Úc: Con đường độc đáo chỉ cần ‘nhìn là muốn ăn’
- Ngọc Trúc
Tại một thị trấn nhỏ ở Queensland có một con đường cực kì đặc biệt, sở dĩ đặc biệt là bởi vì đây là con đường “ăn được”.Đúng thế, chính là “ăn được”!Trên con đường này hai bên đường khắp nơi đều có trồng các loại rau củ quả hữu cơ không ô nhiễm, tươi ngon và đầy dinh dưỡng. Chỉ cần cắn một miếng thôi bạn sẽ cảm nhận được cảm giác ngọt ngào mà không có bất cứ loại trái cây đắt tiền nào sánh bằng.Bạn có thể hái một quả quýt nếu khát.Khi đói thì có thể ăn một quả chuối.Mọi người đi dạo đều có rau mang về nhà.Đúng vậy, thật sự hạnh phúc như thế đấy!Quan trọng nhất là rau củ quả ở đây “KHÔNG CẦN PHẢI TRẢ TIỀN!”Bởi vì trái cây quá đắt tiền nên họ đã biến con đường này thành một vườn trái cây
Con đường Thực phẩm Đô thành (Urban Food Street) nằm tại Buderim thuộc vùng ven biển Sunshine, Queensland; và được bắt đầu vào năm 2009.Khi đó, một quả cam ở chợ có giá từ 1,5 – 2 USD, giá cả đắt đỏ này khiến người dân cảm thấy rất không hài lòng, vì thế ông Duncan McNaught và bà Caroline Kemp sống tại đây đã quyết định tự trồng lấy đồ ăn.Ban đầu, họ chỉ muốn trồng vài cây cam trong vườn nhà cho thỏa nỗi lòng mà thôi, nhưng sau đó họ lại suy nghĩ và quyết định trồng ở cả hai bên đường, như vậy thì mọi người đều có thể hái để ăn.Và thế là ngày hôm sau, họ thực hiện ngay việc trồng cây ở hai bên đường.Ông Duncan McNaught và bà Caroline KempMọi người cùng nhau hưởng ứng phong trào trồng câyÝ tưởng này của họ cũng đã lôi kéo được những người khác nhiệt tình tham gia, chẳng bao lâu sau, càng lúc càng có nhiều người bắt tay vào làm, biến con đường này thành cả một vườn rau củ.Dần dần số lượng rau củ quả được trồng hai bên đường càng lúc càng nhiều, con đường ban đầu chỉ trồng cây cam thì nay đã được mở rộng thành một nông trường lớn với 11 nhánh đường trồng đầy các loại rau củ quả.Các loại trái cây, rau củ như chuối, quất, lựu, thanh long, dâu, dâu rừng, cà chua, cải xoăn, khoai tây, rau diếp, khoai lang, cải bắp, bạc hà, hạt tiêu, húng tây…, muốn gì là có đó.Cả một vườn rau xanh ngát……cùng với các loại trái cây.Một trong hai người khởi đầu ý tưởng này, ông Duncan McNaughty cho biết: “Vấn đề mà mọi người thường gặp phải khi nấu cơm đó là đột nhiên phát hiện ra ở nhà hết gia vị, nhưng trời tối rồi mà lái xe đi mua gia vị thì không tiện. Bây giờ thì không cần nữa, chúng tôi chỉ cần đi ra đường, cần gì thì hái cái đó.”“Như vậy vừa đỡ phải lái xe ra chợ, giảm ô nhiễm, lại vừa có thể đi bộ rèn luyện sức khỏe, một mũi tên trúng hai đích.”Đồng thời, dù bạn không muốn tự mình trồng cũng không sao cả, bạn vẫn có thể dùng rau củ quả trồng trên đường miễn phí.Người dân có thể dùng mọi loại rau củ trên đường miễn phí……và không cần tốn công đi chợ xa nữa.Bà Caroline Kemp chia sẻ rằng: “Những người không trồng cây thì sẽ cung cấp hệ thống tưới nước hoặc chia sẻ với mọi người mứt làm từ trái cây.” Thậm chí còn có những người không sống trong khu này cũng tìm đến chỉ để tham gia vào niềm vui trồng trọt.“Mỗi người đều có một cách cống hiến khác nhau.”“Suy nghĩ chung của chúng tôi chính là: chung tay và chia sẻ!”“Mỗi người đều chung tay vào làm, sau đó cùng mọi người chia sẻ thành quả lao động của mình.”Vào năm 2015, khu làng rau củ này tổng cộng thu hoạch được 900 kg chuối và 300 cái bắp cải.Người dân cùng nhau chung tay xây dựng……và chia sẻ thành quả.Mối quan hệ của mọi người hòa hợp nhờ vào con đường rau củ quả này
Ngoài việc có thể ăn rau củ quả tươi miễn phí thì tác dụng quan trọng hơn hết của con đường này là làm cho mọi người trở nên đoàn kết, hòa hợp hơn.Bà Caroline Kemp cho biết, “Mỗi buổi chiều, trẻ em trong vùng đều ra ngoài đường chơi rất vui, nào là đá banh, chơi trò chơi. Còn mọi người sẽ mang rổ ra để hái rau củ quả.”“Mọi người không còn chỉ vẫy tay chào khi gặp nhau trên đường như lúc trước nữa, bây giờ họ sẽ dừng lại trò chuyện, họ còn chọn ngày để họp mặt, mối quan hệ giữa hàng xóm với nhau cũng thân thiết hơn.”“Cảm giác này giống như mọi người đều là người một nhà.”Trẻ em nô đùa trên phốTình cảm của người dân cũng ngày càng gắn kếtMang ý tưởng thiết kế gần gũi với thiên nhiên đến cho thành phố
Xuất thân là kiến trúc sư, bà Caroline Kemp cho biết: “Thành phố ngày càng phát triển mang đến cho chúng ta rất nhiều tiện ích nhưng đồng thời cũng làm tăng không ít phiền phức, ví dụ như việc chúng ta ngày càng xa cách với thiên nhiên.”“Thế nhưng trên con đường rau củ quả của chúng tôi, mọi người chỉ cần ra ngoài là sẽ có cảm giác bước vào thiên nhiên, tràn đầy cảm giác xanh tươi, trái cây thơm ngát, khung cảnh còn đẹp hơn cả công viên mà lại còn hữu dụng nữa.”“Ngoài ra, khí hậu nơi chúng tôi ở khá nóng bức, số cây cối này cung cấp rất nhiều bóng mát cho nơi đây và mang đến nhiều tiện ích hơn để mọi người tập thể thao.”“Chúng tôi hy vọng thông qua cách làm này để thay đổi ý tưởng thiết kế thành phố trước đây, tạo nên một môi trường sống thân thiện, bảo vệ môi trường cũng như một lối sống khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe.”Quả là một môi trường sống thân thiệnTrẻ em tham gia lao động……và học hỏi.Con đường đầy rau củ quả này đã giải quyết hết những vấn đề khiến chúng ta lo lắng như thực phẩm an toàn, thành phố ô nhiễm, quan hệ hàng xóm, cuộc sống khỏe mạnh.Vì thế chúng ta cũng có thể hiểu được lý do vì sao có rất nhiều người muốn chuyển đến sống ở khu này. Ngay cả những người ở đây sau khi bán nhà cũng đều phải viết vào trong tờ rơi rằng Urban Food Street là nơi rất tuyệt. Một trang mạng giới thiệu khu phố này có đến 2 triệu lượt ghé thăm, ai nấy đều để lại bình luận rằng họ muốn đến nơi đây.Những bó rau xanh mơn mởn tươi ngonNhìn con đường này, chắc hẳn ai cũng muốn dọn đến đây sinh sống!Hiện nay, cư dân của khu phố này đang dựa trên ý tưởng về con đường rau củ này để thiết kế một hạng mục mới nhằm giúp người dân ở những nơi khác thực hiện việc cải tạo đường phố, tạo nên một khu phố tự cung tự cấp, chia sẻ thức ăn, tốt cho sức khỏe và hòa hợp thân thiết.Biết đâu được sẽ có một ngày chúng ta đều được sống ở một nơi bao quanh bởi cây cối xanh tươi, trái cây thơm ngát, tràn đày niềm vui như thế này…(Ảnh: Urban Food Street)
Ngọc Trúc
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019
Úc: Con đường độc đáo chỉ cần ‘nhìn là muốn ăn’ Ngọc Trúc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét