Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

KHÔNG - HẢI LỰC của THẾ-GIỚI

Hải Quân hùng hậu của Hoa Kỳ hành quân huấn luyện, chuẩn bị chiến tranh?

Ai cũng dư biết hiện nay, Hải Quân Hoa Kỳ là lực lượng vô địch, hùng mạnh nhất bỏ rất xa các lực lượng Hải quân các quốc gia khác. Hải Quân Hoa Kỳ cũng mang tính chất đa dạng trong các hoạt động và bao trùm một vùng biển rất mênh mông từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương cho đến Địa Trung Hải và vùng cực Nam Phi Châu. Hiện diện tại Âu Châu, Nhật Bản và Vịnh Ba Tư.

Hải Quân Hoa Kỳ có 288 chiến thuyền lớn, trong đó 1 phần 3 ở trong tình trạng ứng chiến. Có 11 hàng không mẫu hạm, 9 tàu tấn công thủy bộ, 22 tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 17 frigates (lớn hơn khu trục, nhưng nhỏ hơn tuần dương hạm) và 72 tiềm thủy đỉnh. Không lực của Hải Quân có 3700 phi cơ là không lực đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Không Quân Hoa Kỳ mà thôi). Về quân số, có 323 ngàn quân nhân hiện dịch và 109 ngàn nhân viên khác, đứng hàng đầu thế giới về nhân lực.

Yếu tố nào làm cho Hải Quân Mỹ đứng hàng đầu thế giới? Xin thưa đó là con số 11 chiếc hàng không mẫu hạm. Tất cả hàng không mẫu hạm của các nước khác trên thế giới cộng lại cũng chỉ có 8 chiếc (Italy 2, Nga, Tàu, Pháp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thái Lan mỗi nước chỉ có 1 chiếc). Đây là con số đang được sử dụng (in service)
Không những có nhiều hàng không mẫu hạm, mà còn kể đến tầm cỡ, khả năng mang theo các phi cơ. Ví dụ chiếc hàng không mẫu hạm đời Nimitz mang theo đến 72 phi cơ, gấp đôi số phi cơ mà các hàng không mẫu hạm lớn nhất của các nước khác có thể mang. Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ cò khả năng mang theo đủ các loại phi cơ để chiếm thế thượng phong khi cần không kích, do thám, chống tiềm thủy đỉnh hay ngay cả việc thi hành các nhiệm vụ nhân đạo, cứu trợ thiên tai.
Hải Quân Hoa Kỳ còn có một “hải đội” gồm 31 tàu thủy bộ (amphibious ships), lớn nhất thế giới. Các tàu này có khả năng vận chuyển và đổ bộ trên những bãi biển dưới áp lực của quân địch. Có 9 tàu thủy bộ được coi như mini hàng không mẫu hạm vì mang theo được cả trực thăng; chúng được trang bị với phản lực co tấn công AV-8B Harrier và tương lai còn mang theo cả oanh tạc chiến đấu cơ F-35B.   
Hải Quân Mỹ có 54 tiềm thủy đỉnh nguyên tử dùng để tấn công. Đó là sự hỗn hợp của các tiềm thủy đỉnh thuộc các thế hệ Los Angeles, Seawolf, và Virginia. 14 chiếc thế hệ Ohio là lực lượng nguyên tử chiến lược, được trang bị bằng 336 hoả tiễn Trident có đầu đạn nguyên tử. Ngoài ra còn có 4 chiếc trang bị bằng hoả tiễn Tomahawk để tấn công vào đất liền.
   
Lực lượng Xung kích số 1 gồm có hàng không mẫu hạm Carl Vinson CVN 70, Hải đoàn Khu trục hạm Desron, Khu trục hạm Wayne Meyer ĐG 108, và Phi đoàn 2 thuộc Mẫu Hạm đã bắt đầu các cuộc hành quân tuần tiểu trên biển Nam Trung Hoa.
Trước khi được đưa đến vùng hành quân, lực lượng này đã trải qua thời gian huấn luyện ở vùng đảo Guam và Hawaii để duy trì và gia tăng khả năng trực chiến cũng như hiệu quả tác chiến, Sau đó đã hành quân ở vùng biển Philippines.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson lần đầu tiên được đưa vào vùng biển Đông năm 1983 rồi lại được điều động vào vùng Tây Thái Bình Dương vào năm 2015, từng tham gia tập trận với Hải Quân và Không Quân Hoàng Gia Malaysia. Nó nằm dưới sự chỉ huy của Hạm Đội 3. Hạm đội 3 và Ham đội 7 là 2 lực lượng thuộc quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương.

Sắp hạng các Không Lực hàng đầu thế giới:

Không ai có thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ hiện nay vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên hành tinh về các phương diện, trong đó, quân lực phải nói là vô địch.
Từ sau khi nước Anh thành lập “the British Royal Flying Corps” năm 1912 sau đó sáp nhập vào Không Lực Hoàng Gia năm 1918 thì hai khái niệm “air power” và “air superiority” đã đồng lúc trở thành đồng nghĩa với các hoạt động quân sự. Nói rõ ra là sức mạnh của không lực đóng vai trò chủ yếu trong sức mạnh quân sự. Một quốc gia muốn duy trì sức mạnh trên sân khấu quốc tế thì phải có đủ khả năng phòng không và phải có một không lực tân tiến hữu hiệu có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Việc đánh giá không lực không dựa vào số đông quân nhân phục vụ trong quân chủng hay số lượng tất cả phi cơ hiện có; mà dựa vào số lượng phi cơ chiến đấu và mức độ tân tiến, hữu hiệu của Không lực đó.
Có nhiều Không Lực bắt đầu hoạt động trong các lãnh vực nhân đạo, sử dụng các vận tải cơ để đưa thực phẩm, y tế đến các vùng có thiên tai. Quân nhân không tham gia vào các hành quân chiến đấu mà chỉ đơn giản làm công tác nhân đạo. Vì thế, những Không lực như thế không được tính vào danh sách những Không lực mạnh.
Danh sách 10 nước có Không Lực mạnh là do con số những phi cơ dùng chiến đấu cao nhất.

1. Không Quân Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 3318 chiến đấu cơ trong đó có 1245 F-16 Fighting Falcons, hàng trăm F-15 Strike Eagles, gần 100 F-22 Raptors và F-35 Lightning II; Về oanh tạc cơ, có siêu pháo đài bay B-52, B-1 Lancer, B-2 Spirit là các loại tàng hình. Ngoài ra còn 30 vận tải cơ khổng lồ C-130 được võ trang với đại bác không giật 105 ly. Lực lượng vận tải cơ, thám thính, trực thăng thì không đếm nổi.
2. Không Quân Nga đứng thứ hai với 1900 chiến đấu cơ (trước đây, thời còn là Liên Bang Sô Viết, có đến 6100 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và phóng pháo cơ). Hiện nay, Nga có loại Mig-31 Mikoyan với tốc độ Mach 2.83 (1860 dặm một giờ) và có thể bay cao đến 67,600 feet; oanh tạc cơ chiến lược Tupolev TU-160 có khả năng mang theo 88,185 lbs vũ khí và bay nhanh đến 1380 dặm/giờ.
3. Không Quân Trung Cộng hàng thứ ba với 1500 phi cơ chiến dấu. Không quân Trung Cộng có 2500 phi cơ và 330 ngàn quân nhân. Họ cũng chế tạo được Shenyang J-11 bay với tốc độ Mach 2.35 và oanh tạc cơ H-6 mang được 20 ngàn lbs bom.
4. Không Quân Ấn Độ hạng thứ tư với 1080 phi cơ chiến đấu. Họ dùng phi cơ Sukhoi SU-30 chế tạo theo license của Nga.
5. Không Quân Ai Cập, thứ 5 với 900 chiến đấu cơ trong tổng số 1300 phi cơ. Họ dùng nhiều loại phi cơ do Mỹ chế tạo.
6. Không Quân Bắc Hàn đứng hàng thứ 6 với 661 chiến đấu cơ (dù là một trong các nước nghèo nhất thế giới, đứng hạng 170 tính theo lợi tức đầu người GDP). Bắc Hàn còn dùng phi cơ lỗi thời Mig-21 của Nga và Shenyang J-5 của Trung Cộng.
7. Hạng thứ 7 là Không Quân Pakistan với 502 chiến dấu cơ. Pakistan dùng cả phi cơ F-16 của Mỹ lẫn của Trung Cộng Chengdu J-7 và cả Mirage 5 của Pháp.
8. Hạng thứ 8 là Không Quân Turkey với 465 chiến đấu cơ; họ sử dụng F-16 của Mỹ.
9. Không Quân Nam Hàn đứng hàng thứ 9 với 458 phi cơ chiến đấu, dĩ nhiên họ dùng phi cơ Mỹ như F-16 Fighting Falcon, F-15 Strike Eagle, F-5 Freedom Fighter và F-4 Phantom.

10. Hạng 10 là Không Quân Đức với 423 chiến đấu cơ. Các phi cơ tiêu chuẩn là Eurofighter và Panavia Tornado

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét