Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

Chuyện dài TT TRUMP !

Tiếp tục tin tức linh tinh về Trump (tưởng Trump đi nghĩ hè thì yên rồi nào ngờ vẫn không ngớt tin xấu cho Trump...)

TT Trump đối diện với nhiều thách thức cho uy quyền của ông

Tổng hợp – Sau 6 tháng cầm quyền và dù mới đây ‘bàn tay sắt’ John Kelly với chức vụ tân Đổng Lý Văn Phòng Tòa Bạch Ốc có phần nào thu xếp công việc cho ông bớt hỗn loạn, song TT Donald Trump vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức.
Trong vài tuần qua, Quốc Hội đã tiến hành vài hành động nhằm làm giảm bớt quyền hành pháp của ông, như chuyện trao bản dự thảo luật trừng phạt Nga cho ông ký, trong đó có điều khoảng giới hạn quyền giảm bớt các trừng phạt Moscow của ông.
Mới nhất là chuyện một nhóm TNS lưỡng đảng trong tuần này đã trình bày dự luật nhằm ngăn chận chuyện Giám Đốc Ủy ban Điều tra đặc biệt Robert Mueller có thể bị ông Trump bãi nhiệm.
Ngoài ra những lời nói của ông Trump, thường được thể hiện trên những cái tweets ông đánh đi, cũng có khi không có hiệu quả như mong muốn. Thí dụ rõ ràng là đã có 3 TNS Cộng Hòa thách thức ông bằng cách bỏ phiếu chống dự luật cải tổ y tế.
Những lần ông cố gây sức ép trên Twitter nhằm làm sao các nhà lập pháp hoãn lại kỳ nghỉ hè của họ và ở lại Hoa Thịnh Đốn nhằm “thanh toán cho xong chương trình Obamacare” đã bị họ lờ đi.
Lời loan báo bất ngờ của ông trên Twitter về chuyện cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội đã không những bị lưỡng đảng trong Quốc Hội phê phán mà giới quân đội cũng phớt tỉnh không tuân theo, ít nhất là cho đến thời điểm này.
Hôm thứ bảy 5/8 các nhà lập pháp của Quốc Hội Mỹ cũng đã nghỉ hè, giống như TT Trump hôm qua, bỏ lại ‘ngỗn ngang những dự án dang dở’ như dự luật thay thế Obamacare, ngân sách chi tiêu, các vấn đề về trần nợ và thậm chí ngân sách cho Bộ Quốc Phòng cũng phải đợi đến tháng 9 mới bỏ phiếu chuẩn thuận hay không.
Trần Vũ (nguồn: Washington Post, Fox News) 

Điều tra Nga can thiệp: Gọng kềm tư pháp tiến đến Nhà Trắng

mueller 1


Thẩm phán đặc biệt Robert Mueller muốn chứng tỏ quyết tâm độc lập với hành pháp.
REUTERS/Larry Downing

Tại Hoa Kỳ, nỗ lực đưa ra ánh sáng nghi án Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ diễn tiến không ngừng.
Theo New York Times, lần đầu tiên ban điều tra của thẩm phán đặc biệt Robert Mueller trực tiếp đòi Nhà Trắng cung cấp tài liệu liên quan đến cựu cố vấn an ninh Michael Flynn.
Diễn tiến mới của cuộc điều tra là phanh phui mờ ám tài chính : Michael Flynn nhận tiền của một chính phủ nước ngoài mà "đường dây mối nhợ" có thể dính đến gia đình ông Donald Trump.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier giải thích:

Trong nghi án Nga can dự vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016, một nghi án đang đầu độc nhiệm kỳ của Donald Trump, tướng Michael Flynn chỉ đóng vai trò thứ yếu. 
Nhưng sự kiện “vai phụ” lên trang nhất thời sự không bao giờ là một tín hiệu tốt.

Michael Flynn đã phải rời chức vụ cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống, 24 ngày sau khi được bổ nhiệm, khi các cuộc tiếp xúc mật với đại sứ Nga bị tiết lộ. 
Từ khi đó, người ta biết là tổng thống Donald Trump đã vướng lưới, khó mà tháo gỡ một cách an toàn về nghi án được Nga trợ lực trong cuộc bầu cử và về mối quan hệ giữa Nga và ban tham mưu của ông.

Lần này, New York Times đoán chắc là thẩm phán đặc biệt Robert Muller chú ý đến tin đồn một vụ trao tiền bí mật: người nhận là tướng Michael Flynn, kẻ đưa là chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. 
Sự kiện này xác nhận các thông tin trước đó là thẩm phán Robert Muller đã mở rộng cuộc điều tra đến các hồ sơ kinh tài và rất có thể liên can đến ông Trump và gia đình.

Trong khi tổng thống Mỹ công khai cảnh báo là không được vi phạm lằn ranh đỏ, Robert Mueller ,cựu giám đốc FBI, một nhân vật nhiều kinh nghiệm và kín đáo, tỏ ra kiên cường lèo lái theo ý mình. 

Khi đòi hỏi Nhà Trắng phải chuyển giao hồ sơ liên quan đến Michael Flynn, thẩm phán điều tra muốn chứng tỏ quyết tâm độc lập với hành pháp. 
Liệu ông Robert Mueller có dám chơi tới cùng đến mức có thể bị cách chức hay không? Đã có tin đồn như thế từ mấy tuần nay.

Tuy nhiên, để có thể cách chức thẩm phán đặc biệt, tổng thống Donald Trump phải cách chức bộ trưởng tư pháp trước. Nhưng làm như thế, chủ nhân Nhà Trắng chỉ tạo thêm nghi ngờ ông muốn cản trở pháp luật và làm công luận tin chắc là tổng thống đã phạm tội nên mới độc đoán như vậy.

Tú Anh

Ông Mueller sử dụng hai đại bồi thẩm đoàn khác nhau điều tra Nga

(Trump chạy không khỏi lưới trời đang bủa vây tứ  phía...)
WASHINGTON (USA Today) – Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang sử dụng ít nhất hai đại bồi thẩm đoàn ở Virginia và Washington D.C nhằm đẩy mạnh cuộc điều tra sâu rộng vào mối quan hệ giữa ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump và Moscow, một luật sư tham gia cuộc điều tra cho biết vào hôm thứ sáu.
Ông Mueller có thể tiếp tục sử dụng nhiều đại bồi thẩm đoàn khác nhau, đại bồi thẩm đoàn ở Hoa Thịnh Đốn bắt tay vào làm việc một tuần qua, sau đại bồi thẩm đoàn ở Alexandria, tiểu bang Virginia.
Theo các nhà phân tích, việc dùng đại bồi thẩm đoàn ở Hoa Thịnh Đốn có ý nghĩa quan trọng, có nghĩa các nhà điều tra đang điều tra hoạt động xảy ra trong phạm vi thẩm quyền tài phán.
Toán luật sư của ông Mueller đang điều tra liệu ông Trump có cản trở công lý hay không khi bất ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey vào ngày 9 tháng 5, và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn liên lạc với Đại sứ Nga Sergey Kislyak – tất cả những sự việc này đều xảy ra ở Hoa Thịnh Đốn.
Photo Courtesy: USA Today
Theo ý kiến của cựu công tố viên liên bang Patrick Cotter, việc triệu tập đại bồi thẩm đoàn ở Washington D.C cho thấy “ông Mueller đang tập trung vào nơi chứng cớ dẫn tới.”
Trong khi Tổng thống nhắc đi nhắc lại, cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ là việc “vạch lá tìm sâu” thì việc sử dụng các đại bồi thẩm đoàn là dấu hiệu rõ ràng chỉ ra cuộc điều tra do ông Mueller lãnh đạo đang được mở rộng và có thể mất thêm hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm trời. Đại bồi thẩm đoàn cho phép ông Mueller gởi trát đòi tài liệu, đòi nhân chứng ra khai tuyên thệ và chính thức cáo buộc.
Trong buổi phỏng vấn với đài Fox News vào chiều hôm qua, luật sư tư của Tổng thống – ông Jay Sekulow cho rằng, việc dùng đại bồi thẩm đoàn không có gì đáng ngạc nhiên, đây là thủ tục thường lệ. Luật sư lặp đi lặp lại, không có lý do để tin cá nhân ông Trump đang bị điều tra. “Chúng tôi không có lý do tin rằng Tổng thống đang bị điều tra,” ông Sekulow nói. 
Khi được hỏi về khả năng sa thải ông Mueller, nếu có sẽ rơi vào tay ông Phó Tổng Trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, luật sư Sekulow đáp, “Tổng thống không nghĩ đến việc sa thải ông Bob Mueller!”
Nỗ lực sa thải ông Mueller có thể gặp khó khăn nếu hai dự luật nhằm ngăn chặn việc này được Thượng viện thông qua.
Hương Giang (Theo USA Today)

TNS lưỡng đảng đề nghị dự luật bảo vệ ông Mueller khỏi bị sa thải

(rất  chí lý, nếu không thì Trump lại dỡ trò sa thải những ai đi quá sâu vào chuyện riêng tư không mấy tốt đẹp của Trump...)
Washington (New York Daily News) – Thượng viện chia rẽ sâu sắc nhưng lại có một số ít vấn đề họ rất đồng thuận, như việc bảo vệ vị trí của ông Robert Mueller chẳng hạn.
Các vị nghị sĩ lưỡng đảng vào hôm thứ 5 đã đề nghị hai dự luật nhằm bảo vệ ông Mueller – công tố viên đặc biệt đang dẫn đầu cuộc điều tra vào ban vận động tranh cử của ông Donald Trump – khỏi bị Tổng thống sa thải.
Dự luật ra đời sau vài tháng suy đoán ông Mueller có thể cũng có chung số phận như ông James Comey – cựu Giám đốc FBI bị ông Trump sa thải. Hai dự luật được trình trước Thượng viện chỉ vài giờ trước khi bản tin công tố viên đặc biệt triệu tập đại bồi thẩm đoàn cho cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ được loan ra.
Dự luật đưa ra hai biện pháp chiến lược khác nhau nhằm bảo đảm ông Trump không thể sa thải ông Mueller một cách dễ dàng.
Biện pháp đầu tiên do Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hoà – South Carolina) và Thượng nghị sĩ Cory Booker (Dân chủ – New Jersey) đề nghị, các viên chức Bộ Tư Pháp được trao nhiệm vụ sa thải ông Mueller sẽ phải ra điều trần trước uỷ ban tư pháp trước khi hành động.
Biện pháp thứ hai từ Thượng nghị sĩ Thom Tillis (Cộng hoà – North Carolina) và Chris Coons (Dân chủ – Delaware) trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện cho phép ông Mueller tranh chấp việc sa thải trước một uỷ ban gồm ba thẩm phán liên bang. Tuy nhiên, biện pháp này không nhất thiết ngăn chặn ông Trump “xử trảm” Mueller.
Photo Courtesy: New York Daily News
Hai dự luật cho thấy mối lo ngại từ lưỡng đảng rằng vị trí của ông Mueller không an toàn khi ông Trump vẫn tiếp tục chống lại cuộc điều tra, cho đây chẳng qua là hành động “Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết.” Trong khi đó, đại bồi thẩm đoàn được triệu tập cho thấy cuộc điều tra của ông Mueller đang được mở rộng hơn, sâu hơn và sẽ tiếp tục trong một vài tháng tới.
Ông Trump bất ngờ sa thải Giám đốc FBI James Comey, người ban đầu lãnh đạo cuộc điều tra, vào tháng 5. Sau đó, Tổng thống thừa nhận muốn cắt bỏ Comey để dẹp được đám mây đen cuộc điều tra Nga.
Do ông Mueller là công tố viên đặc biệt nên ông Trump không có quyền hạn trực tiếp sa thải. Quyền hành này thông thường nằm trong tay Tổng trưởng Tư pháp là ông Jeff Sessions nhưng vì Sessions tự rút khỏi cuộc điều tra Nga nên Phó Tổng trưởng Rod Rosenstein sẽ phải lãnh trách nhiệm này.
Tuy nhiên, ông Trump có thể vẫn sa thải Rosenstein hoặc gây áp lực loại bỏ Mueller. Tháng trước, Rosenstein cho hay, ông không có lý do chính đáng để ngăn công việc của ông Mueller.
Hương Giang (New York Daily News)

McMaster và Bannon cãi vã, Tướng Mattis phải can ngăn

(đúng là một gánh xiệc...)
Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis chờ đón Thủ Tướng Tunisia Youssef Chahed tại Ngũ Giác Đài ngày 10 Tháng Bảy. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
WASHINGTON DC (NV) – Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis hồi tháng trước phải can ngăn cuộc cãi vã giữa Cố Vấn An Ninh Quốc Gia HR McMaster và ông Stephen Bannon, chiến lược gia Tòa Bạch Ốc, xảy ra trong phiên họp chính sách về vấn đề Afghanistan.
Theo trang mạng TheHill, sự bất hòa giữa hai ông McMaster và Stephen Bannon không phải là điều mới mẻ. Hai người từng gấu ó nhau từ hồi Tháng Tư, khi ông McMaster được Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn an ninh quốc gia.
Không lâu sau khi nhận chức vụ, ông McMaster loại ông Bannon ra khỏi ủy ban Principals Commitee, thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Theo tường thuật của trang mạng ThePolitico, ông McMaster tin rằng ông Bannon, cựu giám đốc điều hành tờ báo mạng Breitbart có khuynh hướng cực hữu, là người đứng đằng sau những rò rĩ thông tin tiêu cực về ông.
Người ta cho rằng quan hệ giữa ông McMaster với ông Trump rất “mỏng”, mặc dù tổng thống có ý định giữ ông trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ít nhất trong thời điểm hiện tại.
Tuy quan hệ không mặn mà với hai ông Trump và Bannon, nhưng ông McMaster giành được thế liên minh với ông John Kelly, cựu bộ trưởng Nội An, người vừa được đề cử làm chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc hồi tuần trước.
Có nguồn tin cho hay, ông Kelly bảo với ông McMaster rằng ông muốn ông McMaster vẫn tiếp tục làm cố vấn an ninh quốc gia và cho phép ông muốn thay đổi nhân sự trong hội đồng ra sao tùy ý.
Theo Politico, tuần này ông McMaster cách chức ông Ezra Cohen-Watnick, phụ tá tình báo hàng đầu ở Tòa Bạch Ốc, người từng được ông Michael Flynn tuyển vào.
Ông Flynn là người tiền nhiệm của ông McMaster. (TP)

8 Người Nghe TT Trump Gọi Bạch Ốc Là Đồ Bỏ

WASHINGTON - Ít nhất 8 thành viên và nhân viên của 1 câu lạc bộ golf nghe ông Trump gọi Bạch Ốc là “đồ bỏ” nhân dịp trở lại thăm sân golf Bedminster lần đầu tiên từ khi vào Bạch Ốc làm việc.
Phóng viên Alan Shipnuck của Sports Illustrated đã giải thích “không nói sai” khi cố vấn Hope Hicks gọi điện thoại để yêu cầu nhà báo rút lại lời trích dẫn. Ông Shipnuck khẳng định 1 người thuật lại như thế – ông Shipnuck mô tả người này là vô cùng khả tín về bất cứ vấn đề nào.
Theo lời ông, trong tuần tranh giải U.S. Open (trong tháng qua), 2 hay 3 nguồn kể lại tương tự.
Ông Trump đã dùng twitter hôm Thứ Tư để cải chính – twitter phóng đi lúc 6 giờ 29 phút chiều Thứ Tư ghi “Tôi yêu mến Bạch Ốc, 1 trong những toà nhà đẹp nhất tôi chưa từng thấy – bảo rằng tôi gọi nó là đồ bỏ là hoàn toàn không đúng”.

Tân Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc muốn các phụ tá và cả TT Trump “vào nền nếp”

Ông John Kelly, giữa, xem điện thoại của mình khi đi cùng với Tổng Thống Trump tới West Virginia. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)
WASHINGTON, DC (NV) – Năm ngày sau khi nhận chức tân chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, ông John Kelly triệu tập một cuộc họp của khoảng 200 nhân viên cao cấp nơi này, trong đó ông nói thẳng ra những quy luật từ nay sẽ được thi hành trong “Cánh Tây-West Wing”, nơi ông có trách nhiệm điều hành.
Vị tướng bốn sao Thủy Quân Lục Chiến hồi hưu này cho hay ông không cần biết họ từng ở trong ủy ban tranh cử của ông Trump hay đến từ Quốc Hội hay bất cứ nơi nào khác trong giới chính trị Mỹ, theo những người tham dự kể lại.
Đối với ông, điều quan trọng nhất là họ nay đều phục vụ cho Tổng Thống và phải hành xử như người cùng một nhà, bản tin của Bloomberg cho hay.
Dựa theo nền tảng của người lính Thủy Quân Lục Chiến là “Thượng Đế, Đất Nước và Binh Chủng”, ông Kelly cho hay ông trông đợi tất cả mọi người đặt đất nước lên trên hết, sau đó là tổng thống, rồi mới tới họ và những ưu tiên của cá nhân họ.
Ông nhấn mạnh về tinh thần làm việc chăm chỉ và ông cũng nhắc nhở họ về việc không được tiết lộ bí mật. Ông nói rằng dù chỉ nói tin mật cho một người khác nghe điều gì đó tưởng là vô hại, cũng là một hành vi tội phạm, theo Bloomberg.
Ảnh hưởng của ông Kelly với Tổng Thống Trump mới đây được thấy qua bản tweet gửi ra vào khuya ngày Thứ Sáu, một điều bất thường với ông Trump, để bày tỏ sự ủng hộ với Cố Vấn An Ninh Quốc Gia H.R. McMaster, người mà Tổng Thống Trump có sự bất đồng ý kiến trong thời gian gần đây và cũng bị phía cực hữu tấn công, đòi phải giải nhiệm.
Trong tuần lễ đầu tiên tại chức, ông Kelly nhanh chóng giành quyền kiểm soát cửa vào Phòng Bầu Dục, nơi làm việc của Tổng Thống, chấm dứt tình trạng ghé vào bất chợt của các phụ tá hay bỏ đủ loại tin tức, giấy tờ lên bàn của ông Trump.
Ông Kelly ra lệnh rằng từ nay, bất cứ ai muốn gặp tổng thống phải được ông chấp thuận, Bloomberg cho hay.
Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất là ông Kelly có vẻ đang thử xem có thể phần nào kiểm soát thói quen gửi tweet của ông Trump hay không.
Tuy ông Kelly không đòi hỏi phải xem mọi bản tweet trước khi được gửi ra, Tổng Thống Trump cho thấy sẵn sàng tham khảo với chánh văn phòng của mình trước khi gửi các bản tweet có thể tạo ra rắc rối.
Một người thân cận với Tổng Thống Trump nói rằng ông Kelly trong thời gian qua đã giúp tổng thống qua việc “đưa ra cách nói khác về cùng một vấn đề,” bản tin Bloomberg cho biết.
Tuy nhiên, hầu như ai cũng nhận thấy rằng sự thành công của ông Kelly tùy thuộc vào việc ông có tiếp tục được sự hậu thuẫn của sếp mình hay không. Trước đây, ông Trump cũng từng nhiều lần cố gắng kềm hãm chính mình trong thời gian ngắn, rồi sau đó quay trở lại bản tính cũ. (V.Giang)

2 Tác Giả Thân Cận Đức Giáo Hoàng Viết Bài: Bài Bác Công Giáo Mỹ Cực Hữu Ủng Hộ Trump

Hai người thân cận với Đức Giáo Hoàng Francis đã cáo buộc những tín đồ Công Giáo người Mỹ cực bảo thủ về việc tạo ra một liên minh “thù ghét” với các tín đồ Tin Lành để hậu thuẫn Donald Trump.
Linh Mục Công Giáo Antonio Spadaro và nhà thần học Tin Lành Marcelo Figueroa đã đăng bài cùng viết trên báo La Civilta Cattolica, một tạp chí được xuất bản bởi các linh mục dòng Jesuit tại La Mã và được Vatican giám sát, mà trong đó họ tố cáo các tín đồ Công Giáo tại Hoa Kỳ vì đã hậu thuẫn cho các lập trường cực đoan của người Mỹ cánh hữu, nói rằng thế giới quan của những người Công Giáo cực đoan thì “không quá cách xa” với những kẻ thánh chiến Hồi Giáo.
Họ nêu ra trường hợp Steve Bannon, chiến lượt gia trưởng gây trnah cãi của ông Trump là người đã từng được nuôi dưỡng bởi Công Giáo, như là “một người hậu thuẫn của địa chính trị gia khải huyền” đã nỗ lực để chống lại biến đổi khí hậu và thổi bùng nỗi sợ hãi về di dân và Hồi Giáo với những nhu cầu “xây tường và thanh lọc trục xuất.”
Dù sự chỉ trích không đến trực tiếp từ Đức Giáo Hoàng Francis, cũng là một thành viên của dòng Jesuit, 2 tác giả được biết là rất thân cận với ngài và tất cả các bài viết được đăng trong tạp chí phải được chấp thuận bởi Đức Thánh Cha trước khi phổ biến.

Mỹ chính thức loan báo sẽ rút khỏi Thỏa Thuận Khí Hậu Paris

(Macron bỏ tiền tiếp rước trọng thể Trump ở Paris mong rằng có thể làm thay đổi quyết định của Trump, nào ngờ Trump coi Macron chẳng có kilo nào...)     
Tổng Thống Donald Trump nói về vai trò của Mỹ trong Thỏa Thuận Paris tại Tòa Bạch Ốc hồi Tháng Sáu 2017. (Hình: AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)
WASHINGTON, DC (NV) – Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm Thứ Sáu chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc là sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu ký kết ở Paris hồi Tháng Mười Hai năm 2015.
Đây là bước đầu tiên Mỹ phải tiến hành để rút khỏi thỏa thuận này, kể từ khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố rút ra hôm 1 Tháng Sáu.
Bộ Ngoại Giao đưa ra một thông cáo cho biết đã cho Liên Hiệp Quốc hay sẽ rút ra khỏi thỏa thuận càng sớm càng tốt. Các điều khoản của Thỏa Thuận Paris nói rằng không quốc gia nào có thể chính thức loan báo rút ra cho tới Tháng Mười Một năm 2019 và việc rút ra không thể xảy ra cho tới một năm sau đó.
Bản thông cáo của Bộ Ngoại Giao nói rằng Mỹ sẵn sàng tái thương thảo Thỏa Thuận Paris nếu có được các điều kiện thuận lợi cho doanh gia, công nhân và người trả thuế ở Mỹ.
Tổng Thống Trump, người gọi vấn đề thay đổi khí hậu là “trò bịp”, cho hay ông tính tới việc rút khỏi thỏa thuận này vì đây là điều gây hại cho kinh tế Mỹ.
Liên Hiệp Quốc vào chiều tối ngày Thứ Sáu xác nhận có nhận được thông báo từ phía Mỹ. Liên Hiệp Quốc cho hay Tổng Thư Ký António Guterres thất vọng về quyết định của chính phủ Trump, nói rằng Mỹ phải tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong vấn đề khí hậu và môi trường. (V.Giang)

Thời gian TT Trump nghỉ hè dài gần gấp đôi cựu TT Barack Obama

WP – Vào giữa tháng 8 năm 2011, doanh nhân Donald Trump đã viết trên trang mạng realDonald Trump như sau: “Barack Obama chơi golf hôm qua, giờ đây ông ta sắp nghỉ hè 10 ngày ở Martha’s Vineyard, làm việc gì mà kỳ cục thật”
Hôm thứ sáu 4/8 TT Trump lên đường đi Bedminster ở New Jersey cho kỳ nghỉ hè thật sự đầu tiên của ông kéo dài 17 ngày, nghĩa là dài gần gấp đôi lần nghỉ hè đầu tiên của cựu TT Barack Obama.
TT Trump cũng tấn công ông Obama về chuyện chơi golf cả chục lần. Khi vận động tranh cử, TT Trump tuyên bố rất quả quyết “tôi sẽ ít có dịp chơi golf, tôi sẽ không có thì giờ làm như thế, tôi cũng không đi nghỉ hè nhiều”
Photo Courtesy: AP
Nhưng nếu khảo sát lại, báo Washington Post cho là ‘thực ra ông Trump nghỉ hè khá nhiều’. Trước khi đi New Jersey hôm nay, ông Trump đã thực hiện 11 chuyến đi nghỉ ngơi, đa số về Palm Beach và New Jersey, những nơi có nhiều cơ ngơi của ông.
Vào tháng 6 năm nay, TT Trump lần đầu tiên cũng nghỉ ngơi 1 tuần lễ ở Trại David ở Maryland. Báo WP cho là ‘tính đến hết tháng 8 năm nay, TT Trump sẽ nghỉ ngơi trọn vẹn hay phần lớn tổng cộng 53 ngày khi làm Tổng Thống, so với 15 ngày của ông Obama tính đến hết tháng 8 năm 2009’
Đặc biệt ông Trump sẽ chơi golf 33 tours, gần gấp đôi con số 17 tours chơi golf của ông Obama. Báo WP nhận định như sau: “Đối với ứng cử viên Donald Trump trước đây khi ông tuyên bố ít nghỉ ngơi và ít chơi golf, thì bảng so sánh kể trên khá là đáng ngạc nhiên”
Trần Vũ

Tòa Bạch Ốc ‘vắng chủ’ 17 ngày

Tổng Thống Donald Trump lên đường đi đến Bedminster, New Jersey, để “nghỉ hè.” Đây là lần đầu tiên Tòa Bạch Ốc sẽ hoàn toàn vắng chủ suốt 17 ngày để sửa sang lại toàn bộ hệ thống máy lạnh. Tổng Thống Donald Trump bước tới chiếc Marine One rời khỏi Tòa Bạch Ốc vào ngày 4 Tháng Tám tại Washington, DC. Giới chức Tòa Bạch Ốc rời tòa nhà đi “nghỉ hè” 17 ngày. Tổng Thống Donald Trump bước tới chiếc Marine One rời Tòa Bạch Ốc đến Bedminster, New Jersey. Ông Eric Trump, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đi cùng vợ Lara tới trực thăng Marine One đang chờ đợi. Không chỉ nhân viên, mà gia đình của họ cũng rời Tòa Bạch Ốc. (Hình: Getty Images )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét