Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

MỸ NỐI GIÁO TÀU ĐÀI LOAN – ĐÂM CHỆT BẮC KINH NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

MỸ NỐI GIÁO TÀU ĐÀI LOAN – ĐÂM CHỆT BẮC KINH

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
TÂN TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN BÀ THÁI ANH VĂN KHÔNG ỦNG HỘ “MỘT NƯỚC TQ DUY NHẤT:
Theo báo chí TC ngày 21/5/2016, Bắc Kinh cảnh báo sẽ cắt đứt mọi liên lạc chính thức với Đài Loan, nếu tân Tổng thống Thái Anh Văn (TsaiIng Wen) không ủng hộ nguyên tắc “một nước Trung Quốc Duy nhất”.
Lời cảnh báo này được đưa ra ngày 20/5/2016, trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã không nhắc gì đến nguyên tắc “Một nước Trung Quốc duy nhất” mà chỉ kêu gọi “đối thoại tích cực với Bắc Kinh”. Nguyên tắc nầy đã được cựu Tổng thống Mã Anh Cửu thuộc Quốc Dân Đảng thừa nhận sau cuộc gặp gỡ giữa các đại diện đảng này với quan chức TC năm 1992. Trong 8 năm, Mã Anh Cửu cầm quyền, quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã được thắt chặt hơn.
Tuy đã tách rời khỏi Trung Hoa Lục Địa từ năm 1949, sau khi kết thúc nội chiến cho tới nay, Đài Loan chưa bao giờ chính thức tuyên bố độc lập. Về phần Bắc Kinh thì vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Tàu Cộng, sớm hay muộn gì cũng sẽ thống nhất với Hoa lục. Nhưng, bản thân bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiếng chưa hề công nhận cái gì gọi là “đồng thuận 1992”. Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn vốn chủ trương độc lập” cho Đài Loan, cho nên Bắc Kinh vẫn rất nghi ngại vị nữ tổng thống này và đã từng cảnh cáo bà là đừng nên có ý định chính thức tuyên bố độc lập cho Đài Loan.
Trong bài diễn văn nhậm chức đọc tại Phủ tổng thống trước 20.000 người hôm 20/5/2016, tân lãnh đạo Đài Loan nhận định: “Lãnh đạo của 2 bên phải để lịch sử sang một bên và hướng tới đối thoại mang tính xây dựng vì lợi ích của nhân dân của đôi bên”.
Trong khi Bắc Kinh muốn bà Thái Anh Văn chấp nhận bản thỏa thuận ngầm giữa Bắc Kinh và Đài Bắc năm 1992, theo đó chỉ có “một nước Trung Quốc duy nhất” thì bà Thái Anh Văn khẳng định: “Các mối quan hệ song phương là bộ phận gắn liền việc thiết lập hòa bình trong khu vực và an ninh chung” và “Đài Loan sẽ tham gia tích cực và không bao giờ vắng mặt”. Trong khi đó, báo chí TC nói rất ít về tin tân tổng thống Đài Loan nhậm chức. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhận định rằng, việc bà Thái Anh Văn lên nắm quyền đánh dấu khởi đầu cho “một thời kỳ bấp bênh”.
Bắc Kinh luôn coi Đài Loan như một phần của lãnh thổ nước này, nếu cần sẽ dùng vũ lực để thu hồi và thường xuyên cảnh cáo mọi ý định đòi độc lập cho hòn đảo nầy. Truyền thông nhà nước TC đưa tin QĐNDTQ đã thực hiện ít nhất 3 cuộc diễn tập ở bờ biển phía đông nam kể từ đầu tháng 5/2016. Cuộc tập trận lớn nhất đã diễn ra trong những ngày gần đây bởi một trung đoàn thuộc Quân đoàn 31 của QĐNDTQ, đóng quân tại tỉnh Phúc Kiến ngang qua eo biển Đài Loan. Quân đội Đài Loan cũng cảnh báo rằng, Bắc Kinh đã thực hiện một cuộc tấn công vào các mục tiêu giống các địa điểm ở Đài Loan. Đài Loan cũng ước tính TC nhắm hàng trăm tên lửa vào đảo nầy.
Trong báo cáo đánh giá của BQP Mỹ về tiềm năng quân sự của QĐNDTQ cho biết, ngoài tham vọng tham vọng thống trị Biển Đông, Bắc Kinh còn gia tăng năng lực tấn công đổ bộ với mục tiêu quân sự là đảo Đài Loan. Cũng theo BQP Mỹ, hiện nay TC chưa tin chắc họ có đủ khả năng dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục cải tiến vũ khí và phương tiện quân sự để chờ thời cơ thuận lợi sẽ tiến hành xâm lược…
Bắc Kinh đã thành lập 2 sư đoàn đổ bộ, 1 lữ đoàn thiết giáp lội nước, 3 sư đoàn dù, 11 trung đoàn không vận và 2 lữ đoàn TQLC. Trong tương lai, TC sắp hạ thủy tàu chiến đổ bộ cỡ lớn thứ 4 có khả năng chở 4 tàu lướt sóng, 50 tàu đổ bộ lớn nhỏ, 4 trực thăng cho hải quân PLA. Hải quân TC được cho là đang cần thêm 30 tàu chở xe tăng, 22 tàu chở quân và đã hợp đồng với Ukraine để mua tàu đổ bộ hạng  nặng đệm khí.
Trang Defense News của quân đội Mỹ cho rằng, Bắc Kinh đã hoạch định, tính toán các phương án tấn công Đài Loan, song chiến thuật quan trọng nhất là phối hợp tác chiến đổ bộ, nhảy dù, chiến tranh điện tử và phá hoại hậu cần. Mục tiêu là nhằm chọc thủng hệ thống phòng thủ của Đài Loan, lập đầu cầu đổ bộ ở phía Bắc hoặc phía Nam, khai triển quân đánh chiếm các vị trí chiến lược và cuối cùng là khống chế toàn bộ đảo này. Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần thuộc lãnh thổ nước này, trong khi đó, Đài Loan luôn hướng tới vị thế“độc lập” còn Mỹ luôn ủng hộ hòn đảo phát triển sức mạnh quân sự để tự vệ.
Tập Cận Bình đã kiên quyết đàn áp các hành động ly khai dưới mọi hình thức nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của nước nầy. Họ Tập cho rằng: “Đây là ước muốn chung và ý chí vững chắc của tất cả người TQ. Đó cũng là cam kết và trách nhiệm của chúng tôi đối với lịch sử và nhân dân.” họ Tập nói. “Các chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan là rõ ràng, nhất quán và không suy chuyển cùng với sự thay đổi trong tình hình chính trị của Đài Loan.”
Trong khi Tập Cận Bình xem các khu tự trị và đặc biệt Đài Loan là các đối tượng nổi loạn và phải được sự kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết. Nhưng, sau chiến thắng, bà Thái Anh Văn đã phát tín hiệu cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.”
Mới đây, ngày 29/5/2016, tân tổng thống Đài Loan đã đi thị sát 2 căn cứ không quân Hoa Liên (Hualien) và Gia Thiện (JiaShan) miền Đông Đài Loan. Phát biểu trước các sỹ quan và binh sĩ, bà Thái Anh Văn khẳng định rằng, Đài Loan sẽ không để cho bất kỳ ai khác muốn làm gì thì làm trên không phận của mình. Động thái nầy rõ ràng nhắm vào Bắc Kinh.
Trước đó, theo Sputnik, cuộc tập trận quân sự được Đài Loan tiến hành từ ngày 26-27/1/2016 trên hòn đảo Kim Môn, một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát và nằm ngoài khơi Hoa Lục, điểm đặc biệt của cuộc tập trận lần này đã xuất hiện hàng loạt vũ khí mới do quân đội Đài Loan tự sản xuất hoặc mua của nước ngoài như súng trường tấn công T-91 và súng trường bắn tỉa Barrett,
Trong khi đó, Liên đội Không quân chiến thuật 455 thực hiện các bài diễn tập phòng không tại căn cứ không quân Chiayi. Năng lực hoạt động của phi đội chiến đấu cơ F-16 trang bị tên lửa “không đối không” AIM-9 Sidewinder và AIM-120 của Đài Loan cũng được đưa ra biểu diễn. Cùng với khoản đầu tư 111 triệu USD để mua 3 chiếc trực thăng EC225 Super Pumas, không quân Đài Loan đã cho trình diễn khả năng hoạt động của loại máy bay này cùng với chiếc trực thăng Sikorsky S-70C Blue Hawk trong cuộc tập trận.
Ngoài ra, lực lượng hải quân tiến hành các bài tập trận chống tàu ngầm do hạm đội 124 đảm nhận với sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Kidd và tàu hậu vệ La Fayette cùng sự yểm trợ của trực thăng S-70C. Thêm vào đó, chiếc tàu hộ tống mới lớp Tuo Chiang và Kuang Hua-6 được trang bị tên lửa chống hạm Hsiung Feng.
Cuộc diễn tập của Đài Loan còn diễn ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tuyến đường biển mang lại giá trị thương mại giá trị 5.000 tỷ USD/ năm không ngừng gia tăng. Đây cũng là lý do Mỹ quyết định tiến hành tập trận chung với các nước trong khu vực cũng như triễn khai tuần tra cả trên biển và trên không gần những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Ngày 16/1/2016, bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi xây dựng tự do hàng hải và giải pháp hoà bình cho các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bà Thái Anh Văn còn cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ với Nhật Bản và khẳng định chủ quyền của Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh cho là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” của TC.
Trong khi đó, Bắc Kinh ngang ngược, khẳng định họ không cho phép Đài Loan xây dựng bất kỳ hành động “độc lập” nào. Bắc Kinh sẽ sẵn sàng đối thoại với bất kỳ đảng phái nào tại Đài Loan, miễn là đảng phái nầy phải công nhận rằng, 2 bờ eo biển đều là một nước Trung Quốc. Chủ trương của Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược lại chính sách của Đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn chủ trương độc lập cho Đài Loan.
QUAN HỆ TRUNG – ĐÀI BƯỚC VÀO THỜI KỲ BẤT ỔN:
Theo nhật báo Pháp Les Echos nhận định: Quan hệ TC & Đài Loan đang bước vào thời kỳ bất ổn với việc tân Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức với chủ trương đối thoại nhưng không hy sinh chủ quyền, bà sẽ nói với lãnh đạo Bắc Kinh những gì mà Đài Bắc không chấp nhận. Lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, lãnh đạo ngành hành pháp nắm luôn đa số trong ngành lập pháp. Tổng thống Thái Anh Văn hội đủ điều kiện thuận lợi để đối phó với Bắc Kinh. Nhưng, giữa lập trường chính trị và thực tế địa chính trị (TC nhập 40% hàng xuất cảng của Đài Loan).
Trả lời phỏng vấn của Les Echos, nhà phân tích chính trị về TC, Stéphane Corcuff giải thích: “Bà Thái Anh Văn không thể không để ý đến thế mạnh của TC và mưu đồ “thu hồi đảo Đài Loan”. Tuy nhiên, “đồng thuận 1992” chẳng qua là sự cam kết giữ 2 đảng, ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng không có ghi lại bằng văn kiện. Tình hình hiện nay hoàn toàn khác. Khi nói đồng thuận chỉ có một nước Trung Hoa, nhưng Trung Hoa nào?” Theo chuyên gia Stéphane Corcuff, Bắc Kinh đang đứng trước thực tế là Đài Loan không bao giờ chịu sáp nhập vào Trung Quốc Đại Lục.
Theo báo cáo quốc phòng 2015 của Đài Loan, TC đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn, làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự, chi tiêu quốc phòng hàng năm của Đại Lục duy trì ở mức hai con số chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Bắc Kinh tăng cường sức mạnh lực lượng hải quân & không quân trong khu vực nhằm ngăn nước ngoài như Mỹ & Nhật can thiệp nếu một cuộc tấn công có thể xảy ra: Sina ngày 17/1/2016 đăng lại bài bình luận trên tạp chí Kanwa Defense Review của Canada về chủ đề, quân đội TQ vẫn coi “Chiến tranh thống nhất Đài Loan” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quân đội Đài Loan là một trong những “đối tượng tác chiến” của họ. Trước đây, trong các phương án “thống nhất Đài Loan” của QĐNDTQ, Mỹ luôn được xem là nhân tố quan trọng và tác động trực tiếp đến chiến cuộc.
Tuy nhiên, tin tức tình báo mới nhất cho thấy, quan hệ quân sự Đài Loan – Nhật Bản chặt chẽ hơn, nếu “giải quyết Đài Loan”, QĐNDTQ phải tính khả năng can thiệp từ Nhật Bản. Các chiến lược gia Bắc Kinh vẫn luôn nghiên cứu cách thức tấn công các sân bay quân sự Đài Loan, bao gồm vị trí máy bay chiến đấu, nhà chứa máy bay, kho nhiên liệu…Ngoài việc diễn tập tấn công mục tiêu mô phỏng các sân bay Đài Loan, Bắc Kinh cũng không loại trừ khả năng các phương án tấn công các sân bay của Nhật Bản.
Hiện nay, Đài Loan & Nhật Bản đã tăng cường các hoạt động hợp tác quân sự song phương hơn trước. Một khi nổ ra chiến tranh, các chiến đấu cơ của Đài Loan có thể buộc phải sử dụng một số sân bay của Nhật Bản để tiếp tục tham gia chiến đấu. Vì vậy, TC tin rằng nếu quân đội nước này tấn công các sân bay quân sự Đài Loan, phải tấn công được các sân bay của Nhật Bản thì máy bay chiến đấu của Đài Loan sẽ không có chỗ hạ cánh và tiếp tục chiến đấu. Hơn nữa, nếu Bắc Kinh tấn công các mục tiêu này sẽ lôi kéo Nhật Bản nhập cuộc sử dụng không quân hỗ trợ Đài Loan. Đây là những tin tức tình báo mới nhất mà Đài Bắc nhận được.
Đài Loan đã bí mật điều động sĩ quan cao  cấp nhiều lần đến Philippines và Nhật Bản. Họ đã lựa chọn 4 căn cứ của Nhật Bản và 2 căn cứ của Philippines để hợp đồng cho phép các chiến đấu cơ Đài Loan có thể hạ cánh trong trường hợp khẩn cấp một khi nổ ra chiến tranh với Tàu Cộng. Trong số 4 căn cứ của Nhật Bản mà Đài Bắc lựa chọn đều nằm ở Okinawa. Ngoài sự trợ giúp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines cũng sẽ hợp tác chia sẻ thông tin tình báo với Đài Loan.
MỸ – “YẾU TỐ BẢO VỆ ĐÀI LOAN”:
Lần đầu tiên, Đài Loan được Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự “tài trợ và huấn luyện”của Mỹ trong năm tài chính 2016 để bảo vệ Biển Đông. Theo nguồn tin của The Diplomat, số ra ngày 01/10/2015, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã biểu quyết thông qua ngân sách Quốc phòng Mỹ trong năm tài chính 2016, cho phép BQP Mỹ “tài trợ và huấn luyện” cho 7 nước Đông Nam Á Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Singapore.
Điểm đặc biệt là vào giờ chót, Đài Loan đã được đưa thêm vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Cụ thể, mục 1261 của Luật ngân sách Quốc phòng tài khóa (NDAA) 2016 vạch ra một nội dung mới gọi là “Sáng kiến Biển Đông” lần đầu tiên xuất hiện trong phần “Những vấn đề liên quan đến khu vực châu Á – TBD”. Nó lưu ý rằng, BQP được ủy quyền để cung cấp hỗ trợ và huấn luyện cho Indonesia, Philippines, Thái Lan, VN, Brunei, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan nhằm mục đích tăng cường an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực hàng hải của các nước ven Biển Đông”.
Nội dung của NDAA 2016 cũng đề cập đến việc Mỹ ủng hộ Đài Loan phù hợp theo đạo luật an ninh chung giữa 2 nước còn gọi là “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” mà theo đó, Washington có trách nhiệm bảo đảm cho Đài Loan có một thế trận quốc phòng mạnh mẽ. Đặc biệt, “Luật Ngân sách Quốc phòng” tài khóa 2016 của Mỹ quy định: “Mỹ phải tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Đài Loan trang bị những phương tiện hiện đại và vượt trội để có thể cân bằng với sức mạnh quân sự đang lên của Tàu Cộng”.
Trong số các loại vũ khí cần được tăng cường có tàu xung kích cao tốc, tên lửa “địa đối hải”, hệ thống tu sửa khẩn cấp đường băng quân sự, mìn tấn công và tàu ngầm để tối ưu hóa hệ thống quốc phòng của eo biển Đài Loan.
Trước đó, trong một cuộc Hội thảo tại Washington mới đây với chủ đề “Đài Loan với Biển Đông”, một số chuyên gia tư vấn và hoạch định quốc phòng Mỹ đã cảnh báo đang có một cơn bão quân sự đang thành hình trên Biển Đông và cơn bão nầy liên quan trực tiếp tới Đài Loan. Các ý kiến nhấn mạnh, Mỹ cần phải hành động và hành động ngay để ngăn chận TC bành trướng trên Biển Đông, vì nếu để Bắc Kinh tự tung tự tác ở Biển Đông, an ninh của Đài Loan cũng sẽ bị đe dọa.
MỸ NỐI GIÁO TÀU ĐÀI LOAN – ĐÂM CHỆT BẮC KINH:
Chiến tranh hoặc đấu tranh xã hội do “mâu thuẫn” xung đột mà biến hóa. Làm chính trị hoặc các nhà hoạch định chiến lược quân sự cần phải dựa vào mâu thuẫn làm đòn bẩy để làm thay đổi thời cuộc và tạo thế lực. Nếu chưa thấy mâu thuẩn thì phải tìm cách phát hiện mâu thuẫn. Mâu thuẫn chưa có thì phải chế tạo mâu thuẫn. Thí dụ: trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng bên Tàu, trận tuyến mâu thuẫn rất rộng lớn và đã được Cộng sản khai thác triệt để. Tất cả bộ máy tuyên truyền của Cộng sản được huy động vào kế hoạch chế tạo mâu thuẩn. Thí dụ: đối với hàng ngũ Quốc Dân Đảng, Cộng sản phân định ra nhiều thành phần, nào là thành phần ngoan cố, thành phần tứ đại gia (Trưởng, Tổng, Khổng, Trần), thành phần khai minh, thành phần tiến bộ.
Đối với giai cấp tư bản, Cộng sản chia ra nào là: cường hào ác bá, quan liêu, tư bản, giai cấp đại tư bản, giai cấp tư sản dân tộc. Đối với giai cấp nông dân, Cộng sản chia ra nào là: địa chủ, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Đối với phần tử trí thức chia ra nào là: phần tử dân chủ, phần tử tiến bộ, phần tử bảo thủ, phần tử lạc hậu…
Sau đó, Cộng sản mới chế tạo mâu thuẫn suốt một lượt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, địa chủ xung đột với phú nông, bần cố nông thù hằn địa chủ. Nội bộ Quốc Dân Đảng, phần tử dân chủ đả kích phần tử lạc hậu bảo thủ…Cùng lúc đó, Cộng sản lại mở ra một trận tuyến thống nhất là “kháng Nhật”, thống nhất chiến tuyến để thu về một mối mà cô lập kẻ thù chính…
Hiện nay, Ngũ Giác Đài đang dùng chiêu: “Dùng giáo Tàu đâm Chệt”, triệt để khai thác mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Đài Loan. Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự và trao đổi với Đài Loan mặc dù Bắc Kinh đã cảnh báo điều nầy sẽ làm tổn hại đến quan hệ Trung – Mỹ. Các nhà phân tích cho biết: “Động thái nầy là một phần trong chiến lược tái cân bằng châu Á -TBD nhằm chống lại ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh tại khu vực này, đặc biệt là ở Biển Đông”.
Sự hợp tác từ cung cấp vũ khí cho tới việc mời các quan chức quốc phòng cao cấp của Đài Loan tới tham gia các hoạt động quân sự lớn của Mỹ tại Thái Bình Dương đã nhấn mạnh quyết tâm của Washington dùng Đài Loan để chọc Bắc Kinh nỗi điên…
Vào tháng 12/2015, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận bán 4 tàu khu trục lớp Perry trị giá 370 triệu USD cho Đài Loan. Trước đó, vào ngày 22/5/2015, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra các quy định để thúc đẩy hợp tác quân sự với Đài Loan trong “Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2016”. Việc hỗ trợ bao gồm kỹ năng chiến đấu cơ tấn công nhanh, tên lửa hành trình phòng vệ ven biển, hệ thống sửa chữa các phi đạo nhanh chóng, các tàu ngầm và mìn tấn công được ưu tiên hóa cho quốc phòng của eo biển Đài Loan.
Dự luật cũng kêu gọi Mỹ cho phép các lực lượng Đài Loan tham gia vào các hoạt động huấn luyện do Mỹ tổ chức, đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ Đài Loan khỏi một cuộc tấn công tên lửa, phong tỏa hàng hải và xâm lược đổ bộ do quân PLA tiến hành. Quan trọng hơn, dự luật kêu gọi Mỹ mời Đài Loan tham gia huấn luyện chiến đấu không chiến “không đối không”, trong các cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Eielson ở tiểu bang Neveda.
Một quan chức BQP Đài Loan cho biết: Trước đó, Ủy ban Thượng viện đã đưa ra các quy định, BTL Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii đã mời Đài Loan tham gia hội nghị chuyên đề về “chiến tranh đổ bộ” cùng 20 quốc gia khác vào ngày 21/5/2015. Đài Loan với sự tham dự của tướng Liu Yu-Ping của TQLC Đài Loan.
Tướng nầy cho biết Lữ đoàn Kỵ binh số 601 của Đài Loan đã ký kết quan hệ với Lữ đoàn chiến đấu 25 thuộc BTL Thái Bình Dương của Mỹ sẽ cùng huấn luyện chiến đấu. Đội ngũ chiến tranh tâm lý và chính trị của Đài Loan đã ký hợp tác với Liên đoàn chiến tranh tâm lý số 7 của BTL và sẽ trao đổi thông tin, liên kết đào tạo.
Washington muốn cho Đài Loan an tâm thấy Mỹ vẫn là đồng minh chính thức quan trọng của họ. Lin Cheng-Yi – nhà nghiên cứu tại viện Nghiên cứu Mỹ – Âu thuộc học viện Sinica Đài Loan – cho biết: “Hành động gần đây cho thấy Mỹ đã thấy cần phải tăng cường tiếp xúc và hợp tác quân sự với Đài Loan hơn nữa do tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo nầy ngày một tăng lên trong khu vực, đặc biệt khi Bắc Kinh đóng vai trò gây hấn trên Biển Đông”.
MỸ QUYẾT ĐỊNH BÁN VŨ KHÍ CHO ĐÀI LOAN:
Ngày 29/1/2016, chính quyền của TT Obama đã thông báo quyết định bán các tên lửa Patriot, máy bay chiến đấu Black Hawk và tàu quét thủy lôi cho Đài Loan. Động thái này ngay lập tức đã châm ngòi cho ngọn lửa căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ – Trung. Bắc Kinh đe dọa trừng phạt các công ty Mỹ có liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh cũng tuyên bố cắt đứt các mối liên hệ quân sự với Mỹ để phản đối kế hoạch bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, khu vực mà Bắc Kinh xem là vùng lãnh thổ của mình.
Phát ngôn viên BQP Tàu Cộng Huang Xueping cho rằng, quyết định mới đây của Mỹ sẽ làm phương hại nghiêm trọng an ninh quốc gia TQ, đồng thời gây hại đến những lợi ích then chốt của TQ. Quyết định trên sẽ làm hỏng mối quan hệ song phương Mỹ-Trung. Mối quan hệ Bắc Kinh và Washington gần đây đã rơi vào căng thẳng vì một loạt các vấn đề như vệc TC thắt chặt kiểm soát Internet, các cuộc tranh cãi về tiền tệ, thương mại, nhân quyền và Tây Tạng. Bắc Kinh đã ngưng các cuộc trao đổi quân sự với Washington từ năm 2008 sau khi chánh quyền Bush thông báo kế hoạch bán vũ khí cho Đài Loan.
Theo kế hoạch bán vũ khí của chính quyền Obama, Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan 114 tên lửa Patriot, 60 trực thăng Black Hawk và các thiết bị liên lạc cho Hạm đội F-16 của Đài Loan. Hợp đồng nầy bao gồm các máy bay chiến đấu F-22 Raptor loại chiến đấu cơ mà Đài Loan đang rất mong muốn có được.
Ngoài ra, ngày 21/9/2013, Quân đội Đài Loan cho biết họ đã mua 12 chiếc máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Mỹ đã hoàn thành bàn giao toàn bộ vào năm 2015. Quyết định nầy sẽ giúp Đài Loan tự tin hơn và hoan nghinh quyết định của Hoa Kỳ. Bắc Kinh hiện nay đã bố trí hàng trăm tên lửa hướng về hòn đảo Đài Loan và TC đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để thống nhất vùng lãnh thổ này vào Đại Lục, nếu như chánh phủ của bà Tân tổng thống Thái Anh Văn tìm cách đòi độc lập.
Tờ Thời báo Đài Loan, số ra ngày 21/9/2013 cho biết: “Hiện nay chiến đấu cơ Kinh Quốc IDF triển khai ở căn cứ không quân Đài Loan, tính năng của 6 chiếc cuối cùng trong số đó được nâng cấp, dự kiến hoàn thành vào tháng 12 và tổ chức lễ biên chế cho lực lượng không quân. Tướng không quân Đài Loan còn cho biết, sau khi nâng cấp máy bay chiến đấu Kinh Quốc sẽ trang bị tên lửa Vạn Kiếm do viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn nghiên cứu chế tạo, có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công cự ly xa. Quan chức quân đội Đài Loan cho biết, tên lửa Vạn Kiếm, tầm phóng có thể đạt từ 100 – 200 km trở lên. Bên trong tên lửa này còn chứa trên 100 đầu đạn nhỏ, có thể tấn công diện tích lớn, phá hủy hiệu quả các bến cảng, các phi đạo, sân bay khiến cho các chiến cơ TC không thể cất cánh làm chậm thời gian tấn công Đài Loan.
KẾT LUẬN:
Trong 23 năm qua, Mỹ đã bán cho Đài Loan số vũ khí trị giá 44,8 tỷ USD. Đài Loan là thị trường vũ khí chủ yếu nhất của Mỹ, hợp đồng mua vũ khí trị giá càng lớn, gây thêm lo ngại cho Bắc Kinh. Vụ mua bán lớn nhất là 150 chiến đấu cơ F-16A/B được chính quyền Bush tuyên bố bán cho Đài Loan vào ngày 14/9/1992 trị giá 5,8 tỷ USD. Thứ hai là ngày 21/9/2011, chính quyền Obama tuyên bố nâng cấp công nghệ cho 145 chiến đấu cơ F-16A/D của Đài Loan trị giá 5,3 tỷ USD.
Mới đây ngày 22/5/2016, tạp chí National Interest có đăng bài của J. Michael Cole – Tổng  biên tạp của Tạp chí Thinking Taiwan – phân tích khá kỹ những “Kế hoạch tổng thể” của Đài Loan nhằm chống lại nguy cơ bị Tàu Cộng tấn công trong tương lai. Tóm tắt những điểm chính nội dung bài viết:
  • Quân đội TC có nhiều phương thức để gây sức ép với Đài Loan và rất nhiều trong số đó không cần đến việc xâm chiếm đảo. Hải & Không quân có thể được điều động để phong tỏa đảo, còn Quân đoàn Pháo binh số 2 của TC sẽ tấn công bằng tên lửa đối với các cơ quan đầu não của Đài Loan và các mục tiêu quan trọng khác ở Đài Loan bao gồm tháp radar, sân bay, căn cứ hải quân và các hệ thống quân sự khác trên đảo.
  • Trong trường hợp nầy, Đài Loan buộc phải dùng chiến lược phòng thủ toàn diện, cải thiện khả năng phòng không là một phần trong chiến lược này nhằm giảm thiểu khả năng PLA đạt được mục đích kể trên.
  • Hiện tại Đài Loan có đủ nguồn tài nguyên để thực hiện những phương án trên. Điều nầy cũng có nghĩa với việc TC không còn có thể phong tỏa hoặc đẩy mạnh chiến tranh ở Đài Loan nữa. Việc biến Đài Loan trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm thì Bắc Kinh càng đẩy mạnh chiến tranh tất phải đối mặt với nhiều vấn đề gồm sức ép từ nội địa và quốc tế đối với việc sử dụng vũ lực đánh chiếm Đài Loan. Vì vậy, tổn thất của chiến lược đó của Bắc Kinh sẽ tổn thất rất nặng nề.
  • Một bản tuyên ngôn độc lập của Đài Loan rất có thể sẽ khiến TC phản ứng bằng vũ lực, thông qua Đạo luật chống ly khai mà nước này ban hành vào năm 2005. Bắc Kinh sẽ buộc phải hành động nếu nước này coi tình hình chính trị ở Đài Loan bất ổn đến mức có thể đe dọa sự an nguy của người dân Hoa Lục, qua đó châm ngòi những sự kiện gần giống như ở bán đảo Crimea để xâm chiếm Đài Loan.
  • Bên cạnh những chiến lược phòng thủ bằng vũ khí chiến lược, Đài Loan nên tìm cách khiến Bắc Kinh tin rằng đồng minh của Đài Loan gồm Mỹ – Nhật Bản sẽ phản ứng nếu quân PLA xâm lược Đài Loan. Hai nước đồng minh sẽ hợp lực với nhau liên minh với Đài Loan chống quân PLA. Nếu Bắc Kinh tin vào sự can thiệp của Mỹ – Nhật, họ sẽ chùn bước vì sự xuất hiện của 2 cường quốc nầy sẽ làm gia tăng tổn thất nặng nề cho quân PLA mà bắc Kinh sẽ trả giá cho cuộc xâm lược Đài Loan.
Theo thiển nghĩ của tôi (tác giả), Mỹ trang bị vũ khí hiện đại tận răng cho Đài Loan là một hình thức nối giáo cho Đài Loan để đâm chệt Bắc Kinh. Cho dù quân PLA có đánh bại quân Đài Loan sẽ trả giá đắt cho cuộc xâm lược này. Viễn cảnh chiến thắng của quân PLA giống như một con trăn khổng lồ vừa nuốt được một con hổ, trăn nuốt hổ vào bụng chưa tiêu hóa xong. Lúc đó là lúc con trăn yếu nhất, Bắc Kinh bị sa lầy ở đó và sẽ bị liên Mỹ – Nhật – Ấn – Australia bao vây tứ phía, diệt gọn. Sự hiếu chiến của Tập Cận Bình sẽ đẩy quân PLA sập bẩy, Mỹ nối giáo cho Tàu Đài Loan, đâm chệt Bắc Kinh không chết thì cũng bị thương!!!

         NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét