Sự tranh giành quyền lực trong đảng CSVN
Bài CHU TẤT TIẾN
Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2019, hầu như tất cả những chính trị gia quốc tế luôn theo dõi tình hình Việt Nam đều quan tâm đến tình trạng sức khỏe đột nhiên suy sụp nặng của Nguyễn Phú Trọng, đương kim Hoàng Đế của Việt Nam, người kiêm hai chức vụ lớn nhất và quan trọng nhất của nước: Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì sự bưng bít thông tin là chủ trương vốn có của hệ thống Đảng, nên người ta chỉ được biết rằng ngày 14 tháng 4, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Kiên Giang thì bị đột quỵ. Vì tình hình “khẩn trương,” Trọng được chuyển cấp tốc về Bệnh Viện Chợ Rẫy và từ nơi đây, lại được chuyển về Hà Nội, rồi biệt tăm, nghĩa là không còn tin tức gì khác.
Cũng vì sự bưng bít thông tin chính thức, cho nên nhiều nguồn tin không kiểm chứng khác nhau được phổ biến trên mạng. Có nguồn tin cho rằng, để chứng tỏ uy quyền của mình, không biết sợ ai, Trọng chấp nhận xuống Kiên Giang là căn cứ địa của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện do Nguyễn Thanh Nghị là con của Dũng làm Bí Thư, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền lực tối cao vào tay, Trọng đã ném “củi” là hầu hết tay chân bộ hạ của Dũng vào lò nướng, chết không kịp ngáp. Đòn này của Trọng rất cao cường, nếu xuống Kiên Giang bình an trở về thì phe Dũng coi như là hoàn toàn hàng phục, còn nếu chẳng may bị hại sao đó, thì cũng là dịp đổ tội cho phe Dũng, và rồi tìm cách nướng hết những tay chân còn lại của Dũng. Nhưng không ngờ, phe Dũng ra tay quá mạnh khiến cho Tổng Trọng lâm vào đường cụt, chấm dứt sự nghiệp trong đau đớn.
Nguồn tin khác cho rằng Tổng Trọng, khi đấu trí với phe Dũng, gặp nhiều khó khăn không lường, nên lúc gặp Thanh Nghị thì bị căng thẳng hết mức và bị xuất huyết não. Thực tế, cho đến hôm nay là bốn tuần, vẫn chưa ai rõ bệnh tình của Trọng phát sinh từ đâu, tiến triển như thế nào và sẽ kết thúc ra sao, nhưng trên hết, người thường quan tâm đến sinh hoạt chính trị của Đảng, đều cho rằng đây chỉ là một trong hàng ngàn sự kiện liên quan đến sự thanh toán lẫn nhau trong nội bộ Đảng.
Trong tất cả mọi văn kiện liên quan đến Đảng CSVN, tình đồng chí được đề cao như kim chỉ nam cho các sinh hoạt của đảng. Thực tế, các đồng chí lãnh tụ luôn tìm cách hãm hại nhau để tranh dành quyền lực vì từ quyền lực vĩ đại sinh ra quyền lợi vô biên. Từ sau khi Hồ Chí Minh lập ra chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9, 1945, có rất nhiều các vụ thủ tiêu lẫn nhau một cách thầm kín, nên không thể có một danh sách nào chính xác ghi đầy đủ tên những đồng chí bị giết, nhưng người ta có thể nhẩm tính ra hàng ngàn vụ. Điển hình là trong cuộc Đấu Tố cải cách ruộng đất, một số lớn cán bộ, bộ đội “công thần” nhưng có gia đình gốc là tư sản cũng bị giết cùng với địa chủ. Sau khi máu đã đổ đầy đường, nhân dân ta thán, khóc than vang trời, nội bộ Đảng xáo trộn dữ dội, thì HCM lại giả bộ khóc lóc, xin lỗi nhân dân, và chuộc lỗi bằng cách giết luôn các cán bộ chỉ huy vụ cải cách ruộng đất để bịt miệng. Số người chết trong cả hai đợt lên tới cả trăm ngàn người.
Trong khi đó, nhận chỉ thị của HCM, nhiều cuộc thanh trừng đã động đến các lãnh tụ cấp cao. Cái chết nổi tiếng nhất là của Trung Tướng Nguyễn Bình, nguyên Tư lệnh Khu Chiến Đông Triều, Phó Chủ Tịch Kháng Chiến Nam Bộ. Vì xung đột nguyên tắc, Nguyễn Bình được lệnh ra Bắc nhận nhiệm vụ, ông bị các đồng chí phục kích bắn chết trên đất Cam Bốt.
Một cái chết thứ hai làm xôn xao dư luận quốc tế là Đại Sứ Đinh Bá Thi, sau khi bị Mỹ tố cáo là làm gián điệp cho miền Bắc. Bị lộ bí mật, miền Bắc sai giết luôn để ngừa hậu hoạn. Dần dần, người ta phanh phui ra nhiều cái chết bí ẩn đã gây thắc mắc cho dư luận quốc tế.
1. Đại Biểu Quốc Hội Dương Bạch Mai, người từng du học Pháp và Liên Xô, chết 1964, khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội, vì phản đối kiểu trại lính Trung Cộng. Sau khi uống bia do một đại biểu khác mời, ông này lăn đùng ra, xùi bọt mép, chết, không có điều tra.
2. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, đột nhiên ói ra máu, chết năm 1967.
3. Đại Tướng Chu Văn Tấn, người từng cõng Hồ Chí Minh tại hang Pắc Bó, nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng chết vô lý năm 1984.
4. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái đang chuẩn bị thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột năm 1986.
5. Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết bất ngờ năm 1986.
6. Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Tư Lệnh chiến dịch cưỡng chiếm miền Nam chết bất ngờ trong thang máy. Sáu ngày sau khi chết, mới thấy Bộ Chính Trị thông báo và làm lễ tang. Người ta đồn rằng ông bị cận vệ nhận lệnh cấp trên, thắt cổ chết vì dám viết sách chống lại Văn Tiến Dũng, tác giả cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, nhận hết công của Cộng Sản Bắc Việt. Còn Trần Văn Trà viết cuốn Mùa Xuân Đại Thắng lại cho rằng công lớn là của Miền Nam!
7. Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch HCM, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, được báo là khi chùi súng săn bị “lạc đạn” chết năm 1987.
8. Trung Tướng Phan Bình, Cục Trưởng Cục Quân Báo, bị bắn vào đầu năm 1987.
9. Thủ Tướng Phạm Hùng chết đột ngột năm 1987 khi đang làm Thủ Tướng.
10.Thượng Tướng Công An Thi văn Tám cũng đột tử năm 2008.
11. Thượng Tướng Nguyễn Khắc Nghiên chết bất thình lình năm 2010.
12. Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Đường sắt, cũng đột ngột chết, không rõ nguyên do.
13. Tướng Công An Phạm Quý Ngọ, đang bị điều tra về tham nhũng, đột tử năm 2014.
14. Phùng Quang Thanh, từng là con hùm xám trong Đảng, cũng đã từng bị “phe ta” tung tin giả là đã chết tại Paris, rồi còn sống, về nước… nhưng cuối cùng cũng bị sa thải khỏi sinh hoạt chính trị.
15. Môt vụ nổ máy bay thập niên 1990, làm chết 13 người gồm Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó và toàn bộ tham mưu, cũng là một vụ thủ tiêu tàn nhẫn. Thân nhân của những người chết này không được phép làm tang lễ rầm rộ, mặc dù tất cả đều là tướng lãnh cao cấp.
Nhưng trên hết, cái chết của “lãnh tụ vĩ đại” Hồ, gần đây đã bị bật mí là bị thuốc độc của Lê Duẫn vì chính LD là người kiểm tra từng môn thuốc và thức ăn cho Hồ Chủ Tịch. Những ngày chót của HCM, không ai được ra vào thăm hỏi, vì HCM đã bị phe đảng LD bao vây. Điều quan trọng hơn nữa là chúc thư của HCM đã bị phe LD sửa, mãi hơn hai chục năm sau, mới bị bật mí.
Riêng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên làm Trung Đội Trưởng toán bộ đội đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam, đã hai lần suýt bị đầu độc chết, nhờ may mắn mà thoát, nhưng rồi cũng bị tước mất hết quyền bính, và để làm nhục Giáp, phe Lê Duẩn đã cử Giáp làm tướng lãnh lo đặt vòng tránh thai. Từ đó, mới có câu đồng dao rằng:
Ngày xưa, đại tướng công đồn
Ngày nay, đại tướng công l. chị em.
Vai trò người hùng Giáp càng ngày càng xuống dốc, khi thập niên 2000, chính những yếu nhân trong Đảng cho phổ biến những chi tiết mật, chứng tỏ là các trận Na Sản, Điện Biên Phủ đều do tướng Tầu chỉ huy, Giáp chỉ biết thi hành mà thôi, để làm nhục Giáp cho đến khi chết.
Trong những năm thập niên 2010 đến 2019, còn những vụ sôi nổi có tính chất quốc tế như các vụ Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh… đã làm cho quốc tế phải nhìn lại hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam như một lò Mafia Việt, trong đó các “đồng chí” tìm cách tiêu diệt nhau để tranh dành quyền lực một cách dã man, không khác gì Cộng Sản Tầu từng thanh trừng lẫn nhau hàng triệu cán bộ, đảng viên.
Thực tế đau lòng: Nước Việt Nam chúng ta sẽ còn phải chứng kiến nhiều vụ thanh trừng đẫm máu nữa cho đến khi nào dân chúng được quyền tham gia chính trị. Ngày ấy... bao giờ?
Trong những ngày đầu tháng 5 năm 2019, hầu như tất cả những chính trị gia quốc tế luôn theo dõi tình hình Việt Nam đều quan tâm đến tình trạng sức khỏe đột nhiên suy sụp nặng của Nguyễn Phú Trọng, đương kim Hoàng Đế của Việt Nam, người kiêm hai chức vụ lớn nhất và quan trọng nhất của nước: Chủ Tịch Nước và Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì sự bưng bít thông tin là chủ trương vốn có của hệ thống Đảng, nên người ta chỉ được biết rằng ngày 14 tháng 4, Nguyễn Phú Trọng đến thăm Kiên Giang thì bị đột quỵ. Vì tình hình “khẩn trương,” Trọng được chuyển cấp tốc về Bệnh Viện Chợ Rẫy và từ nơi đây, lại được chuyển về Hà Nội, rồi biệt tăm, nghĩa là không còn tin tức gì khác.
Cũng vì sự bưng bít thông tin chính thức, cho nên nhiều nguồn tin không kiểm chứng khác nhau được phổ biến trên mạng. Có nguồn tin cho rằng, để chứng tỏ uy quyền của mình, không biết sợ ai, Trọng chấp nhận xuống Kiên Giang là căn cứ địa của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện do Nguyễn Thanh Nghị là con của Dũng làm Bí Thư, mặc dù kể từ khi lên nắm quyền lực tối cao vào tay, Trọng đã ném “củi” là hầu hết tay chân bộ hạ của Dũng vào lò nướng, chết không kịp ngáp. Đòn này của Trọng rất cao cường, nếu xuống Kiên Giang bình an trở về thì phe Dũng coi như là hoàn toàn hàng phục, còn nếu chẳng may bị hại sao đó, thì cũng là dịp đổ tội cho phe Dũng, và rồi tìm cách nướng hết những tay chân còn lại của Dũng. Nhưng không ngờ, phe Dũng ra tay quá mạnh khiến cho Tổng Trọng lâm vào đường cụt, chấm dứt sự nghiệp trong đau đớn.
Nguồn tin khác cho rằng Tổng Trọng, khi đấu trí với phe Dũng, gặp nhiều khó khăn không lường, nên lúc gặp Thanh Nghị thì bị căng thẳng hết mức và bị xuất huyết não. Thực tế, cho đến hôm nay là bốn tuần, vẫn chưa ai rõ bệnh tình của Trọng phát sinh từ đâu, tiến triển như thế nào và sẽ kết thúc ra sao, nhưng trên hết, người thường quan tâm đến sinh hoạt chính trị của Đảng, đều cho rằng đây chỉ là một trong hàng ngàn sự kiện liên quan đến sự thanh toán lẫn nhau trong nội bộ Đảng.
Trong tất cả mọi văn kiện liên quan đến Đảng CSVN, tình đồng chí được đề cao như kim chỉ nam cho các sinh hoạt của đảng. Thực tế, các đồng chí lãnh tụ luôn tìm cách hãm hại nhau để tranh dành quyền lực vì từ quyền lực vĩ đại sinh ra quyền lợi vô biên. Từ sau khi Hồ Chí Minh lập ra chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2 tháng 9, 1945, có rất nhiều các vụ thủ tiêu lẫn nhau một cách thầm kín, nên không thể có một danh sách nào chính xác ghi đầy đủ tên những đồng chí bị giết, nhưng người ta có thể nhẩm tính ra hàng ngàn vụ. Điển hình là trong cuộc Đấu Tố cải cách ruộng đất, một số lớn cán bộ, bộ đội “công thần” nhưng có gia đình gốc là tư sản cũng bị giết cùng với địa chủ. Sau khi máu đã đổ đầy đường, nhân dân ta thán, khóc than vang trời, nội bộ Đảng xáo trộn dữ dội, thì HCM lại giả bộ khóc lóc, xin lỗi nhân dân, và chuộc lỗi bằng cách giết luôn các cán bộ chỉ huy vụ cải cách ruộng đất để bịt miệng. Số người chết trong cả hai đợt lên tới cả trăm ngàn người.
Trong khi đó, nhận chỉ thị của HCM, nhiều cuộc thanh trừng đã động đến các lãnh tụ cấp cao. Cái chết nổi tiếng nhất là của Trung Tướng Nguyễn Bình, nguyên Tư lệnh Khu Chiến Đông Triều, Phó Chủ Tịch Kháng Chiến Nam Bộ. Vì xung đột nguyên tắc, Nguyễn Bình được lệnh ra Bắc nhận nhiệm vụ, ông bị các đồng chí phục kích bắn chết trên đất Cam Bốt.
Một cái chết thứ hai làm xôn xao dư luận quốc tế là Đại Sứ Đinh Bá Thi, sau khi bị Mỹ tố cáo là làm gián điệp cho miền Bắc. Bị lộ bí mật, miền Bắc sai giết luôn để ngừa hậu hoạn. Dần dần, người ta phanh phui ra nhiều cái chết bí ẩn đã gây thắc mắc cho dư luận quốc tế.
1. Đại Biểu Quốc Hội Dương Bạch Mai, người từng du học Pháp và Liên Xô, chết 1964, khi uống ly bia giữa 2 phiên họp Quốc Hội, vì phản đối kiểu trại lính Trung Cộng. Sau khi uống bia do một đại biểu khác mời, ông này lăn đùng ra, xùi bọt mép, chết, không có điều tra.
2. Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam, kiêm Chính Ủy Quân Giải Phóng Miền Nam, đột nhiên ói ra máu, chết năm 1967.
3. Đại Tướng Chu Văn Tấn, người từng cõng Hồ Chí Minh tại hang Pắc Bó, nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng chết vô lý năm 1984.
4. Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái đang chuẩn bị thay thế Văn Tiến Dũng thì chết đột ngột năm 1986.
5. Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Viện Trưởng Học Viện Quân Sự Cao Cấp, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Phó Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam, chết bất ngờ năm 1986.
6. Thượng tướng Trần Văn Trà, Tổng Tư Lệnh chiến dịch cưỡng chiếm miền Nam chết bất ngờ trong thang máy. Sáu ngày sau khi chết, mới thấy Bộ Chính Trị thông báo và làm lễ tang. Người ta đồn rằng ông bị cận vệ nhận lệnh cấp trên, thắt cổ chết vì dám viết sách chống lại Văn Tiến Dũng, tác giả cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, nhận hết công của Cộng Sản Bắc Việt. Còn Trần Văn Trà viết cuốn Mùa Xuân Đại Thắng lại cho rằng công lớn là của Miền Nam!
7. Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Chủ Nhiệm Tổng Cục Hậu Cần, Phó Tư Lệnh Chiến Dịch HCM, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải, tên thật là Phan Đình Dinh, em ruột của Lê Đức Thọ, được báo là khi chùi súng săn bị “lạc đạn” chết năm 1987.
8. Trung Tướng Phan Bình, Cục Trưởng Cục Quân Báo, bị bắn vào đầu năm 1987.
9. Thủ Tướng Phạm Hùng chết đột ngột năm 1987 khi đang làm Thủ Tướng.
10.Thượng Tướng Công An Thi văn Tám cũng đột tử năm 2008.
11. Thượng Tướng Nguyễn Khắc Nghiên chết bất thình lình năm 2010.
12. Nguyễn Hữu Thắng, Cục trưởng Đường sắt, cũng đột ngột chết, không rõ nguyên do.
13. Tướng Công An Phạm Quý Ngọ, đang bị điều tra về tham nhũng, đột tử năm 2014.
14. Phùng Quang Thanh, từng là con hùm xám trong Đảng, cũng đã từng bị “phe ta” tung tin giả là đã chết tại Paris, rồi còn sống, về nước… nhưng cuối cùng cũng bị sa thải khỏi sinh hoạt chính trị.
15. Môt vụ nổ máy bay thập niên 1990, làm chết 13 người gồm Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó và toàn bộ tham mưu, cũng là một vụ thủ tiêu tàn nhẫn. Thân nhân của những người chết này không được phép làm tang lễ rầm rộ, mặc dù tất cả đều là tướng lãnh cao cấp.
Nhưng trên hết, cái chết của “lãnh tụ vĩ đại” Hồ, gần đây đã bị bật mí là bị thuốc độc của Lê Duẫn vì chính LD là người kiểm tra từng môn thuốc và thức ăn cho Hồ Chủ Tịch. Những ngày chót của HCM, không ai được ra vào thăm hỏi, vì HCM đã bị phe đảng LD bao vây. Điều quan trọng hơn nữa là chúc thư của HCM đã bị phe LD sửa, mãi hơn hai chục năm sau, mới bị bật mí.
Riêng Võ Nguyên Giáp, người đầu tiên làm Trung Đội Trưởng toán bộ đội đầu tiên của Cộng Sản Việt Nam, đã hai lần suýt bị đầu độc chết, nhờ may mắn mà thoát, nhưng rồi cũng bị tước mất hết quyền bính, và để làm nhục Giáp, phe Lê Duẩn đã cử Giáp làm tướng lãnh lo đặt vòng tránh thai. Từ đó, mới có câu đồng dao rằng:
Ngày xưa, đại tướng công đồn
Ngày nay, đại tướng công l. chị em.
Vai trò người hùng Giáp càng ngày càng xuống dốc, khi thập niên 2000, chính những yếu nhân trong Đảng cho phổ biến những chi tiết mật, chứng tỏ là các trận Na Sản, Điện Biên Phủ đều do tướng Tầu chỉ huy, Giáp chỉ biết thi hành mà thôi, để làm nhục Giáp cho đến khi chết.
Trong những năm thập niên 2010 đến 2019, còn những vụ sôi nổi có tính chất quốc tế như các vụ Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh… đã làm cho quốc tế phải nhìn lại hệ thống Đảng Cộng Sản Việt Nam như một lò Mafia Việt, trong đó các “đồng chí” tìm cách tiêu diệt nhau để tranh dành quyền lực một cách dã man, không khác gì Cộng Sản Tầu từng thanh trừng lẫn nhau hàng triệu cán bộ, đảng viên.
Thực tế đau lòng: Nước Việt Nam chúng ta sẽ còn phải chứng kiến nhiều vụ thanh trừng đẫm máu nữa cho đến khi nào dân chúng được quyền tham gia chính trị. Ngày ấy... bao giờ?
Từ khóa tìm kiếm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét