Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

MHTK - Ten lua nho nhat the gioi pha huy moi muc tieu


  MHTK - Ten lua nho nhat the gioi pha huy moi muc tieu

Sea Hunter - Thợ săn biển của Hải quân Mỹ

MHTK- tên lửa nhỏ nhất thế giới phá hủy mọi mục tiêu

http://www.janes.com/images/assets/095/53095/1639781_-_main.jpg
Tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin (Mỹ) cho biết đã thử nghiệm thành công một tên lửa đánh chặn thu nhỏ được thiết kế để tiêu diệt pháo cao xạ và đại bác cũng như máy bay tấn công không người lái của kẻ thù. https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgPkIDKm5cvgGCE8i_f_wkKjMuPNyV8ZEBP8-Q5ZjvNxnLyqhOiB7oxBrLqp8iRkcS8F7c_ObzrQxtrQgECYQ98VU6Oy0rUWohErcrViJWmTLPM15Pw08-DbU7S4sKZD9k4m8kThHKf3dw0/s1600/Est+Cuda+Dims.jpg
Vụ phóng thử  đã chứng minh sự nhanh nhẹn và khả năng khí động học của tên lửa MHTK (Tên lửa siêu nhỏ tiêu diệt mục tiêu chính xác) được thiết kế đánh chặn mục tiêu rocket, pháo cao xạ và đại bác ở tầm bắn xa hơn so với những hệ thống phòng không hiện nay, theo thông cáo báo chí được công bố vào ngày 5-4.
Trụ sở Lockheed Martin ở Mỹ.
Tuy nhiên, Lockheed Martin không nêu rõ chi tiết tên lửa đã phá hủy mục tiêu giả lập nào. 
Tên lửa đánh chặn MHTK chỉ dài 60,96cm và nặng 2,26kg, đủ nhỏ gọn nhưng có thể dễ dàng phóng bắn từ ống phóng di động tiêu diệt chính xác mục tiêu địch.
Tên lửa MHTK.
Lockheed Martin khẳng định: “Chương trình nghiên cứu, chế tạo tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ nhằm bảo vệ binh lính Mỹ chiến đấu trên chiến trường có thể một mình chống lại tên lửa hành trình, đạn pháo và đạn đại bác và máy bay tấn công không người lái của địch”.http://www.defenseworld.net/uploads//news/big/miniature_1459160348.jpghttp://www.americanmilitaryforum.com/forums/attachments/ob_4c2bd0_mhtk-miniature-hit-to-kill-deployment-jpg.2850/http://sites.wrk.ru/sites/s/0/s018.radikal.ru/i505/1206/1f/1cb0601d0c5a.jpg

Sea Hunter - Thợ săn biển của Hải quân Mỹ


Vừa qua tại tiểu bang Oregon, giám đốc Cơ quan phát triển Quốc phòng Mỹ, DARPA Arati Prabhakar đã chủ trì lễ hạ thủy chiếc tàu săn ngầm không người lái Sea Hunter (Thợ săn Biển).
DARPA mô tả chiếc Sea Hunter như cuộc cách mạng trong hải quân Mỹ. Ẩn đằng sau kích thước nhỏ gọn của Sea Hunter là hàng loạt các đột phá công nghệ.

SeaHunter thuộc loại phương tiện chống ngầm không người lái – ACTUV. Chiếc tàu ba thân với động cơ đặt thân giữa và 2 phao ổn định hai bên giúp nó có thể di chuyển an toàn trong trong những chuyến hải hành dài ngày. SeaHunter được trang bị công nghệ phát hiện tàu ngầm mới nhất.

Quan trọng hơn giống như những chiếc xe tự lái của Google, Sea Hunter sẽ di chuyển mà hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người.
Điều này có nghĩa là chiếc tàu khi hoạt động sẽ hoàn toàn phải tuân thủ theo Luật biển Quốc tế, nó sẽ phải dùng radar và sonar được trang bị để tránh va chạm vào các tàu biển khác cũng như đi đúng vào các tuyến đường biển quy định.

Tuy có tên SeaHunter nhưng con tàu hoàn toàn không được vũ trang. Ngay sau khi hạ thủy tàu sẽ di chuyển đến San Diego, California nơi nó có 2 năm chạy thử nghiệm. DARPA hy vọng sẽ đưa Sea Hunter gia nhập Hải quân Mỹ vào 5 năm tới. 

Hiện tại trên SeaHunter vẫn có một buồng lái cho 1 thủy thủ tuy nhiên người này gần như không cần can thiệp vào quá trình hoạt động của tàu trừ trường hợp khẩn cấp.

Với sự bùng nổ của các loại tàu ngầm phi hạt nhân (đặc biệt là các loại tàu ngầm từ Nga và Trung Quốc), Hải quân Mỹ có nhu cầu tăng cường năng lực chống ngầm.
SeaHunter ra đời, với cái giá 20 triệu USD một chiếc, nhưng lợi thế lớn nhất của nó là chi phi hoạt động hàng ngày chỉ từ 15.000 đến 20.000 USD thấp hơn rất nhiều với các tàu có người lái. 

Một ưu thế lớn hơn nữa của SeaHunter là "thủy thủ đoàn" không cần nghỉ ngơi như các tàu khác.
Bình Nguyễn (theo BBC)

Những con mắt gián điệp trên khắp bầu trời nước Mỹ

Do đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) hay Bộ An ninh Nội địa (DHS) cầm lái, chúng được trang bị camera ghi hình độ phân giải cao và thường hoạt động với phần mềm “thực tế tăng cường” có thể ghi chồng lên những hình ảnh video mọi thứ từ tên doanh nghiệp và đường phố cho đến chủ nhân nhà riêng.https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgP7mlK-tyf1xIX_V9hCBxqpqgj1UV4eHywR9boKq8Tq5r2nN9OIwIEwr_PXfz_rRDPvYSi46axc-r4WhFohm19g4yFN1e0g4PLsZ_eu59xw1ZOOMg7vWhPxwWiMp32P33TsyVZWyBrMnqk/s1600/unmanned+air+drone+plane+department+of+homeland+security+border.jpg

Vài chiếc máy bay còn được lắp thiết bị giám sát điện thoại di động của người trên mặt đất. Phần lớn những chiếc máy bay này đều nhỏ và bay thấp, trong đó nhiều chiếc sử dụng bộ phận hãm thanh để không nghe được tiếng động cơ khiến chúng trở nên vô hình đối với những người bị gián điệp. 
Những chuyến bay do thám dày đặc 5 ngày trong tuần 
Giới chức FBI và DHS tuy không nói rõ về lý do triển khai những chuyến bay này song công khai với trang web tin tức BuzzFeed News rằng chúng không tiến hành do thám hàng loạt. DHS tuyên bố máy bay của họ dùng để bảo đảm an ninh biên giới, giám sát các mục tiêu buôn lậu ma túy và buôn người, đồng thời hỗ trợ những cuộc điều tra của FBI cũng như các cơ quan hành pháp khác. 
Phó Giám đốc FBI Mark Giuliano.
Trong phát biểu trước báo chí hồi tháng 6-2015, FBI cũng khẳng định máy bay của họ dùng để theo dõi mục tiêu trong những cuộc điều tra đặc biệt. Như lời phát biểu của Phó giám đốc FBI Mark Giuliano trong một cuộc họp báo: “Không có gì ngạc nhiên khi FBI sử dụng máy bay để theo dõi các phần tử khủng bố, gián điệp và tội phạm nguy hiểm. Chúng tôi bắt buộc phải giám sát chặt chẽ những đối tượng âm mưu gây nguy hại cho đất nước và người dân, và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động như thế”. 
Tuy nhiên, phần lớn những chiếc máy bay của chính quyền không bay vào thời gian cuối tuần hay ngày lễ. BuzzFeed News phân tích thấy rằng, thời gian bay gián điệp giảm đến hơn 70% vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và những ngày nghỉ lễ liên bang. Nathan Freed Wessler, luật sư trong Dự án về Quyền ngôn luận, Quyền riêng tư và Công nghệ thuộc Liên minh Dân quyền Mỹ (ACLU), phân tích: “Sự việc phần lớn những chiếc máy bay không bay vào những ngày nghỉ cuối tuần cho thấy đó chỉ là những cuộc điều tra tương đối bình thường”. 
http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2015/08/03/16/2B11DC6900000578-3184023-image-a-47_1438616784197.jpgTheo trang web giám sát máy bay Flighteadar24, từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 12-2015, khoảng 200 chiếc máy bay của chính quyền liên bang được xác định. 
Trước khi xảy ra vụ thảm sát tại trung tâm dịch vụ xã hội Inland Regional Center ở San Bernardino vùng Nam California hồi đầu tháng 3-2015 làm ít nhất 14 người thiệt mạng, BuzzFeed News không ghi nhận những chuyến bay do thám của FBI bên trên thành phố này. 
Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi đột ngột sau vụ nổ súng ở San Bernardino, những chiếc máy bay của FBI và DHS liên tục xuất hiện trên bầu trời thành phố suốt các ngày trong tuần, ngoại trừ Thứ bảy và Chủ nhật. Shakeel Syed, Giám đốc điều hành Hội đồng Shura Hồi giáo Nam California (tổ chức đại diện cho các thánh đường và trung tâm Hồi giáo trong khu vực) cho biết, vào những tháng trước khi xảy ra vụ nổ súng ở San Berbardino, một số máy bay do thám của chính quyền cũng đã bay lượn bên trên các khu vực lân cận khác có đông người Hồi giáo sinh sống. 
Ví dụ ở Vịnh San Francisco, máy bay do thám lượn lờ bên trên khu Little Kabul ở Fremont – nơi tập trung đông đảo nhất người Afghanistan ở Mỹ, hay là khu Little Mogadishu với số người Somali đông nhất ở thành phố Minneapolis miền nam bang Minnesota. 
Trước câu hỏi của phóng viên BuzzFeed News về việc tại sao máy bay giảm mạnh hoạt động vào ngày cuối tuần, người phát ngôn cho FBI Chistopher Allen giải thích rằng, những chuyến bay do thám được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu của những cuộc điều tra về đối tượng. Có một điều đơn giản là những mục tiêu giám sát thường ít hoạt động vào những ngày nghỉ cuối tuần và một lý do khác là mật độ giao thông trong thành phố trở nên thưa thớt hơn giúp cho đặc vụ dễ dàng theo dõi đối tượng trên mặt đất mà không cần thiết phải huy động công nghệ trên không. 
Tuy nhiên, lời giải thích này không thuyết phục đối với James Wedick, cựu nhân viên FBI làm việc ở Sacramento bang California. Wedick nghi ngờ sự giảm mạnh tần suất bay xuất phát từ một chương trình gây tranh cãi của FBI – đó là sử dụng điệp viên ngầm và nội gián để dụ dỗ những nghi phạm tham gia vào những âm mưu khủng bố giả do cơ quan liên bang tạo dựng ra. Wedick lập luận: “Ngày nay, FBI có khả năng kiểm soát những cuộc điều tra tốt hơn, cắt cử đặc vụ dàn xếp những vụ việc khi mà các nguồn thông tin có sẵn trong tay”. 
Lộ diện những loại máy bay do thám của chính quyền 
Tháng 6-2015, hãng tin Associated Press (AP) đưa tin về hơn 50 chiếc máy bay do thám - phần lớn là loại nhỏ Cessna Skylane 128 – liên quan đến 13 công ty ma được tạo ra để làm bình phong cho FBI. Sử dụng nguồn từ trang web Flightradar24, phóng viên AP phát hiện thấy gần 100 chiếc máy bay cánh cố định (chủ yếu là loại Cessna) cộng với khoảng chục trực thăng của FBI xuất hiện trên bầu trời 11 bang nước Mỹ, thực hiện hơn 1.950 chuyến bay trong thời gian hơn 4 tháng điều tra của họ. 
Chiếc Cessna Skylane của FBI.
Nhóm điều tra của AP cũng dò thấy hơn 90 chiếc - khoảng hai phần ba là máy bay trực thăng - thuộc sở hữu của DHS vốn được sử dụng để tuần tra bảo vệ biên giới, kiểm soát nhập cư và hải quan. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những chiếc máy bay này tuần tra quanh các thị trấn vùng biên như McAllen bang Texas, đối diện với thành phố Reynosa của Mexico. 
Nhưng điều đáng nói là, những chiến dịch do thám trên không của DHS cũng lan tỏa sâu trong nội địa nước Mỹ. Lượn lờ trên một số thành phố (nhất là Los Angeles), máy bay của DHS ưu tiên giám sát quanh một số vị trí đặc biệt giống như phi đội của FBI. Theo những gì mà BuzzFeed News biết được về 130 chiếc máy bay do thám, nhiều chiếc Cessna của FBI được trang bị thiết bị hãm thanh giảm tối đa tiếng ồn động cơ giúp tránh bị phát hiện từ trên mặt đất. 
Máy bay của FBI lẫn DHS cũng có hệ thống camera hết sức tinh vi quay video, quan sát ban đêm và ghi hình nhiệt hồng ngoại. Công ty FLIR Systems ở Wilsonville bang Oregon quảng cáo trên trang web của mình rằng, thiết bị camera do họ sản xuất “cung cấp hình ảnh độ phân giải cao cả ban ngày lẫn ban đêm”. Camera trên máy bay của FBI còn có hệ thống “thực tế tăng cường” giúp ghi chồng lên video đủ loại thông tin. 
Trong vài năm qua, các cơ quan báo chí và tổ chức nhân quyền cũng trưng ra nhiều bằng chứng cho thấy một số máy bay do thám của chính quyền Mỹ mang theo thiết bị đặc biệt thu thập tín hiệu điện thoại di động sử dụng trên mặt đất. Đó là loại thiết bị mô phỏng tháp phát sóng di động để nghe lén điện thoại. 
Phổ biến nhất là thiết bị có tên “Stingray” (cá đuối gai độc) có thể nghe lén điện thoại ở bất cứ nơi nào trên mặt đất – trong nhà, giữa đám đông chật kín người hay bất cứ góc tường nào. Theo chuyên gia công nghệ Chris Soghoian của ACLU, năm 2010 DHS chi đến 190.000 USD mua sắm thiết bị mô phỏng tháp phát sóng di động để kết nối với điện thoại trên mặt đất. Còn theo BuzzFeed News, năm 2008 FBI mua bộ thiết bị Stingray sử dụng trên không với giá 55.000 USD. 
Vào tháng 3-2016, Tổ chức Ranh giới Điện tử (EFF) ở San Francisco công bố một loạt tài liệu có được thông qua Luật Tự do Thông tin (FOIA) hé lộ chuyện giới chức FBI bàn luận về việc sử dụng Stingray trên máy bay. Theo số tài liệu này, 5 chuyến bay do thám của FBI được xác định có sử dụng Stingray. Bị BuzzFeed News chất vấn, giới chức FBI khẳng định: họ hiếm khi sử dụng Stingray và chỉ dùng nó để giám sát nghi phạm mà thôi. Người phát ngôn Christopher Allen cũng bảo đảm những cuộc gọi không bị thu tín hiệu và dữ liệu cá nhân cũng không bị thu thập. 
Trong khi đó DHS tuyên bố công nghệ này cung cấp “sự hỗ trợ vô giá” trong chiến dịch săn lùng tội phạm. Người phát ngôn Carlos Lazo của DHS khẳng định: “Loại thiết bị mô phỏng tháp di động được DHS sử dụng không thu thập nội dung bất cứ cuộc điện đàm nào trên mặt đất, bao gồm cả dữ liệu chứa trong chiếc điện thoại”. Tuy nhiên, việc theo dõi sự di chuyển của nghi phạm cũng có thể dẫn đến việc kết nối với điện thoại của hàng ngàn người xung quanh.
Trang Thuần

Germlin, dự án "mẫu hạm" biết bay của Mỹ

Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến trực thuộc Lầu Năm Góc - DARPA đang ấp ủ một dự án có tên Germlin trong đó một chiếc máy bay C-130 sẽ đóng vai trò mẫu hạm trên không với các phương tiện không người lái (UAV) 
Các UAV ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quân đội Mỹ. Từ trinh sát, thu thập tin tình báo, cho tới giám sát tấn công, tiếp dầu các UAV của quân đội Mỹ càng ngày càng tinh vi hơn.
Tuy nhiên các UAV cũng có nhược điểm đó là đều cần chuẩn bị "căn cứ" sẵn cho chúng khi cất và hạ cánh. Các UAV có tầm bay càng xa thì cần được chuẩn bị càng kỹ trước khi xuất phát và nếu như vậy thì sẽ giảm tính cơ động của đơn vị.
Germlin ra đời với ý tưởng là những UAV được máy bay ném bom ném xuống khu vực cần thiết sau khi thực hiện các nhiệm vụ sẽ được thu hồi trở lại bằng máy bay vận tải C-130. 
Điều đó có nghĩa Mỹ sẽ có thể triển khai UAV tới bất kỳ đâu trên toàn thế giới trong chỉ vài giờ. Hơn nữa phương pháp triển khai UAV theo các cũ tức là Mỹ sẽ phải triển khai sân bay cho UAV tại đâu đó gần khu vực hoạt động.
Những chiếc MQ-9 Reaper hoạt động ở Iraq, Syria trong chiến dịch chống IS hiện này đều xuất phát từ một căn cứ không quân tại Trung Đông. Với phương pháp mới này sân bay đó hoàn toàn dưa thừa khi chỉ đơn giản là một máy bay Mỹ bay qua thả UAV xuống khu vực đó sau đó máy bay khác đến thu hồi nó về.
Các UAV trong dự án Germlin còn có thể thực hiện nhiệm vụ khác ngoài trinh sát. Khi cần áp chế hệ thống phòng không đối phương, Germlin có thể biến các UAV của mình thành các mỗi bẫy để nhử mồi tên lửa đối phương.
Ở chế độ này những UAV giả dạng tín hiệu của các máy bay chiến đấu Mỹ thu hút hỏa lực phòng không đối phương khiến chúng lộ vị trí từ đó các máy bay khác sẽ tiêu diệt chúng.
Ngoài ra Germlin có thể hoạt động trong việc chế áp điện tử khi chúng có thể trở thành các máy gây nhiễu hoạt động trên bầu trời nhằm 'bịt mắt' radar đối phương.
Ngoài ra Germlin còn có thể biển một chiếc C-130 mang những chiếc UAV này thành một máy bay ném bom thực sự khi được đặt một cấu hình của UAV cảm tử.
Tức là khi những UAV này được cài thêm chất nổ, chúng sẽ được phóng đi như một vũ khí không đối đất nhằm tiêu diệt các mục tiêu của kẻ thù hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất.
Hải quân Mỹ cũng đang ấp ủ một dự án tương tự
Hiện DARPA đã bật đèn xanh cho bốn phương án thiết kế Germlin và dự kiến sẽ đưa dự án này sử dụng trong thực tế vào năm 2020.
Bình Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét