Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

Tài liệu về THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

 Tài liệu về THUYỀN NHÂN VIỆT NAM
 
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 

Người tị nạn Việt Nam trên một con thuyền nhỏ
Bốn mẹ con người tị nạn vừa được đưa lên tàu chở dầu Wabash
Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng gần một triệu người người Việt  người Hoa vượt biên khỏi Việt Nambằng đường biển bắt đầu sau chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 (năm diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam  chiến tranh biên giới phía Bắc) và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980[1]. Đến năm 1999 vẫn còn một vài người Việt cùng người Trung Quốc vượt biển đến Hồng Kông để kiếm tiền dễ hơn[2] trong khi nhiều trại ở Đông Nam Á vẫn chưa giải quyết xong những người ứ đọng. Cuối cùng, Indonesia đóng cửa trại tị nạn ở Galang năm 1996;[3] Thái Lan năm 1997;[4] Philippines năm 1997,[5] Hồng Kông năm 2000.[6] Năm 2001, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc chính thức dẹp bỏ trại tỵ nạn cuối cùng đặt tại Malaysia, chấm dứt 21 năm Cao ủy Tỵ nạn hợp tác ở nước này để giúp người tị nạn đến từ Việt Nam.[7]
Tuy xuất phát tại Việt Nam nhưng 3/4 số người vượt biên lại là người Hoa chứ không phải người Việt. Theo một thống kê, 2/3 trong số nửa triệu thuyền nhân là người gốc Hoa.[8] Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.[9] Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa[8].

Bối cảnh và động lực

Di tản tháng 4 năm 1975 được hiểu là hành động rời khỏi Việt Nam theo cách chính thống và có tổ chức. Khi ấy, nhiều đợt rời khỏi Việt Nam của các nhân viên, gia đình các đại sứ quán và công ty nước ngoài được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh tổ chức. Bắt đầu từ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford đã chính thức ra lệnh khởi động chương trình "Frequent Wind" để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Hoa Kỳ và một số người Việt đã từng cộng tác hay có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa để rời khỏi Việt Nam.

Cùng thời điểm này, nhiều người Việt ở miền Nam cũng đã quyết định di tản theo chương trình trên nhưng có thể bằng phương tiện riêng, họ di tản do sợ cảnh "tắm máu" và trả thù của đối phương (viễn cảnh này vốn được Mỹ tuyên truyền rất nhiều trong chiến tranh và có nhiều người Việt tin theo). Chương trình di tản "Frequent Wind" trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3 giờ 30 chiều ngày 29 tháng 4 đến đúng 21 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975 - khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của Sở Tùy viên Quốc phòng (Defence Attachés Offfice, DAO) của Hoa Kỳ bị Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho phá nổ. Tuy nhiên, không có cuộc tắm máu nào xảy ra trong thực tế.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có rất nhiều người từ Campuchia, Lào - nhưng đông nhất là từ Việt Nam - đã tìm cách vượt biên bằng thuyền sang các nước khác. Tại Việt Nam, cuộc cải tạo công thương nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp, hàng trăm ngàn quân nhân chế độ Sài Gòn đi học tập cải tạo, chính sách đề phòng và cách ly của Việt Nam đối với Hoa kiều do căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc, các hoạt động phá hoại của FULRO... đã gây ra nhiều xáo trộn. Tại Campuchia, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ đã giết hại hàng trăm ngàn Việt kiều sống tại đây và cho quân tấn công vào Việt Nam, ở phía Bắc quân Trung Quốc cũng tấn công vào các tỉnh biên giới, chiến tranh nổ ra khiến nhiều người Việt và Hoa kiều tìm cách vượt biên để tránh chiến tranh. Năm 1978-1980 (thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam  chiến tranh biên giới phía Bắc là 3 năm có số người vượt biên nhiều nhất.
Số liệu thuyền nhân Việt Nam
cập bến và ghi danh
theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc
NămSố lượng
1975[10]378
1976[10]5.247
1977[10]15.690
1978[11]>62.000
1979[12]211.518
1980[13]75.823

Một em bé tại trại tị nạn ở Malaysia
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn thuyền nhân và các nguồn khác, tác giả Nguyễn Văn Canh cho rằng một số nguyên nhân sau đây có thể là nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam chấp nhận tình trạng vượt biên ồ ạt, bao gồm:[14]
  1. Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải dùng tiền để mua vé ra nước ngoài
  2. Chính phủ quốc hữu hóa tài sản của tầng lớp tư sản và người Hoa.
  3. Thành phần xã hội chống đối hoặc không tin cậy được sẽ tự rời khỏi Việt Nam như trường hợp Hoa kiều(trong bối cảnh Việt Nam đang có chiến tranh với Trung Quốc). Theo một thống kê, 2/3 trong số hơn nửa triệu thuyền nhân xuất phát từ Việt Nam là Hoa kiều.[8]
  4. Gây áp lực chính trị với khối ASEAN.
  5. Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi lời hứa viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973.
  6. Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước.
  7. Chấp nhận một việc đã rồi, vì lực lượng hải quân nhỏ bé của Việt Nam không thể kiểm soát được hết 1.200 km duyên hải.
Theo Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) thì trong khoảng thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995 có 796.310 người từ Việt Nam tị nạn bằng đường biển.[11] Cũng theo số liệu của tổ chức này, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người từ Đông Dương vượt biên bằng đường biển hoặc đường bộ (tính cả người Campuchia)[15] Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người từ Việt Nam và Campuchia tới tá túc trên đảo Galang. Tuy tới từ Việt Nam, nhưng theo thống kê thì 2/3 số người vượt biên là người gốc Hoa chứ không phải là người Việt.[8]
Theo quan điểm của chính quyền Việt Nam thì việc vượt biên là do các thế lực đế quốc thù địch với Việt Nam (ngầm chỉ Mỹ và Trung Quốc) muốn phá hoại làm suy yếu đất nước, hòng mở cuộc gây hấn với Việt Nam. Âm mưu này theo Việt Nam cùng khuôn mẫu với cuộc di cư vào Nam năm 1954 do CIA tuyên truyền khiến hơn 800.000 người rời miền Bắc. Hà Nội cũng cho rằng thế lực thù địch với họ cũng lợi dụng tình trạng vượt biên để tìm cách đưa người, tiền bạc và vũ khí về Việt Nam để tài trợ các tổ chức chống lại chính quyền.[16]
Sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua" (xuất bản năm 1979) nói về việc Trung Quốc đã sử dụng tuyên truyền để kích động người Hoa rời bỏ Việt Nam hàng loạt, nhằm làm suy yếu Việt Nam từ bên trong[17]
"...bằng những thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, dọa nạt, Trung Quốc đã gây nên trong quần chúng người Hoa đang làm ăn yên ổn ở Việt Nam một tâm trạng hoang mang, lo sợ chiến tranh sắp nổ ra, một tâm lý nghi ngờ, thậm chí thù ghét người Việt Nam, khiến họ ồ ạt rời khỏi Việt Nam... Chỉ trong mấy tháng đầu, 170.000 người Hoa đã rời Việt Nam. Cái gọi là vấn đề “nạn kiều” chỉ là một sự cưỡng bức người Hoa ở Việt Nam ồ ạt di cư mà thủ phạm chính là giới cầm quyền Bắc Kinh, nhằm gây xáo trộn về chính trị, xã hội, kinh tế ở Việt Nam, đồng thời kích động dư luận Trung Quốc, chuẩn bị sẵn sàng “đạo quân thứ năm” cho việc tiến hành xâm lược Việt Nam trong bước sau...

Nhà cầm quyền Trung Quốc giương cao chiêu bài “nhân quyền” của tổng thống Mỹ Carter, lợi dụng vấn đề người Việt Nam đi ra nước ngoài làm một vũ khí mới để chống Việt Nam. Những người Việt Nam đi ra nước ngoài phần lớn là những nhà buôn gốc Hoa giàu có và những sĩ quan trước đây sống nhờ Mỹ và chế độ bù nhìn, những người Hoa do Bắc Kinh dụ dỗ, cưỡng ép ra đi; một số những người trước đây sống trong xã hội tiêu thụ kiểu Mỹ và nay không chịu nổi những khó khăn do cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và sự phá hoại của bọn bành trướng Bắc Kinh gây ra... Từ tháng 1 năm 1979, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố cho phép những người có nguyện vọng ra nước ngoài được xuất cảnh hợp pháp sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Các cơ quan Việt Nam đã cùng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn thỏa thuận một chương trình 7 điểm được công bố ngày 30 tháng 5 năm 1979, nhằm tạo điều kiện cho những người nói trên ra đi một cách có trật tự và an toàn. Song Bắc Kinh  Washington đều huy động bộ máy tuyên truyền khổng lồ và mọi phương tiện chính trị, kinh tế, tài chính của họ, lợi dụng khía cạnh nhân đạo của vấn đề để bóp mép sự thật, dụ dỗ người Việt tìm cách vượt biên bất hợp pháp rồi bỏ mặc họ trên biển để cáo buộc rằng Việt Nam “xuất cảng nạn dân”, nhằm phát động một chiến dịch quy mô chống Việt Nam.
Nhận định của Hà Nội được các nhà quan sát phương Tây công nhận. Nhà văn đoạt giải Nobel Gabriel Garcia Marquez đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 7/1979 mô tả[18]:
Trong khoảng thời gian này, chiến dịch truyền thông chống lại Việt Nam đã đạt tới tầm cỡ một scandal thế giới, dựa trên giả thuyết rằng chính phủ Việt Nam đã trục xuất kẻ thù của họ và buộc họ lên những chiếc thuyền đánh cá nguy hiểm. Thực ra, Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về những cuộc ra đi có sắp xếp, nhưng một trong những điều kiện của Liên Hiệp Quốc là yêu cầu visa cư trú ở nước nhập cảnh và đây là một giải pháp quan liêu trong tình thế cấp bách vào lúc đó.

Nhiều khó khăn lớn và cấp bách vẫn tồn tại với người Việt Nam, bất chấp mọi nỗ lực, sự kiên nhẫn và hy sinh của họ. Sự thật là đất nước thiếu nguồn lực để có thể giải quyết một thảm họa lớn và nhiều vấn đề như vậy. Chiến dịch Phượng Hoàng của CIA đã sát hại của miền Nam nhiều nhân tài và thay thế bằng một bộ máy tham nhũng của chế độ Sài Gòn. Hơn nữa, tổng thống lúc đó, Gerald Ford, đã không thực hiện lời hứa của nước Mỹ đưa ra trong các thỏa thuận Paris năm 1973 là bồi thường chiến tranh cho Việt Nam hơn 3 tỷ USD trong vòng hơn 5 năm. Chưa kể chính quyền Jimmy Carter cản trở những nỗ lực của Việt Nam nhằm nhận được cứu trợ của quốc tế.

Đó là thực tế thường ngày mà Việt Nam phải đối mặt vào tháng 8 năm 1979. Trong khi báo chí phương Tây luôn kêu ca về số phận của những người di tản, tôi thấy rằng nỗi lo lớn nhất của người Việt Nam không phải là các vấn đề về người vượt biên, mà là nguy cơ một cuộc chiến tranh mới với Trung Quốc. Đó là nỗi ám ảnh quốc gia, đến mức thấm nhiễm vào cuộc sống hằng ngày của người dân. Tại sân bay ở Hà Nội, nhiều chuyến bay thường lệ đã bị hoãn lại vài giờ vì bầu trời tràn ngập máy bay MiG diễn tập. Xe đạp và trâu phải nhường đường cho xe tăng. Ở những khu vui chơi vào ngày chủ nhật, giữa đám trẻ con, chim sơn ca và mùi hương hoa, một thế hệ thanh niên đã cảm nhận được tình trạng báo động chiến tranh khẩn cấp.
Việt Nam đã hơn một lần là nạn nhân của những mưu đồ quốc tế thâm độc. Chính phủ Việt Nam không trục xuất ai cả, nhưng ở thời điểm đó, người ta đã hiểu khác đi
Brance Grant đã viết:
"Số người bỏ Việt Nam ra đi tăng vọt trong sáu tháng đầu năm 1979. Trong năm 1978-1979, tuyệt đại đa số người vượt biên là người Hoa... “Phong trào rời khỏi Việt Nam" là không thể nào chặn lại được, bởi nó bị thúc đẩy vì tin đồn, sự khiếp sợ và sự tuyên truyền ngày càng hiểm độc về chiến tranh giữa Bắc Kinh với Hà Nội. Một khi đã bắt đầu, phong trào tự nó tiếp tục phát triển nhanh chóng... Khi Trung Hoa công bố ngày 26/5/1978 rằng họ đang đưa tàu biển đến Việt Nam để đón “các Hoa kiều nạn nhân”, thì khoảng 250.000 người Hoa ở Chợ Lớn đã đăng ký xin đi. 

Nhưng sau đó, Trung Quốc lại không đưa tàu đến nữa (để gây áp lực với Việt Nam)... Đó chẳng phải chuyện đùa, tiếp theo các cuộc tấn công của quân Khmer Đỏ và Trung Quốc, nổi lên tâm lý chống Trung Quốc trên khắp nước. Ra đi bằng con đường chính thức (do chính phủ Việt Nam cấp phép) thì sẽ chậm và kéo dài nhiều tháng, tàu Trung Quốc thì không tới nữa, nỗi sợ cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam làm người Hoa muốn ra đi ngay, và thế là họ sẵn sàng chịu mạo hiểm để tìm cách vượt biên bất hợp pháp... Những người chết khi vượt biên lại được Trung Quốc và Mỹ lấy làm cái cớ để buộc tội chính phủ Việt Nam đã "phạm tội diệt chủng" đối với người Hoa"'[19]

Vấn đề Hoa kiều tại Việt Nam sau năm 1975

Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường.[20]
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, các căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với 2 quần đảo Hoàng Sa  Trường Sa khiến chính phủ Việt Nam e ngại về nhóm người Hoa đông đảo đang sống ở Việt Nam, nhất là khi nhóm này nắm giữ vị thế rất lớn về kinh tế ở miền Nam. Vấn đề người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ công khai treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong khu Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của họ.
Tháng 1 năm 1976, chính phủ Việt Nam ra lệnh cho người Hoa ở miền Nam phải đăng ký quốc tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng ký lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục đăng ký là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường học của người Hoa.

Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.[21]
Năm 1977, Hoa kiều vẫn tiếp tục kiểm soát nền kinh tế miền Nam, lạm phát 80% cùng với vấn đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của chính phủ Trung Quốc, kèm theo đó là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột tại biên giới với Campuchia. Trong lúc đó, người Hoa ở Chợ Lớn lại tổ chức biểu tình đòi giữquốc tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát từ Trung Quốc.

Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của các thương gia giàu có bị hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn.
Nhà văn đoạt giải Nobel Gabriel Garcia Marquez đã đến thăm Việt Nam vào giữa tháng 7/1979 mô tả:[18]
Tình hình ở thành phố Hồ Chí Minh lúc đó, cũng như trên toàn miền Nam sau thống nhất, rất hỗn loạn. Số Hoa kiều, khoảng trên 1 triệu người, đều trong tâm trạng hoảng sợ bởi vì mối đe dọa về một cuộc chiến tranh với Trung Quốc... Những vấn đề chính trị do Mỹ tạo ra càng làm vấn đề thêm rối rắm và việc tìm giải pháp cho thuyền nhân Việt Nam lúc đó là không thể.
Làn sóng di tản bắt đầu vào tháng 4 năm 1975 khi Mỹ kết thúc sự hiện diện tại Việt Nam và bỏ mặc đồng minh. Quân đội và lực lượng cảnh sát chế độ cũ, những điệp viên và đao phủ, cũng như những kẻ giết người trong chiến dịch Phượng Hoàng, đã chạy khỏi đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đối mặt sau giải phỏng không phải những tội phạm chiến tranh mà là lực lượng tư sản của miền Nam. Phần lớn lực lượng này là Hoa kiều. Trong số 1,5 triệu người Hoa sinh sống ở Việt Nam trong chiến tranh, hơn 1 triệu người tập trung ở Chợ Lớn. Đó là một vùng riêng của chủ nghĩa tư bản giàu có giữa một trong những đất nước nghèo khổ nhất thế giới, với mọi hoạt động tiêu pha chỉ diễn ra về đêm và ở mọi trò giải trí. Tại đây có những sòng bạc, ổ thuốc phiện, các nhà thổ - sau giải phóng thì tất cả đều bị cấm.
Đến tháng 3 năm 1978, gần như mọi trao đổi vàng và ngoại tệ ở Việt Nam đều nằm ở quận Babylonic - tức vùng Chợ Lớn, và chính phủ cuối cùng quyết định chấm dứt sự vô lý này. Đầu năm 1978, quân đội và công an đã phá hủy một số lượng lớn mạng lưới đầu cơ tích trữ và nhà nước nắm giữ buôn bán lương thực. Không quyết định khởi tố nào được đưa ra nhằm chống lại những kẻ đầu cơ, thay vào đó chính quyền trả tiền cho số hàng của họ.
Mặc dù thế, nhiều người vẫn muốn trốn đi và việc người Hoa bị xem là tư sản, là Trung Quốc, càng dễ tạo điều kiện thuận lợi cho những kẻ thù của Việt Nam xuyên tạc hiểm độc, nguyên nhân là vì vấn đề giai cấp và không cùng giống nòi. Đến cuối năm 1978, 20.000 người đã di tản. Cuối cùng, chiến tranh với Trung Quốc vào tháng 2 năm 1979 nổ ra, sự thôi thúc ra đi đã trở thành cơn hoảng sợ.
Ở biên giới, tình hình còn căng thẳng hơn. Người Việt Nam cho rằng 160.000 người Trung Quốc sống tại đây đã băng qua biên giới trước cuộc xâm lăng của lính Trung Quốc, và rằng nhiều người đã xâm nhập trở lại Việt Nam nhằm lấy tin tức. Lo sợ mỗi người Hoa là một gián điệp, người Việt Nam đẩy họ ra xa mình...
Việt Nam đã hơn một lần là nạn nhân của những mưu đồ quốc tế thâm độc. Chính phủ Việt Nam không trục xuất ai cả, nhưng ở thời điểm đó, người ta đã hiểu khác đi
Đến năm 1982, người Hoa ở miền Nam đã vượt biên qua đường biển, đường bộ để đi qua nước thứ ba. Theo một thống kê, 2/3 trong số nửa triệu thuyền nhân xuất phát từ Việt Nam là người gốc Hoa.[8] Cộng thêm vào đó là khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.[9]
Đến năm 1989, số người gốc Hoa tại Việt Nam đã giảm từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000. Người gốc Hoa không còn kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và các phong tục, ngôn ngữ gốc Hoa của họ đã mất đi phần lớn. Đây là một ngoại lệ hiếm hoi so với những nước khác: người gốc Hoa đã gần như bị đồng hóabởi người Việt. Mặc dù số đông người Việt có thể phản đối hành vi của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng không ai nghĩ đến việc trả thù gia đình thương gia gốc Hoa.[8]

Tổ chức vượt biên

Người vượt biên có bốn cách ra đi:[22]
  1. Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế.
  2. Mua bãi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lý vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng.
  3. Đi bán chính thức, tức mua vé từ giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp lại văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương.
  4.  
  5. Đi đăng ký chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn phòng đăng ký ở Sài Gòn. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đình và 12 lạng vàng để mua vé và trang trải chi phí đi lại. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu chở khách cỡ lớn, chứa được cả ngàn người, rời bến Bạch Đằng  Sài Gòn và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt vòng kiểm tra.
Dù có cách ra đi "chính thức" trên tàu lớn tương đối an toàn, người vượt biên vẫn có thể gặp rủi ro. Con tàu Hải Hồng chở 2.500 người là một thí dụ. Tàu này rời Việt Nam vào tháng 11 năm 1978 đến được Malaysia nhưng không được cập bến nên phải đi tiếp 45 ngày trên biển.[23] Những con tàu khác theo sau như tàu Huey Fong(3.318 người) đến Hồng Kông; tàu Tung An (2.300 người) đến Philippines, tàu Skyluck (3251 người) ghé Philippines rồi đến Hồng Kông,[24] tàu Seng Choeng (1.433 người) đến Hồng Kông.[25] Theo nhận xét quốc tế thì những chuyến tàu vượt biên chính thức này là một dạng xuất cảnh lấy lời với sự toa rập của Hoa kiều và nhà chức trách Việt Nam.[24]

Nói chung những người tìm cách vượt biên thường phải chấp nhận rủi ro nếu muốn vượt biên chui. Một số người có tàu đánh cá hoặc có thể tổ chức cướp được tàu, ghe đã tổ chức móc nối nhiều người vượt biên ở quanh vùng và cả ở thành phố. Họ thường phải chuẩn bị thực phẩm, thuốc men và nhất là nước uống một cách kín đáo để đem lên tàu lúc thuận tiện. Khi đón người lên tàu tại "bãi" họ rời bến, nếu họ "mua" được nhân viên canh phòng thì việc tập kết tại bãi và rời bến được an toàn hơn. Chi phí ra đi tuỳ theo địa phương, phương tiện vượt biên - phương tiện càng lớn được cho càng an toàn thì chi phí càng cao - và người tổ chức đã có uy tín đã từng thành công thì giá càng cao thường từ 2 cây vàng cho tới cả 10 cây vàng một người lớn. Người ta ưu tiên cho tài công, người có bản đồ hàng hải, bác sĩ và người biết tiếng nước ngoài đi cùng cũng có khi ưu tiên cho con em cán bộ giữ bến bãi đi cùng.

Rủi ro

Số liệu thuyền nhân
đến Thái Lan bị
hải tặc tấn công
[26]
NămTỷ lệ
198177%
198265%
198356%
Thuyền nhân Việt Nam được nhân viên tàu USS Fox phát nước uống
Người tổ chức vượt biên và người vượt biên trái phép thường gặp nhiều rủi ro:
  • Bị lừa: do việc tổ chức vượt biên bị pháp luật cấm, nếu bị lộ sẽ bị bắt giữ nên mọi người chỉ dám bàn bạc lén lút và khi bị lừa cũng không dám lộ chuyện bị lừa vì sợ ở tù, vì vậy một số người đã tổ chức lừa đảo lấy tiền, vàng. Họ thường không đón khách đã hẹn và đã lấy tiền, hoặc mật báo để công an đến bắt giữ người vượt biên tại bãi.[cần dẫn nguồn]
  • Bị lộ: việc rủ người có tiền đi theo dễ làm lộ chuyện, cũng như khâu chuẩn bị nhiên liệu, thực phẩm, máy nổ dự phòng, thuê tài công hoặc bị lộ vì tuần phòng hoặc khi ra cửa biển.
  • Bị bão, bị chết máy, bị đi lạc, bị hải tặc Thái Lan cướp, hãm hiếp, quăng xuống biển, chết vì đói khát, bệnh tật. Trong một số trường hợp có người buộc phải ăn thịt người chết do tàu bị hết lương thực.[27]
  • Cuộc sống thiếu thốn, bệnh tật, nhất là sốt rét ở các trại tị nạn, điển hình là ở Malaysia.[28]
Một số thuyền nhân được các tàu khác (trong số đó có Hải quân Mỹ) cứu vớt; một số khác đến được các đảo trong biển Đông xung quanh Việt Nam; một số bị thiệt mạng trên biển, nhiều người bị hải tặc cướp bóc trước khi được cứu trợ. Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc đã thiết lập một số trại tị nạn ở những nước lân cận và đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1981, một phần là vì những hoạt động này. Đã có những tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ đến những thuyền nhân bị thiệt mạng trong các cuộc vượt biên, như ở Pulau Bidong(Malaysia), Pulau Galang (Indonesia).[29]
Hai thập kỷ sau khi những người tị nạn Việt Nam đầu tiên được đưa từ Hồng Kông đến một trung tâm tiếp nhận tại Hampshire, Anh, 27.000 người cộng đồng người Việt ở đây rơi vào cuộc sống khủng hoảng, chủ yếu là người nghèo nông thôn phía Bắc. Một cuộc điều tra của nhật báo Anh The Independent cho biết hơn 50% người lớn thất nghiệp và nhiều gia đình sống trong cảnh nghèo đói kinh niên. Ít nhất 400 người Việt Nam tại Luân Đônđược điều trị nghiện heroin hoặc crack cocaine, bệnh tâm thần bao gồm tâm thần phân liệt và trầm cảm ở gấp đôi mức trung bình. Vấn nạn nghiện ma tuý đã có mầm mống từ thời họ còn ở các trại tị nạn ở Hồng Kông. Cảnh sát đang quan tâm đến sự tham gia ngày càng tăng của nam giới trẻ Việt Nam trong vấn đề tội phạm có tổ chức. Các dịch vụ hỗ trợ được đánh giá là thiếu trầm trọng. Giám đốc điều hành của Hội đồng người tị nạn ở Anh cho biết: "Những người tị nạn Việt Nam đến đây đã bị phản bội. Chúng tôi đã đề nghị đưa họ đến đây và họ đã bị bỏ rơi." Nhiều người tị nạn đã chuyển sang làm tội phạm vì những khó khăn ngôn ngữ và thiếu các kỹ năng liên quan làm cho họ gần như thất nghiệp.[30]
Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh, thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris trong hội thảo liên quan đến chiến tranh Việt Nam tại Đại học Brown (Mỹ) cho rằng:
Đó (chuyện người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài) là chuyện rất đáng tiếc. Về nguyên nhân thì thứ nhất là trong suốt thời gian chiến tranh, quân đội, các nhà chức trách Mỹ cũng như chính quyền Sài Gòn qua mấy đời tổng thống đều tuyên truyền nếu Việt Cộng về sẽ có nạn tắm máu. Sau 30.4.1975 nhiều người đã lo lắng chuyện “tắm máu” vì vậy việc đầu tiên họ tính là ra đi. Có mấy loại người ra đi: người thuộc chính quyền cũ, những người thấy làm ăn không thuận lợi, người giàu có và sau là những người sợ ""tắm máu"". Có một số người nữa thấy kinh tế Việt Nam đã nghèo lại còn bị chiến tranh tàn phá nên cũng kiếm đường ra đi. Một lý do nữa, chúng tôi chiến trận thì biết nhưng làm kinh tế chưa nắm được tình hình, chưa làm tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân nên họ bỏ ra đi. Nguyên nhân cuối cùng là việc thống nhất đất nước qua con đường chiến tranh thì đã làm tốt nhưng việc tranh thủ lòng người thì chưa làm tốt, chưa thực hiện hòa hợp tốt. Tôi cũng bổ sung thêm: Dù nguyên nhân gì và những người ra đi khỏi Việt Nam như thế nào, chúng tôi luôn luôn coi họ thuộc dân tộc Việt Nam và luôn luôn sẵn sàng mở cửa để ai về thăm, ai về nước, ai liên lạc lại, cả ba mức đó chúng tôi đều chấp nhận, mở cửa rộng rãi.[31]

Cứu trợ

Vì chuyến vượt biển đầy nguy hiểm làm xúc động nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")[32][33] vận động việc cứu giúp.

Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảoPulau Bidong, Malaysia.[34] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức  Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.[35][36]

 Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ[36] trong khi đó ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàuJean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân.[37] Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II[38] ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.[39][40]
Trong thập niên 1980-1990, Indonesia đã tiếp đón hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển.[41]

Các trại tị nạn ở Đông Nam Á

Phân bố thuyền nhân Việt Nam
tỵ nạn ở các nước tạm cư
[11]
Quốc giasố lượng %
Malaysia254.49532
Hồng Kông195.83324,6
Indonesia121.70815,3
Thái Lan117.32114,7
Philippines51.7226,5
Singapore32.4574,1
Nhật Bản11.0711,4
Macao7.1280,9
Nam Hàn1.348
Các nước khác3.227

Trại Whitehead ở Hương Cảng
Một số vùng có đông người vượt biên đã được Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập trại tị nạn để cho người tị nạn tạm trú trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.
  • Hồng Kông: tất cả trại đóng cửa năm 2000[42], Achau, Argyle Street, Chimawan, Green Island, Heilingchau, High Island, Shek Kong, White Head, Tuen Mun (trại mở), Pillar Point (trại mở).
  • Indonesia: đảo Galang, Kuku.
  • Malaysia: Bidong (Pulau Bidong),[43] Sungei Besi.
  • Philippines: Bataan, Palawan.
  • Thái Lan: Banthad, Leam Sing, Phanat Nikhom,[44] Sikiw, Site 1, Site 2, Songkhla.[43]

Từ chối nhập cư

Sau 1992, những người nhập cảnh trái phép vào nước Úc được xếp dạng di dân bất hợp pháp và đều bị giam trong các trại giam di dân theo một tu chính của Đạo luật Di trú 1985. Dư luận Úc có nhiều thay đổi trong thời gian dài về vấn đề thuyền nhân. Cuối thập niên 1970, có 20-32% không muốn ai được ở lại. Đến năm 1993, con số này tăng lên 44%, với 46% ủng hộ việc giam giữ bắt buộc những người nhập cảnh trái phép. Năm 2001, 71% đồng ý chính sách giam giữ trong thời gian xét đơn tị nạn. Đến giữa năm 2011, hơn 100 người Việt Nam vẫn còn bị giam trong các trại này.[45]
Có 109.000 người rút cuộc phải trở về Việt Nam vì không được nước nào nhận đi định cư. Đối với Hoa Kỳ thì những người xuất phát từ miền Bắc Việt Nam vốn không có liên hệ gì với chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì không được nhập cư.[11] Đa số người bị gửi về là từ miền Bắc vì không đạt tiêu chuẩn tỵ nạn. Theo ký kết giữa Việt Nam cùng các nước trong vùng và UNHCR thì mỗi người về được cấp 240 USD và chính quyền Việt Nam hứa sẽ không ngược đãi họ.[46]
Quy chế tỵ nạn cho người Việt vượt biên chấm dứt năm 2005 khi Malaysia ép hồi hương nhóm thuyền nhân cuối cùng trong trại.[47]
Ngày 17 tháng 4 năm 2015, một tờ báo Úc nói tàu hải quân Úc đã chặn 1 thuyền chở 50 người trên vùng biển gần Việt Nam. Úc đã trao trả 50 người này cho phía Việt Nam. Chính phủ Úc từ chối bình luận về tin này[48]

Kỷ niệm

Bia tưởng niệm

  


Một chiếc thuyền vượt biển của thuyền nhân, được Cap Anamur cứu vớt tháng 4 năm 1984, được đem về đặt tại Troisdorf, làm đài kỷ niệm năm 2007

Bia bằng đồng tri ân nước định cư và kỷ niệm thuyền nhân, dựng ở Hamburg, Đức năm 2009

Đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tại Brisbane, Queensland. Úc
Vào năm 2005, ba mươi năm sau khi cuộc Chiến tranh Việt Nam kết thúc và đợt sóng người Việt tị nạn đầu tiên bỏ nước ra đi bằng thuyền, một số người trong cộng đồng người Việt hải ngoại tổ chức dựng bia tưởng niệm thuyền nhân tại hai địa điểm quan trọng trên chặng hành trình của nhiều thuyền nhân. Tại Pulau Bidong (tháng 3 năm 2005) thuộc Malaysia  Galang trên đảo Batam, thuộc Indonesia, hai nơi tạm trú của người tị nạn trong khi chờ đợi giấy phép tái định cư tại một nước thứ ba họ cho dựng hai tấm bia với dòng chữ song ngữ Việt-Anh:
Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm Tự do (1975-1996). Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.[29].
Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2005 thì bia ở Galang bị phá dỡ. Vào tháng 11 thì bia ở Bidong cũng bị dỡ đi. Hai hành động này của chính quyền Malaysia và Indonesia được cho là do áp lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam vì bất bình với câu văn trên bia.[49][50]
Vì những nguy hiểm và không ít người thiệt mạng trên hành trình vượt biển khỏi Việt Nam, một phong trào nổi lên tại hoải ngoại dựng bia tưởng niệm diễn ra số địa điểm khác. Trong số đó có:
  1. Thị xã Grand-Saconnex, Thụy Sĩ (tháng 2 năm 2006)[51]
  2. Thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ (tháng 2 năm 2006)[52]
  3. Liège, Bỉ (tháng 7 năm 2006)[53]
  4. Hamburg, Đức (tháng 10 năm 2006)[54]
  5. Troisdorf, Đức (tháng 5 năm 2007)[55][56]
  6. Footscray (công viên Jensen Reserve thuộc Melbourne), Úc (tháng 6 năm 2008)[57]
  7. Bagneux, Pháp (tháng 11 năm 2008) [58][59]
  8. Westminster, California (tháng 4 năm 2009)[60][61][62]
  9. Cảng Landungsbruecken (Hamburg), Đức (tháng 9 năm 2009).[63][64]
  10. Đảo Galang, Indonesia (đã bị phá huỷ)
  11. Đảo Bidong, Malaysia
  12. Washington, Hoa Kỳ.
  13. Genève, Thuỵ Sĩ
  14. Pháp: Bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée (12 tháng 9 năm 2010).[65] Tượng đài này có bốn mục đích: 1) Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam 2) Tri ân nước Pháp 3) Ghi ơn bậc phụ huynh 4) Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt. Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đình Lâm thực hiện.[66]
  15. Bỉ: Parc du Foyer Européen, Rue de la Traversière, Saint-Josse-ten-Noode (2 Tháng Mười, 2010)[67]
  16. Bankstown, NSW, Úc (tháng 11 năm 2011) ở Saigon Place.[68] Đây là bức tượng bằng đồngnặng hơn ba tấn do điêu khắc gia Terrence Plowright thực hiện.
  17. Năm 2011 chính quyền địa phương Tarempa thuộc quần đảo Anambas, Indonesia đã khởi công trên đảo Kuku xây tượng đài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam với dòng chữ "In Memory of the Refugees Who Died in Anambas, Indonesia, 1979-1986." Dự án sẽ khánh thành năm 2012.[69]
  18. Brisbane, Queensland, Úc (2 tháng 12 năm 2012) trong công viên Captain Burke, do Phillip Piperides thực hiện.[70]
  19. Perth, Western Australia, Úc (1 tháng 11 năm 2013) trong công viên Wade Street Reserve. Tượng đài cao 5,5 mét của điêu khắc gia Coral Lowry.[71]

Ngày kỷ niệm ở Westminster

Ngày 12 tháng 8 năm 2009 Hội đồng thành phố Westminster, CA, thông qua nghị quyết 4257 công nhận ngày thứ bảy cuối cùng mỗi tháng 4 sẽ là "Ngày Thuyền nhân Việt Nam".[72]

Các Viện bảo tàng

 Sydney, Úc, tại Viện Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc (Australian National Maritime Museum) hiện lưu trữ một số hiện vật của con thuyền Tự do do một gia đình thuyền nhân Việt Nam đi chuyến hải hành vượt biên hơn 6.000 km từ Việt Nam để cập bến ở Darwin (Úc) năm 1977. Con thuyền này được chính phủ Úc mua lại năm 1990 đem trùng tu và trưng bày ở bảo tàng viện.[73]
Thành phố Rennes, vùng Bretagne ở Pháp vào Tháng Tư năm 2010 đã mở cuộc triển lãm một số di vật và hình ảnh thu thập được về hành trình vượt biên của người ị nạn Việt Nam trong đó có một con thuyền chở 86 người đang trôi trên biển.[74]
Cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương ở California đã thành lập Viện Bảo tàng Người Việt  San Jose, California. Cơ quan đó đang thu thập và lưu trữ nhiều hiện vật và tài liệu về Thuyền nhân Việt Nam.
Tại Morong, Bataan, Philippines năm 2013 chính quyền địa phương lập nhà Bảo tàng Thuyền nhân (Boat People Museum). Nơi đây một thời là trại tạm trú và cơ sở chuyển tiếp cho 400.000 người tỵ nạn Đông Dương, đa số là người Việt trên đường đi định cư ở Tây phương từ năm 1980 đến 1994. Nhà bảo tàng này đã thu thập nhiều hiện vật trong đó có một con thuyền gỗ và đã dựng lại một số công trình như chùa, nhà thờ  thánh thấtmà người tỵ nạn dựng lên ở đây trong khi chờ đợi định cư.[75][76] Ngày 4 Tháng Tám, 2016 Tổ chức Văn khố Việt Nam hoàn tất việc trùng tu nghĩa trang năm nghìn mét vuông của người Việt, trồng lại bia, xây lại cổng và nhà nguyện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét