Ngụy Tạo Và Xuyên Tạc Về Cuộc Tự Thiêu Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Tại Sao ?
Trình tự cuộc tự thiêu (theo thứ tự từ ảnh 1 đến 9)
Về lịch sử, về thời sự nhưng ông Kim Âu (?) lại viết ngớ ngẩn như thế này mà cũng viết:
“Nếu TT Thích Trí Quang đã không làm tan nát quê hương thì có lẽ dòng họ Trần Lệ Xuân vẫn là những người con Phật từ bi tốt lành -
Và hàng năm dân chúng Huế tiếp tục được chiêm ngưỡng hàng chục đoàn xe hoa sáng choang huy hoàng chạy khắp phố phường nhân mùa Phật Đản như dưới thời TT Ngô Đình Diệm .” ?
Tôi chỉ ngắn gọn, dứt điểm như thế này:
1) Từ khi giáo phiệt thành Rom vận động đưa ông tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về nước năm 1954 đến trước ngày 8.5.1963 (cái ngày mà nhà Ngô đàn áp khốc liệt vào Phật giáo VN và làm thương vong Phật tử trước cửa đài phát thanh Thừa Thiên Huế), kể cả suốt cuộc đời, thì T.T Thích Trí Quang “làm tan nát quê hương” ra sao để bà Trần Lệ Xuân bỏ lý tưởng truyền thống tổ tông (PG) để ngã theo đạo chồng – Cato Roma giáo?
2) Sau đêm 20.8.1963 khi anh em nhà Ngô “vì Chúa, vì Giáo hội” “Công giáo” đã cho lính chính quy (Lực Lượng Đặc Biệt) tấn công ác liệt vào chùa Xá Lợi và những cơ sở lãnh đạo của Phật giáo trên toàn cõi Nam Việt Nam thì chính hai ông bà Trần Văn Chương (cha mẹ của Trần Lệ Xuân) đang làm Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ và Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc đã từ chức để phản đối nhà Ngô! Tổng trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu cũng từ chức và ông còn cạo đầu, nỗ lực hòa mình vào cùng với mọi đoàn thể trong xã hội như giáo sư, sinh viên, học sinh, thanh niên, trí thức, công chức, thợ thuyền v.v… từ thành thị đến nông thôn quyết liệt phản đối, lên án nhà Ngô tam đại Việt gian đó!
3) Kẻ nào giậm bã luận điệu lưu manh theo như kiểu với cái gọi là “Trong Lòng Địch” (do “người tỵ nạn không tên” (sic) kể lại cho Trần Trung Quân nghe?) và cho rằng nhà sư Thích Quảng Đức “bị chích thuốc mê”, “chỉ còn là một cái xác không hồn”, rồi “mang đi đốt” … thì chính những kẻ đó đã chửi cha vào nhà Ngô ngu ngốc, chửi cha và mạt sát vào các cơ quan an ninh, cảnh sát, tình báo, mật vụ và Tư Pháp VNCH thời Diệm và ngay cả thời Đệ Nhị Cộng Hòa là đần độn, dốt nát, là quân ăn hại hay sao hả!? Đúng không?
Phải biết rằng, ngay cả dưới thời Đệ Nhị VNCH thì một ngôi Tháp vọng đã được kiến tạo tại chính địa điểm công cộng mà nhà sư Thích Quảng Đức đã tự tay mình bật lửa thiêu thân trưa ngày 11.6.1963. Bảo rằng một khi tẩm xăng mà không có cách nào giữ cho que diêm không bị ướt là dở lắm, là ngây thơ lắm! Đến chuyện một nhà sư khác là Thích Thiện Mỹ vì còn trẻ nên ông đã “tự tay mình đổ nốt hai lít xăng còn lại” và quẹt diêm cho lửa bùng lên trước nhà thờ Đức Bà, Sài gòn sáng ngày 27.10.1963 thì sao hả? Một tượng nữ sinh Quách Thị Trang đã bị tay chân nhà Ngô bắn chết sáng ngày 25.8.1963 cũng đã được tạc và dựng lên trước Chợ Bến Thành thì sao hả? V.v…
4) Có phải vì những lý do sau đây mà nó đã làm cho bà Trần Lệ Xuân bỏ đạo ông bà để theo đạo "Cong giáo" của chồng là ông Ngô Đình Nhu (?):
Lần thứ nhất, Tướng Nguyễn Văn Hinh cuối năm 1954 bao vây Dinh Độc Lập, chiếm đài phát thanh, chỉ hằng ngày cho phát thanh chửi rủa gia đình họ Ngô nhưng không làm gì hơn nữa nên người ta gọi “đó là cuộc đảo chánh rùa bò”.
Lần thứ hai, Tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh ngày 1-1-1955.
Lấn thứ ba, ông Hà Minh Trí (Cao Đài) ám sát hụt Tổng Thống Diệm ngày 21-2-1957 tại Hội Chợ Buôn Mê Thuột.
Lần thứ tư, Nguyễn Chánh Thi và Vương Văn Đông trong cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960.
Lần thứ năm, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái chiến đấu cơ giội bom xuống Dinh Độc Lập sáng ngày 27-2-1962.
Lần thứ sáu, đảo chánh thành công bởi một tập đoàn tướng lãnh hùng hậu nhất từ trước, bắt đầu từ chiều ngày 1-11-1963 đến sáng ngày 2-11-1963 thì kết thúc chế độ.
5) Quan trọng nhất, hệ lụy bởi những kẻ đã không những “làm tan nát quê hương” mà nó còn làm cho đất mẹ Việt Nam bị diệt vong, bị xóa tên trên bản đồ thế giới ngót gần 100 năm là ai? Những kẻ nào”? Hãy nói mau! Và những ai đã từng là những thành viên đã đòi lại quyền độc lập tự chủ cho quê hương bằng cách xúm nhau tạo thành “đàn kiến dân công”, vây hãm (cho dẫu phải hy sinh) đánh cho quân viễn chinh xâm lăng phải buông súng, giơ tay, gục mặt đầu hàng vô điều kiện với người Việt Nam?
Hãy đọc tiếp những nội dung phản bác phải nói là hữu hiệu, vạch trần những bản mặt dối trá liên quan đến biến cố nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu, nhưng những kẻ bất lương đã vô tình làm chuyện tự mình tố cáo An Ninh,… Tư Pháp cả hai thời Đệ Nhất VNCH – Diệm (từ 11.6.1963 đến 31.10.1963 khi còn nắm quyền sinh sát trong tay!) và Đệ Nhị VNCH là quớt đáo, là vô tích sự (?):
Ngụy Tạo Và Xuyên Tạc Về Cuộc Tự Thiêu
Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Tại Sao ?
Pháp Lạc và Nguyễn Kha
Trong cuồng vọng muốn thiết lập một chế độ giáo trị tương lai ở Việt Nam (theo Tông huấn của Vatican thúc giục qua Tông huấn Á châu Ecclesia In Asia 1999 do Giáo hoàng Gioan Phao lồ 2 phát động), những người Công giáo hoài Ngô đó lại càng phải tìm cách phá hoại Phật giáo mà họ xem là phên dậu văn hóa vững chắc của dân tộc Việt. Từ đó, và thô bạo nhất, họ tìm cách bôi nhọ cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, biểu tượng bất bạo động và cao điểm tố cáo tội ác của chế độ Ngô Đình Diệm. Vì vậy, bài viết nầy cũng nhằm vạch ra một số ngụy tạo và xuyên tạc về cuộc Tự thiêu của Hòa thương Thích Quảng Đức. Đồng thời, trong phần cuối bài viết, cố gắng giải thích vì sao có những ngụy tạo và xuyên tạc đó. (SH trích đoạn từ bài viết để tóm lược)
1- MỤC ĐÍCH BÀI VIẾT:
Bài viết nầy có ba mục đích:
Đáng lẽ ra người cáo buộc phải trưng dẫn bằng cớ, nhưng cho đến nay (2011), chúng tôi chưa thấy những kẽ hoài Ngô đưa ra được bất kỳ một tài liệu hoặc nhân chứng nào khả tín cả. Tuy vậy, những cáo buộc nầy cũng có những tác động nhất định trên một số người nhẹ dạ, hoặc một số người không chịu nghiên cứu, chỉ thích nghe những gì mình muốn nghe, hoặc những người đóng chốt trong không gian Internet, cứ lập đi lập lại mãi một điều để tẩy não người đọc như Đức Quốc xã và Vatican đã từng làm.
Bài viết nầy, do đó, sẽ nhằm chấm dứt các tác hại đó bằng cách khẳng định lại và chứng minh rằng (i) Hòa Thượng Thích Quảng Đức đãđơn phương có ý định tự thiêu từ trước, và cho đến phút chót, Ngài vẫn tỉnh táo với hành động bật lửa tự thiêu của mình, và (ii) Người tưới xăng lên đầu và thân thể Ngài Quảng Đức là Đại đức Thích Chơn Ngữ, thế danh Hùynh Văn Hải, chứ không phải “ông Việt Cọng” Nguyễn Công Hoan.
2- QUYẾT ĐỊNH TỰ THIÊU:
2.1 Ai cũng biết rằng ngay từ đầu, phương thức đấu tranh của phong trào Phật giáo là bất bạo động. “Tự thiêu” là một khái niệm xa lạ trong phương thức đấu tranh của Phong trào Phật giáo lúc bấy giờ. Giáo sư Lê Cung ghi nhận như sau:
[Nguồn: Lê Cung - http://www.thuvienhoasen.
2.2 Nhưng trước thái độ ngoan cố của chính quyền Diệm không thật tâm muốn giải quyết “5 Nguyện Vọng” của Phật giáo, thậm chí còn gia tăng mức độ đàn áp chùa chiền và Tăng tín đồ, HT Thích Quảng Đức đã gửi cho Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc một lá thư đề ngày27/5/1963, nói rõ tâm nguyện muốn được tự thiêu của mình, tâm nguyện vốn đã được ấp ủ từ khi chính quyền Diệm tiến hành chính sách kỳ thị Phật giáo, đặc biệt khốc liệt nhất tại 5 tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình Định trong ba năm 1960, 1961 và 1962. Rồi tâm nguyện đó lại càng thúc bách hơn khi lá cờ biểu tượng của Phật giáo bị lăng nhục và sau đó máu tử đạo của Phật tử đổ ra tại Huế. Lá thư như sau:
Phật lịch 2507, Sài Gòn ngày 27-5-1963
Kính bạch Hòa Thượng Hội Chủ, Thượng Tọa Trị Sự Trưởng
Chư Thượng Tọa, Ðại Ðức trong Giáo Hội Tăng Già Việt Nam
Kính bạch quý Ngài,
Nhìn lại quá trình lịch sử truyền thống dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã ghi đậm những nét son huy hoàng trong mọi lãnh vực: học thuật, văn hoá, chính trị, quân sự, kiến thiết, đã hòa một nếp sống của quần chúng. Qua các triều đại Ðinh, Lê, Lý, Trần, quốc gia hưng thịnh, Phật giáo đã là cương lĩnh của chính quyền, của nền pháp trị bình đẳng. Nhưng Phật giáo không vì sự đóng góp hữu dụng vào quốc sách dân sinh một cách tích cực và chân chính mà khuynh loát, đàn áp các tôn giáo khác. Ngược lại, Phật giáo đã dung hoà mầu nhiệm cùng với các tôn giáo khác để cung ứng những tinh ba thuần túy cho sự ích quốc lợi dân.
Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia dân tộc: Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo suy thì quốc gia suy. Ðiều này lịch sử đã minh nhận.
Nhưng hơn một thế kỷ nay, nhất là trong giai đoạn hiện tại, Phật giáo Việt nam luôn luôn nằm trong tình trạng hổn mang, bi thảm đau thương: nào bị đàn áp, nào bị đối xử bất công, ngược đãi…Phật giáo đồ bị bức bách khuynh loát một cách trắng trợn, có nơi bị chôn sống, bị tù đày, có nơi bị cản trở ngăn cấm cả về hành đạo, tu tập, tụng niệm (như vùng Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Bình Ðịnh). Quyền tự do tín ngưỡng, một quyền bất khả xâm phạm của con người, đã bị tổn thương chà đạp.
Cao quý thay lòng ẩn nhẫn của Phật tử Việt Nam! Vốn được giáo thụ, un đúc tính từ bi cao thượng của Ðấng Chí Tôn, Phật giáo đồ chúng ta đã âm thầm nhẫn nhục chịu đựng một cách chân thành, nhưng kẻ manh động đã cố tình lợi dụng cử chỉ cao đẹp ấy của chúng ta, gieo mãi thương đau cho Phật giáo đồ Việt Nam.
Mùa Phật Ðản 2507 - 1963 tại Cố đô Huế, một cảnh tang thương đã xảy ra cho Phật giáo Việt Nam nói riêng, Phật giáo thế giới và nhân loại nói chung là máu Phật tử đã chảy, xương thịt Phật tử đã nát tan trước họng súng bạo tàn của kẻ ác độc, vô nhân đạo. Thế là những sinh mạng đã ngã gục và những thân mạng đã mang thương tích trên mình, tất cả đều muốn phát lộ ý chí của người Phật tử: bảo vệ Chánh pháp, bảo vệ quyền sống của những con người tin đạo, bảo vệ lá cờ Phật giáo quốc tế mà một phần ba nhân loại tôn thờ. Ai có thể chối cãi được sự thật của nguyên nhân chính ấy là: lá cờ Phật giáo bị triệt hạ bởi công điện số 9195 phát xuất từ Phủ Tổng thống, ngày 6-5-1963.
Trước sự kiện thảm thương ấy, Phật giáo Việt Nam đã đến lúc bắt buộc phải đứng lên tranh đấu cho lý tưởng tự do tín ngưỡng của mình, được minh định rõ ràng trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa và đường lối dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến xã hội của Chánh phủ do Tổng thống Ngô Ðình Diệm chủ trương.
Với tính cách ôn hòa bất bạo động, kỷ luật trong sự tranh đấu hợp tình hợp lý, người Tăng sĩ Phật giáo Việt Nam cần phải có một ý niệm sáng suốt, tiêu biểu ý niệm chân chánh, trong giai đoạn vô tiền khoán hậu của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Vậy tôi tên là Nguyễn Văn Khiết, pháp danh Thị Thủy, pháp hiệu Thích Quảng Ðức, tu sĩ Giáo hội Tăng Già Việt Nam, mang thẻ căn cước số 399703, cấp tại quận Tân Bình ngày 21-12-1962. Hiện tọa chủ chùa Long Phước, xã Ninh Quang, Khánh Hòa, xác định rằng:
1.Năm nguyện vọng tối thiểu ghi trong Bản tuyên ngôn của Tăng tín đồ Phật giáo là phản ảnh tinh thần chân chính của Phật giáo Việt Nam.
2.Nguyện luôn luôn son sắc bền chí với lý tưởng tranh đấu hợp tình hợp lý, bất bạo động của Phật giáo đồ Việt Nam.
3.Triệt để tuân theo và ủng hộ các cấp lãnh đạo Phật giáo.
Và để minh định lập trường của chúng tôi, chúng tôi tự nguyện thiêu đốt thân này nếu Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không làm thỏa mãn nguyện vọng ghi trong Bản tuyên ngôn là phản ảnh tha thiết mong cầu của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam bất diệt!
Lá cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ!
Và xin quý Thượng Tọa chấp thuận, chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: " Phật tử chúng ta hãy cùng nhau tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Chánh pháp và bảo vệ lá cờ Phật giáo."
Kính
Tỳ khưu Thích Quảng Ðức (Nguyễn Văn Khiết- đóng dấu và ký tên)
2.3 Vài ngày sau đó, vị Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Việt Nam là Thượng Tọa Thích Tâm Giác, đã từ chối nguyện vọng “tự nguyện thiêu đốt thân nầy” của Ngài trong một lá thư nguyên văn như sau [trích từ bài viết của ông Trần Kim Cường]:
“Kính gởi Đại Đức Tỳ Khưu Thích Quảng Đức (Nguyễn Văn Khiết).
Kính bạch Đại Đức
Tôi trân trọng tin để Đại Đức rõ, sau khi tiếp nhận văn thư của Đại Đức đề ngày 27-5-1963 xin Giáo Hội cho phép được thiêu đốt thân xác để cúng dường lên Tam Bảo nhân vụ biến động ở Huế, vì lý do lá cờ Phật Giáo bị triệt hạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trong ngày Đại Lễ Phật Đản mà tại Huế đã có 9 người chết và nhiều người bị trọng thương. Với quyết tâm bảo vệ Phật pháp, Đại Đức nguyện hiến xác thân phẩm này bằng cách thiêu đốt để phản đối chính sách bất bình đẳng Tôn giáo với nhà cầm quyền và nêu tỏ thái độ hy sinh vì Đạo cao cả mà mình đã tôn thờ.
Giáo Hội rất thông cảm trước ý chí cao đẹp ấy. Nhưng trên nguyên tắc pháp lý (Luật Phật đã định cũng như Luật Pháp thế gian) Giáo Hội không thể chấp nhận điều nguyện thiêu đốt thân xác của Đại Đức được. Vậy xin Đại Đức hoan hỉ và cầu chúc Đại Đức vô biên an lạc.
Trân trọng kính chào Đại Đức.
Thượng Tọa Thích Tâm Giác ký tên.
Qua lá thư của chính Ngài Quảng Đức và thư trả lời của Giáo Hội Tăng Già, người ta thấy rõ ràng là Ngài Thích Quảng Đức đã có ý nguyện tự thiêu từ trước. Không ai có thể cáo buộc Ngài bị thiêu đốt, kể cả các ký giả ngoại quốc cũng không biết chuyện này. Ngoài ra, cũng theo văn thư trả lời thì Giáo Hội Tăng Già đã không chấp thuận cho Ngài Thích Quảng Đức tự thiêu, vậy thì không thể có sự việc cắt đặt người với tên tuổi đàng hoàng lãnh trách nhiệm tẩm xăng cho Ngài, còn nếu Ngài có nhờ các đệ tử giúp đỡ trong các công việc, thì những việc làm ấy không phải là các sự việc được chánh thức sắp xếp, để cho ngày nay các ông cứ phải bàn cãi, cò kè với nhau.
Vậy thì rõ ràng là cuộc tự thiêu của Thượng Tọa Thích Quảng Đức không do ai tổ chức cả, khi Ngài muốn điều gì thì các đệ tử của Ngài chiều theo ý của Ngài mà thôi. Và do việc Giáo Hội không chấp thuận qua văn thư như trên, nên phải xác định rõ ràng rằng Giáo Hội không có chủ trương việc tự thiêu của Thượng Tọa, vậy thì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không có lỗi lầm gì trong biến cố này, và cũng do đó mà Chánh phủ Ngô Đình Diệm đã không có lý do gì để truy tố Giáo Hội Phật Giáo.”
[Nguồn: Trần Kiên Cường - http://quocsam2009.blogspot.
2.4 Trong lúc đó, theo vị Đổng lý Văn phòng Phủ Tổng thống thời Ngô Đình Diệm là ông Đoàn Thêm (trong “Hai mươi năm qua” và “Những ngày chưa quên”, Đại Nam, 1969) thì ngày 29 tháng 5, lực lượng an ninh Huế vẫn siết chặt vòng vây “nội bất xuất ngoại bất nhập” ở chùa Từ Đàm , nơi mà sinh viên và Phật tử thường tụ họp đông đảo để ủng hộ cho những đòi hỏi của Phật giáo, đồng thời chính quyền cho cắt điện và nước ở ngôi chùa này.
Trước hành động đàn áp đó của Chính phủ, ngày 30 tháng 5, Phật giáo tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại chùa Xá Lợi và chùa Ấn Quang, các Tăng Ni và Phật tử tuyệt thực 48 giờ, đồng thời 300 Tăng Ni biểu tình trước Quốc hội với những khẩu hiệu yêu cầu Chính phủ thỏa mãn 5 nguyện vọng của Phật giáo.
Thấy tình hình bắt đầu căng thẳng, ngày 1 tháng 6, Chính phủ Diệm thay vị Đại biểu Trung phần Hồ Đắc Khương, Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đẳng, là những người mà Chính phủ cho là nhu nhược thân Phật giáo, bằng các ông Nguyễn Xuân Khương và Thiếu tá Nguyễn Mâu (một si quan Công giáo ở trong đảng Cần Lao) để hai nhân vật này hành động quyết liệt hơn trong việc đàn áp Phật giáo.
Vì tình hình nghiêm trọng đó, chính phủ đã thành lập ủy ban Liên Bộ và Phật giáo hình thành Ủy ban Liên Phái để thương nghị với nhau. Trong khi hai ủy ban đang tiến hành những buổi họp đàm phán thì lực lượng an ninh vẫn bao vây chùa chiền và gia tăng các biện pháp cắt điện, cắt nước tại các chùa lớn ở Huế và Đà Nẵng. Riêng tại chùa Tỉnh Hội Nha Trang, cảnh sát và công an còn chăng kẽm gai chận đường các Phật tử vào chùa và cản trở việc đi lại của các Tăng Ni từ Sài Gòn về các tỉnh và ngược lại. Cho đến ngày 7 tháng 6, trước phản đối của Phật giáo, Ủy ban Liên Bộ mới công nhận hành động thiếu thiện chí đó và gởi văn thư trả lời cho Ủy ban Liên Phái là đã cho cấp lại điện nước và quân đội không chận đường vào chùa nữa.
Nhưng dù có văn thư chính thức của Ủy ban Liên Bộ, những hành động chống phá Phật giáo vẫn tiếp tục xảy ra càng lúc càng thô bạo tại các địa phương và ngay giữa thủ đô Sài Gòn. Độc hại hơn nữa, chính quyền đã cho một số công an và cảnh sát cạo đầu, giả vờ mặc áo nâu hay áo lam của tăng sĩ để ra chợ chọc gái, ăn thịt, uống rượu, mua hàng không chịu trả tiền,... rồi đưa lên báo nhằm bôi lọ các nhà sư vàxuyên tạc cuộc đấu tranh của Phật giáo.
Ngày 8 tháng 6, trong một thông cáo gửi cho Phong trào Phụ nữ Liên Đới, bà Nhu còn công khai lên án và hăm dọa Phong trào Phật giáo khi tố cáo những người trong phong trào Phật giáo là hợp tác với Cọng sản và yêu cầu chính quyền phải có biện pháp quyết liệt với phong trào đấu tranh.
Để ứng phó với thái độ phá hoại và không có thiện chí giải quyết nguyện vọng đó của chính quyền, Phật giáo đành phải lấy những hành động hy sinh quyết liệt hơn mong cảnh tỉnh và khai thông đầu óc giáo điều của cấp lãnh đạo Chính phủ. Trong một ngôi chùa vắng lặng giữa Sài Gòn sôi động, Ngài Thích Quảng Đức đã lấy một quyết định làm chuyển đổi cả một chế độ và đẩy lịch sử Việt Nam lên một chiều cao bi hùng mới.
Quyết định đó được trình bày một cách thấu tình đạt lý của một ngưòi vừa là Phật tử vừa là công dân trong “Lời Nguyện Tâm Quyết”, nguyên bản được viết bằng chữ Nôm, và được dịch ra tiếng Việt Latinh để phổ biến trong giai đoạn đó. Sự hình thành của văn bản đó được kể lại như sau:
“Về một bức thủ bút chữ Nôm của Hòa thượng Thích Quảng Đức” của Phạm Quý Vinh (nguồn: Tạp Chí Sông Hương số 227 - 2008) đăng lại với phiên bản điện tử năm 2009 trên http://tapchisonghuong.
“Trước lúc tự thiêu, Thích Quảng Đức có để lại một bức thủ bút bằng chữ Nôm(2). Đây là một văn bản rất ít người được biết đến và chính là lời tâm nguyện của Thích Quảng Đức trước lúc đi về miền Tây phương cực lạc. Bởi vì, nó không những nêu lên được ước nguyện của một con người mộ đạo, mà nó còn đặt ra cho chúng ta một câu hỏi khó trả lời: Tại sao trong lúc chữ Quốc ngữ đang thịnh hành thì Thích Quảng Đức lại dùng chữ Nôm (loại chữ do dân tộc Việt Nam sáng tạo) để viết? Phải chăng là Thích Quảng Đức đã đề cao bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam!
Với những giá trị về lịch sử của văn bản, chúng tôi xin được giới thiệu bức thủ bút của Thích Quảng Đức. Vì bản photocopy có đôi chỗ mờ nhạt nên trong quá trình chế bản vi tính sẽ không tránh được những thiếu sót nhất định, hy vọng là những ai quan tâm và hiểu biết sẽ đóng góp những ý kiến chân tình để cho bản vi tính và phiên âm được hoàn chỉnh hơn. Nội dung của bức thư cụ thể như sau:
Phiên âm:
Lời nguyện tâm quyết
Tôi là Tỳ kheo Thích Quảng Đức, trụ trì chùa Quan Thế Âm Phú Nhuận Gia Định. Nhận thấy Phật giáo nước nhà đang lúc nghiêng ngửa. Tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên toạ thị để cho Phật giáo tiêu vong, nên tôi vui vẻ phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dưỡng chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức, Tăng ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:
Một là mong ơn Phật Trời gia hộ cho tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên cáo.
Hai là nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt.
Ba là mong nhờ hồng ân Đức Phật gia hộ cho chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ ác.
Bốn là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân, đều thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để nước nhà xưng yến muôn thuở. Tôi thiết tha kêu gọi chư Đại Đức, Tăng ni, Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.
Nam Mô A Di Đà Phật
Làm tại chùa Ấn Quang ngày bốn tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi ba.
Tỳ kheo Thích Quảng Đức thủ ký.
Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, cô đúc nhưng lại giàu tính thuyết phục, Thích Quảng Đức đã gởi gắm tâm nguyện của mình vào bức thư tuyệt mệnh với mong ước bảo vệ Phật giáo ở Việt Nam. Đó quả là một tấm gương một lòng vì đạo pháp mà xưa nay hiếm vậy.
P.Q.V
(2) Văn bản này chúng tôi vừa sưu tầm được từ một thượng tọa ở chùa Thiền Lâm (Biết chúng tôi có hiểu biết về Hán Nôm, nên thượng tọa đã tặng chúng tôi một bản photocopy bức thủ bút này).”
Như vậy, qua ba lá thư nói trên (thư xin tự thiêu ngày 27/5, thư trả lời của Giáo hội Tăng Già, thư “Lời nguyện Tâm quyết” 4/6), chúng ta thấy quyết định tự thiêu của Ngài Thích Quảng Đức là một quyết định xuất phát từ những động cơ sâu sắc, có suy nghĩ chính chắn. Quyết định lại đi theo một trình tự hợp lý, biến thiên theo mức độ trầm trọng của tình hình. Và dù bị từ chối, cá nhân Ngài vẫnquyết tâm hoàn thành cho được tâm nguyện. Quyết tâm đó, tâm nguyện đó, không chứa một mảy may hận thù và tuyệt vọng nào mà trái lại còn thấm nhuần tình thương và hy vọng thì, lúc đó cũng như bây giờ, những kẻ ngoại đạo hay giáo gian mang tâm cảnh hận thù làm sao hiểu được, lại càng làm sao chấp nhận được.
Đó là về phần Hòa thượng Thích Quảng Đức. Còn diễn biến cuộc tự thiêu thì sao ?
3- NĂM NHÂN CHỨNG BẤT KHẢ PHỦ BÁC:
Về cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức, chúng ta có gần cả ngàn nhân chứng nhìn chăm chú vào nhất cử nhất động của Ngài. Không những nhìn bằng mắt mà còn “nhìn” bằng máy chụp ảnh và máy quay phim nữa. Họ là hơn 500 Tăng Ni và hàng trăm Phật tử và đồng bào Sài Gòn có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt vào buổi sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963. Cũng có mặt hôm đó, ngoài nhân viên mật vụ chìm và nổi của chế độ Diệm có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của phong trào Phật giáo, có lẽ cũng có những nhân viên “đặc biệt” của những tổ chức cũng “đặc biệt” không kém của chính quyền nước ngoài như Mỹ và Vatican, vốn là hai nước gắn bó chặt chẻ và có nhiều quyền lợi thiết thân với chế độ Diệm ở Việt Nam.
Nhưng trong số gần cả ngàn nhân chứng đó, để tái dựng lại cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức một cách trung thực, có năm vị mà chúng tôi cho là có độ khả tín cao, có thể tin vào lời chứng hoặc hình ảnh của họ. Đó là hai tu sĩ Phật giáo có trực tiếp đóng vai trò trong động thái tự thiêu (TT Thích Đức Nghiệp và ĐĐ Thích Chơn Ngữ), một nhân viên làm việc cho cơ quan Mỹ và/hoặc chính quyền Diệm được giao nhiệm vu theo dõi và báo cáo (ông Nguyễn Văn Thông), và hai ký giả nước ngoài chuyên nghiệp làm việc cho các cơ quan truyền thông uy tín quốc tế (nhiếp ảnh gia / nhà báo Malcolm Browne và nhà văn / nhà báo David Hamberstam). Họ là những người có mặt tại chỗ, chức năng của họ là ghi nhận sự kiện một cách trung thực và sau đó, bằng cách nầy hay cách khác, phổ biến một cách công khai trên toàn thế giới.
3.1 – Sau đây là trích đoạn Hồi ký của Thượng tọa Thích Đức Nghiệp, nhân chứng thứ nhất, người chịu trách nhiệm sao cho cuộc Tự thiêu được hoàn thành:
“Vào 14 giờ, ngày 30-5-1963, đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ở Huế đã ra chỉ thị cho các cấp Phật giáo phải tổ chức tuyệt thực đòi hỏi chính quyền thực thi năm nguyện vọng. Tại Sài Gòn, Ủy Ban Liên Phái chúng tôi tuân luyện tổ chức ngay một cuộc biểu tình tại Công trường Lam Sơn trước quốc hội, từ 12 giờ 5 phút tới 5 giờ chiều, rồi diễn hành, căng biểu ngữ, về tới chùa Xá Lợi tuyệt thực suốt 48 giờ. Dịp này có Hòa thượng Thích Quảng Đức tham dự và Ngài có gởi một bức tâm thư xin tự thiêu lên Ủy Ban Liên Phái, đề ngày 27-5-1963. Tuy nhiên, Ủy Ban Liên Phái bác bỏ nguyện vọng tự thiêu này.
Sau cuộc tuyệt thực đó, Ủy Ban Liên Phái lại tổ chức rước linh hàng tuần vào mỗi buổi sáng ngày chủ nhật, để luân phiên cầu siêu tại các chùa trong Sài Gòn; Chợ Lớn, Gia Định, là trụ sở chính của mỗi giáo phái trực thuộc Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo Việt Nam.
Thế nhưng, về phía chính quyền, ông Diệm vẫn cứ trơ trơ trước dư luận lên án gắt gao của nhân dân Việt Nam và thế giới. Độc ác và bất nhân hơn nữa là ông Diệm lại còn hạ lệnh bắt bớ thêm, phong tỏa thêm các chùa trên toàn quốc, thậm chí ông còn cho những thuộc quyền thẳng tay cắt đứt điện nước và tuyệt đường lương thực của các chùa chủ yếu.
Bởi vậy, vào 8 giờ tối ngày 10-6-1963, hai Thượng tọa Tâm Châu và Thiện Hoa có cho xe vào Ấn Quang, mời tôi (Thích Đức Nghiệp) ra Xá Lợi bàn Phật sự gấp. Khi tới Xá Lợi, tôi gặp hai vị Thượng tọa đang ngồi phòng khách.
Thượng tọa Thiện Hoa nói là:
- Phật giáo mình đương bị lâm nguy quá, nhất là tại Huế hiện nay...
Thượng tọa Tâm Châu nói theo:
- Ngày mai, buổi sáng chủ nhật, tới phiên tôi rước linh và cầu siêu tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3. Vậy Thầy về hỏi lại ý nguyện tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức, hiện đương tụng kinh Pháp Hoa tại Ấn Quang. Nếu Hòa thượng đồng ý, thì ngay sau khóa lễ ở Phật Bửu Tự, trên đường về Xá Lợi, Thầy tìm mọi cách có hiệu quả nhất, để Hòa thượng Quảng Đức được tự nguyện tự thiêu, đồng thời để cứu nguy cho Phật giáo hiện nay.
Khi về, tôi gặp ngay Hòa thượng Quảng Đức ở chùa Ấn Quang
Sau khi tôi hỏi :
- Hòa thượng còn giữ nguyện tự thiêu như lá thơ Hòa thượng đã gởi cho Liên Phái trước đây không ?
Hòa thượng mừng rỡ trả lời : Tôi sẵn sàng tự thiêu để cúng dường Tam Bảo và để giác ngộ cho chính quyền mau mau thỏa mãn năm nguyện của Phật giáo
Tôi (Thích Đức Nghiệp) nói thêm:
- Vậy Hòa thượng hãy đi nghĩ và sáng mai, con sẽ tổ chức cho Hòa thượng tự thiêu cho Hòa thượng được thành tựu viên mãn.
Song Hòa thượng nói thêm:
- Đại đức cho tôi được lễ tạ Phật và Thượng tọa Thiện Hoa, tôi sẽ nói: Ngày mai tôi phải đi xa vì Phật sự, đồng thời cho tôi viết một lá thơ gởi cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tôi trả lời đều được cả, nhưng tuyệt đối Hòa thượng không nên để cho ai biết việc tự thiêu này. Sau đó, tôi đến phòng Thượng tọa Thiện Hoa mới ở Xá Lợi về để xin ít tiền mua sắm xăng để thiêu và vải để viết biểu ngữ cho sáng ngày mai. Tiếp theo tôi gọi anh lái xe ô tô Austin của Phật tử Trần Quang Thuận gởi ở Ấn Quang và nhờ anh ta đi mua xăng và vải, đồng thời tôi nhờ anh ấy chở Hòa thượng Quảng Đức đi dự lễ tại Phật Bửu Tự.
Kế đó, tôi họp ngay mấy Thầy lại để phân công vào việc sáng mai :
Thầy Chân Ngữ có trách nhiệm đổ hết xăng từ đầu tới chân Hòa thượng Quảng Đức khi cùng ngồi trên xe Austin để đi tới ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt trước tòa Đại sứ Cao Mên.
Thầy Trí Minh phải ngồi cùng hàng ghế trước để bảo anh lái xe phải dừng lại ở ngã tư đường nói trên, rồi làm bộ chữa xe để Hòa thượng bước xuống đường và ngồi tự thiêu.
Thầy Hồng Huệ giữ trật tự, Tăng Ni đi thành hai hàng và xe của Hòa thượng từ từ đi ở giữa.
Tôi (Thích Đức Nghiệp) đi bên cạnh xe của Hòa thượng. Khi xe ngừng lại Hòa thượng bước xuống, tôi trao tay Hòa thượng bao quẹt và bao diêm để Hòa thượng tự bật lửa thiêu.
Bùng cháy ! Ngọn lửa ngất trời ! Không thể nào tả xiết nỗi bàng hoàng của tất cả Tăng Ni và những người đứng xung quanh ! Lệ rơi ! Tiếng khóc vang lên !
Lập tức, tôi yêu cầu hai mươi vị Tăng Ni ra nằm chặn ở bốn đầu đường để xe cứu hỏa không thể vào nơi thiêu của Hòa thượng Quảng Đức. Biết rằng trong lúc tự thiêu này, có cả Simon Michaud, đại diện hãng thông tấn AFP của Pháp;Malcome Browne, đại diện AP của Mỹ và Neel Shihanm, đại diện UPI; đều chứng kiến tận mắt và xe của Đại tướng Hawkins Mỹ cũng tới chỗ hỏa thiêu này.
Sau 30 phút, thi hài của Hòa thượng Thích Quảng Đức được rước về chùa Xá Lợi trên một lá cờ Phật giáo. Tới cổng chùa ông Mai Thọ Truyền nằm lăn trên đất dưới thi hài của Hòa thượng từ cổng tới cửa nhà giảng. Rồi những làn sóng người bốn phương tràn tới chùa Xá Lợi để kính viếng một Bồ tát đã thiêu thân. Đài phát thanh trong nước và khắp thế giới đều kính cẩn đưa tin tự thiêu này.”
(Ghi chú: Bài phỏng vấn nầy được thực hiện hơn 40 năm sau biến cố Tự thiêu nên có vài danh xưng TT Đức Nghiệp đã dùng không chính xác. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những điểm quan trọng khác thì đều đáng tin vì ăn khớp với dữ kiện của các nhân chứng còn lại)
3.2 - Đại đức Thích Chơn Ngữ, người tưới xăng lên mình Ngài Quảng Đức, là nhân chứng thứ nhì:
Đại đức Thích Chơn Ngữ, thế danh Huỳnh Văn Hải, vốn là đệ tử của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết ở chùa Tường Vân tại Huế. Đại đức người Huế, vào khoảng 30 tuổi vào năm 1963, người tương đối cao lớn nên được phân công đổ xăng lên thân thể Hoà thượng Quảng Đức.
Vì tham gia vào vụ tự thiêu trong vai trò đó, ĐĐ Chơn Ngữ đã bị chính quyền Diệm bắt giam để khảo cung, và bị tra tấn tàn bạo làm hư hại bộ phận sinh dục không thể có con. Sau khi chế độ Diệm sụp đổ, ĐĐ Chơn Ngữ được một học bổng đi du học và tốt nghiệp Tiến sĩ đệ tam cấp (Docteur Troisième Cycle) tại Pháp. Cuối năm 1973 hay đầu năm 1974, ĐĐ về nước và dạy tại Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, sinh viên ghi danh theo học lớp của ĐĐ khá đông. Sau 1975, trong tình hình mới nhiều phức tạp, Đại đức cởi áo xuất tu, trở lại với thế danh Huỳnh Văn Hải. Rồi khoảng năm 1981, theo phong trào boat people, ông vượt biển đến Indonesia. Ông được nhập cư vào Mỹ, sống ở Los Angeles một thời gian và cuối cùng về định cư tại thành phố San Jose ở bang California. Hiện nay (2011), ông Huỳnh Văn Hải đã già yếu, gần 80 tuổi nên thị lực kém, và đang ở vùng Bay Area. Ông có một số bà con ở tại Orange County, miền nam California và ở Houston, tiểu bang Texas.
Năm 1985, trả lời cho tạp chí Chấn Hưng do một số cư sĩ Phật giáo ở Los Angeles chủ trương, ông Huỳnh Văn Hải (nguyên là Đại đức Thích Chơn Ngữ), người vừa là nhân chứng vừa đóng vai trò quan trọng trong cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức, đã kể lại như sau:
“... Ngày 15 tháng 5, Tổng thống Diệm bất đắc dĩ phải tiếp phái đoàn Phật giáo gồm 5 vị: Thượng tọa Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Tâm Châu và Đôn Hậu, nhưng ông Diệm đã không thực tâm giải quyết vấn đề. Do đó, ngày 16 lại có nhiều cuộc tuyệt thực khác và biểu tình rầm rộ trước Quốc Hội, nhưng chính quyền vẫn không đả động gì đến những yêu cầu của Phật giáo đồ... Bây giờ câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là việc tự thiêu, người hưởng ứng đầu tiên là Ngài Quảng Đức.
... Lúc 10 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, tôi dìu Ngài ra đến cổng chùa, thầy Đức Nghiệp mở cửa chiếc xe Austin đã đậu sẵn, mời Ngài lên. Xe gặp đường Phan Đình Phùng quẹo phía trái là đường Lê Văn Duyệt, tài xế dừng xe lại, xung quanh tôi các tăng ni đã đứng chật ních bao vây ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng.
Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật.
Tiếng niệm Phật rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực.
Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức. Đó là Thượng Tọa Thích Tâm Châu mà nay là Hòa thượng tu hành tại nước Pháp.
Ngài Quảng Đức đã hiến mình cho Đạo Pháp bằng cách an nhiên tọa thuyền trong biển lửa cao ngút. BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC đã tự đốt mình để bảo vệ Đạo Pháp lúc lâm nguy và để bảo vệ quyền Tự Do Tín Ngưỡng. Hành động can đảm và tuyệt vời này của Ngài đã làm cả thế giới khâm phục và đã thức tỉnh lương tri nhân loại rằng đàn áp, chém giết chỉ gieo rắc thêm hận thù. Bạo lực sẽ thất bại trước TỰ DO, CÔNG BẰNG, TÌNH THƯƠNG và lòng KHOAN DUNG.
Trích từ “Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử” - Nguyệt san Chấn Hưng số 4, tháng 8 năm 1985, trang 2, 3 và 19. Los Angeles, Hoa Kỳ.”
Lúc bấy giờ, nguyệt san Chấn Hưng chủ yếu được phổ biến trong các chùa và cộng đồng cư sĩ Phật giáo ở Mỹ. Và 24 năm trước đây, phần trích đoạn ở trên của bài viết “Cuộc Tự Thiêu Lịch Sử” đã được cụ Hoành Linh Đỗ Mậu in lại trong tác phẩm “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Phụ Lục A, số thứ tự 27, trang 1083 và 1084, ấn bản 1987, và được tiếp tục duy trì trên các ấn bản tiếp theo, kể cả ấn bản điện tử 2007.
Ấn bản 1987 của tác phẩm “Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi”, Phụ Lục A, số thứ tự 27, trang 1083 và 1084
[Nguồn:
3.3 - Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thông, nhân chứng thứ ba, người được một cơ quan Mỹ (cũng có người nói ông làm cho mật vụ của chính quyền Diệm) “thuê” chụp ảnh các cuộc biểu tình của Phật giáo tại Sài Gòn, và đã có mặt để ghi lại bằng ảnh cuộc Tự thiêu của Ngài Quảng Đức. Có ba người đã gặp ông Nguyễn Văn Thông để nghe ông kể lại chi tiết vụ tự thiêu năm 1963 của Ngài Quảng Đức:
3.3.1 “Hôm 30/5/2010, nhà nhiếp ảnh Duy Anh, phụ trách Cate Nhiếp ảnh (GoNews), đã đến thăm đồng nghiệp lão thành Nguyễn Văn Thông tại nhà riêng của ông ở Cư xá Đô thành, Quận 10, TP.HCM. Ông là tác giả bức ảnh Tự thiêu, đã đoạt Giải Ngân hài bạc Anh quốc, và Huy chương đồng Phần Lan 1964. (Ảnh: Cẩm An)
Tác giả Nguyễn Văn Thông kể với GoNews: “Chiếc xe hơi dừng giữa đường, giả như hư máy, các tăng ni chặn kín các ngả đường… Sau khi người đẫm ướt xăng, Hòa thượng bật quẹt (đá lửa) do ướt xăng nên không cháy, nên ông nhận cái hộp quẹt khác rồi bật tiếp. Lửa cháy… Tôi chụp và khóc, tay run lên… vì thấy nhà sư cao cả quá! Sau đó, tôi phóng một tấm lớn 50x60cm tặng cho nhà chùa. Năm sau (1964), tôi mới gởi ảnh ấy đi dự thi...".
[Nguồn: Trần Kiên Cường - http://quocsam2009.blogspot.
Nhiếp ảnh gia Duy Anh và ông Nguyễn Văn Thông, ngồi bên phải. - Ảnh T1 chụp Ngài Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam mô A Di Đà Phật" trước khi tự tay châm lửa. Mọi nguời chung quanh bắt đầu hoảng hốt.
Khi ngọn lửa rừng rực bùng lên, Bồ tát Thích Quảng Đức vẫn tự tại ngồi kiết già, gương mặt không lộ chút đau đớn - ảnh T2và T3 của Nguyễn Văn Thông. Ảnh được Giải Ngân hài bạc Anh quốc, Huy chương đồng Phần Lan 1964, Huy chương bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật Hội Nhiếp ảnh TP.HCM 1990.
3.3.2 Một người thứ nhì cũng gặp ông Nguyễn Văn Thông sau nầy đã kể lại như sau:
“Ở bên ngoài, chính ông Nguyễn Văn Thông, mật vụ theo dõi hoạt động đấu tranh của Phật giáo và chứng kiến từ đầu đến cuối vụ tự thiêu, cũng công khai bác bỏ sự xuyên tạc Bồ tát Thích Quảng Đức bị chích thuốc mê.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ông vẫn xúc động khi nhớ lại: “Chúng tôi đã theo sát vụ tự thiêu này ngay từ đầu ở chùa Xá Lợi. Chính mắt tôi và các cảnh sát khác đều thấy ngài Thích Quảng Đức khoan thai bước xuống xe, quay mặt xá tứ phương, rồi ngồi kiết già trước khi chính tay mình châm lửa tự thiêu. Những hành động bình thản của một nhà tu hành thượng đẳng như vậy không thể là người bị thuốc mê. Còn các nhà sư khác chỉ đứng vòng quanh tụng kinh cho ngài và ngăn chặn cảnh sát. Không có bàn tay nào tác động, xâm phạm đến hành động tự thiêu của ngài”.
Đặc biệt, khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, ông Thông đã đem những bức hình mình chụp cận cảnh Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu tặng Phật giáo Sài Gòn. Một loạt ảnh đầy đủ từ lúc lửa chưa bùng lên trên thân thể Bồ tát Thích Quảng Đức đến lúc ngài ngã xuống. Đến lúc đó người ta mới chính thức biết có một người Việt nữa đã chụp hình được sự kiện thiêng liêng này ngoài nhà báo Malcolm Browne.
Và những tấm hình đó như một chứng nhân quan trọng cho hậu thế biết sự thật cuộc vị pháp thiêu thân!”
3.3.3 Người thứ ba, ông Quốc Việt, cũng đã gặp nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thông tại Sài Gòn và cho biết:
“Kể lại cuộc tự thiêu này, nhân chứng phía bên kia là ông Nguyễn Văn Thông, mật vụ đặc trách theo dõi hoạt động Phật giáo thời đó, nhớ lại: “Tin tình báo gửi về cho biết sẽ có biểu tình lớn từ chùa Ấn Quang đến công trường Lam Sơn và sẽ có nhà sư mổ bụng. Sau này tôi mới biết đó là tin giả để đánh lạc hướng chuẩn bị trấn áp của cảnh sát”.
Ông Thông kể sáng đó nhóm cảnh sát mật của mình gồm bốn người mặc thường phục đi trên một chiếc ô tô. Ông Thông phụ trách hình ảnh, một người viết báo cáo, người khác trực điện đài. Họ chuẩn bị bám theo các tăng ni đến công trường Lam Sơn (Nhà hát lớn TP ngày nay) và không biết gì về cuộc tự thiêu sắp diễn ra. Lúc đó, ông Thông còn là cộng tác viên của hãng Ảnh xã nên ngoài chiếc máy ảnh cảnh sát trang bị, ông luôn mang thêm chiếc máy ảnh riêng.
Khi chiếc xe Austin chở Bồ tát Thích Quảng Đức từ chùa Ấn Quang dừng lại ở ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, tài xế bước xuống giả vờ sửa xe và nhóm cảnh sát chìm vẫn tưởng thật. Thậm chí khi Bồ tát Thích Quảng Đức bước xuống xe, ngồi kiết già trên đường, ông Thông vẫn không nghĩ ngài tự thiêu. Chỉ đến lúc thân ngài bốc cháy như ngọn đuốc ông Thông mới sững sờ.
Theo phản xạ ông đưa máy ảnh lên chụp, nhưng tấm đầu tiên bị nhòe vì ông xúc động run tay. Đến tấm thứ hai ông lấy được nét. Đó cũng là tấm phim cuối cùng của chiếc máy ảnh riêng của ông. Ông liền sử dụng chiếc máy ảnh thứ hai được cảnh sát trang bị để chụp tiếp đến cảnh lửa tắt, bồ tát ngã xuống.
Theo ông Thông, có ít nhất ba người chụp được hình tự thiêu xúc động này là nhà báo Malcome Browne của Hãng thông tấn AP, một nhà sư và ông. Tuy nhiên, sau đó chỉ có hình của Malcome Browne lan truyền ra thế giới. Còn ông Thông phải nộp ảnh cho nha cảnh sát và lặng lẽ giấu đi mấy tấm khác vì lúc đó ông vẫn còn là nhân viên chính quyền nhà Ngô.
Năm nay đã 86 tuổi, ông Thông hồi tưởng chi tiết cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức:
Xe cứu hỏa, cảnh sát đổ đến. Các nhà sư nằm chặn trước bánh xe, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ cuộc vị pháp thiêu thân. Nhiều nhân vật chủ chốt của ngành cảnh sát chế độ Sài Gòn bấy giờ cũng có mặt nhưng chỉ đứng nhìn, không thể phản ứng được gì trước ngọn lửa chính nghĩa...”.
[Nguồn: http://www.quangduc.com/
Trang Tôn Giáo
Ngụy Tạo Và Xuyên Tạc Về Cuộc Tự Thiêu
Của Hòa Thượng Thích Quảng Đức - Tại Sao ?
Pháp Lạc và Nguyễn Kha
3.4 - Thông tín viên Malcolm Browne (1933 - ), nhân chứng thứ tư, nguyên là Trưỏng nhiệm sở của Thông tấn xã Mỹ Associated Press tại Sài Gòn. Ông là một trong những nhà báo ngoại quốc được thông báo trước để quan sát cuộc Tự thiêu của Ngài Quảng Đức. Tấm hình chụp cuộc tự thiêu của ông được giải thưởng World Press Photo of the Year (1963).
Malcom Wilde Browne sinh năm 1933 tại New York City, bang New York. Mẹ ông theo đạo Tin Lành Quaker còn cha ông là một kiến trúc sư Công giáo. Ông theo học Hóa học tại một trường Tin Lành Quaker nhưng bị động viên trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và làm cho tạp chí quân đội Stars and Stripes hai năm tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau đó, ông làm cho tờ Times Herald Record rồi chuyển qua làm cho hảng thông tấn Associated Press(AP) tại Baltimore từ năm 1959 đến 1961. Sau đó, ông được thăng chức làm Trưởng thông tín viên (Chief Correspondent) tại Đông Dương. Sau khi được giải thưởng Putlizer nhờ những tấm hình chụp cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, và nhờ đó nhận được nhiều lời mời cọng tác, ông rời AP năm 1965.
Sau đó, ông còn làm việc cho đài truyền hình ABC, cho Đại học Columbia (NY), nhật báo The New York Times, tạp chí Discover. Năm 1991, ông cũng đã tham dự cuộc chiến Vùng Vịnh. Hiện nay, 11/2011, ông vẫn còn sống ở thành phố New York.
Ông đã xuất bản một tác phẩm về cuộc chiến Việt Nam (The New Face of War, Bobbs-Merrill, Indianapolis, 1965) và nhận nhiều giải thưởng báo chí, trong đó có World Press Photo of the Year (1963), Pulitzer Prize for International Reporting (1964), và giải George Polk về can đảm trong nghiệp vụ báo chí.
Trình tự cuộc tự thiêu (theo thứ tự từ ảnh 1 đến 9)
Dùng từ khóa “Malcolm Browne” để truy tìm trên Google và Wikipedia ta được nhiều hình ảnh về chiến tranh Việt Nam của ông, và dĩ nhiên trong đó có những ảnh về cuộc Tự thiêu. Chín tấm ảnh đen trắng của Malcolm Browne được Word Press bố cục sắp xếp và đánh dấu từ (1) đến (9) ghi lại trình tự từ lúc Đại đức Thích Chơn Ngữ bắt đầu đổ xăng đến lúc các vị sư tìm cách cuốn thân xác đã cháy đen của Ngài Quảng Đức trong lá cờ Phật giáo.
Đặc biệt trong ảnh số (2), Đại đức Chơn Ngữ đã bước rời xa Ngài Quảng Đức và đi nhanh về hướng các Tăng Ni, để lại HT Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng]
3.5 – Và nhân chứng thứ năm, nhà văn kiêm nhà báo David Halberstam (1934-2007), chuyên gia về những vấn đề Việt Nam cho nhật báo The New York Times tại Việt Nam trong những năm đầu thập niên 1960’. Ông có mặt tại hiện trường trong cuộc tự thiêu của Ngài Quảng Đức. Sau đó, ông tường trình lại cuộc tự thiêu nầy trên The New York Times và nhờ vậy được Giải thường báo chí Putlizer năm 1964, năm ông mới 30 tuổi.
David Halberstam sinh năm 1934 tại thành phố New York, bang New York. Ông tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1955 và đã từng là chủ bút tờ báo The Harvard Crimson nỗi tiếng của trường nầy.
Ông bắt đầu nghề báo với tờ Daily Times Leader ở Mississipi. Ông đến Việt Nam năm 1962 với tư cách là một chuyên gia toàn thời về Việt Nam (full time Vietnam specialist) cho nhật báo The New York Times. Cùng với những đồng nghiệp như Neil Sheehan, Peter Arnett, Stanley Karnow, … ông đã tường trình sâu sát về chiến tranh Việt Nam, nhất là cuộc khủng hoảng Phật giáo kéo theo sự sụp đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ông cũng là người khám phá ra âm mưu của ông Ngô Đình Nhu cho Lực lượng Đặc biệt giả dạng Quân đội VNCH tấn công chùa chiền để vu khống các tướng lãnh quân đội (During the Buddhist crisis, he and Neil Sheehan debunked the claim by the regime of Ngo Dinh Diem that the Army of the Republic of Vietnam regular forces had perpetrated the Xa Loi Pagoda raids, which the American authorities initially believed, and that instead, the Special Forces loyal to Diem's brother Ngo Dinh Nhu had done so to frame the army generals).
Năm 1964, ông rời Việt Nam và được Giải thưởng Pulitzer năm mới 30 tuổi nhờ những phóng sự của ông về chiến tranh Việt Nam. Trong thập niên 1960’s, ông vẫn làm cho The New York Times để phúc trình về Phong trào Dân quyền của người da đen.
Sau đó, ông ít hoạt động báo chí mà chủ yếu chú tâm vào việc viết sách, kể cả sách về thể thao vào cuối đời. Ông mất trong một tai nạn xe hơi vào ngày 23/4/2007 trên đường đến diển thuyết tại Đại học UC Berkeley, bang California.
Ông đã viết 21 cuốn sách trong khoảng thời gian từ 1961 đến 2007. Những cuốn nổi tiếng có liên hệ đến Việt Nam là: The Making of a Quagmire: America and Vietnam during the Kennedy Era. McGraw-Hill. 1965; Ho. Mc
Trong cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, ông cùng có mặt tại hiện trường với Malcolm Browne. Sau đó ông kể lại trong The Making of a Quagmire, trang 211, New York, Random House, 1965, như sau:
"Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ. Những ngọn lữa tỏa ra từ một con người, thân xác của vị sư từ từ khô héo dần và co quắp lại, đầu vị sư trở nên đen dần và hóa thành than. Không khí đượm mùi thịt người cháy; (thì ra) con người cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên. Tôi có thể nghe từ sau lưng tôi tiếng khóc thổn thức của những người Việt Nam đang tụ họp tại đó. Tôi đã quá sốc nên không khóc được, quá rối rắm nên không ghi chép hay hỏi han gì được, quá hoang mang đến nỗi thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi vị sư ấy tự thiêu, bắp thịt của vị sư không hề cử động, vị sư không thốt ra một âm thanh nào, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của vị sư thì trái ngược hẳn với đám đông khóc than chung quanh.”
(I was to see that sight again, but once was enough. Flames were coming from a human being; his body was slowly withering and shriveling up, his head blackening and charring. In the air was the smell of burning human flesh; human beings burn surprisingly quickly. Behind me I could hear the sobbing of the Vietnamese who were now gathering. I was too shocked to cry, too confused to take notes or ask questions, too bewildered to even think... As he burned he never moved a muscle, never uttered a sound, his outward composure in sharp contrast to the wailing people around him.)
Là một nhà văn nhậy cảm và một phóng viên sắc sảo cho tờ nhật báo đứng đầu nước Mỹ về nghiệp vụ thông tin, lại đứng ngay tại hiện trường chắm chú theo dõi, không thấy ông Halberstam đề cập gì đến động thái bất thường (như “vô hốn” hay “bị chích thuốc mê”) của Ngài Quảng Đức trước khi tự thiêu cả.
4- THỬ TÁI DỰNG SỰ THẬT VỀ DIỄN TIẾN CUỘC TỰ THIÊU
Trong khi chờ đợi hồ sơ chính thức của Phật Giáo Việt Nam, căn cứ trên các tài liệu và chứng tích của 4 trong 5 nhân chứng nói trên, ta có thể giải quyết một điểm tuy không ăn khớp với nhau trong lời kể nhưng lại quan trọng về tình trạng tâm thần của HT Quảng Đức ngay trước phút tự thiêu:
[Message clipped] View entire message
|
People (146)
Show details
|
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét