Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

PHÂN TÍCH và THẨM ĐỊNH HIẾN PHÁP ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM 1956

PHÂN TÍCH và THẨM ĐỊNH HIẾN PHÁP ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA VIỆT NAM 1956

Bùi Như Hùng
2010
- chữ màu nâu là nguyên văn của Hiến Pháp
 - chữ màu xanh và nghiêng là lời Thẩm Định của Bùi Như Hùng
    
 MỤC LỤC  
A
 NHẬP ĐỀ
PHẦN I :  PHÂN TÍCH  HIẾN PHÁP
Ă Ý NGHĨA
ÂMINH ĐỊNH LẬP TRƯỜNG VÊ ĐẤT NƯỚC
BMINH ĐỊNH VÊ CHỦ QUYỀN NGƯỜI CÔNG DÂN
CMINH ĐỊNH VÊ TÍNH CÁCH TỔNG THỐNG CHẾ
DTINH THẦN QUỐC GIA DÂN TỘC
 D1Căn Bản
 D2Bổn Phận Công Dân
ĐTỔNG THỐNG CHẾ
 Đ1Căn Bản Tổng Thống Chế
 Đ2Đặc Quyền của Tổng Thống
EQUỐC HỘI
 E1Căn bản
 E2Đặc Quyền Quốc Hội
 E3Tinh Thần
ÊTƯ PHÁP
 Ê1Căn Bản
 Ê2Đặc quyền Tư Pháp
GĐẶC BIỆT PHÁP VIỆN
 G1Căn Bản
 G2Đặc Quyền Tối Thượng
HTRỌNG TÂM KINH TẾ
 H1Căn Bản: Thành phần hội đồng bao quát
 H2Tinh Thần
ICHÍNH NGHĨA
KSỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
PHẦN II :  THẨM ĐỊNH  HIẾN PHÁP
LĐẶT TRỌNG TÂM VÀO QUỐC HỘI
MTÍNH CHẤT TÍN NGƯỠNG DÂN TỘC
 M1Căn Bản
 M2Công Bằng và Tự do tín ngưỡng
NVĂN MINH NHÂN BẢN
OKẾT LUẬN
   
 
Xin bấm vào đây>>>
NGUYÊN VĂN của HIẾN PHÁP

A.] NHẬP ĐỀ :

 
Trong bài PHÂN TÍCH và THẨM ĐỊNH nầy
toàn bộ Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956 được phân tích từng điều, từng đoạn, có khi từng chữ, rồi tổng hợp ý hướng của Hiến Pháp trong một tinh thần trong sáng và xây dựng để độc giả có căn bản suy tư về một bản văn bất hủ được khai sinh ra trong một bối cảnh vô cùng đặc biệt và trong một thời kỳ lịch sử trọng đại của quốc gia Việt Nam.
 
Chúng tôi nhận thấy rằng chưa có một Hiến Pháp nào trên thế giới đạt được 2 khía cạnh: Tiên tiến và Bảo vệ Truyền thống Dân tộc trong mục đích phát triển toàn diện con người như Hiến Pháp VNCH 1956.
Dư luận chung của nhiều người nghiên cứu về thể chế Việt Nam Cộng Hòa đều cho rằng ông Ngô Đình Nhu là kiến trúc sư của Hiến Pháp VNCH 1956.
Cũng đúng thôi, vì nếu xét cho đến rốt ráo của cơ chế căn bản của nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam thì ông Ngô Đình Nhu, trong tác phong, hành động và tư tưởng qua các tác phẩm siêu việt của ông [CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM] thì Hiến Pháp VNCH 1956 là sự gởi gắm cho hậu thế một văn bản bất hủ của một bậc tài danh đã từng tốt nghiệp École Nationale des Chartres tại Paris và ông đã từng trông coi thư viện tại VN.
Từng hàng, từng chữ của HpVNCH1956 nói lên niềm tự hào dân tộc và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Đây là bằng cớ hùng hồn của lòng ái quốc của quí vị lãnh đạo thời Đệ Nhất VNCH.
Có nhiều bình luận gia danh tiếng chỉ trích nặng nề HpVNCH1956 vì tuy họ có kiến thức sâu rộng nhưng lại bị các tài liệu xảo trá và ngụy tạo dùng để xuyên tạc bôi nhọ "nhà Ngô" [tỉ như HQ401 Chứng cớ Tội Ác Phao vu của CIABăng Đảng của Ngô Đình Nhu ...] mà họ đã có những lời phê bình thiên lệch, hoàn toàn sai quấy và lố bịch.
Tất cả những lời phê bình của tất cả những nhà báo, luật gia, chính trị gia Việt Nam sau ngày 1 tháng 11 - 1963 đều bị ảnh hưởng của những tài liệu giả mạo của CIA vô luân, đã trơ trẽn vu cáo chính thể NĐD cho nên những tài liệu phê bình đó dù ít dù nhiều cũng đăng tải định kiến thiên lệch cho nên không có giá trị gì nhiều.
Trong những thập niên 50, rồi 60 đến 70, người ta tin ở tài liệu của CIA như con chiên tin vào Thánh Kinh, chính phủ Hoa Kỳ dựa vào các tài liệu của CIA và dùng làm  kim chỉ nam cho các quyết định của họ (cho mãi đến sau nầy, CIA mới lòi chành cái bộ mặt tận cùng đê tiện và gian trá,  thì nước VN đã lãnh đủ mọi hậu quả rùng rợn).
Những phê bình gia đó dù tài giỏi (như GS Thạc Sĩ Nguyễn Văn Bông, về Luật Pháp thì không ai giỏi hơn GS Bông) cũng không có đủ khả năng về Hiến Pháp bằng một người đã tốt nghiệp École Nationale des Chartres: chính ở cái điểm nầy mà tôi đã suy nghĩ và viết ra sự Thẩm Định của mình về Hiến Pháp VNCH 1956nền tảng của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.
 
PHẦN  I
PHÂN TÍCH HIẾN PHÁP

Ă.] Ý NGHIÃ :

Chưa có một bản văn nào minh định rõ ràng tinh thần dân tộc Việt Nam bất khuất như LỜI MỞ ĐẦU của Hiến Pháp với hoài vọng bao la trong một tương lai huy hoàng của đất nước:
Sự tươi đẹp nhất của LỜI MỞ ĐẦU là đã nêu ra 2 yếu tố
lịch sử đấu tranh oai hùng của tổ tiên 
ý chí quật cường của toàn dân
do đó mà tác giả của LỜI MỞ ĐẦU phát biểu sự  Tin tưởng vào tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam với ý chí và niềm tin mãnh liệt vào quốc gia dân tộc (chứ không muốn ăn bám vào đế quốc dù đỏ dù xanh).

Cái hoài vọng và chủ trương của nhà lãnh đạo ái quốc của đệ Nhất VNCH là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.

Thật là tươi đẹp ! với chú tâm  xây dựng một nền văn minh và nhân bản

và Mục đích chính và cũng là mục đích tối hậu là bảo vệ phát triển con người toàn diện chứ không phải để phục vụ cho một chủ nghĩa, hay cho nhiệm vụ thế giới đại đồng hoặc tôn thờ một đấng thần linh của bất cứ một tín ngưỡng nào cả.

Càng đọc càng suy nghĩ càng thấy tính chất siêu việt của nhà Lập Hiến: đây là một Tuyên Ngôn trước Quốc Dân vừa thoát ách thống trị của thực dân ác ôn và nhất là vừa thoát khỏi áp lực rùng rợn chặt đầu mổ bụng của Cờ Máu Việt Minh.

 

LỜI MỞ ĐẦU

Tin tưởng vào tương lai huy hoàng bất diệt của Quốc gia và Dân tộc Việt Nam mà lịch sử tranh đấu oai hùng của tổ tiên và ý chí quật cường của toàn dân đảm bảo;
Tin tưởng ở sự trường tồn của nền văn minh Việt Nam, căn cứ trên nền tảng duy linh mà toàn dân đều có nhiệm vụ phát huy ;
Tin tưởng ở giá trị siêu việt của con người mà sự phát triển tự do, điều hòa và đầy đủ trongcương vị cá nhân cũng như trong đời sống tập thể phải là mục đích của mọi hoạt động Quốc gia ;
Chúng tôi, Dân biểu Quốc hội Lập hiến :
Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan;
Nguyện vọng ấy là :
Củng cố Độc lập chống mọi hình thức xâm lăng thống trị :
Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân tộc;
Xây dựng dân chủ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cho toàn dân trong sự tôn trọng nhân vị ;
Ý thức rằng quyền hưởng tự do chỉ được bảo toàn khi năng lực phục tùng lý trí và đạo đức, khi nền an ninh tập thể được bảo vệ và những quyền chính đáng của con người được tôn trọng ;
Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hòa thành sứ mạng trước đấng Tạo Hóa và trước nhân loại là xây dựng một nền văn minh và nhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện.
Sau khi thảo luận, chấp thuận bản Hiến pháp sau đây :
Chủ đích dân tộc độc lập, cương quyết chống xâm lăng là định kiến của các nhà lập hiến lúc bấy giờ, mà suy tư của họ đã được diễn đạt thật hào hùng và quyết liệt trong niềm tự hào nơi chính dân tộc Việt Nam.
(về 3 chữ đấng Tạo Hóa xin xem mục Tính chất Hữu thần của Tín ngưỡng Dân tộc ở phần M .] dưới đây).
 

Â.] MINH ĐỊNH LẬP TRƯỜNG về ĐẤT NƯỚC:

Sự minh định vô cùng rõ ràng Việt Nam Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân
và cũng minh định  từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan ;
 

THIÊN THỨ NHẤT

Điều khoản Căn bản

Điều 1. – Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
 

B.] MINH ĐỊNH về CHỦ QUYỀN của CÔNG DÂN:

Sự minh định như sau
Điều 2. – Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Quyền hạng và ý nghĩa của Hành pháp và lập pháp rất rõ:
Điều 3. – Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử.
Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hòa.
 
C.] MINH ĐỊNH TÍNH CÁCH TỔNG THỐNG CHẾ:
Tổng thống lãnh đạo Quốc dân.
Sự nêu rõ Tổng thống lãnh đạo Quốc dân là minh định Tổng Thống Chế. Sự lãnh đạo nầy là tượng trưng Quốc Gia Dân Tộc mà không thêm một quyền hạn đặc biệt gì. Quyền hạn của Tổng tống được minh định bởi các điều khoản sau đó từ điều 30 đến điều 46).
Một vài nhà phê bình nông cạn vội cho rằng Tổng thống lãnh đạo Quốc dân là như phía Cờ Máu Hiến pháp 1992 của Hà Nội xác định “Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.   
"Đảng Cộng sảnlà danh từ riêng, cho nên khi qui định Đảng Cộng sản Việt Nam,... là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là áp bức nhân dân phải tuân thủ mọi quyết định của Đảng Cộng Sản.
HpVNCH1956 không hề đưa ra tên tuổi của một cá nhân hay đòan thể nào để lãnh đạo quốc dân thì là rất hợp pháp ở nơi tính chất uyên nguyên của nó. [phê bình cho rằng chính ông Nhu cố tình thiên vị giành quyền lãnh đạo cho TT Diệm là sai, sự lãnh đạo nầy có hiệu lực với tất cả các vị Tổng Thống tương lai]
Nếu HpVNCH1956 ghi rằng TT Ngô Đình Diệm hay Đảng Cần Lao lãnh đạo Quốc dân thì khi đó mới chỉ trích được, và Việt gian mới có cơ sở để xác minh sự so sánh với Hiến pháp Hà Nội.
Tỉ dụ như Điều Lệ của một hội đoàn ghi là "ông Chủ Tịch đại diện Hội đoàn trong mọi trường hợp" thì có gì là độc tài đâu? có gì là lạm quyền ? có gì là thiên vị.
Do sự suy tư nông cạn và thiên lệch mà một vài tên cán bộ tuyên truyền đen đã vu cáo HpVNCH1956 là chủ trương độc tài (qui hết quyền hạn về cho Tổng Thống).
 

D.] TINH THẦN QUỐC GIA DÂN TỘC:

Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã nói lên sự suy tư lo lắng sâu xa
Điều 4. – Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự do, Dân chủ, chính thể cộng hòa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.
Điều 5. – Mọi người dân không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi, và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.
Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.
Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ.
Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.
Ưu tư sâu xa của nhà Lập hiến ở vấn đềnhân cách, đó là đối đầu hẳn với chủ nghĩa vô luân của Cờ Máu
Điều 6. – Người dân có những nhiệm vụ đối với tổ quốc, với đồng bào, mục đích là để thực hiện sự phát triển điều hòa và đầy đủ nhân cách của mọi người.
Điều 7. – Những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức đều trái với các nguyên tắc ghi trong Hiếp pháp.
Hơn thế nữa nhà Lập hiến đã minh định lập trường của Nước Việt Nam đối với Quốc tế, dưới 2 khía cạnh: chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân dộc. 
Điều 8. – Nước Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận những nguyên tắc quốc tế pháp không trái với sự thực hiện chủ quyền Quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc.
Quốc gia cố gắng góp phần xây dựng và bảo vệ nền an ninh và hòa bình quốc tế cùng duy trì và phát triển sự liên lạc thân hữu giữa các dân tộc trên căn bản tự do và bình đẳng.
 

D1.] Căn Bản

Từ điều 9 đến điều 28 là gồm 20 điều minh định quyền Công Dân vô cùng súc tích: từ quyền tư hữu, tín ngưỡng cho đến mọi thứ tự do trong đời sống riêng tư và trong xã hội.

THIÊN THỨ HAI:

Quyền lợi và nhiệm vụ người Dân

Điều 9. – Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do, và an toàn.
Điều 10. – Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Trừ trường hợp phạm phá quả tang, chỉ có thể bắt giam khi có câu phiếu của cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp và theo hình thức luật định. Theo thể thức luật định của các bị can về tội đại hình hoặc tiểu hình có quyền lựa chọn hoặc yêu cầu chỉ định người biện minh cho mình.
Điều 11. – Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
Điều 12. – Đời tư, gia đình, nhà cửa, phẩm giá, và thanh danh của mọi người dân phải được tôn trọng.
Tánh cách riêng tư của thư tín không thể bị xâm phạm, trừ khi có lịnh của Tòa án hoặc khi cần bảo vệ an ninh công cộng hay duy trì trật tự chung.
Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những sự đe dọa hoặc xâm phạm trái phép.
Điều 13. – Mọi người dân có quyền tự do đi lại và cư ngụ trên lãnh thổ Quốc gia, ngoại trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm vì duyên cớ vệ sinh hay an ninh công cộng.
Mọi ngươi dân có quyền tự do xuất ngoại, trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do an ninh quốc phòng, kinh tế, tài chánh, hay lợi ích công cộng.
Điều 14. – Mọi người dân đều có quyền và có bổn phận làm việc. Việc làm như nhau, tiền công bằng nhau.
Người làm việc có quyền hưởng thù lao xứng đáng đủ để bảo đảm cho bản thân và cho gia đình một đời sống hợp với nhân phẩm.
Điều 15. – Mọi người dân đều có quyền tự do tư tưởng, và trong khuôn khổ luật định, có quyền tự do hội họp và lập hội.
Điều 16. – Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận.. Quyền này không được dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến đạo lý công cộng, hô hào nổi loạn, hoặc để lật đổ chính thể Cộng hòa.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi hành vi xuyên tạc sự thực.
Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã nói lên sự suy tư lo lắng sâu xa về TỰ DO TÍN NGƯỠNG, khác hẳn với Cờ Máu.
Điều 17. – Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo, và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần phong mỹ tục.
Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã đặt Giáo hội Công giáo ở vào tư thế của một kẻ tội phạm vì Thánh Kinh không có  luân lý và vi phạm trầm trọng   thuần phong mỹ tục.
Điều 18. – Theo thể thức và điều kiện luật định, mọi người dân đều có quyền bầu cử, ứng cử, tham gia điều khiển việc công hoặc trực tiếp, hoặc do những đại diện của mình.
Điều 19. – Mọi người dân đều có quyền tham gia công vụ tùy theo năng lực trên căn bản bình đẳng.
Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã nói lên sự suy tư lo lắng sâu xa về QUYỀN TƯ HỮU, ĐỜI SỐNG XỨNG ĐÁNG và THỊNH VƯỢNG XÃ HỘI.
Cờ Máu sau sau 55 năm (1945-2001) thảm sát ít nhất 3 triệu dân (chặt đầu, mổ bụng, chôn sống, đâm chém, bỏ đói cho chết . . .) dưới chiêu bài chuyên chính vô sản, thì quay ra công nhận quyền tư hữu trong chủ trương "kinh tế thị trường". Cái ngu dại vô cùng tận của Cờ Máu là đây: tàn hại dân tộc.    
Điều 20. – Quốc gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu. Luật pháp ấn định thể thức thủ đắc và hưởng thụ để ai ai cũng có thể trở thành sở hữu chủ và để bảo đảm cho con người đời sống xứng đáng và tự do, đồng thời xây dựng nền thịnh vượng xã hội.
Trong những trường hợp luật định và với điều kiện có bồi thường, Quốc gia có thể trưng thu tư sản vì công ích.
Đây là then chốt của văn bản ấn định rõ ràng quyền tư hữu chống lại Cộng sản Cờ Máu dưới chiêu bài vô sản chuyên chế.
Điều 21. – Quốc gia tán trợ việc nhân dân sử dụng của để dành để thủ đắc nhà ở, ruộng cày, và cổ phần trong các xí nghiệp..
Điều 22.. – Mọi người dân đều có quyền tổ chức những hợp tác kinh tế, miễn là không có mục đích độc chiếm trái phép để đầu cơ và thao túng kinh tế.
Quốc gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác có tính cách tương trợ và không có mục đích đầu cơ.
Quốc gia không thừa nhận chế độc độc quyền kinh doanh hoặc độc chiếm, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu quốc phòng, an ninh hay vì sự lợi ích công cộng.
Điều 23. – Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công được công nhận và sử dụng theo thể thức và điều kiện luật định.
Công chức không có quyền đình công.
Quyền đình công không được thừa nhận đối với nhân viên và công nhân trong các ngành hoạt động liên quan đến quốc phòng, an ninh công cộng, hoặc các nhu cầu cần thiết của đời sống tập thể.
Một đạo luật sẽ ấn định những ngành hoạt động kể trên và đảm bảo cho nhân viên và công nhân các ngành này một quy chế đặc biệt, mục đích là để bảo vệ các nhân viên và công nhân trong các ngành ấy.
Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã nói lên sự suy tư lo lắng sâu xa về AN SINH và TƯƠNG TRỢ:
Điều 24. – Trong giới hạn của khả năng và sự phát triển kinh tế, Quốc gia sẽ ấn định những biện pháp cứu trợ hữu hiệu trong các trường hợp thất nghiệp, già yếu, bệnh tật, thiên tai hoặc những cảnh hoạn nạn khác.
Nhà kiến tạo Hiến Pháp đã nói lên sự suy tư lo lắng sâu xa về sự QUAN TRỌNG của GIA ĐÌNH:
Điều 25. – Quốc gia công nhận gia đình là nền tảng của xã hội. Quốc gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đình, sự thực hiện sứ mạng gia đình, nhất là trong sự thai nghén, sinh đẻ, dưỡng dục hài nhi. (còn các lãnh tụ Cờ Máu thì CHỦ TRƯƠNG PHÁ THAI  ĂN BÀO THAI)
Quốc gia tán trợ sự thuần nhứt của gia đình.
Điều 26. – Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và miến phí.
Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn.
Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn.
Quốc gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định.
Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia công nhận.
Điều 27. – Mọi người dân đều có quyền tham gia hoạt động văn hóa và khoa học, cùng hưởng thụ nghệ thuật và lợi ích của những tiến bộ kỹ thuật.
Tác giả được pháp luật bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất liên quan tới mọi phát minh khoa học, sáng tác văn chương hoặc nghệ thuật.
Điều 28. – Quyền của mỗi người dân được sử dụng theo những thể thức và điều kiện luật định.
Quyền của mỗi người dân chỉ chịu những sự hạn chế do luật định để tôn trọng quyền của những người khác cũng là thỏa mãn những đồi hỏi đích đáng của sự an toàn chung, nền đạo lý, trật tự công cộng, quốc phòng.
Ai lạm dụng các quyền được công nhận trong Hiến pháp để phá hoại chánh thể Cộng hòa, chế độ Dân chủ, Tự do và nền Độc lập, Thống nhứt Quốc gia sẽ bị truất quyền.
 

D2.] Bổn Phận Công Dân

Điều 29 HpVNCH1956 là điều duy nhất ấn định Bổn Phận người dân:
Điều 29. – Mọi người dân đều có nhiệm vụ tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp và Luật pháp..
Mọi người dân đều có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chính thể Cộng hòa, nền tự do, dân chủ.
Ai ai cũng phải làm tròn nhiệm vụ quân dịch theo thể thức và trong giới hạn luật định.
Mọi người dân đều có nhiệm vụ góp phần vào sự chi tiêu công cộng theo khả năng đóng góp của mình.
Thêm vào đó Điều 40 của Hp VNCH 1956 là sự tôn trọng tuyệt đối ý kiến của người dân:
Điều 40. - Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả cuộc trưng cầu dân ýphải được Tổng thống và Quốc hội tôn trọng
 

Đ.]  TỔNG THỐNG CHẾ :

Mặc dù Hiến pháp VNCH 1956 qui định VNCH theo Tổng Tống Chế nhưng quyền hạn và nhiệm vụ được ấn định một cách thông thường, không có gì ưu đãi hay áp chế dưới bất cứ hình thức nào.

THIÊN THỨ BA:

Tổng Thống

Đ1.] Căn Bản

Trong mục liên quan đến Tổng thống có cả thảy 18 điểu (từ điều 30 đến điều 47) mà 5 diều đầu tiên nói đến cách bầu và thời hạn nhận trách nhiệm
Điều 30. - Tổng Thống được bầu theo lối đầu phiếu phổ thông trực tiếp và kín, trong một cuộc tổng tuyển cử mà cử tri toàn quốc được tham gia. Một đạo luật sẽ quy định thể thức bầu cử Tổng Thống.
Phó Tổng Thống được bầu một lần chung với Tổng Thống chung một danh sách.
Điều 31. - Có quyền tranh cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây:
1. Sinh trên lãnh thổ Việt Nam và có Quốc Tịch Việt Nam liên tục từ khi mới sinh, hoặc đã hồi phục Việt tịch trước ngày ban hành Hiến Pháp.
2. Cư ngụ trên lãnh thổ quốc gia một cách liên tục hay không trong một thời gian ít nhất là 15 năm.
3. Đủ 40 tuổi.
4. Hưởng các quyền công dân.
Chức vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống không thể kiêm nhiệm với bất cứ một hoạt động nào trong lãnh vực tư dù có thù lao hay không.
Điều 32. – Nhiệm kỳ Tổng Thống và Phó Tổng Thống là 5 năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể được tái cử hai lần nữa.
Điều 33. - Nhiệm kỳ Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng 12 giờ trưa cuối cùng tháng thứ sáu mươi kể từ ngày tựu chức, và nhiệm kỳ tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống bắt đầu từ lúc ấy.
Nhiệm vụ Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể chấm dứt trước kỳ hạn trong những truờng hợp sau đây:
1) Mệnh chung
2) Vì bệnh tật trầm trọng kéo dài, không còn năng lực để chấp chưởng quyền hành và làm tròn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc Hội xác nhận với đa số 4/5 tổng số Dân Biểu sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa.
3) Từ chức và sự từ chức này phải được thông đạt cho Quốc Hội.
4) Bị truất quyền do quyết định của Đặc Biệt Pháp Viện chiếu điều 81.
Điều 34. – Cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống sẽ được cử hành vào ngày Chúa Nhật ba tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt.
Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng Thống chấm dứt trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống cho đến hết nhiệm kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét