Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

Biển Đông: Nga Giúp TC? 28/05/201600:00:0 Vi Anh



Biển Đông: Nga Giúp TC? Vi Anh 


Nhiều dấu chỉ cho thấy Nga hậu CS và Tàu hiện CS đang cấu kết và phối hợp nhau trong việc chống Mỹ, diện là Á châu Thái bình dương, và điểm là Biển Đông.

Một, Nga hậu CS và TC hiện CS đã liên minh với nhau và cam kết với nhau là không cho thế lực bên ngoài [ám chỉ Mỹ] can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông. Tin AP, trong chuyến công du Bắc Kinh, ngày 29/04/2016, trước báo giới, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng TC Vương Nghị đã đồng loạt lên tiếng tố cáo Mỹ về "sự can thiệp" từ bên ngoài vào Biển Đông và bán đảo Triều Tiên. Chủ trương các tranh chấp biển đảo phải giải quyết song phương giữa hai nước trong vùng, là chủ trương của TC, lợi cho TC vì TC có thể ỷ mạnh hiếp yếu.

Thêm vào đó, cả Nga và TC đều phản đối và yêu cầu Mỹ từ bỏ việc bố trí hệ thống phòng chống hoả tiễn THAAD tại Hàn Quốc, nhằm đối phó với những manh động ngày càng hung hăng của CS Bắc Triều Tiên, xuyên qua những vụ thử hoả tiễn và nguyên tử trong thời gian gần đây.

TT Putin của Nga và Chủ Tịch của TC đã phối hợp vận động được Thủ Tướng Ấn độ cùng kêu giọi giải quyết những tranh chấp biển đảo ở Biển Đông trên nguyến tắc song phương. Một ngạc nhiên rất lớn vì lâu nay Ấn độ “hướng đông”, cùng lập trường với Mỹ, chống đà bánh trướng của TC ở Đông Nam Á, cho vay lãi xuất ưu đãi cho VN mua vũ khí bảo vệ biển đảo.

Hai, TT Putin đòi hỏi Nhựt trả lại quần đảo Kuril để Nhựt phải rút thế lực ở Biển Đông về miền Bắc để bảo vệ vùng biển và đảo Kuril của Nhựt do Nga đang khuấy rối. Với việc Nga mới tranh chấp đảo Kuril cộng với việc TC đã và đang tranh chấp đảo Senkaku, Nhựt rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch; Nhựt khó có thể làm đầu tàu kéo các nước Á Châu Thái bình dương trong liên minh chống TC, tiếp với Mỹ.

Bộ Quốc Phòng Nga ngày 25/03/2016 đã tiết lộ kế hoạch bố trí hoả tiễn hiện đại và xây dựng căn cứ Hải Quân tại vùng quần đảo Kuril đang có tranh chấp với Nhật Bản. Tàu của Hạm Đội Nga vào tháng Tư sẽ đến khu vực này để nghiên cứu khả thi trong vòng ba tháng.

Làm thế là Nga buộc Tokyo phải quan tâm trở lại với mặt trận phía Bắc, qua đó giảm bớt nguồn lực giành cho phía Nam, nhất là khu vực Biển Đông, nơi mà Nhật Bản không có lợi ích trực tiếp. Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhờ chiến thuật đông tiến ra Thái bình dương của Nga. Làm thế là Nga giải toả bớt áp lực, giải vây cho TC đang bị nhiều nước Đông Nam Á Phi, Việt, Mã, Nam dương, Brunei chống TC.

Ba, TT Nga Putin không ngừng chiến thuật giải vây cho TC ở Đông Bắc Thái bình dương, mà Nga còn đi xa hơn xuống Đông Nam Á. Nga còn giúp TC bằng cách trực tiếp can thiệp vào các nước ASEAN bị TC xâm lấn, chiếm cứ và quân sự hoá biển đảo ở Biển Đông nữa.Tin Reuters, ngày 20/05/2016, tại cuộc họp thượng đỉnh ở Sotchi, Nga sẽ ký với ASEAN một hiệp ước, trong đó cho thấy Moscow đang thông qua ASEAN can thiệp vào các tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời mở rộng ảnh hưởng Nga ở châu Á. Theo dự thảo hiệp ước Nga-ASEAN, các bên phải «tự kềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo đúng các nguyên tắc được cả thế giới thừa nhận của luật pháp quốc tế».

Để lấy lòng các nước Đông Nam Á, trong bản hiệp định, Nga đề nghị một hiệp định tự do mậu dịch «toàn diện» giữa ASEAN với Liên minh Kinh tế Âu Á, một thị trường chung với tổng sản phẩm nội địa lên tới 4 ngàn tỉ đôla. Một số nhà quan sát, coi như Nga vận động thành lập một tổ chức mậu dịch đối đầu với hiệp ước TPP của Mỹ chủ trương và vận động được 12 nước hai bên bờ Thái binh dương ký, trong đó có CSVN mà không có TC.

Chiến dịch của Nga nam tiến, xâm phập vào ASEAN ở Đông Nam Á là một công hai việc. Một là giúp cho TC củng cố cuộc xâm lấn. Hai là giúp cho Nga hậu CS khôi phục sự hiện diện và vị thế vang bóng một thời của Liên xô mà Nga là “chủ đạo”.

Bốn, Tổng thống Nga Vladimir Putin của Nga hậu CS và Chủ tịch Tập Cận Bình của TC hậu CS, từ mấy năm nay đã bày tỏ tình hữu nghị thắm thiết giữa hai chế độ mà hai ông cầm đầu. Hai bên đã ký kết khoảng 40 văn bản hợp tác trong nhiều lãnh vực, năng lượng, hàng không, tài chính và không gian.

Giao thương đã tăng gần 10. TC đã cứu bồ Nga khi bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt vì vụ Nga thôn tính Crimea. Năm ngoái, TC mua của Nga 400 tỉ đô la dầu khí. TC bỏ nhiều vốn giúp cho Nga xây dựng đường ống dẫn khí «Sức mạnh Xibêri», với giá thành khoảng 27 tỉ euro. Việc giao khí đốt sẽ bắt đầu từ năm 2018».

TC cũng ký một thỏa thuận khung về việc lập một công ty liên doanh, TC có thể đứng ra mua 100 phi cơ Sukhoi Superjet 100 của Nga trong ba năm tới. Ông Putin còn cho biết Bắc Kinh chấp nhận chi ra 300 tỉ rúp (5,2 tỉ euro) để xây đường cao tốc nối liên hai nước.

Năm và sau cùng, Tổng Thống Putin của Nga vốn là cựu đại tá mật vụ KGB của CS Liên xô có một giấc mộng lớn muốn phục hồi Nga thành Liên xô bá chủ Đế Quốc CS. Chủ Tịch Tập cận Bình vốn là hoàng tử đỏ của TC cũng có giấc mộng lớn muốn TC trở thành Trung Hoa bá chủ các chư hầu Á châu. Bằng chiến lược trổi dậy từ thượng đội mình và táo bạo hạ đạp Mỹ xuống thấp, biến thế giới thành lưỡng cực, hay tam cực, chớ không để cho Mỹ đóng vai trò đệ nhứt siêu cường thế giới như từ sau khi Liên xô sụp đổ, đế quốc CS ở Đông Âu tan tành khi bước tường ô nhục của CS Đông Đức bị giựt sập Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Nga hậu CS và TQ hiện CS càng ngày càng xích lại gần nhau trong chiến lược chống Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương để ngăn chận TC thống trị Á châu Thái bình dương, khống chế tự do hàng hải là quyền tư do theo luật quốc tế và cũng là quyền lợi cốt lõi của Mỹ./.(Vi Anh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét