Chuyện dài Tôm Cá và Môi trường …Việt Nam
TS.Mai Thanh Truyết
Không có dân tộc, con người ta như những chiếc lá được bỏ vào tủ lạnh, vẫn sẽ xanh tốt, đôi khi còn lâu hơn khi liền cành, nhưng có phải là đang sống?
Tất cả chúng ta đều biết dân tộc này đang phải đối mặt với hoạ diệt vong, và con cám ơn ba mẹ, dù lo lắng khôn nguôi, vẫn cho phép con thắp nên một ngọn nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm.
Thưa Quý Bà con,
Bắt đầu bài viết bằng tấm hình của một đồng phạm cá chết…từ ngày 6/4/2016 tại Vũng Áng cũng như trích đoạn một lá thư của một người trẻ hải ngoại gửi cho Ba Má khi về Việt Nam tiếp tay cùng tuổi trẻ quốc nội đứng lên “đáp lời sông núi”, người viết mời Bà con đọc bài “Chuyện dài …Tôm cá và Môi trường Việt Nam”.
Mới cách đây vừa hơn tháng, một thảm trạng đau lòng đã xảy ra trên biển Đông: Từ đặc khu kinh tế Formosa, hàng ngàn tấn chất độc đã tuôn ra biển Đông, làm cho hàng triệu triệu cá tôm chết trắng mặt biển, chết đầy bờ sông gần biển. Hàng trăm ngàn ngư dân đã phải bỏ nghề, vì không còn đánh bắt được tôm, cá. Họ đang đứng trước nguy cơ chết đói vì không có việc làm để sống còn. Một khi ngư dân chết đói, thì nông dân và thương gia cũng lâm cảnh nguy ngập theo vì không bán được hàng. Hơn nữa, hàng triệu người vì không biết là cá tôm đã bị nhiễm độc mà ăn vào thì sẽ bị ngộ độc, nếu không chết ngay, thì sẽ chết từ từ.
Điều đáng nói là cái gọi là Nhà Nước đã tỏ ra hoàn toàn dửng dưng trước thảm cảnh này. Nguyễn Phú Trọng, kẻ cầm quyền lớn nhất, đã đi thăm đặc khu giết người này nhưng không có một lời nói, một hành động nào để bảo vệ cho nhân dân. Có lẽ hắn chỉ tới, gập mình cúi đầu kính chào rồi cum cúp ra về. Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội cùng phài đoàn thanh tra liên Bộ cũng mắc bệnh câm cùng một ngày.
…
Cách đây gần 20 năm, các nhà kinh tế và môi trường quốc tế (World Bank) chính yếu là Viện Phát Triển Quốc Tế, Đại học Harvard, Hoa Kỳ, đã lập kế hoạch và khuyến cáo Việt Nam về nước thải và chất thải như sau:
- Không cho phép các công trình công nghiệp tiêu thụ nhiều nguyên liệu, tiêu thụ nhiều nước và công nghiệp gây ô nhiễm vào khu vực nội thành.
- Chuyển các xí nghiệp độc hại gây ô nhiễm ra khu vực ngòai thành hoặc thay thế công nghệ mới không gây ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng quy hoạch và thực hiện việc thoát nước, xử lý nước và các chất thải cho các khu công nghiệp và đô thị, tránh tình trạng khu vực này đổ nước bẩn xuống khu vực kia hoặc không được xử lý làm ô nhiễm nguồn nước của toàn vùng"
Kể từ khi Tổng thống Bill Clinton ký bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, và ngay sau đó Mỹ-Việt ký kết giao thương từ năm 1995 đến nay, Việt Nam không ngừng tăng trưởng lượng hàng hoá xuất cảng sang Hoa Kỳ, đặc biệt là thủy sản. Mức sản xuất tăng cả về lượng lẫn phẩm. Vào năm 2001, giao thương Việt-Mỹ đạt 1 tỷ Mỹ kim, nhưng đến năm 2012, hai bên đã đạt 26 tỷ, tạo ra thặng dư cho Việt Nam 11 tỷ, năm 2013, thặng dư Việt Nam lên đến 12,5 tỷ, và năm 2015, lên đến 16 tỷ. Điều nầy cho thấy, Việt Nam có lợi nhiều hơn trong khi giao thương với Hoa Kỳ. Việt Nam đã xuất cảng tôm cá nhiều nhứt sang Mỹ.
Tuy hai bên đã ký kết nhiều văn bản về các lề luật sản xuất, kiểm phẩm, bảo vệ môi trường trong lãnh vực nầy, nhưng Việt Nam, cho đến nay vẫn tiếp tục vi phạm về thực phẩm cùng hàng hoá và bị tịch thu hay tiêu hủy tại chỗ cũng như bị trả vể nguyên quán… làm thiệt hại không ít cho nông dân, người chăn nuôi và ảnh hưởng đến nềnkinh tế quốc dân cùng uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Việt Nam lại tiếp tục làm những lầm lỗi trên trong suốt một thời gian dài suốt 21 năm qua?
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đã từng khuyến cáo là chỉ số xử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam rất cao, đạt mức trung bình cho một mùa là 5,3, trong lúc đó chỉ số trên ở Trung Cộng là 3,5, Phi luật Tân, 2,0, và Ấn Độ, 2,4. Thêm nữa, tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên đã nhận định rằng so với diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam thì chỉ cần độ 50 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật là quá dư thừa rồi. Như vậy, nông dân Việt Nam đã tiêu dùng gấp 30 lần tức 1,5 triệu tấn, lượng hóa chất nhiều hơn mức trung bình! Từ đó suy ra mức ô nhiễm hóa chất độc hại lên thực phẩm tiêu dùng ở Việt Nam là kết quả đương nhiên mà người tiêu thụ trong nước phải hứng chịu.
Ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật được xử dụng riêng rẽ hoặc dưới dạng hỗn hợp (cocktail) để tăng cường độ độc chất của thuốc trước sức đề kháng của sâu rầy.. . DDT được coi như là tác nhân chính trong nhiều hỗn hợp trên. Thí dụ: hỗn hợp DDT, Thiodan (hay Endosulfan) và Folidol (Methyl Parathion) thường hay được pha chế để trừ sâu cuốn lá và các côn trùng khác. Ngoài việc dùng hóa chất cho nông nghiệp, nông dân còn xử dụng các thuốc bảo vệ thực vật trong việc săn bắt tôm cá nữa(!)
Sau đây là danh sách một số hóa chất độc hại được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam: DDT, Folodol, Mevinphos, Dichlovos, Carbofuran, Methamidophos, Endosulfan (hay Thiodan), Diazinon, Glycosate (hay 2,4-D), Diazonin, Chlopyrifos, Zinc Phosphide, Paraquat, Aluminum Phosphide. Và đây là những hóa chất hoàn toàn đã bị cấm sản xuất và xử dụng. Sở dĩ các hóa chất nầy hiện diện được ở Việt Nam là qua ngã đường biên giới Trung Cộng.
Do đó, nguy cơ ô nhiễm môi trường sống ờ Việt Nam cho đến ngày nay không còn là một sự kiện cần phải bàn cãi. Đây là một nguy cơ thực sự mà Việt Nam cần phải đối mặt và giải quyết tức thời. Trước việc các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất cảng ra ngoại quốc tiếp tục bị trả hàng loạt vì có dung lượng hoá chất cao hơn quy định, và sản phẩm tiêu dùng trong nội địa bị nhiễm độc thường xuyên, viễn ảnh một nền kinh tế què quặt trong tương lai chắc chắn sẽ phải xảy ra mà thôi.
Việc áp dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách (đúng liều lượng thích hợp), không đúng đối tượng (sâu rầy ...), và không đúng thời gian là ba yếu tố làm cho tình trạng môi trường Việt Nam ngày càng tệ hại thêm lên:
Phải chăng là do: 1- Người sản xuất, 2- Người trung gian, 3- Chính sách xuất cảng, 4- Hoặc do não trạng ăn xổi ở thì và cung cách làm ăn gian dối của cơ chế chuyên chính vô sản?
Về người sản xuất
- Có thể nói, nông dân và người nuôi thủy sản là hai nguồn cung cấp ngoại tệ nặng nhiều nhứt cho chế độ. Nhưng thật sự họ hưởng được gì? Về lúa, họ làm ba mùa trong năm. Ngay cả những năm trúng mùa, họ cũng không có khả năng trả nợ mượn trước để mua phân bón, thuốc trừ sâu rầy… và lúa bán ra bị ép giá bởi các trung gian nằm trong nhóm lợi ích của chế độ. Ngay cả, khi thị trường thế giới tăng giá mua, gạo Việt Nam vẫn thấp so với các loại gạo tương đương ở Thái Lan hay Ấn Độ. Do đó, có thể kết luận rằng nhà nông làm ruộng cả năm … để làm giàu cho các tập đòan thuộc nhóm lợi ích.
- Về thủy sản, chúng ta thường nghe nói đến tôm và các basa, nhưng thật ra Việt Nam nuôi rất nhiều loại cá khác nhau, cũng như xuất cảng sang Hoa Kỳ các loại cá biển đánh được.
Vấn đề đặt ra ở đây là tất cả mọi dịch vụ liên quan đến xuất cảng đều phải qua tay trung gian. Người nông dân hay chăn nuôi hoàn toàn tùy thuộc vào trung gian… từ giai đoạn bắt đầu nuôi tôm cá cho đến khi thực phẩm được trao vào tay trung gian. Đôi khi họ bị mua ép giá vì còn thiếu nợ ngân hàng và đã đến ngày đáo hạn kỳ phải trả. Do đó, người sản xuất không có điều kiện để tiếp cận trực tiếp với người mua (Hoa Kỳ) cho nên luôn bị thiệt thòi.
Về người trung gian
Cần phải định nghĩa người trung gian là ai?
- Họ là những người đi thu mua tôm cá từ nhà xản xuất.
- Họ cũng là người chủ nợ cho mướn đất, cho mượn tiền mua các cá tôm giống, mua thức ăn cho chúng.
- Họ cũng là những cán bộ cs đưa ra những lề luật tự biên tự diễn để ép giá nhà chăn nuôi… như cá tôm không đủ tiêu chuẩn, không đủ kích thước, v.v… để ép giá.
- Ngoài ra còn một âm mưu tệ hại nhứt là “họ không mua” khi tới mùa cần phải bán ra vì tôm cá đã lớn và cần bán, nếu không thì chi phí cho thức ăn sẽ quá cao và không còn lời khi bán ra nữa. Lúc nầy là lúc nhà sản xuất bị thiệt thòi nhứt, vì phải bán ra với bất cứ giá nào.
Vì vậy, nhà sản xuất chất phác miền Đồng bằng sông Cửu Long luôn luôn là nạn nhân của sự chèn ép và bốc lột nầy.
Về chính sách xuất cảng
Có thể nói chính sách xuất cảng của Việt Nam là một chính sách “vô chính sách”. Từ khi bắt đầu mở cửa năm 1986 cho tới nay, nhà cầm quyền cs chưa cho thấy một động não nào cho một chính sách xuất cảng có kế hoạch. Hoặc để người nông dân hay chăn nuôi tự phát huy sáng kiến. Kế hoạch luân canh hầu như không có. Họ chỉ chạy theo tình hình thị trường trước mắt. Một thí dụ điển hình là cà phê. Khi thấy giá thị trường cá phê trên thế giới tăng cao, họ lại khuyến khích người dân phá các vườn trà để trồng cà phê. Đến khi sản xuất một số lượng quá lớn, thì thị trường thế giới xuống giá vì cà phê ối đọng. Việt Nam được “vinh dự” là nước sản xuất cà phê robusta số một thế giới. Nhưng nhà sản xuất phải bị… chết lên chết xuống vì nợ chồng chất, có khi phải bán đất bán nhà thế chấp để trả nợ.
Cũng có thể đây là một chính sách “thực sự” của đảng vì làm như vậy để… lần lần chiếm tất cả đất đai của người dân, và người dân biến thành vô sản thực sự, đúng như tinh thần chuyên chính vô sản của đảng.
Để rồi… Và cho đến hiện nay, Việt Nam vẫn tiếp tục cho TC thiết lập vô số khu kinh tế, khu khai thác quặng mõ, khu sản xuất hóa chất từ Bắc chí Nam, dưới danh nghĩa như là một khu tự trị, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nổi cộm nhứt là câu chuyện …cá chết Vũng Áng.
Thay lời kết
Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin &Truyền thông vừa có quyết định xử phạt 140 triệu đồng báo Nông thôn Ngày Nay về các bài viết "Mãi mãi là người đến sau" (của nhạc sĩ Tuấn Khanh) và "Lời than thở của các loài cá" đăng trên ấn phẩm Thế giới Tiếp Thị của báo nầy, đồng thời đòi đóng cửa vĩnh viễn ấn phẩm này. Xin trích đoạn “LỜI THAN THỞ CỦA CÁC LOÀI CÁ” như sau:”Các loại cá Thu, Ngừ, Chình, Trích, Nục, Liệt, Đối, Phèn, Chỉ Vàng… diễu hành từng đoàn, kêu la rân trời trong vô vọng. Hơn tháng trôi qua, kể từ ngày những con cá đầu tiên chết nổi lềnh bềnh trên mặt biển, lũ cá vẫn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đang và sẽ xảy ra”.
Một thí dụ về ô nhiễm môi trường biển ở Hoa Kỳ được ghi nhận cho đến ngày hôm nay.
Cty Montrose Chemical Corp. có trụ sở tại Palos Verdes, CA (gần Los Angeles) là một công ty sản xuất hóa chất D.D.T., một hóa chất diệt trừ muỗi. Cty nầy đã ngưng sản xuất từ năm 1973, ngay sau khi có lệnh cấm của LHQ. Nhưng trong suốt thập niên 1960, Cty trên đạ thải hồi 1.700 tấn phế thải lỏng có chứa dư lượng của DDT vào vùng biển nơi đây. Mãi đến năm 2000, EPA Hoa Kỳ mới hoàn tất vụ phạt công ty trên lên đến 100 triệu Mỹ kim để làm sạch vùng đáy biển (sediment) bị ô nhiễm và tái tạo môi trường sống của biển. Ngày nay, trên toàn vùng bờ biển chạy từ Long Beach đến Santa Monica, chúng ta vẫn còn thấy những bảng thông báo cho biết nguồn cá nơi đây đã bị nhiễm Thủy ngân và Chì…
Hơn 50 năm qua, hiễm họa ô nhiễm ở Palos Verdes vẫn còn…Và Vũng Áng đã xả hóa chất độc hại vào bờ biển từ Hà Tĩnh (và không biết bao nhiêu địa điểm do tàu đánh cá, tàu quân sự TC đầu độc vùng biển Đông tận mãi ngoài khơi …xa đến đảo Pag-asa, đến bờ biển Palawan, Phi luật Tân, và còn đâu nữa) vào đầu tháng 4, 2016 trở đi, mà sự kiện gần đây nhứt là cá voi, và cá mập chết tấp vào bở biển Đà Nẵng ngày 16/5 vừa qua đã xác nhận sự kiện nầy. Như vậy, ảnh hưởng lên môi trường biển miền Trung (và có thể chạy dài xuống miền Nam) Việt Nam sẽ kéo dài…trong bao nhiêu năm?
Thưa Bà con,
Sự việc trên đây đã cho chúng ta thấy rõ ràng là CS Bắc Kỳ luôn tìm cách bao che cho TC trong vụ cá chết, bằng cách bóp nghẹt tiếng nói của người dân biểu lộ một cách ôn hòa việc “làm ô nhiễm môi trường biển Việt Nam” hay “đầu độc nguồn biển bằng vũ khí hóa học và sinh học”, và cũng không loại bỏ “vũ khí phóng xạ” của TC.
Phải chăng, việc làm của TC qua sự việc Vũng Áng là một việc làm có chủ đích?
Vì sao?
- Vì TC cố tình phá hoại nguồn kinh tế quốc dân của Việt Nam. Đó là nghề cá.
- TC cố tình làm cho ngư dân Việt Nam từ bỏ nghể cá để một mình tự tung tự tác chiếm trọn biển Đông.
- Giết và triệt tiêu thị trường xuất cảng nông, thủy hải sản Việt Nam sang Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu.
- Và quan trọng hơn cả, TC cố ý gây ra việc ô nhiễm môi trường biển Đông để đầu độc các thế hệ tương lai của Việt Nam vì sức khỏe và sức đề kháng dân tộc sẽ bị ảnh hưởng trong một thời gian dài hàng 100 năm do các vũ khí kể trên gây ra.
Ngay cả tại Trung Hoa, chính TC cũng không xem sinh mạng của người Tàu ra gì cả. Từ vụ sửa chứa hóa chất độc hại Melamine từ năm 2007 cho đến nay làm cho người Tàu không dám dùng sửa “ở Tàu” cho con bú(!), hầu hết các sông ngòi ở TC đã và đang biến thành…dòng sông đen vì chất thải độc hại cả lỏng và rắn của các nhà máy sản xuất hóa chất hay sản phẩm công nghiệp đều được xả thẳng vào nguồn nước.
Như vậy, chuyện làm cho dân tộc Việt Nam bị đầu độc chết dần mòn nào có nghĩa gỉ đâu?
Một chế độ chỉ biết có cung cách làm ăn gian dối, sống chết mặc ai… ngay cả đối xử với chính dân tộc mình là người Tàu và Việt Nam trong nội địa. Quả thật đây là một hành động vô lương tâm hiếm có trên hành tinh nầy và ở thời điểm tin học của thế kỷ 21.
Lịch sử nhân loại sẽ không bao giờ tha thứ những hạng người VÔ CẢM và VÔ TÂM trên.
Nhà tranh đấu Long Điền từng nói:”Trước hiện tình đất nước VN tôi không lạc quan mà cũng không bi quan. Nhưng công tâm mà xét đây là cơ hội trời cho "Ngàn Năm Một Thuở" mọi người Việt Nam không kể quốc gia hay vc, không kể bất cứ tôn giáo nào, ngành nghề nào ai cũng có chung một tiếng nói:” Bảo vệ Môi Trường Sống của chính mình và cả Dân Tộc”. Bất cứ ai hể là dân Việt thảy đều có nhận định chung: Nhà cầm quyền không biết bảo vệ Môi Trường, để cho TC hủy diệt môi trường và còn làm tay sai cho TC sát hại dân mình. Chúng nó (bọn cầm quyền độc tài, bất nhân, phản quốc) phải ra đi. Trong vòng một năm nữa nếu toàn dân Việt Nam không khai triển yếu tố Môi Trường để dẹp CS Bắc Việt thì 100 năm sau chưa có cơ hội tương tự”.
"Formosa nhận được lệnh xả thải ồ ạt với hàm lượng hoá chất độc đủ để gây cá chết. Cùng một lúc, phối hợp với Formosa, tàu đánh cá trá hình được lệnh thả hoá chất độc xuống vùng biển ngoài khơi khu vực Vũng Áng. Và những gì phải xảy ra, đã xảy ra. Ngày 05/04/2016, ngư dân Hà Tĩnh phát hiện 5 tàu đánh cá Trung Cộng thả cái gì đó xuống biển rồi bỏ đi. Từ ngày 06/04 cá bắt đầu chết nổi trên biển, sát khu vực Vũng Áng. Tới ngày 21/04/2016 thì cá đã chết trắng một dải 250 km bờ biển miền Trung, từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế. Ngày 07/04/2016, Biên phòng Quảng Bình bắt 6 chiếc tàu cá TC đánh bắt trái phép trên vùng biển cách bờ 20 hải lý.
Trang Elitereaders tố cáo, đầu tháng 5/2016, TC cho tàu đánh cá thả hoá chất độc giết chết cá và xua đuổi ngư dân quanh vùng đảo Thị Tứ (Pag-asa) đang do Philipinnes kiểm soát. Như vậy, thủ phạm đứng phía sau vụ cá chết ở Vũng Áng và ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể khẳng định không ai khác là TC, là Trung Nam Hải và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Hoa.
Ngày hôm qua cá chết trắng trên các dòng kênh Sài Gòn. Các chết từ biển miền Trung rồi đột nhiên vào sâu trong đất liền, nhanh chóng và rất mờ ám. Những tín hiệu đã cho biết bọn xâm lăng Trung Cộng đang gấp rút thực hiện một chiến lược diệt chủng tàn khốc.
Trong khi đó, cái tổ chức băng đảng cộng sản mạo danh chính phủ Việt Nam có hành động gì?
Họ không làm gì cả, không cần cảnh báo!
Họ giải thích các sự kiện nghiêm trọng thành các hiện tượng quái đản.
Họ đùa nghịch với vận mệnh đất nước Việt Nam và chuẩn bị cho nhóm đầu lĩnh nhiệm kỳ tàn phá đất nước, băng hoại tinh thần dân tộc Việt Nam vào năm năm tiếp theo. (trích trên Dân Làm Báo).
Xin mượn lời trên mạng để kết thúc Chuyện dài Tôm cá và Môi trường Việt Nam hôm nay:”Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi ngu dốt để cho TC thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các"khu tự trị" đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một.
Dân ta cần phải ý thức điều nầy.
Formosa chỉ là hiện tượng.
Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên đất nước Việt Nam.
Thủ phạm chính là Trung Cộng.
Và đồng thủ phạm, chính là Đảng CS Bắc Việt, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty nước ngoài nầy. Cho nên, đồng bào cần nên nhớ, ngày nào còn Đảng CS Bắc Việt, ngày đó dân ta còn đối diện với HỌA DIỆT VONG, Việt Nam sẽ trở thành một TÂY TẠNG thứ hai ở phía Nam.
Nước DƠ phải rửa bằng MÁU.
TS.Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ
Mùa Vu Lan 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét