Liệu Tổng thống Obama có đạt được mong
muốn của Mỹ khi thăm Việt Nam hay không?
Trúc Giang MN
1* Mở bài
Tổng thống Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam
trong ba ngày, từ 23 đến 25-5-2016 (Theo giờ Hà Nội), mục đích nâng cao hợp tác
giữa hai nước về kinh tế và quốc phòng. Nói rõ ra là Mỹ muốn được xử dụng hải
cảng và phi cảng của Việt Nam để hoàn tất vành đai bao vây Trung Quốc trong
chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ.
Đổi lại, Việt Nam mong muốn được Mỹ cho gia nhập
vào Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP= Trans-Pacific Partnership), và gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương.
Nguyễn Chí Tuyến
Mỹ
đã nêu hai điều kiện về TPP để cùng Việt Nam thương thảo là nhân quyền và sửa
đổi luật pháp. Những cuộc thương lượng
đã được tiến hành mà kết quả sẽ được biết trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ.
Liệu Tổng thống Obama có đạt được mong muốn của
Mỹ khi thăm Việt Nam hay không? Rất hạn chế.
2* Hoa Kỳ cần gì ở Việt Nam?
2.1. Vai trò quan trọng của Việt Nam trong chiến
lược xoay trục về châu Á của Hoa Kỳ
Chiến
lược xoay trục về châu Á của Mỹ nhằm mục đích bao vây Trung Quốc về kinh tế và
quân sự, để kềm giữ ý đồ bành trước đại Hán mà Tập Cận Bình thực hiện bằng Giấc
Mộng Trung Hoa (Chinese Dream).
Về kinh tế, Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP) của Mỹ là để chống lại Con
Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 của Trung Quốc.
Về quân sự là vành đai của Mỹ chống lại chiến
thuật Chuỗi Ngọc Trai (String of
Pearls) của Trung Quốc.
Vành
đai “Chuỗi Ngọc Trai” bắt đầu từ căn cứ tàu ngầm Tam Á, tại đảo Hải Nam, Hoàng
Sa và những bãi đá mà Trung Quốc xây thành đảo nhân tạo như Đá Chữ Thập, Đá
Vành Khăn và Gạc Ma ở Trường Sa
Tiếp đến là một chuỗi hải cảng do Trung Quốc tài
trợ xây dựng hay hiện đại hóa để tạo thuận lợi cho các chiến hạm như cảng Sihanoukville (Campuchia), Kyaukpyu (bang
Arakan, Myanmar), Sittwe (Myanmar), Chittagong (Bangladesh), Hambatota (Sri
Lanka) và Gwadar (Pakistan).
Vòng
đai nầy bảo vệ vùng biển hình lưỡi bò ở Biển Đông, chế ngự tuyến giao thông
hàng hải đi qua vùng biển nầy, và bao vây Ấn Độ.
Vành đai quân sự của Mỹ phát xuất từ
Alaska đến Nam Hàn, Nhật Bản, Okinawa, Philippines, Australia và Singapore. Kể
cả Indonesia cho Mỹ xử dụng hải cảng để huấn luyện và tập trận chung.
Việt
Nam giữ vai trò quan trọng để Mỹ hoàn tất chiến lược tái cân bằng quân sự ở
Châu Á-Thái Bình Dương.
Ngày
10-5-2016, Phụ tá Ngoại Trưởng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương, Daniel
Russel, tuyên bố tại Hà Nội: “Mỹ nhận thức rõ Việt Nam là thành tố quan trọng
trong nổ lực tái cân bằng quân sự của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”.
2.2. Quá trình vận động của Mỹ để thuyết phục
Việt Nam
Daniel
Russel
Tom Malinowski
Ngoại Trưởng Hillary
Clinton
Bộ Trưởng QP Ashton Carter
Từ
nhiều năm qua, các tổng thống Mỹ từ Bill Clinton đến George W. Bush và sắp tới
là Barack Obama đến thăm VN để mở rộng bang giao giữa hai nước. Các ngoại
trưởng như Hillary Clinton, John Kerry cũng thăm VN cùng mục đích ấy.
Các
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, Ashton Carter cũng đã đến Việt Nam với mục
đích mở rộng hợp tác quốc phòng. Các tướng lãnh tư lịnh quân đội Mỹ ở Thái Bình
Dương cũng đến Việt Nam để thắt chặt quan hệ quân sự hai bên.
Thứ
trưởng Ngoại giao đặc trách an ninh và kiểm tra vũ khí, bà Rose Gottemoeller đã
đến Việt Nam để thẩm định mức độ hỗ trợ tài chánh cho VN về việc rà phá bom
mìn, khắc phục tác hại chất độc da cam của bộ đội VN và gia đình họ, mà VN hiểu
là “bồi thường chiến tranh”, chi phí tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong
chiến tranh Việt Nam. Nói chung là đưa tiền cho Việt Nam để đạt được mục đích
mà Mỹ rất cần.
Các
Phụ tá Ngoại Trưởng như Daniel Russel, Tom Malinowski đã nhiều lần qua lại Việt
Nam để thương lượng về các điều khoản mà hai bên thỏa thuận, chuẩn bị cho Tổng
thống Obama đến VN để ký những thỏa thuận đã được hai bên thông qua.
2.3. Mỹ
cần được xử dụng hải cảng và phi cảng của Việt Nam.
1). Nói bằng ngôn ngữ ngoại giao
Là hợp tác Việt-Mỹ để chống lại những “thách
thức trong khu vực” dựa trên luật pháp quốc tế. Tôn trọng quyền tự do đi lại về
hàng hải và hàng không. Mỹ giúp Việt Nam phát triển khả
năng bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền trên Biển Đông.
Mỹ mong muốn hợp tác với Việt Nam để đối phó với
những thách thức nói trên bằng việc tuần tra hỗn hợp và tập trận chung giữa hai
nước.
2). Mục đích thật sự là Mỹ muốn xử dụng hải cảng và phi cảng của Việt Nam.
Điều quan trọng nhất là Mỹ muốn được xử dụng hải
cảng và phi trường của Việt Nam.
Tuần
tra hỗn hợp và tập trận chung là chiêu bài để che đậy mong muốn đó. Vì khi tập
trận chung và tuần tra hỗn thì Mỹ phải đưa tàu chiến đến hải cảng để chờ tuần
tra và tập trận.
Để
tránh sự phản đối của bên ngoài, kế hoạch được thực hiện theo kiểu tằm ăn dâu.
Ban đầu tuần tra hỗn hợp mỗi quý một lần để chống hải tặc trong khu vực chung
quanh Cam Ranh. Tập trận tìm kiếm và cứu hộ trên biển, cứu hộ nhân đạo trong
khu vực đó…Tiến thêm một bước, mỗi tháng một lần đi xa hơn trên biển.
Đó
là ý muốn của Mỹ mong được xử dụng hải cảng và phi cảng của Việt Nam trong
chiến lược tái cân bằng quân sự ở Châu Á-Thái Bình Dương.
2.4. Kế hoạch trợ giúp Việt Nam để đạt được mục
đích đó.
Để được việc xử dụng hải cảng và phi cảng của
Việt Nam, Hoa Kỳ đưa ra những trợ giúp về kinh tế, tài chánh, quốc phòng, giáo
dục…
1). Về kinh tế
Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là
nhu cầu hàng đầu của Việt Nam. Mỹ sẽ giúp VN để hoàn tất hiệp định nầy.
2). Về tài chánh: hợp tác giải quyết di sản
chiến tranh.
Thứ trưởng Ngoại giao bà Rose Gottemoeller thẩm định chi phí rà phá
bom mìn
Mỹ
cung cấp tài chánh cho chương trình rà phá bom mìn. Khắc phục chất độc dioxin
(da cam) bằng cách cung cấp tiền bạc để chữa trị cho bộ đội bị tác hại bởi chất
độc da cam khi họ chiến đấu trên các mặt trận ở miền Nam VN. Chi phí tìm kiếm
hài cốt của quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Mỹ sẽ giúp Việt Nam chống
biến đổi khí hậu, khắc phục hạn hán ở đồng bằng Sông Cửu Long.
3). Về quốc phòng
Phi cơ săn tàu ngầm P-3 Orion* Tàu tuần tra cao tốc
Mỹ đã tháo gỡ một phần lịnh cấm vận vũ khí sát
thương. Năm 2014 đã bán 3 phi cơ trinh sát săn tàu ngầm P-3 Orion. Viện trợ cho
VN 6 tàu tuần tra cao tốc.
Mỹ
đã giúp huấn luyện binh sĩ Việt Nam tham dự lực lượng giữ hòa bình của Liên
Hiệp Quốc (UN Peace Keeping). Đã viện trợ tàu tuần tra biển. Và việc tháo gỡ
lịnh cấm vận vũ khí sát thương.
4). Hỗ trợ hợp tác giáo dục
Mỹ
đã giúp Việt Nam trong lãnh vực giáo dục. Lập Đại học Fulbright giảng dạy tiếng
Anh tại VN để đầu tư vào thế hệ trẻ qua các chương trình sáng kiến, giao lưu
giáo dục. Cấp học bổng cho sinh viên VN du học Mỹ.
3* Việt Nam cần gì ở Hoa Kỳ?
Việt Nam có hai nhu cầu cần thiết nhất ở Mỹ là
xin được cho vào Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tháo gỡ cấm vận vũ khí
sát thương.
Về TPP, hai bên đã ký hiệp định khung nhưng VN
còn rất nhiều việc phải làm để hoàn tất hiệp định.
3.1. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
1). Tổng quát về Đối Tác Xuyên Thái Bình
Dương
[[Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương gọi
tắt là “Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP) có mục
đích thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa các thành viên thuộc châu
Á-TBD, chủ yếu là miễn thuế quan và xoá bỏ những rào cản như quota (hạn ngạch)
chẳng hạn.
Hiệp định TPP gồm 12 nước tham gia như: Mỹ,
Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Peru, Singapore và Việt Nam.
Hiệp định được chính thức ký kết vào ngày
4-2-2016 tại Auckland, New Zealand.]]
2). Phải
cải tổ pháp luật phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường tự do
Hai bên Việt-Mỹ đã ký hiệp định khung nhưng Việt
Nam còn rất nhiều việc để thi hành nội dung của hiệp định. Quan trọng và khó khăn nhất là cải tổ luật pháp và cải
thiện nhân quyền của Việt Nam.
Cần
phải thành lập tòa án lao động với luật lao động để xét xử những vấn đề lao
động mà trước đây công an và tòa hình sự xét xử các vấn đề đó.
Những cải tổ về luật pháp như sau:
1.
Luật về quyền thương lượng giữa đại diện công nhân, là
công đoàn độc lập, với giới chủ nhân.
2.
Quyền thành lập công đoàn độc lập.
3.
Thực hiện các quyền lao động được quốc tế công nhận.
4.
Luật về đầu tư cho nước ngoài.
5.
Tư nhân hoá nền kinh tế, bắt đầu bầu bằng cổ phần hoá các
công ty quốc doanh
6.
Bỏ việc kiểm soát và phân bố các nguồn lao động của nhà
nước
3). Về nhân quyền của
Việt Nam
Bà Vũ Minh Khánh, vợ luật
sư Nguyễn Văn Đài tại buổi điều trần ở Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 10/5/2016. * Các nhà
hoạt động nhân quyền Việt Nam
Hoa Kỳ đặt vấn đề nhân quyền của Việt Nam trong
hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương.
Vợ của LS Nguyễn Văn Đài nói về nhân quyền của
Việt Nam
Ngày 10-5-2016, bà Vũ Minh Khánh, vợ của LS
Nguyễn Văn Đài tham dự buổi điều trần về nhân quyền tại Ủy Ban Ngoại Giao Hạ
Viện Hoa Kỳ, dưới sự chủ tọa của Dân biểu Christopher Smith và sự tham dự của
Dân biểu Ed Royce.
Buổi điều trần cùng ngày Tòa Bạch Ốc thông báo
chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào ngày 22-5-2016.
Việc bà Khánh đến Mỹ dự buổi điều trần cho thấy
có sự hướng dẫn, sắp xếp và giúp đỡ của tòa đại sứ Mỹ ở Hà Nội.
Điều trần của Hạ Viện và của bà Khánh là lý do
chính đáng để Tổng thống Obama can thiệp việc trả tự do cho các tù nhân lương
tâm, mà không bị cho là xen vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Thứ hai, bà Vũ Minh Khánh được xem như một nhân
chứng sống, cụ thể để chứng tỏ VN không có nhân quyền và vi phạm nhân quyền. Mỹ
đã dùng nhân quyền như một trong những điều kiện để bắt chẹt VN trong việc
thương lượng về các vấn đề song phương.
Đồng thời, bảo vệ nhân quyền chứng tỏ Hoa Kỳ có
chính nghĩa của một quốc gia văn minh, có văn hóa.
Dân biểu Chris Smith tuyên bố: “Việt Nam muốn
Hoa Kỳ nhượng bộ một số việc còn chúng ta chỉ muốn tự do và nhân quyền cho
người VN”.
Bà Vũ Minh Khánh cho biết: “Mục đích của tôi
tham dự buổi điều trần hôm nay là tôi muốn nói với chính phủ Hoa Kỳ hãy giúp
cho VN có nhân quyền, và tôi cũng muốn nói lên sự thật những gì tôi đã
trải qua để chính phủ Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình nhân quyền của VN. Tôi mong
muốn VN có nhân quyền và chồng tôi được minh oan và được trả tự do.
Ở Việt Nam lực lượng công an có quyền làm gì
cũng được. 10 ngày trước khi bị bắt, chồng tôi đã bị một số “côn đồ cầm gậy”
tấn công và đánh bị thương sau khi tham dự một buổi hội thảo về nhân quyền”.
Nhân dịp nầy, Dân biểu Smith đã gởi một thông
điệp đến Tổng thống Obama.
“Tôi nghĩ bước kế tiếp cho Tổng Thống là rất rõ
ràng. Đó là chúng ta chúng ta muốn hành động chớ không phải bằng lời nói suông
về việc trả tự do cho ông Đài và các tù nhân lương tâm khác. Đây là một bước
rất nghiêm túc và tích cực cho chính quyền VN thực hiện”.
Nhân quyền của Việt Nam không phải là quan tâm
hàng đầu của người Mỹ, chánh phủ Mỹ. Sở dĩ Mỹ đưa vấn đề khó khăn nhất nầy vào
là để bắt chẹt VN. Vì thế, có thể du di chút đỉnh để chứng tỏ VN có tiến bộ về
nhân quyền, cụ thể như VN sẽ thả một vài nhà hoạt động nhân quyền, trục xuất
qua Mỹ, để ký hiệp định rồi sau đó, mọi việc vũ như cẩn.
3.2. Gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương
Việt Nam mong muốn Mỹ tháo gỡ toàn bộ cấm vận vũ
khí sát thương.
4* Nhân tố Nguyễn Phú Trọng trong bang giao
Việt-Mỹ
Nguyễn Phú Trọng là thái thú Hán ngụy rất trung thành với
quan thầy Trung Cộng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nêu nhận xét về
ông Trọng như sau:
“Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn thân
Trung Quốc rồi, không có gì thay đổi đâu, trừ phi sau này có những người khác
lên làm Tổng bí thư. Hiện nay ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn ngả về
phía Trung Quốc, không có cái gì đứng giữa hai nước Mỹ-Trung đâu”.
Như thế
đảng CSVN sẽ tiếp tục chủ trương ba không, đu dây giữa Mỹ và Trung Cộng gọi là
ngoại giao đa phương. Ba không là:
· Không
tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của nước nào cả.
· Không cho
nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.
· Không dựa
vào nước nào để chống lại nước nào.
Xin ghi lại một đoạn trích trong bài “Sự thật về
Hội Nghị TW 14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc”.
4.1.
Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc
Trên trang Dân Luận.org ngày 17-1-2016, tựa đề “Sự thật về Hội Nghị TW
14: Nguyễn Phú Trọng bị vạch mặt là Trần Ích Tắc”. Xin ghi lại nguyên văn như
sau.
1). Hành động bán nước của Nguyễn Phú Trọng
Hội Nghị Trung Ương 14 được tổ chức ngày 11đến
13-1-2016 chuẩn bị nhân sự cho 4 lãnh đạo là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ
Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội để đưa ra cho Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ XII
được tổ chức từ ngày 20 đến 28-1-2016.
Có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự
khuyết.
Một ủy viên tham dự Hội Nghị 14, xin được giấu
tên cho biết:
“Có thể nói rằng lịch sử đảng CSVN chưa bao giờ
có một hội nghị TW mà Tổng Bí Thư bị chỉ trích, vạch mặt vì các hành vi phản
bội tổ quốc, phản bội nhân dân và bị yêu cầu khởi tố, bắt giữ ngay tại hội
trường.
Chọn tứ trụ vào chiều ngày 13-1-2016, ban tổ
chức yêu cầu để lại giày, điện thoại và khám người để kiểm tra an ninh trước
khi vào phòng họp.
Sau khi Trưởng Ban Tổ Chức Đảng, Tô Huy Rứa, đọc
danh sách ứng viên cho tứ trụ, do Bộ Chính Trị đề cử. Hàng loạt ủy viên TW đã có
những phản ứng quyết liệt. Một ủy viên tố cáo Nguyễn Phú Trọng đã vi phạm điều
lệ Đảng, vi phạm quy chế bầu cử của Đảng.
Tố cáo thái độ độc đoán, vi phạm dân chủ, xử
dụng thủ đoạn lừa dối, gian lận của Nguyễn Phú Trọng (NPT) trong việc lập danh
sách ứng cử, đề cử tứ trụ thông qua việc mua chuộc, hứa hẹn để vận động để loại
bỏ người nầy, bầu cho người khác.
Hàng loạt ủy viên phát biểu thẳng thắn công khai
không còn nể nang, sợ hãi.
Nguyễn Phú Trọng bị tố những hành vi phản bội tổ
quốc, phản bội nhân dân bằng những bằng chứng như sau:
1.Nguyễn Phú Trọng ngăn cản Bộ Ngoại Giao và đài
truyền hình, không cho phản ứng về việc giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải
Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng (NPT) trực tiếp chỉ đạo Bộ Ngoại Giao và đài truyền
hình không được phản ứng gì, để NPT liên lạc trực tiếp với Tập Cận Bình.
Tuy nhiên mặc dù gởi công văn, thơ riêng hoặc cử
người liên lạc với sứ quán TQ tại Hà Nội, xin cho NPT được gặp Tập Cận Bình
nhưng không có kết quả. Tập Cận Bình không tiếp mà còn ra lịnh cho Bộ Ngoại
Giao TQ không được tiếp xúc với Bộ Ngoại Gao Việt Nam.
2. Nguyễn Phú Trọng trì hoãn việc họp Bộ Chính
Trị
Trước tình trạng cấp bách, cả nước sôi sục không
khí chống TQ, Bộ Ngoại Giao liên tục đề nghị TBT cho họp BCT để có quyết định
của Đảng, nhưng NPT cố tình trì hoãn. Đến khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một
số UV/BCT chính thức lên tiếng thì NPT mới cho họp.
3. Nguyễn Phú Trọng ngăn cản chính phủ ra công
hàm lên LHQ tố cáo hành vi ngang ngược của TQ vì sợ làm mất lòng Tập Cận Bình.
Cho rằng ra công hàm là làm mất lòng TQ sẽ làm cho tình hình căng thẳng mà
không giải quyết được vấn đề. Đây là việc nội bộ giữa VN và TQ, không cần tới
LHQ.
4. Ngăn cản việc khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế
Tài liệu ghi lại như sau: “Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng tuyên bố: “Chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất
định không chấp nhận đánh đổi thiêng liêng nầy để nhận lấy một thứ hòa bình hữu
nghị viễn vong, lệ thuộc nào đó”.
Tài liệu ghi tiếp: “Thủ tướng chính phủ có văn
bản chỉ đạo Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư Pháp, Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng…Liên Đoàn Luật
Sư, Hội Luật Gia VN, Quỹ Biển Đông và các hiệp hội chuẩn bị tài liệu, hồ sơ,
nghiên cứu để sẵn sàng phương án khởi kiện TQ ra tòa án quốc tế.
Nguyễn Phú Trọng chính thức đưa ý kiến cho rằng,
khởi kiện TQ sẽ mang lại hậu quả khôn lường cho VN. Vì TQ ở sát bên cạnh VN nên
dễ dàng xử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc chúng ta phải rút đơn kiện.
Nguyễn Phú Trọng công khai vận động các ủy viên
Bộ Chính Trị biểu quyết không đồng ý kiện TQ. Cuối cùng, ngoài Nguyễn Tấn Dũng
ra thì chỉ có 5 ủy viên đồng ý khởi kiện. Kế hoạch khởi kiện bị phá sản hoàn
toàn.
5. Nguyễn Phú Trọng ra lịnh đàn áp nhân dân biểu
tình chống Trung Quốc.
Nguyễn Phú Trọng ra lịnh cho chính phủ, Bộ Công
An và công an các tỉnh thành trên toàn quốc phải hành động kiên quyết dẹp bỏ
các cuộc biểu tình, bắt giữ, truy tố giam cầm những người biểu tình với lý do
là sợ rằng các thế lực thù địch lợi dụng để gây bạo loạn hoặc đảo chánh.
6. Nguyễn Phú Trọng ra lịnh đàn áp những người
biểu tình yêu nước.
Theo yêu cầu của sứ quán TQ tại Hà Nội, Nguyễn
Phú Trọng ra lịnh cho các cơ quan an ninh bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ,
biểu tình chống TQ.
7. Nguyễn Phú Trọng ra lịnh cho Phùng Quang
Thanh phát biểu mềm mại tại Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng tại Singapore.
Nguyễn Phú Trọng ngăn cản Quốc hội ra nghị quyết
về Biển Đông. Ngăn cản chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành luật
biển khẳng định HS/TS là của VN. Ngăn cản Quốc Hội ban hành luật biểu tình.
Nguyễn Phú Trọng cầu viện TQ bảo vệ an ninh cho
Đại Hội XII (20-1-2016) bằng cách cử Nguyễn Sinh Hùng sang Bắc Kinh và cử đặc
phái viên đến sứ quán TQ để cầu viện.
Những hành động cụ thể của Trung Quốc.
Trên trời. 46 vụ máy bay TQ ở độ cao 12,000 m
xâm phạm vùng bay an toàn quốc tế do VN quản lý, để đến Đá Chữ Thập. Trên biển,
máy bay TQ hạ thấp ở cao độ 2,000m để phá hoại, khiến cho các chuyến bay dân sự
của VN không thể cất cánh được. Tàu TQ trá hình thành tàu đánh cá áp sát bờ
biển VN 24 hải lý.
4.2. Nguyễn Phú Trọng bị lột mặt nạ bán nước.
“Vào cuối ngày họp TW 14 (13-1-2016) hàng loạt
đại biểu tố cáo hành vi bán nước cầu vinh của Nguyễn Phú Trọng khiến cho hội
trường trở nên hỗn loạn. Cửa ra vào nhanh chóng đóng chốt bên trong. Bộ phận
loa bị tắt toàn bộ. Cán bộ phục vụ được yêu ra khỏi hội trường.
Khi đó khoảng hơn 20
UV/TW đứng lên chỉ thẳng vào mặt Nguyễn Phú Trọng mà mắng rằng: “Mầy là thằng
bán nước, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân. Tội của mầy ngàn năm không rửa
sạch được. Lịch sử VN sẽ đời đời nguyền rủa mầy. Tội bán nước của mày trời
không dung đất không tha, phải tru di cửu tộc. Tội phản quốc là tội phải tử
hình.” (Hết trích)
Hành vi của Nguyễn Phú
Trọng hay của đảng CSVN cho thấy VN khó thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Trung
Cộng. Do đó mức độ hợp tác của VN đối với Mỹ rất hạn chế.
5* Vấn đề Việt-Mỹ sẽ được giải quyết như thế nào?
Mỹ muốn được xử dụng căn cứ của Việt Nam. Việt
Nam muốn được Mỹ cho gia nhập Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương và gỡ bỏ cấm vận vũ
khí sát thương.
Vậy vấn đề sẽ được giải quyết như thế nào?
5.1. Về
hiệp định TPP
Có hai
việc cần giải quyết, đó là nhân quyền và sửa đổi luật pháp.
Về nhân
quyền. Nhân quyền của Việt Nam không phải là nhu cầu cần thiết nhất của người
Mỹ, của chính phủ Mỹ. Vì thế Việt Nam sẽ chứng tỏ có tiến bộ bằng việc thả vài
ba tù nhân lương tâm như LS Nguyễn Văn Đài và KS Trần Huỳnh Duy Thức.... Đó
cũng là món quà tặng Tổng thống Obama. Xem như một thắng lợi của chuyến viếng
thăm. Như vậy nhân quyền xem như được thông qua.
Về sửa
đổi pháp luật. Việt Nam cho biết sẽ tích cực sửa đổi, nhưng việc làm luật là do
Quốc Hội khóa XIV sẽ được bầu cử vào ngày 22-5-2016. Vậy phải chờ. Về phía Mỹ,
Tổng thống Obama cũng sẽ mãn nhiệm vào ngày 20-1-2017, nên cũng phải chờ. Chờ
chủ trương của tổng thống mới.
Kết quả.
TPP để ở tình trạng “treo”. Chờ giải quyết chớ không phải hủy bỏ toàn bộ.
5.2. Gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương
Việt Nam
đã có những vũ khí thuộc loại hiện đại nhất, như tàu ngầm lớp Kilo, khu trục
hạm tàng hình Gepard 3.9 và phi cơ Su-30MK2, thế hệ 4. Và hiện tại VN cần nhất
là phi cơ trang bị radar báo động sớm và những trang bị phòng thủ.
Nhưng phi
cơ báo động sớm và các phương tiện trinh sát và giám sát cơ động có thể xem
không phải là vũ khí sát thương. Cho nên mua bán được.
Việc bán
thêm vũ khí cho VN có thể thực hiện được vì những tập đoàn vũ khí như Lockheed
Martin và Boeing đã đến dự buổi hội thảo âm thầm ở VN vào ngày 11-5-2016. Việc
gỡ bỏ toàn bộ cấm vận vũ khí sát thương thì Nhà Trắng còn đang cân nhắc, nhưng
có khả năng gỡ bỏ hoàn toàn vì trên thực tế gỡ bỏ chỉ mang tính chính trị để Mỹ
chứng tỏ lòng tin đối với Việt Nam mà thôi. Mỹ đã bỏ ra rất nhiều công sức,
thời gian, tiền bạc cho nên bỏ thêm chút đỉnh lòng tin để được hợp tác với nước
Cộng Sản nầy thì cũng không có gì quá đáng.
Các tập
đoàn vũ khí Mỹ cũng mong muốn bán được càng nhiều dụng cụ chiến tranh càng tốt.
Hơn nữa, bán vũ khí sát thương cho VN không có thiệt hại gì cho Mỹ cả, trái lại
còn có lợi trong trường hợp Việt Cộng đấu với Trung Cộng.
5.4. Về việc Mỹ xử dụng hải cảng và phi cảng của
Việt Nam
Mỹ có thể đạt được mục đích trong việc xử dụng
bến cảng của Việt Nam nhưng bước đầu rất hạn chế. Đó là hải quân hai nước thực
hiện diễn tập và huấn luyện công tác Tìm kiếm và Cứu hộ (Search and Rescue
training) trên biển. Điều mà Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 đã ghi nhận
và cho phép. Bước đầu là
như thế, tàu chiến Mỹ đến đậu ở Cam Ranh vài ngày rồi đi. Rồi trở lại cập bến
lâu hơn, sửa chữa, tiếp nhiên liệu…Những bước kế tiếp được gia tăng tùy theo
tình hình và diễn tiến của các bên trên Biển Đông. Chủ trương ba không là không
cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam. Mỹ không đặt căn cứ, mà chỉ ghé vào
cập bến rồi đi.
6* Phản
ứng của Trung Quốc trước việc Tổng thống Obama thăm Việt Nam.
Ngày
13-5-2016, để ủng hộ gà nhà là Nguyễn Phú Trọng, thái thú trung thành thâm niên
Hán ngụy, Bắc Kinh đưa ra quan điểm với lời lẻ hòa dịu hơn.
« Theo quan điểm của chính
quyền Trung Quốc, chúng tôi vui mừng khi thấy Việt Nam phát triển quan hệ bình
thường với quốc gia có liên can… Chúng tôi cũng hy vọng mối quan hệ đó có thể
mang lại lợi ích cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực ».
Đó là,
“Trung Quốc vui mừng trước đà bình thường hóa Việt-Mỹ”. Nhưng còn kèm theo lời
cảnh cáo: “sẽ có lợi cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực”.
“Hòa
bình, ổn định cho khu vực” có nghĩa là không được vi phạm chủ quyền của Trung
Cộng về lãnh hải12 hải lý của họ trên các đảo nhân tạo mà họ làm chủ. Cụ thể là
ngư dân không được quyền đánh bắt cá và không được vi phạm lịnh cấm đánh bắt cá
3 tháng mỗi năm trên vùng biển Hoàng Sa và vùng biển hình lười bò của họ. Vi
phạm bị bắt giữ, tịch thu phương tiện, nộp tiền phạt. Bỏ chạy thì bắn cháy tàu.
Chết bỏ.
Điều quan
trọng là không được theo Mỹ trong việc tuần tra hỗn hợp và tập trận chung ở
Biển Đông. Vì đó là điều tối kỵ của Trung Cộng.
“Hòa
bình ổn định cho khu vực” còn có nghĩa là giải quyết tranh chấp chủ quyền biển
đảo bằng giải pháp song phương, không đa phương hóa, quốc tế hóa làm phức tạp
thêm tình hình bằng cách kiện ra tòa án quốc tế. Vẫn kiên quyết thực hiện
chương trình 4 tốt và 16 chữ vàng để hoàn tất chương trình sát nhập vào làm một
khu tự trị trong đại gia đình các sắc tộc thuộc chính quyền trung ương ở Bắc
Kinh mà Tổng Bí Thư đảng CSVN, Nguyễn Văn Linh, đã thỉnh nguyện ở Hội nghị
Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990.
7* Kết luận
Mỹ
không có hy vọng lôi kéo Việt Nam vào một liên minh quân sự vì Tổng Bí Thư
Nguyễn Phú Trọng là người rất thân Trung Cộng. Không dám thoát Trung. Mà dù cho
có muốn cũng không thoát ra được vì VN đã lệ thuộc quá nhiều vào Trung Cộng, vì
thế việc tuần tra hỗn hợp và tập trận chung cũng khó thực hiện được.
Việt
Nam rất cần được Mỹ cho vào TPP, muốn đu dây giữa Mỹ-Trung, nên có thể nhượng
bộ chút đỉnh bằng cách hạn chế trong việc cho Mỹ xử dụng căn cứ của Việt Nam.
Gọi là hợp tác kinh tế, giáo dục, quân sự…mà
thật ra chỉ thấy Mỹ đưa tiền cho Việt Nam mà thôi.
Hy vọng rằng Tổng thống Obama mang thắng lợi của
cuộc viếng thăm về nước là các tù nhân chính trị được thả ra. Nhưng đó không
phải là lợi ích hàng đầu mà Mỹ nhắm tới.
Trúc Giang
Minnesota ngày 17-5-2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét