc Kinh cả về kinh tế và ngoại giao diễn ra trên thế giới, thậm chí đã bắt đầu diễn ra trước khi kinh tế TC chính thức giảm tốc vào cuối năm 2015. Và khi kinh tế TC đã giảm tốc, nhu cầu nhập cảng nguyên liệu và năng lượng giảm đi đáng kể, thì rõ ràng mối quan hệ từng một thời nồng ấm này đã kết thúc. Quốc gia điển hình nhất cho tình trạng này không ai khác hơn là Tổng thống 92 tuổi của Zimbabwe là Robert Gabriel Mugabe, một lãnh tụ quyền lực hàng đầu châu Phi. Ông ta được gọi là “bạn vong niên của Bắc Kinh”, đã có chuyến công du Nhật Bản từ ngày 27-31/3/2016 và ông được Tokyo đón tiếp trọng thể.
Kết thúc hội đàm, phía Nhật tuyên bố viện trợ 5,3 triệu USD cho Zimbabwe dùng để mua sắm trang thiết bị phục vụ tu sửa cơ sở hạ tầng giao thông. Chính phủ Nhật cũng chuẩn bị tổ chức một hội nghị quy mô lớn về vấn đề phát triển châu Phi vào tháng 8/2016 tới đây để cạnh tranh với Bắc Kinh.
Dự án kinh đào Nicaragua kết nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đang bị “đắp chiếu” và có nguy cơ “chết yểu” do người dân địa phương phản đối và tình hình tài chánh sa sút của chủ đầu tư TC, theo ghi nhận của The New York Times số ra ngày 4/4/2016. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 50 tỷ USD cho kinh đào lớn nhất thế giới dài 270 km, kỳ vọng sẽ cạnh tranh với kênh đào Panama.
Theo tin của AFP ngày 05/05/2016, báo cáo tài chánh của Tập đoàn Đường sắt TC (CRC) cho biết tập đoàn nầy đang nợ khoảng 600 tỷ USD, gần gắp đôi số nợ của Hy Lạp. Hệ thống tàu lửa nước nầy bao gồm 19.000 km đường tốc độ cao và khoảng 11.000 km trong kế hoạch. Tính đến cuối tháng 4/2016, nợ của tập đoàn nầy lên đến 614 tỷ USD. So với Hy Lạp, với khoản nợ 356 tỷ USD đã làm châu Âu lao đao, thì khoản nợ của riêng tập đoàn nhà nước này của TC nợ gần gắp đôi. Tháng 6/2015, 2 tập đoàn đường sắt China CNR Corp sáp nhập với CSR Corp để đối đầu với đối thủ Siemens đến từ nước Đức.
Theo thống kê của JPMorgan Chase, có koảng 150 doanh nghiệp đóng tàu đã phá sản từ năm 2010 và con số nầy sẽ còn tăng. Vào tháng 3/2016, tập đoàn công nghiệp của TC “China Ocean” đã chấm dứt công việc đóng tàu, thua lỗ đến mức đã trở thành…bãi đậu xe vào năm 2015. Tháng 12 năm 2015, China Ocean Shipping Group sáp nhập với China shipping group với hy vọng lợi nhuận tăng lên trong bối cảnh ngành đóng tàu gặp nhiều khó khăn phải đóng cửa.
Không chỉ các ngành công nghiệp truyền thống của TC bên bờ vực phá sản, thậm chí còn lan sang cả một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng và y tế. Bloomberg đã khảo sát 346 công ty để đánh giá hiệu quả của chương trình cải cách “doanh nghiệp nhà nước” của TC. Đặc biệt ngoài ngành than đá và sản xuất thép, còn xuất hiện ở cả những công ty tiêu dùng thiết yếu và y tế…điển hình là công ty rượu Kweichou Moutai lợi nhuận của ngành nầy sụt giảm mạnh do áp lực giảm phát tăng cao.
Những công ty làm ăn thua lỗ nhiều nhất là những công ty chịu áp lực trả nợ lớn nhất. Nhất là các ngành công nghiệp nặng của TC đang là những nơi phải chịu áp lực trả nợ lớn nhất. Các doanh nghiệp TC đang phải đối mặt với khoản nợ 3,7 ngàn Tỷ NDT (571 tỷ USD) sẽ đáo hạn vào cuối năm nay trong bối cảnh các nhà đầu tư không còn mặn mà với trái phiếu doanh nghiệp.
NHỮNG NHÂN BẠO LOẠN:
  • THẤT NGHIỆP & SA THẢI:
Cùng với làn sóng lạm phát và đời sống quá khó khăn, nạn thất nghiệp lên tới đỉnh  trên 600 triệu người không có công ăn việc làm, khiến các vụ bạo loạn gia tăng hằng ngày. Những cuộc biểu tình xuống đường không còn mang tính cách ôn hòa mà trở thành các vụ bạo loạn chống cảnh sát, đập phá để trút sự phẫn nộ. Xin liệt kê những vụ điển hình:
– Cuộc bạo loạn ở tỉnh Quảng Châu bắt đầu vào tối ngày 10/6/2015, khi cảnh sát ở thành phố Tân Đường mở chiến dịch dẹp nạn bán hàng rong trên đường phố và đã mạnh tay với một cặp vợ chồng đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Tin tức lan truyền nói rằng người chồng bị đánh chết và người vợ đang mang thai bị thương nặng. Hơn 1.000 người dân Tứ Xuyên đang làm việc tại thành phố Tân Đường đã ào ạt xuống đường đập phá cửa kiếng, phóng hỏa trụ sở công quyền và bao vây đồn cảnh sát. Họ cũng ném gạch đá và đốt xe cảnh sát.
Lực lượng chống bạo động đã bắn hơi cay và đưa xe bọc thép đến nơi để trấn áp cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 ngày liền. Tổng cộng có 25 người bị bắt giữ và hàng chục chiếc xe cảnh sát bị đốt cháy. Một chủ tiệm cho biết là ông phải đóng cửa suốt 3 ngày qua và không dám ra đường.
– Vào cuối tuần trước, hơn 1500 người dân ở thành phố Lý Xuyên của tỉnh Hồ Bắc cũng giao chiến dữ dội với cảnh sát sau khi một nghị viên hội đồng địa phương bị thiệt mạng trong đồn công an. Hệ thống truyền thông TC cũng bịa chuyện nói rằng, người nầy bị CA bắt giữ về tội nhận hối lộ. Nhưng, cư dân địa phương cho biết trước đó ông nầy đã vận động người dân phản đối việc nhà cầm quyền trưng thu một miếng đất rộng lớn để bán cho một nhà thầu xây dựng với giá rẻ. Nhà cầm quyền Lý Xuyên sau đó đã bắt giữ 2 tên CA dính líu đến cái chết của nạn nhân, để dập tắt lòng căm phẩn của dân chúng.
-Tại thành phố Triều Châu, khoảng 200 công nhân từ tỉnh Tứ Xuyên, vào ngày 6/6/2015 đã giao chiến với công an trên đường phố và đập phá ít nhất 40 chiếc xe hơi. Cuộc bạo loạn nổ ra sau khi một công nhân làm việc tại một xưởng gốm bị chủ nhân đâm chết khi tranh cãi về lương bổng. Người cha của nạn nhân cũng bị đánh trọng thương.
-Tại Benxi, trung tâm kỹ nghệ tỉnh Lao Ninh, mọi người đã cảm nhận được sự u ám của sa thải và thất nghiệp. Công ty sắt thép quốc doanh tại nơi này đã cắt giảm lương bổng một cách tàn nhẫn để đối phó trước sự suy thoái nhu cầu sắt thép trên thị trường thế giới.
Tóm lại, theo nhận định của Eli Friedman, tác giả cuốn sách “Insurgency Trap: Labor Politics in Postsocialist China”:
  • Tổng cộng có 2726 vụ đình công và bạo loạn năm 2015.
  • Hiện nay có 74 vụ đình công và bạo loạn mỗi ngày.
  • Riêng tỉnh Quảng Đông, tổng số vụ đình công và bạo loạn lên tới 418 vụ tính đến nay.
  • 1,8 triệu công nhân đã và đang bị nhà nước sa thải trong năm nay, nhằm cắt giảm “nợ công”.
  • XÃ HỘI PHÂN HOÁ GIÀU-NGHÈO:
Theo báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới WB, số người nghèo TC chiếm gần nửa dân số trên 600 triệu người mà trong số nầy, có trên 300 triệu người Tàu sống ở mức chi tiêu01 USD hoặc ít hơn cho sinh hoạt mỗi ngày, đại đa số công, nông dân đang sống trong tình trạng nguy khốn.
Truớc đây, thời Đặng Tiểu Bình từng đưa ra chủ trương: “Hãy để một bộ phận người giàu có lên trước, rồi họ lôi kéo mọi người thực hiện cùng nhau giàu có”. Nhưng 37 năm trôi qua, người giàu chẳng lôi kéo được ai, trái lại họ chỉ biết mình, nên hố ngăn cách giàu – nghèo hiện trở nên ngày càng nghiêm trọng, bất công xã hội ngày càng gia tăng vì mức độ không công bằng về sở hữu tài sản tăng lên đến mức độ chóng mặt:1% gia đình ở tầng lớp giàu có chiếm dụng tới 1/3 tài sản quốc gia. Trong khi đó, 25% gia đình thuộc từng lớp nghèo, dưới đáy xã hội chỉ chiếm dụng có 1% tài sản quốc gia.
Vòng lẩn quẩn tuần hoàn ác tính “Giàu thì cứ phất lên. Nghèo thì cứ nghèo tới chạm đáy”. Theo danh sách tỷ phú Dollars do Hurun thống kê năm 2015, TC có tới 596 người, cao hơn nhiều so với Mỹ có nền kinh tế số 1 thế giới.
Cuối cùng bản Báo cáo kết luận, hố ngăn cách chênh lệch giàu – nghèo ở Đại Lục đã vượt quá mức báo động và hiện nay nó đã trở thành cội nguồn nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội. Nếu Bắc Kinh không kịp thời có biện pháp hữu hiệu ngăn chận và xử lý thì nguy cơ sẽ dẫn tới bùng nỗ bạo loạn xã hộirất to lớn. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhưng không kiểm soát được sự chênh lệch giàu – nghèo đang là bài toán đau đầu, nan giải của chính phủ Bắc Kinh.
  • BẠO LOẠN TẠI TÂN CƯƠNG:
Năm 2015, lực lượng an ninh TC đã bắt giữ 800 người Duy Ngô Nhĩ khi họ tìm cách vượt biên trái phép để tham gia phong trào JIHAD của người cực đoan. Cảnh sát cho biết, hầu hết số người nầy bị “Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan”dụ dỗ. Nhóm chiến binh này đang tìm cách gây dựng nhà nước độc lập ở Tân Cương, tuyên truyền quan điểm “tôn giáo cực đoan” và “kích động người dân” rời kỏi Tân Cương, tham gia phong trào Jihad.
Thánh 5/2015, Bộ CA Tàu Cộng thành lập một đơn vị đặc biệt gọi là “4.29” và triển khai cảnh sát ở Hà Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương để nhằm vào các băng nhóm đưa người trái phép qua biên giới phía nam.
Bộ máy an ninh TC đễ đề cao cảnh giác từ sau vụ đâm xe tự sát làm 5 người thiệt mạng ở Quảng trường Thiên An Môn ngày 28/10/2013 và vụ tấn công nhà ga Côn Minh tháng 3/2014. Theo AFP, người Duy Ngô Nhĩ thường tìm cách vượt biên ở khu vực biên giới phiá nam TC. Một trong các lý do là vùng biên giới quân sự cùng địa hình đồi núi hiểm trở ở Tân Cương khiến họ khó có thể xuyên qua để đến Trung Á. Hàng trăm người được cho là thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt tại Thái Lan trong năm ngoái. Họ tự nhận là công dân Thổ Nhĩ Kỳ để tránh bị đưa trở về Đại Lục.
-Ngày 25/11/2015, Bắc Kinh ra thông báo, nước nầy đã tiêu diệt hơn 100 nhóm khủng bố ở khu tự trị Tân Cương sau 6 tháng triển khai chiến dịch trấn áp các phần tử cực đoan gây bất ổn xã hội. Nhà chức trách còn đóng cửa hơn 170 “khu đào tạo tôn giáo” và bắt gần 240 người. Các cuộc bạo loạn do xung đột sắc tộc, kích động khủng bố mà những người Tân Cương gây ra đã khiến khu tự trị này trở thành điểm nóng bất ổn đối với Bắc Kinh.
Nói về vụ những bạo loạn tồi tệ nhất ở Đại Lục trong vòng 4 năm qua, phát ngôn viên BNG/TC Hoa Xuân Oánh khẳng định đây là “hành động tấn công khủng bố bạo lực”. Truyền thông TC cho hay những kẻ chủ mưu là thành viên một nhóm khủng bố, được thành lập từ năm 2008 và có các hoạt động tôn giáo trái phép, cổ vũ chủ nghĩa cực đoan.
Do vậy, ngân sách dành cho “an ninh nội địa” TC hàng năm luôn cao hơn “ngân sách quốc phòng”. Thể hiện lo ngại về bất ổn trrong nước, ngân sách nội an năm 2013 sẽ tăng 8.7% ở mức 769.1 tỷ NDT, so với chi tiêu quốc phòng tăng 10.7% ở mức 740.6 tỷ NDT (119 tỷ USD). Theo một số nghiên cứu, con số các vụ bất ổn được chính phủ Bắc Kinh ghi nhận tăng từ8.700 vụ năm 1993 lên đến 90.000 vụ năm 2010. Bắc Kinh không công bố số liệu chính thức cho những năm gần đây.
Nicholas Bequelin – Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch ở New York – nói: “Điều đó chứng tỏ ĐCSTQ lo về rủi ro bất ổn từ bên trong hơn là bên ngoài,” ông nói. “Một chính phủ tự tin không sợ người dân thì không cần phải có ngân sách nội an cao hơn ngân sách quốc phòng.”
Năm nay 2016, khi Bắc Kinh chứng kiến ngân sách quân sự của mình có sự tăng trưởng thấp nhất 6 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế chậm lại và những căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh đã tăng 5,3% chi tiêu ngân sách của nước này cho an ninh công cộng đạt tổng cộng 166 tỷ NDT (25 tỷ USD).
So với năm 2015, chi tiêu cho an ninh nội địa đứng ở mức154,1 tỷ NDT (khoảng 23.6 tỷ USD) sau khi tăng 4.3% so với năm trước. Ngân sách này được chi cho mạng lưới rộng lớn của các tổ chức, trang bị, nhân viên an ninh của TC, bao gồm lực lượng bán quân sự, công an mặc đồng phục và công an chìm, hệ thống tòa án, nhà tù và các lực lượng an ninh khác…Ni Yulan, một nhà hoạt động nổi tiếng về quyền có nhà ở của người khuyết tật, cho biết: “Sự gia tăng trong chi tiêu cho an ninh công cộng sẽ đi song hành với sự gia tăng đàn áp.”
DÙNG CHIẾN TRANH ĐÁNH LẠC HƯỚNG DƯ LUẬN:
Tập Cận Bình học chiêu nầy của sư phụ Mao Trạch Đông để giải quyết những bế tắc trong nước, dùng chiến tranh biên giới với Nga năm 1969 để đánh lạc hướng dư luận. Bắc Kinh đang lên kế hoạch thực hiện chính sách đối ngoại phiêu lưu quân sự, thậm chí gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước, tránh các bế tắc về các vấn đề nợ nần chồng chất, bạo loạn đang gia tăng, nạn thất nghiệp, tham nhũng, xâu xé nội bộ…nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân đối với ĐCSTQ.
Thuyết “Chiến tranh đánh lạc hướng” (Diversionary Theory of War). Nhiều học giả đã lưu ý các nhà lãnh đạo chính trị sử dụng “chính sách đối ngoại hiếu chiến” để củng cố vị thế chính trị trong nước của họ:
  • Vào 4 thế kỷ trước, Shakespeare (1845) đã đề nghị với các chính khách rằng “Hãy để tâm trí người dân quay cuồng bận rộn với những cuộc cãi vả ở nước ngoài” (Be it thy course to busy giddy minds with foreign quarrels).
  • Nhà sử học Michel Bodin (1955) chỉ ra rằng: “Cách tốt nhất để gìn giữ quốc gia khỏi sự nổi loạn và nội chiến là tìm ra một kẻ thù để các thần dân có thể cùng nhau chống lại”.
  • Schumpeter (1939) cho rằng: “Chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh không phải phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản mà phục vụ lợi ích của giới tinh hoa quân sự – tầng lớp đã sử dụng chiến tranh và mối đe dọa chiến tranh để hợp thức hóa và duy trì vị trí áp đảo của mình trong nước”.
  • Wrights (1965) chỉ ra rằng: “Một trong những nguyên nhân quan trọng của chiến tranh là nhận thức rằng chiến tranh là công cụ thuận tiện hoặc cần thiết để tạo ra sự duy trì và mở rộng quyền lực của chính phủ, đảng phái hoặc một giai cấp thống trị ttrong nước”.
  • Hass & Whting (1956 & 1962) chỉ ra rằng: “Các chính khách có thể bị chi phối bởi chính sách xung đột quốc tế, nếu không muốn nói là chiến tranh để bảo vệ họ trước sự nổi dậy của kẻ thù trong nước”.
Động thái của hải quân Tàu Cộng đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự chiến đấu quy mô và toàn diện ở Biển Đông với sự tham gia của các tàu chiến hiện đại nhất của mình, South China Morning Post đưa tin ngày 6/5/2016. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA trong vụ Philippines kiện TC áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.
The New York Times hôm nay bình luận, trước phán quyết của PCA, Bắc Kinh đang thực hiện nhiều động thái quân sự và ngoại giao để thể hiện rằng họ đang bám chắc vào tuyên bố chủ quyền của mình khi đứng chân trên 7 bãi cạn, rặng san hô ở Trường Sa mà Bắc Kinh xâm lược, chiếm đóng và quân sự hóa trái phép.
Tập Cận Bình nắm quyền chỉ huy trực tiếp các chiến dịch tấn công. Truyền thông chính thống của TC đã lần đầu tiên gọi họ Tập là “Tổng tư lệnh” của Trung tâm chỉ huy chiến dịch phối hợp mới mà họ Tập vừa tới thị sát. Đây là một trong rất hiếm lần họ Tập xuất hiện trong trang phục quân đội và đi giày chiến.
Mới đây, Tướng Wang Jiaocheng, người đứng đầu BCH Quân khu miền Nam Tàu Cộng tuyên bố, nước này sẵn sàng tham gia bất kỳ cuộc chiến nào và khoe quân đội Trung quốc có kế hoạch cho mọi kịch bản chiến tranh có thể xảy ra ở Biển Đông. Tướng Wang cũng nói rằng, nhiệm vụ của đơn vị là kiểm soát an ninh biên giới, trên biển, nhưng quan trọng nhất chính là “bảo vệ quyền và lợi ích” của TQ ở Biển Đông.
Tập Cận Bình đặt QĐNDTQ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị mọi kịch bản đối phó đang dấy lên nhiều sự nghi ngờ về âm mưu thực sự của Bắc Kinh có thể đang chọn lựa mục tiêu để tấn công. Phải gây chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước đang gây bất lợi cho sự thống trị của ĐCSTQ. Các chiến lược gia Tàu Cộng có thể đang nghiên cứu chiến lược tấn công những mục tiêu tấn từ “khó đến dễ”như sau:
  • Biển Đông: Chưa đủ thế và lực để đánh thắng Mỹ – Nhật
  • Vùng Viễn Đông & Siberia: Chưa đúng thời cơ.
  • Philippines: Đánh nước này Mỹ sẽ can thiệp
  • Đài Loan: Có Mỹ bảo vệ an ninh.
  • Việt Nam: Mục tiêu dễ nhứt.
Trong tất cả mục tiêu nầy, Việt Nam là mục tiêu dễ tấn công nhất. Sau khi tiến hành nhiều công trình bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, các cảng nước sâu và nhiều công trình khác. Bắc Kinh không còn trong quá trình chiếm đóng mà thực đã hoàn tất công việc nầy và sẵn sàng mở cuộc tấn công Việt Nam.
Theo nhận định Jean Vincent Brisset – giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IRIS (Pháp) – thì việc triển khai 2 hệ thống gồm 8 tên lửa “địa đối không” chỉ là bước tiếp theo. Song khó mà tin được rằng, chúng chỉ nhằm mục đích bảo vệ các vùng lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Vì tầm bắn tới 200 km, các tên lửa Hồng kỳ HQ-9 do TC sản xuất có thể trở thành vũ khí tấn công. Ngoài ra, hệ thống radar của các tên lửa này còn có khả năng phát hiện mục tiêu như chiến đấu cơ chẳng hạn.
Nhà nghiên cứu Neil Ashdown – Chuyên gia về Châu Á tại viện Nghiên cứu Quốc phòng HIS Jane’s Defense – đánh giá: “Lần đầu tiên, một hệ thống có quy mô như vậy được triển khai tại Biển Đông. Đây rõ ràng là hành động quân sự hóa khu vực”. Việc triển khai một hệ thống tên lửa hiện đại tại “ngã tư chiến lược” đối với hoạt động giao thương hàng hải, khó có thể tránh khỏi làm tăng thêm căng thẳng. Nhưng, trên thực tế là Bắc Kinh nhằm mục đích tấn công Việt Nam vừa đánh lạc hướng dư luận trong nước, vừa bành trướng thế lực trong vùng.
Tại sao Bắc Kinh chọn Việt Nam làm mục tiêu tấn công mà không phải là Philippines hoặc Đài Loan? Vì Việt Nam không nằm trong trục liên minh Mỹ – Nhật – Philippines đã thành hình và Đài Loan đặt dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Vì vậy, Việt Nam trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng nhất trong tầm ngấm của Bắc Kinh. Tấn công xâm lược VN sẽ không lôi kéo Mỹ – Nhật nhập cuộc. Đây là hậu quả do chính sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên “lãnh tụ đầu tôm” trong ĐCSVN.
Để phá cái thế Việt Nam bị cô lập, ngày 25/4/2016, Hãng Thông tấn RIA Novosti đưa tin, trong cuộc gặp gỡ với Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Tân Bộ trưởng BQP Việt Nam – Bộ Trưởng BQP Nga Sergei Shoigu tuyên bố, khẳng định Nga coi Việt Nam như một “đồng minh chiến lược” và là một “đối tác” quan trọng đối với an ninh trong khu vực châu Á – TBD.
KẾT LUẬN:
Đa Chiều đưa ra lời bình luận ngày 5/5/2016, Nga ra sức lấy lòng khối ASEAN, có lập trường rất giống nhau trong việc giải quyết các xung đột quốc tế. Sau khi TT Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh Sunnylands với lãnh đạo 10 nước ASEAN, TT Putin cũng hành động tương tự tại Sochi trong 2 ngày 19 và 20/5/2016.
Đặc biệt phát biểu của Bộ trưởng BQP Nga Sergei Shoigu cho rằng, hai bên Nga và ASEAN có lập trường rất giống nhau trong việc giải quyết các xung đột quốc đã khiến Bắc Kinh chột dạ. Bởi lẽ, chỉ một tháng trước đây. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp trên cơ sở UNCLOS, DOC. Bắc Kinh tin tưởng Lavrov nói rằng, các thế lực “bên ngoài” không can thiệp vào Biển Đông không phải ám chỉ Mỹ mà là ám chỉ PCA.
Tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” này khiến Bắc Kinh không khỏi lo ngại Moscow đang chơi trò thò lò 2 mặt với mình để trả đũa những hành động Bắc Kinh đâm sau lưng Nga ở Trung Á? Đặc biệt là khi Bộ trưởng BQP Nga Sergei Shoigu tuyên bố, khẳng định coi Việt Nam là “đồng minh chiến lược” và là một “đối tác quan trọng” đối với an ninh khu vực châu Á – TBD. Đây là lời tuyên bố có trọng lượng, Bắc Kinh không thể xem thường. Chắc chắn Tập Cận Bình phải cân nhắc lợi hại khi muốn tấn công xâm lược Việt Nam bằng vũ lực…
           

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét