Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo Tú Anh



Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo

Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 04/05/2018.Reuters

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa hay thực chất là một chế độ tư bản do một đảng tự xưng là « Cộng Sản » lãnh đạo ? Ngày 04/05/2018, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx, chủ tịch Tập Bình tuyên bố : « Trung Quốc tiếp tục giương cao ngọn cờ Mác-xít ». Cùng hòa điệu, cố vấn Vương Hỗ Ninh, lý thuyết gia của chế độ khẳng định : « Tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ». Hư thực ra sao ?

Theo giáo sư Mác-xít Gérard Dumesnil và cũng là giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp cho rằng « xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc », nôm na là một thủ đoạn « treo đầu dê bán thịt chó » mà chính bản thân ông và nhiều nhà trí thức Mác-xít Tây phương cũng bị gạt.
RFI tiếng Việt giới thiệu một số trích đoạn trong bài phỏng vấn do đồng nghiệp RFI ban Hoa ngữ thực hiện.
Bẫy lừa trí thức
RFI :Năm nay 76 tuổi, giáo sư Gérard Dumesnil hiện vẫn hoạt động trong phong trào ATTAC, một tổ chức vì hoạt động của xã hội công dân vận động đánh thuế chuyển ngân, có mặt tại 38 quốc gia. Thông thạo tiếng Quan thoại, chuyên gia chủ nghĩa Mác có một thời gian hợp tác với đại học Trung Quốc và được trọng vọng cộng tác với một số tạp chí chuyên đề kinh tế - chính trị và tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp Trung Quốc. Vì sao thất vọng ? Ông chia sẻ kinh nghiệm.
Gérard Dumesnil : Bắt đầu từ thập niên 2000, cho đến 2010 thì lần đầu tôi được mời giảng dạy trong một tháng tại đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Sau đó, tôi được mời tham dự các cuộc hội thảo, trao đổi kiến thức…
Tháng dạy học ở Phúc Đán, với sinh viên bậc tiến sĩ triết học, diễn ra rất tốt đẹp. Tuy nhiên, các cuộc hội thảo mà tôi được tham dự, phải nói là rất thất vọng. Thứ nhất là vì tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc. Thứ hai, theo nhãn quan chính trị của chế độ hiện nay đối với chủ nghĩa Mác, thì một nhà nghiên cứu Mác-xít như tôi là kẻ đáng ngờ, không đáng tin cậy. Do vậy, một thời gian sau, tôi ngưng cộng tác, không đi Trung Quốc nữa.
RFI :Trong một chương trình của đài phát thanh văn hóa France Culture, cùng với đồng nghiệp Pháp Dominique Levy, giáo sư Gérard Dumesnil có than phiền là bị phía Trung Quốc gài bẫy, đánh lừa. Đánh lừa như thế nào và với dụng ý gì ?
Gérard Dumesnil: Vâng, tôi bị họ lừa. Bởi vì lúc đầu tôi không thể nghĩ ra mưu mô của Trung Quốc. Bước thứ nhất, người của họ tiếp xúc với tôi một cách lịch sự, ca tụng các công trình nghiên cứu của tôi.
Để không làm mất thời giờ, tôi xin nêu hai trường hợp cụ thể là hai tạp chí Anh ngữ do những người Trung Quốc tự xưng là « Mác-xít » chủ biên dành cho giới độc giả trình độ hàn lâm, đại học. Hai tạp chí đó là World Review of Political Economy  Internatinal Critical Forum, cả hai đều bằng tiếng Anh. Họ mời tôi cộng tác viết bài nhất là chủ đề về « lợi ích rút ra từ những tác phẩm của Karl Marx » để tìm hiểu thế giới ngày nay. Đó cũng là chủ đề của số báo đầu tiên mà tôi viết một cách tận tâm.
Sau khi tạp chí được phát hành thì tôi thấy được đòn lừa của họ : Những bài đăng trong tạp chí, và các tác giả, được giới thiệu là « công cuộc tiếp nối tiến trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa » theo mô hình Trung Quốc. Khẳng định như vậy là trái với ý tôi. Bản thân tôi, theo chủ nghĩa Mác, chưa bao giờ tôi tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chưa hết, sau đó họ giăng một chiếc bẫy khác. Khi được mời tham gia, đóng góp tham luận các cuộc hội thảo. Một lần tôi được giải thưởng, phần thưởng « hạng nhì ». Còn « giải nhất » được trao cho một ông giáo sư gì đó và được giới thiệu là « lý thuyết gia số một của chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Quốc ».
Tôi hiểu ra là người ta lừa tôi tham gia một phong trào có chỉ đạo, có ngân sách dồi dào để tổ chức các cuộc hội thảo đó đây trên khắp thế giới, núp dưới danh nghĩa trao đổi về chủ nghĩa Mác. Nhiều đồng nghiệp của tôi ở châu Âu, châu Mỹ cũng đã tham gia một cách hứng khởi bởi vì họ nghĩ rằng chủ nghĩa Mác chưa hết thời. Có ngờ đâu, chúng tôi bị lừa phục vụ một chiến lược chính trị có tài trợ dồi dào, để biện minh, quảng cáo cho cái gọi là « Chủ nghĩa Mác theo mô hình Trung Quốc » mà tôi không tin. Do vậy, tôi nghĩ rằng tốt hơn là không nên chơi với Trung Quốc.
Nói xuôi, làm ngược
RFI:Vì sao chủ nghĩa xã hội mang nét đặc thù Trung Quốc mà Bắc Kinh quảng cáo lại không thể gọi là có liên quan đến chủ nghĩa Mác ? Đâu là điểm khác biệt cốt lõi giữa mô hình Trung Quốc và Mác-xít ?
Gérard Dumesnil : Bởi vì những lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, theo đó, Trung Quốc sẽ phát triển các lực lượng sản xuất phối hợp với tư bản chủ nghĩa lúc khởi đầu. Sau đó, Trung Quốc sẽ đạt được vị trí của một quốc gia phát triển, như Mác dự báo, điều kiện tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tôi cho đây là thuyết trò hề của Đặng Tiểu Bình. Bởi vì Trung Quốc hiện nay đang hình thành, đúng hơn là có một thành phần đang tự chuyển biến thành một giai cấp thống trị « phức hợp » : sản xuất theo phương pháp tư bản nhưng do đảng quản trị. Chính những kẻ nắm đặc quyền là những kẻ làm giàu kinh khủng rõ rệt nhất. Do vậy, tôi không tin là đến một lúc nào đó, có thể đảo ngược tiến trình « đặc quyền tóm thu đặc lợi » để lợi nhuận được chia đều, xây dựng xã hội công bằng như Karl Marx chủ trương.
Chính sách hiện nay của chế độ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng là nếu muốn thực hiện xã hội chủ nghĩa theo chủ trương Mác-xít thì phải có một cuộc cách mạng bạo lực dữ dội (lật đổ giai cấp thống trị).
Không có trường phái Mác-xít tại Trung Quốc
RFI : Đầu tháng 05/2018, chính quyền Trung Quốc tổ chức trọng thể 200 năm ngày sinh của ông tổ chủ nghĩa cộng sản. Trong dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định là Trung Quốc luôn « giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác » mà « người giữ đền » là đảng Cộng Sản Trung Quốc. Thế mà, sau khi triệt hạ được các đối thủ tiềm tàng, « tư tưởng » của chủ tịch Trung Quốc được ghi vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản và Hiến Pháp. Chưa hết, cố vấn của chủ tịch Tập Cận Bình là Vương Hỗ Ninh, cũng xuất thân từ đại học Phúc Đán, tuyên bố « tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ».
Có đúng vậy hay không và vì sao Bắc Kinh chi thật nhiều tiền để nghiên cứu Mác-xít ?
Gérard Dumesnil : Đối với tôi, đó là tuyên bố lừa đảo. Thế nào là xã hội chủ nghĩa theo Karl Marx ? Là xóa bỏ bất công, ít ra là xoa dịu được sức ép của giai cấp bóc lột. Trung Quốc của Tập Cận Bình không đi theo con đường này. Tập Cận Bình lặp đi lặp lại cái gọi là chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Tôi cũng không nghĩ là có một trường phái Mác-xít tại Trung Quốc với thực tâm cập nhật hóa, canh tân học thuyết của Karl Marx. Trái lại là đằng khác, chính quyền Trung Quốc chi ra những món tiền lớn để tuyên truyền, để lý giải cho đường lối chính trị hiện nay. Trong khi đó, tại Trung Quốc, không có một nỗ lực, một sáng kiến nào từ giới triết gia, kinh tế gia hay sử gia để canh tân tư tưởng của Mác. Những điều họ phát biểu trong các cuộc hội thảo nghe qua rất thảm hại. Thật là đáng tiếc cho Trung Quốc.
Nhân chứng sống : Sinh viên Trung Quốc
Những phân tích trên đây của chuyên gia « Mác-xít »Pháp về sự khác biệt giữa lời nói và hành động của chế độ Trung Quốc. Quan điểm của giáo sư Gérard Dumesnil phần nào được thực chứng : Bắc Kinh trấn áp mọi sáng kiến thực hành tư tưởng Mác vào đời sống.
Từ hai tháng nay, hơn 70 sinh viên Trung Quốc được đào tạo về chủ nghĩa Mác đã bị công an câu lưu, là những nhân chứng sống. Ngày 24/09, tại đại học Quảng Đông, 60 sinh viên bị bắt. Từ ngày 09 đến ngày 13/11, công an bắt thêm hơn một chục sinh viên mới tốt nghiệp cũng ở Quảng Đông và Vũ Hán. Cho đến nay, khoảng 30 người còn bị giam hoặc bị quản chế tại gia. Tội của những người trẻ này là lập hội thực hiện lý tưởng Mát-xít, giúp đỡ giai cấp công nhân tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động.

Cùng chủ đề
  • TRUNG QUỐC - XÃ HỘI

    Trung Quốc : Bắt học « Karl Marx » nhưng cấm thực hành
  • TRUNG QUỐC - TẬP CẬN BÌNH

    Tập Cận Bình và tham vọng "CNXH hiện đại Trung Hoa"
  • XÃ HỘI

    Trung Quốc : Ba trường đại học lớn tăng cường kiểm tra tư tưởng mác-xít

Sức mạnh là đây

Sức mạnh là đây

Inbox
x

Peter Nguyen

5:35 AM (3 hours ago)
to

Inline image


Inline image


Inline image

Inline image

Inline image


Sent from Yahoo Mail for iPad

Begin forwarded message:

On Friday, November 30, 2018, 4:30 PM, quoc huynh <quynh.quoc47@gmail.com> wrote:


---------- Forwarded message ---------
From: Baclieu 
Thưa Quý Vị quan tâm,
 
Nhân bài viết ''Cái gốc của người cách mạng, cội nguồi sức mạnh của
Đảng'', tôi rất đồng lòng rằng Đảng Ta MẠNH VÔ ĐỊCH, xin kể những thí
dụ sau đây:
 
1.Trong trận chiến huynh đệ tương tàn 20 năm Đảng Ta mang bộ đội từ
15 tuổi trở lên vào Miền Nam chém giết Dân Lành, phá hoại nhà cửa, ruộng
vườn của Đồng Bào ruột thịt mà chẳng bao giờ biết chạnh lòng;
 
2.Trong trận chiến cưỡng chiếm Miền Nam, Đảng Ta nhờ bộ đội Liên Sô
bắn giùm máy bay B52 của Mỹ, trong lúc đó Cán Bộ Ta ba hoa chích chòe
khoe mẽ Chiến Sĩ Lái Ta lái máy bay MIG 19 lên trời núp trong các cụm
mây, TẮT MÁY chờ B 52 bay tới thì sà xuống tiêu diệt;
 
3.Trong trận chiến huynh đệ tương tàn Đảng Ta nhờ Tàu Khựa gửi 320.000
quân sang VN ''đánh thuê'', đến nay Tàu Khựa nó khui ra, Đảng Ta chối bai
bãi;
 
4.Trong trận Điện Biên Phủ năm 1954, Đại Tướng Anh Hùng của Đảng Ta
là Võ Nguyên Giáp, đặt cái gọi là ''chỉ huy sở'' cách chiến trường hàng chục
cây số, vì sợ văng miểng, trong khi tại trận tiền thì 3 tướng Tàu Khựa điều
binh, ra lệnh binh sĩ kéo đại pháo lên các đỉnh núi quanh lòng chảo bắn trực
xạ vào 10.000 quân trú phòng Pháp-Việt. Sau này, khi cơm không lành canh
không ngọt giữa Đảng Ta với Đảng Tàu Khựa sau năm 1979, Tàu Khựa nó
khui ra, hết cãi. Cũng vì biết tỏng hành động rất ''anh hùng''của Võ Đại Tướng
nên Lê Duẫn và Lê Đức Thọ bèn đưa Võ Đại Tướng đi làm sếp cai-đẻ, nhân
gian có câu ''Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị
em'' là vậy !
 
4.Đảng Ta quá mạnh nhờ tên Hồ Quang thay vai Hồ Chí Minh làm tổng bí thư và
chủ tịch nước Miền Bắc, vì Hồ Chí Minh tức Nguyễn Tất Thành chết tại Tàu năm 1932 .
 
5.Đảng Ta quá mạnh, nên năm 1979 Đặng Tiểu Bình mang nửa triệu binh lính
đánh vào các tỉnh ranh giới Miền Bắc, dạy cho một bài học, khiến sau này Đảng
Ta quá sợ, nên Nguyễn văn Linh, Đỗ Hoạn Lợn tên Mười cùng Phạm văn Đồng
kéo nhau sang Thành Đô cúi khấu đầu nhận tội ký giấy BÁN LUÔN VN cho Tàu Khựa lúc đó là tên chuyên môn bán nội tạng tín đồ Pháp Luân Công là Giang
Trạch Dân làm tổng bí thư, mà Đồng Bào VN chờ đến năm 2020 là hai chữ VN
biến mất trên bản đồ thế giới.
 
6. Đảng Ta mạnh khủng khiếp, nên hằng năm làm lễ tưởng niệm mang ơn Lính
Tàu đã chém giết, hiếp, cướp mấy chục ngàn Đồng Bào ở biên giới. Trong lúc
đó Đảng Ta không cho phép thân nhân cúng giỗ 60.000 bộ đội hy sinh trong trận chiến dã man đó.
 
7.Đảng Ta quá mạnh nên rất dũng cảm cướp đất của Chùa, của Nhà Thờ, của
Dân mà không ai có khả năng giành lại được ;
 
8.Đảng Ta quá mạnh đến nỗi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi chầu Hồ
Chí Minh sau khi hạ thủ tên Côn An Trần Đại Quang, mà quý Nghị Gật ở quốc
hội bù nhìn đã cúi đầu đội một thằng Tàu Khựa khác tên TÔ LINH TRẠCH
69 tuổi đóng vai Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước VN.
 
Ô là là, cái Mạnh của Đảng Ta kể sao cho xiết !
 
Lê Thanh Lam
 
 
Den fre. 30. nov. 2018 kl. 14:05 skrev Hội người cao tuổi Hà Nội <hcmmenyeu@gmail.com>:

Cái gốc của người cách mạng, cội nguồn sức mạnh của Đảng

goc CM 1
Quang cảnh khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
Khoá XII. (Ảnh: TTXVN)
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, coi đó là nền tảng, là cái gốc của người cách mạng.
Người chỉ dạy: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Thấm nhuần tư tưởng đó của Người, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng vun bồi nền tảng đạo đức cách mạng, giáo dục, rèn luyện đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, mãi trường tồn cùng dân tộc.
Mẫu mực về đạo đức, lối sống - một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán
Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, với 8 điểm cần gương mẫu thực hiện, 8 điểm cần nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống, đề cập toàn diện nhưng cũng rất cụ thể, có trọng tâm trọng điểm những việc cần đề cao trách nhiệm nêu gương. Trong đó, trách nhiệm nêu gương về đạo đức, lối sống được đặt lên hàng đầu, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nội dung bản Quy định.
Đây là lần đầu tiên, trách nhiệm nêu gương được đề cập một cách thẳng thắn, trực diện đối với các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương), thể hiện rõ quan điểm: Việc nêu gương được thực hiện nhất quán từ trên xuống dưới, không có ngoại lệ.
Ngay sau khi ban hành, Quy định số 08-QĐi/TW đã được cán bộ, đảng viên, nhân dân đặc biệt quan tâm, đồng tình, đánh giá cao.
Quy định lần này nhấn mạnh trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, phải “Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng. Mẫu mực về đạo đức, lối sống. Thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành,” giữ gìn uy tín, hình ảnh tiêu biểu của người cán bộ. Đồng thời, Quy định cũng cảnh báo, kiên quyết phòng ngừa những biểu hiện suy thoái, biến chất, tiêu cực...
Cách nay 60 năm (tháng 12/1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Lực có bài viết "Đạo đức cách mạng", trong đó chỉ rõ: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”
Nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, trong rất nhiều tác phẩm, bài báo của mình về đạo đức cách mạng, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Người đã nhiều lần nhấn mạnh các đức tính: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Cán bộ mà không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Người căn dặn, làm việc phải đến đúng giờ, làm cho chóng, cho chu đáo, việc hôm nay chớ để ngày mai, “ai lười biếng tức là lừa gạt dân”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương về nếp sống thanh bạch, giản dị, tiết kiệm và luôn kêu gọi cán bộ, đảng viên đi đầu trong thực hành tiết kiệm, bởi “nhờ các công sở tiết kiệm, mà lợi cho dân rất nhiều.”
Người căn dặn cán bộ, đảng viên phải lấy chữ “liêm” làm đầu, làm việc gì cũng phải “công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn, mà kéo vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng.”
Người phân tích: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước”, “khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.”
Những tư tưởng đó của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, không ít cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu gương mẫu, có biểu hiện suy thoái, biến chất, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục, rèn luyện, đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, với tinh thần “cán bộ càng cao càng phải gương mẫu nêu gương”, qua đó củng cố và nâng cao năng lực, uy tín của Đảng, lấy lại niềm tin trong nhân dân.
goc CM 2
(Ảnh: TTXVN)
Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong
Không phải ngẫu nhiên mà hai nhiệm kỳ liên tiếp gần đây, Đảng ta đã hai lần ban hành Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI, Khóa XII) để bàn sâu về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà mấu chốt là vấn đề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Cả hai Nghị quyết quan trọng của Đảng đều thẳng thắn nhìn nhận và đề ra các nhiệm vụ giải pháp, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, những biểu “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; kiến quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh.
Lần đầu tiên tại Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Đảng ta đã chính thức đưa vấn đề đạo đức trở thành một trong bốn trụ cột của công tác xây dựng Đảng, đó là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI), Quy định 101- QĐ/TW của Ban Bí thư đã xác định 7 nội dung nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, trong đó nhấn mạnh nội dung nêu gương về đạo đức, lối sống, tác phong.
Theo đó, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu đi đầu trong thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm; đi đầu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chịu trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm tại cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Bản thân cán bộ, đảng viên phải nêu gương về đức tính khiêm tốn, giản dị, tác phong sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng, không vụ lợi, không để người thân lợi dụng quyền hạn và ảnh hưởng của mình để trục lợi.
Việc thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí thư Khóa XI và sau đó là Quy định số 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đã tạo ra những chuyển động tích cực trong thực tế. Tình trạng ăn uống, “chè chén” xa hoa lãng phí, gây phản cảm trong dư luận xã hội, nhân việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật, đón các đoàn công tác đến địa phương, cơ sở... đã giảm rõ rệt.
Nhiều địa phương, đơn vị đã đề ra các giải pháp để khắc phục hạn chế, yếu kém về tác phong, lề lối làm việc, kỷ luật lao động. Tiêu biểu như việc thực 3 xây, 3 chống của Bộ Y tế (đó là: Xây dựng tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân; Xây dựng tinh thần tự giác học tập; Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ; chống quan liêu, hách dịch; Chống tham ô, lãng phí; Chống bè phái, cục bộ); thực hiện 3 không, 3 đúng, 3 chống tại An Giang (đó là: Không phiền hà, sách nhiễu nhân dân; Không thờ ơ trước bức xúc của nhân dân; Không nhận hối lộ dưới bất cứ hình thức nào; Đúng nội quy, quy chế làm việc; Đúng quy trình, đúng hẹn; Đúng pháp luật, công tâm, khách quan; Nên vui vẻ; Nên xin lỗi khi làm sai; Nên cảm ơn khi nhân dân đóng góp; Chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương, thiếu trung thực; Chống biểu hiện tham vọng chức quyền, gia trưởng, độc đoán, trù dập; Chống đùn đẩy trách nhiệm, chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ)...
Thực hiện các quy định của Đảng, nhiều cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện các bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức công vụ gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, qua đó tạo được chuyển biến bước đầu trong nhận thức, nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ chủ chốt và người đứng đầu là tấm gương về sự khiêm tốn, giản dị, có tác phong sâu sát thực tế, gần gũi với cấp dưới, với nhân dân; thể hiện sự dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên đã đi tiên phong trong phong trào hiến đất mở đường, xây dựng trường học, nông thôn mới như tại Bạc Liêu, Nghệ An, Bình Thuận...
Những nơi nào cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu gương mẫu nêu gương, thì ở đó, phong trào thi đua tốt, kết quả công việc tốt, nhân dân yên tâm, tin tưởng.
Đặc biệt, thời gian qua việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai đồng bộ gắn liền với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh," bước đầu đã ngăn chặn được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến,” "tự chuyển hóa" trong nội bộ; phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, qua đó mỗi cán bộ, đảng viên tự liên hệ, tự soi mình để rèn luyện, phấn đấu và khắc phục, sữa chữa các hạn chế, khuyết điểm.
Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cán bộ cách mạng. Tuy nhiên, đạo đức cách mạng phải do rèn luyện kiên trì, bền bỉ hằng ngày mới có được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.”
Người cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.”
Chính vì không giữ được đạo đức cách mạng, không giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư mà không ít cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đã bị cám dỗ, sa ngã.
Có những cán bộ hàng đầu của tỉnh, đứng đầu một thành phố, hay lãnh đạo một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng giao trọng trách, nhưng đều do không giữ được liêm, chính, chí công, vô tư, không chăm lo tu dưỡng, rèn luyện, mà dẫn đến sa ngã, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Khi nền tảng, gốc rễ đã bị lung lay, khi đạo đức đã bị xem nhẹ, thì bản chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng không còn nữa, nhân dân mất niềm tin. Và chắc chắn, những cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, sớm muộn sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Đề cao trách nhiệm nêu gương về đạo đức, lối sống là một yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng cán bộ, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, qua đó củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Bởi vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong."

Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa mãi trường tồn?



Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa mãi trường tồn?

2018-11-28

  • Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa là "Nhân bản-Dân tộc-Khai phóng".
 Courtesy: Ảnh chụp màn hình youtube/Sài Gòn trước 1975
Vì sao triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa mãi trường tồn?
00:00/00:00
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vào đầu tháng 11 phát biểu trước Quốc Hội về triết lý giáo dục của Việt Nam và kêu gọi Đại biểu Quốc Hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Đài Á Châu Tự Do có cuộc trao đổi với Giáo sư Lê Xuân Khoa và Giáo sư Phạm Minh Hoàng xoay quanh vấn đề vừa nêu.

Việt Nam không có triết lý giáo dục?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tại phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11 năm 2018 nêu lên “triết lý giáo dục” của Việt Nam là “triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế”; đồng thời kêu gọi Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến cho Luật Giáo dục sửa đổi.
Trước lời phát biểu vừa nêu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Đài RFA ghi nhận ý kiến của một số chuyên gia giáo dục ở trong nước cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam không rõ ràng và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, người từng giảng dạy đại học ở Việt Nam trong 10 năm và và bị Chính quyền Hà Nội cưỡng bức đi Pháp hồi hạ tuần tháng 6 năm 2017 nói rằng lời tuyên bố về triết lý giáo dục Việt Nam của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị thiếu một yếu tố quan trọng nhất. Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhấn mạnh về yếu tố mà ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã không nhắc đến:
Câu quan trọng nhất mà ông không nói là những con người trung thành với Chủ nghĩa Xã hội, trung thành với chủ thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Phải nói rằng đó là những câu rất quan trọng. Việt Nam có những trường đại học đã được tự chủ rồi nhưng thật sự tự chủ rất là giới hạn và cũng rất là hình thức. Có thể họ cho phép được tự do trong một số môn học nào đó. Nhưng khẳng định những môn về triết lý, về khoa học xã hội, về Marx-Lenin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử Đảng vẫn phải giữ. Cho dù có cải tổ như thế nào đi chăng nữa mà vẫn duy trì trong Luật Giáo dục Việt Nam cũng như Cương lĩnh của Đảng về giáo dục và giữ ‘cái vòng kim-cô’ của Đảng là tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta sẽ không thay đổi được gì cả.”
Tôi không nghĩ rằng lãnh đạo Việt Nam sẽ dựa vào những cơ sở tiến bộ như của VNCH đã nêu ra. Hay như ông Vũ Đức Đam đặt vấn đề đi vào vấn đề ‘dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ thì tôi thấy khẩu hiệu rất hay, nhưng không chắc đã làm. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam bây giờ là nói thì hãy làm đi. Và đừng lo sợ ai sẽ làm hại gì mình hết. Nếu mình làm thì người ta sẽ chấp nhận và ủng hộ-Giáo sư Lê Xuân Khoa
Qua các cuộc trao đổi của Đài Á Châu Tự Do với giới trí thức và các chuyên gia giáo dục ở Việt Nam, không ít người cho biết họ mong muốn ngành giáo dục nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam, như Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục lên tiếng rằng ông đã từng viết bài kêu gọi Bộ Giáo Dục nên đưa ra triết lý nhân bản, dân tộc, khai phóng như của nền giáo dục thời VNCH thì mới đúng bản chất của giáo dục.

Triết lý giáo dục của VNCH

Giáo sư Lê Xuân Khoa, một chứng nhân của lịch sử giáo dục tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Giáo Dục VNCH giải thích về ba nguyên tắc của triết lý giáo dục được Hội nghị Giáo dục Toàn quốc họp bàn và đưa ra vào khỏang năm 1956, là thời điểm 1 năm sau khi Chính phủ Pháp hoàn toàn trao trả độc lập cho Chính phủ miền Nam Việt Nam:
“Nhân bản tức là nói về con người, lấy con người làm cơ sở cứu cánh. Cho nên, nền giáo dục phải chú trọng đến con người và phát triển con người toàn diện, một con người với giá trị phổ quát của nhân loại. Trong khi nói về tính cách với cơ sở nhân loại như vậy thì vẫn phải có cá tính của Việt Nam, là cá tính dân tộc. Nuôi dạy một đứa bé từ nhỏ đến lớn thành mộ trí thức thì trí thức đó có cơ sở của nhân loại và có cơ sở của Việt Nam để đóng góp vào cộng đồng nhân loại. Đó là đặc tính dân tộc. Và thứ ba là vấn đề khai phóng, chuyên về khoa học nhiều hơn. Bởi vì Việt Nam trong hòan cảnh là một quốc gia chậm tiến; hay bây giờ người ta dùng chữ đẹp đẽ hơn, gọi là quốc gia đang phát triển do đó khai phóng là mở cửa ra đón nhận tất cả những tinh hoa, đặc biệt về khoa học công nghệ thế giới, nhất là của Tây phương.
Đón nhận như vậy thì vừa có có sở nền tảng con người nhân bản, vừa có đặc tính của dân tộc Việt Nam và vừa đón nhận được khoa học tiến bộ của Tây phương thì con người như vậy là con người toàn diện.”

Giáo sư Phạm Minh Hoàng (bên trái) và Giáo sư Lê Xuân Khoa trong buổi hội luận tại văn phòng Đài RFA ngày 27/11/18.
Giáo sư Phạm Minh Hoàng (bên trái) và Giáo sư Lê Xuân Khoa trong buổi hội luận tại văn phòng Đài RFA ngày 27/11/18. RFA
Đóng góp ý kiến

Giáo sư Lê Xuân Khoa, sau ngày 30/04/1975 định cư ở Hoa Kỳ và có thời gian là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Johns Hopkins. Từ năm 2007, ông được cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về Việt Nam tham vấn một số dự án cho tiến trình phát triển quốc gia. Trả lời câu hỏi của RFA liên quan guống máy nhà nước Việt Nam có thực tâm lắng nghe cũng như cân nhắc những ý kiến đóng góp của giới nhân sĩ trí thức qua sự kêu gọi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho Luật Giáo dục sửa đổi, Giáo sư Lê Xuân Khoa nhận định:
“Các ông quản lý ở Việt Nam cứ hoảng hốt, sợ thay đổi trong khi vẫn nhìn nhận rằng nếu không thay đổi thì không được. Nhưng khi làm việc để thay đổi thì lại rụt rè. Bới vậy giới trí thức ở trong nước sáng suốt, nghĩ ra những cách để thay đổi dần dần, lấy tiêu đề về giá trị của Phan Chu Trinh, mà chính trong nước cũng phải nhìn nhận, là con đường chấn dân khí, nâng cao dân trí. Cho nên có những chuyện như Nhà xuất bản Trí Thức của Giáo sư Chu Hảo. Đấy là con đường đi từ từ để nâng cao dân trí của nhân dân theo kịp với thế giới. Nhưng họ lại ngăn cản chuyện đó. Vì thế, bàn luận về tương lai giáo dục của Việt Nam, tôi không nghĩ rằng họ sẽ dựa vào những cơ sở tiến bộ như của VNCH đã nêu ra. Hay như ông Vũ Đức Đam đặt vấn đề đi vào vấn đề ‘dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ thì tôi thấy khẩu hiệu rất hay, nhưng không chắc đã làm. Vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam bây giờ là nói thì hãy làm đi. Và đừng lo sợ ai sẽ làm hại gì mình hết. Nếu mình làm thì người ta sẽ chấp nhận và ủng hộ.”
Không có dấu hiệu lạc quan
Giáo sư Phạm Minh Hoàng khẳng định qua thời gian 17 năm sinh sống ở Việt Nam và 10 năm làm việc trong ngành giáo dục từ năm 2000 đến năm 2017, ông cảm thấy ngành giáo dục của Việt Nam sẽ không có tương lai tươi sáng cho dù giới nhân sĩ trí thức luôn tích cực trong việc đóng góp ý kiến để cải tổ ngành giáo dục hiện nay. Giáo sư Phạm Minh Hoàng lý giải:
Tôi nghĩ rằng họ chỉ kêu gọi cho có mà thôi chứ không bao giờ lắng nghe gì cả. Và tệ hại hơn nữa, họ dàn dựng ra những tổ chức mà họ điều khiển để đưa các kiến nghị theo chiều hướng của Đảng và của Nhà nước muốn. Tôi cho là ngày nào mà họ còn có những hành động, tạm gọi là ‘ma mị’ như thế thì chúng ta không thể làm được gì tốt đẹp cả-Giáo sư Phạm Minh Hoàng
“Chắc là mọi người cũng nhớ hồi năm 2013, Nhà nước kêu gọi mọi người trong xã hội Việt Nam đóng góp ý kiến trong việc sửa đổi Hiến pháp. 82 trí thức Việt Nam đã ký tên góp ý về vấn đề này. Ông Nguyễn Phú Trọn,g lúc đó làm Chủ tịch Quốc hội, bảo rằng những người đóng góp ý kiến đó là suy thoái. Tôi không hiểu vì sao họ kêu gọi và người ta đóng góp ý kiến, trong khi họ chưa nghe gì cả thì đã nói người ta suy thoái rồi? Đối với ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ có những nhận định chính thức do Nhà nước chủ động, chẳng hạn như Quốc hội hay Mặt trận Tổ quốc thì mới xứng đáng. Đâu chỉ một kiến nghị như vậy mà còn nhiều những kiến nghị khác về giáo dục, về mối trường…Tôi nghĩ rằng họ chỉ kêu gọi cho có mà thôi chứ không bao giờ lắng nghe gì cả. Và tệ hại hơn nữa, họ dàn dựng ra những tổ chức mà họ điều khiển để đưa các kiến nghị theo chiều hướng của Đảng và của Nhà nước muốn. Tôi cho là ngày nào mà họ còn có những hành động, tạm gọi là ‘ma mị’ như thế thì chúng ta không thể làm được gì tốt đẹp cả.”
Giáo sư Phạm Minh Hoàng đưa ra số liệu Việt Nam có đến 24 ngàn tiến sĩ và 6000 giáo sư, nhưng chưa có ghi nhận về Việt Nam góp phần đáng kể trong lãnh vực khoa học toàn cầu. Vị giáo sư bị Chính quyền Việt Nam trục xuất ra khỏi nước nói rằng ông thật là bi quan khi thấy Việt Nam bị xếp hạng vào danh sách cuối bảng của thế giới, chỉ trên Libya và Syria về lãnh vực giáo dục, trong bảng xếp hạng của Liên Hiệp Quốc.
Trong khi đó, Giáo sư Lê Xuân Khoa cho rằng mục tiêu của các nhà lãnh đạo Việt Nam đặt ra cần thiết phải xây dựng đại học “đẳng cấp quốc tế” và hướng đến nền giáo dục tiên tiến, mà không có những nhân vật có tầm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng như không thật sự tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu thì “thời gian không chờ đợi Việt Nam trên vũ đài thế giới”.