Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Nhận diện kẻ thù dân tộc: Tập Cận Bình Việt Nguyên

GÓP Ý : Nếu TC phát-triển để ổn-định trong cộng-đồng  thế-giới, thì không nước nào … phản-đối…! Nhưng, TC dựa vào kinh-tế  tăng-trưởng tranh dành thị-trường thiếu minh-bạch với các nước công-nghiệp. Tăng-cường sức mạnh quân-sự Hải – Lục – Không quân uy-hiếp cac nước thuộc Tây/TBD!!! Đây là tiền-đề để thế-giới ‘’tấn’’ TC đi vào … ‘’đường mòn’’ của Liên-sô vào năm 1991!!! 

TC    TIÊU  !  VC   DIỆT!



VânPhong     


Nhận diện kẻ thù dân tộc: Tập Cận Bình
Việt Nguyên
http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2015/11/Babui_03112015.jpg

41 năm sau ngày Cộng Sản chiếm Sài Gòn, bạn thù đã rõ. Người dân mong chờ một chế độ dân chủ cùng các thành phần đối lập tranh đấu chống áp bức trước những quốc nạn tham nhũng, đàn áp nhân quyền, hiểm họa môi sinh, cầu cứu người bạn Hoa Kỳ còn đảng CSVN bám víu quyền lực, chống phá nhân dân, cầu cứu đàn anh cộng sản Trung Quốc. Bài học chính trị ngày 30 tháng 4 năm 1975 của đảng CSVN dạy dân Việt Nam: phải biết phân biệt bạn thù, nay dân Việt đã nhìn rõ mặt kẻ thù phương Bắc: Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). 
Ðầu thế kỷ thứ 21, Tập Cận Bình là một lãnh tụ Cộng Sản nhiều quyền lực nhất, thâm độc nhất. Với bộ mặt giả nhân giả nghĩa và nụ cười nham hiểm họ Tập đã đánh lừa cả thế giới và dân Trung Hoa sau hơn nửa đường của nhiệm kỳ năm năm chủ tịch nhà nước và tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Trong hơn hai năm đầu, Tập Cận Bình đã tạo một hy vọng giả tạo cho dân Trung Hoa qua chính sách bài trừ tham nhũng và cải tổ chính quyền. Các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền hơn hai năm trước đã nghĩ là Tập Cận Bình sẽ đi một đường dân chủ cấp tiến vì chính họ Tập và ông bố của Tập Cận Bình đã là nạn nhân của Mao Trạch Ðông.
Dưới thời Mao, dân Trung Hoa đã bị cai trị bằng bạo lực vô sản, chuyên chính, Mao là nhà độc tài với chủ thuyết Cộng Sản, đàn áp và giết những người chống đối đảng. Năm 1935 bố của Tập Cận Bình xém bị xử tử, năm 1962 bị đuổi ra khỏi đảng, qua thời Cách Mạng Văn Hóa, bố của Tập Cận Bình bị tra tấn đã bị bắt buộc về hưu, có lúc tuyệt vọng ông ta đã định tự tử. Tập Cận Bình bị xem là con nhà tư sản, bị đuổi về quê làm lao động, trốn khỏi nông trường bị bắt lại, bị tiếp tục đi lao động khổ sai. Ðến thời Ðặng Tiểu Bình, hai bố con Tập Cận Bình được trọng dụng. Bố của TCB sáng lập vùng kinh tế đặc biệt Thẩm Quyến, cán bộ trung kiên nòng cốt của đảng năm 1987 ông ta đã đứng cùng với Hồ Cẩm Ðào, trung thành với họ Hồ nên bố của TCB không bỏ phiếu loại trừ họ Hồ ra khỏi đảng nhờ vậy khi Hồ Cẩm Ðào lên làm chủ tịch cha con họ Tập được trọng dụng. Tập Cận Bình có tinh thần thực tiễn như Ðặng Tiểu Bình, quản trị ba tỉnh Phúc Kiến, Thượng Hải, Chiết Giang thành công với chủ trương đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu. Cả hai cha con họ Tập thành công, khác hẳn với các nhận định của giới quan sát Tây Phương là nhờ tinh thần thờ Mao chủ tịch. Họ Tập không chủ trương một xã hội dân sự mà chủ trương xã hội thần phục lãnh tụ như họ Mao. Các nạn nhân thời Mao đã thất vọng với Tập Cận Bình khi thấy họ Tập đi con đường của Mao, họ đã bật ngửa khi được đọc bản tiểu sử mới về bố Tập Cận Bình được đảng CSTQ mới phát hành. Cuốn tiểu sử này ghi ngược lại về cuộc đời hai cha con họ Tập. Năm 1935, Mao Trạch Ðông đã cứu cha họ Tập khi ông suýt bị xử tử! Sau đó Mao cử bố Tập Cận Bình đi làm cán bộ ở Giang Nam rồi lên đến bí thư sau 1949. Tập Cận Bình đổ tội cho Khang Sinh chứ không phải Mao Trạch Ðông đã hại cha ông ta. Khang Sinh là giám đốc công an tình báo của đảng Cộng Sản Trung Quốc thập niên 1940 và trong thời kỳ cao điểm cách mạng văn hóa thập niên 1960 và 1970. Họ Khang trung thành và sát cánh với Mao Trạch Ðông trong thời chiến tranh Trung-Nhật, Khang ảnh hưởng Tập Cận Bình với tinh thần bài Nhật. Cuốn tiểu sử mới cho biết Vệ Binh Ðỏ đã bắt nhốt cha con Tập Cận Bình là vì lệnh của Chu Ân Lai để bảo vệ Tập Cận Bình chứ không phải để hãm hại ông ta!
Tập Cận Bình được xem là có công trong việc hủy bỏ chính sách một con ở Trung Hoa, một chính sách kế hoạch hóa gia đình của Ðặng Tiểu Bình từ năm 1978 đến 1980 khi họ Ðặng mở cửa giao hảo với Hoa Kỳ và Tây Phương. Họ Ðặng cởi mở đối với Tây Phương nhưng tàn nhẫn với dân Trung Hoa che đậy bằng những lời dối trá. Liên Hiệp Quốc và Quốc Tế Nhân Quyền kêu gọi tự do ngôn luận, bình đẳng nhưng kế hoạch hóa gia đình không phải là mối quan tâm của thế giới. Họ Ðặng cho thế giới thấy chính sách một con là chính sách tình nguyện, người không theo chỉ bị phạt chứ không bị đàn áp bằng võ lực. Tây Phương có cảm tình với những cố gắng hiện đại hóa và kiểm soát dân số của Trung Hoa nên vô tình đồng lõa với tội ác Cộng Sản, một tội ác mà tác giả Mei Fong của cuốn sách “Một Con” xem là một tội ác văn hóa nguy hiểm độc hại hơn Cách Mạng Văn Hóa hay Bước Nhảy Vọt đưa đến nạn đói thời Mao Trạch Ðông.
Chính sách một con đã phá hủy gia đình, danh từ “anh em” biến mất trong xã hội Trung Hoa, tạo ra giai cấp hoàng tử, ảnh hưởng lâu dài trên 120,000 trẻ con nuôi Trung Hoa ở các nước (khi chúng lớn lên mới biết chúng không phải là trẻ mồ côi mà là những đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có hơn một con cha mẹ phải đem đi giấu và cho người nước ngoài nuôi qua các chương trình nhận trẻ mồ côi). Chính sách một con đưa đến phá thai, bắt buộc giải phẫu ngừa thai. Trung Cộng cấm gia đình người Hoa nuôi con nuôi cùng với chính sách hộ khẩu đưa đến tội sát nhân. Chính sách khiến người Trung Hoa chỉ thích con trai, phương pháp siêu âm để biết trai gái trở thành một dụng cụ để khuyến khích phá thai.
Xã hội Trung Hoa già nua, lao động giảm, vì thiếu đàn bà con gái nên các hình tượng như người Robot đàn bà kích thước cao như người thật trở nên có giá, thanh niên mua giá hơn 5.000 Mỹ kim. Tập Cận Bình bị ảnh hưởng cô con gái cưng cho đi du học Harvard về đã bỏ chính sách một con. Bỏ chính sách một con của Ðặng Tiểu Bình nhưng họ Tập đi con đường khác họ Ðặng. Xã hội Cộng Sản không khác gì những chuyện Tàu thời Ðông Châu Liệt Quốc hay Hán Sở tranh hùng, con người lãnh tụ mang hai ba bộ mặt. Qua sách viết về Tập Cận Bình của Agnes Andresy, Ðặng Tiểu Bình khi mở cửa để buôn bán với Âu Mỹ đã ca ngợi Mao Trạch Ðông. Năm 1981, Ðặng Tiểu Bình tuyên bố rằng những cống hiến của Mao nhiều hơn là lỗi lầm, công nhiều hơn tội, theo tỷ lệ là 7/3. Nói để lấy lòng những đảng viên Cộng Sản trung thành cuồng tín nhưng trên thực tế họ Ðặng hủy bỏ tất cả những gì Mao Trạch Ðông làm. Ðông-Tây khác nhau trong cái nhìn về giai đoạn Ðặng Tiểu Bình. Giới Tây Phương cho rằng họ Ðặng đã cứu hệ thống cơ cấu xã hội và đảng CSTQ sau khi Mao Trạch Ðông đã đập phá nhưng họ Tập lại cho rằng họ Ðặng đã phá hoại tinh thần và huyền thoại Mao Trạch Ðông. Con em của bọn sáng lập viên đảng Cộng Sản như Tập Cận Bình bây giờ tự xem là những kẻ thừa hưởng “di sản dưới vòm trời” mà cha ông của họ đã có công chiếm và chinh phục dưới sự lãnh đạo của Mao. Cha ông của họ gốc gác dân quê nay đã lên cầm đầu vương quốc ấy.
Họ Tập tôn thờ Mao và tượng Mao được dựng khắp nơi trong khi tượng Lê Nin bị giật sập ở các nước Ðông Âu và Liên Xô cũ. (Con cháu đảng CSVN cũng bắt chước họ Tập trong hơn hai năm qua, tượng Hồ Chí Minh được dựng khắp nơi để chờ ngày dân nổi lên giật sập!). Chính cái tinh thần mới quái gở gìn giữ quyền lợi và truyền thống mà Lưu Nguyên con của Lưu Thiếu Kỳ, người bị Mao Trạch Ðông loại bỏ và giết, lại đứng ra ủng hộ Tập Cận Bình lập lại ý thức hệ Mao, sửa lại tiểu sử của cha con họ Tập. Con của bọn cán bộ trung thành với Mao ngày trước bị thanh trừng hay bị sát hại nay lập ra hội “Con Cháu Giang Nam” ở Bắc Kinh và hội Bắc Kinh “phát triển văn hóa” của các cha già dân tộc.

Câu châm ngôn của Hồng Vệ Binh trong thời cách mạng văn hóa giờ đây thành châm ngôn của các ông hoàng trong đảng như con cháu họ Hồ Cẩm Ðào, Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình: “Nếu cha là anh hùng thì con cũng là người hùng còn cha phản cách mạng thì con là quả trứng thối.” Một bọn a dua chạy theo quyền lực và quyền lợi, bắt chước họ Tập, quên Mao là kẻ sát hại cha mình. Huyền thoại Mao được họ Tập làm sống lại vì như lịch sử nước Trung Hoa trong mấy ngàn năm, huyền thoại cần để củng cố quyền lực nhất là khi Tập Cận Bình lên tóm quyền hành Tổng tư lệnh quân đội từ tổng bí thư đảng qua chủ tịch nhà nước, và hơn 10 chủ tịch ủy ban khác trong thời gian Trung Cộng phải đối đầu với những khó khan từ trong nước: kinh tế khó khăn đang xuống dốc, hàng triệu công nhân thất nghiệp, nhu cầu xuất cảng xuống, ngân hàng có nhiều món nợ xấu, các hiểm họa môi sinh càng ngày càng tăng với không khí ô nhiễm từ các xưởng kỹ nghệ lớn, ngoài nước đảng đang bị Hoa Kỳ, Nhật và các nước Ðông Nam Á đoàn kết chống bá quyền Trung Cộng bành trướng từ Ðài Loan qua đến các đảo Ðiếu Ngư và các đảo ở Biển Ðông. Ðiển hình của thái độ Tập Cận Bình, ngoài mặt mạnh trong yếu, là câu tuyên bố của Ngoại Trưởng Vương Nghị với Nhật “phải tôn trọng lịch sử, Ðài Loan là một phần của Trung Hoa, không được phao tin đồn thất thiệt là kinh tế Trung Hoa trên đường đi xuống, các đảo ở Biển Ðông là của Trung Cộng.”
Mô hình lãnh đạo của Mao là mô hình của Tập Cận Bình, tóm tất cả quyền hành từ đảng qua đến quân đội, họ Tập nguy hiểm hơn hai chủ tịch tiền nhiệm Hồ Cẩm Ðào và Giang Trạch Dân. Bắt chước Mao, Tập Cận Bình chỉ dùng một số cận thần tin cậy trung thành ngay từ khi họ Tập bắt đầu nắm quyền, như chánh văn phòng Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) trung thành tuyệt đối với Tập Cận Bình. Khác với các chủ tịch tiền nhiệm, phụ tá của họ Tập không tiếp xúc với người ngoài vòng trong và nhất là với người nước ngoài. Họ Tập theo mô hình Mao để tránh bị ám sát và lật đổ, nhất là sau chiến dịch chống tham nhũng, bằng cách kiểm soát chặt chẽ quân đội qua quyền chủ tịch ủy ban quân quản và dùng vệ sĩ thân tín, Thiếu Tướng Vương Thiếu Quân, như Mao Trạch Ðông đã dùng Ðại Tá Uông Ðông Hưng. Họ Tập cũng bắt chước dáng điệu của Mao ngồi bất động khi tiếp xúc hay ban hiệu lệnh. Bắt chước kiểu của Mao, họ Tập nhấn mạnh “văn hóa và báo chí phải là họng và lưỡi của đảng” không có tự do báo chí ngôn luận, nhấn mạnh quân đội phải dưới quyền kiểm soát của đảng. Họ Tập cấm tự do ngôn luận, tự do dân chủ Tây Phương, những giá trị mà giới trẻ Trung Hoa đang theo đuổi, cảnh cáo đảng viên không được nói xàm, nói “vô trách nhiệm” theo những giá trị dân chủ Tây Phương. David Shambough đã xem thời đại Tập Cận Bình nguy hiểm hơn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Ðào, “dân Trung Hoa bị áp bức hơn lúc nào hết kể từ sau biến cố Thiên An Môn 1989-1992.” Trong hai năm qua, Tập Cận Bình dẹp nhà thờ, kéo thánh giá xuống, đàn áp Tân Cương Tây Tạng, nhốt luật sư nhân quyền, giới hạn hoạt động cơ quan từ thiện NGO, thay sách vở ngoại quốc trong đại học kể cả những sách chuyên môn bằng sách của Trung Hoa.
Thời Mao, dân gọi bác Mao, thời nay dân và đám cận thần gọi Tập Cận Bình là “bố Tập,” hình ảnh “Bố” giống như “bố già” của Mafia đang được đài truyền hình CCTV và ký giả bớt dùng sau khi đảng khuyên cáo nhưng trên mạng lưới chữ “Bố Tập” vẫn được thông dụng.
Trong thời đại thông tin kỹ thuật, Tập Cận Bình nguy hiểm hơn Mao Trạch Ðông, cùng một ý hướng làm hoàng đế bắt chư hầu các nước thần phục nhưng Tập Cận Bình có đầy đủ tin tức và phương tiện hơn Mao vào thời cách mạng Cộng Sản bắt đầu ở Trung Hoa. Trong tay họ Tập có đầy đủ tin tức từ trong nước ra ngoại quốc, họ Tập dùng đàn em tin cận sử dụng mạng lưới tin tức chứ không như Mao Trạch Ðông dùng Vệ Binh Ðỏ thất học. Ý thức hệ mới của Tập Cận Bình là sửa đổi nhưng không cách mạng, sửa đổi là tổng hợp ý thức hệ cách mạng của Mao và theo thời đại mới. Cải tổ nhưng không theo hệ thống Tây Phương, các công ty quốc doanh vẫn ưu tiên trong kinh tế thương mại, dùng pháp luật để loại trừ đối lập chứ không phải là pháp trị tôn trọng dân quyền và nhân quyền, cải tổ sử dụng sinh viên trí thức cúi lưng quỳ gối ngay cả bọn con cháu đi học ở ngoại quốc về. Tập trung quyền hành của Tập Cận Bình khác với cải tổ của Ðặng Tiểu Bình. Họ Ðặng chia quyền lãnh đạo và giới hạn hai nhiệm kỳ, họ Tập nhấn mạnh hai nhiệm kỳ năm năm và dự tính thêm một nhiệm kỳ thứ ba giống như Putin và Nguyễn Phú Trọng cũng đang học bài học này.

Cuốn sách họ Tập đang viết thay cho cuốn sách Hồng, “Tư Tưởng Tập Cận Bình” lập thuyết “Trung Quốc Maxít (Sino - Marxist Theory) khác với lời dạy của Ðặng Tiểu Bình. Chương trình kinh tế chính trị của họ Tập nhắm đến năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập đảng cộng sản, lợi tức mỗi đầu người dân Trung Hoa sẽ là 30.000 Mỹ kim, tổng sản lượng Trung Hoa sẽ chiếm 30% tổng sản lượng thế giới.
TT Obama trong chuyến đi Á Châu sắp đến sẽ đối diện với những tham vọng của Chủ Tịch Tập Cận Bình khác với một Ðặng Tiểu Bình qua Mỹ năm 1979 để bắt đầu một hy vọng mới cho thế giới.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét