Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Đi tìm chìa khóa giải mã 'sự im lặng' của Hòa thượng Trí Quang.

Long Điền Lê

Đi tìm chìa khóa giải mã 'sự im lặng' của Hòa thượng Trí Quang.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50433624?ocid=socialflow_facebook&fbclid=IwAR0zRhCyajVj8dOYIXqFC-eOWlOYWueM5k2MPpyVbnsyg69XEQnClubnAzg

Bình luận của BBC không có tên tác giả.

Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Thượng tọa Thích Trí Quang (ngồi giữa, nhìn thẳng), một lãnh tụ của phong trào Phật giáo ở miền Trung và miền Nam Việt Nam những năm 60 của thế kỷ trước
Sự 'im lặng' của Hòa thượng Thích Trí Quang, một lãnh tụ của các phong trào đấu tranh sôi động của Phật giáo Việt Nam thời chiến, người được cho là đã từng làm 'rúng động' nước Mỹ, từ sau ngày 30/4/1975 có thể được nhìn nhận như thế nào là một chủ đề được các khách mời Bàn tròn thứ Năm tranh luận tuần này.
QUẢNG CÁO
Bên cạnh đó, các ý kiến cũng gợi ý những cách tiếp cận đối với sự thật lịch sử khi cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi thực chất nhân vật lịch sử và giai đoạn lịch sử đầy biến động, có liên quan tới các phong trào Phật giáo Việt Nam và vai trò lịch sử của Hòa thượng Trí Quang, người vừa qua đời ở Việt Nam, hưởng thọ 96 tuổi, ra sao.
Bàn tròn BBC: Vai trò lịch sử và di sản của Hòa thượng Thích Trí Quang
Hòa thượng Thích Trí Quang: 'Một trang lịch sử'
Hòa thượng Thích Trí Quang - "người dấn thân cho đạo pháp"
Trong hoàn cảnh Việt Nam bao nhiêu năm nay, mà Hòa thượng không lên tiếng một chút nào, thì người dân cũng có quyền của họ về suy nghĩ về thái độ sống và thái độ tranh đấu của Hòa thượng
Nhà báo, ký giả Mặc Lâm
Trước hết, từ California, Hoa Kỳ, ông Mặc Lâm, nhà báo từng nhiều năm làm việc tại RFA Tiếng Việt, nêu quan điểm với cuộc hội luận hôm 14/11/2019:
"Về sự im lặng của Hòa thượng Thích Trí Quang từ sau tháng Tư 1975 đến bây giờ, chúng ta ai cũng ngạc nhiên và có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh thái độ này của Hòa thượng.
"Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, chung quy đó là quyền tự do biểu đạt của từng người một trong thế giới này và khi Hòa thượng đã xuống đường, đã đem bàn thờ Phật xuống đường hay là là đã biểu tình (tuyệt thực) trong vòng 100 ngày, cũng như những hoạt động khác, để chống lại một chế độ mà Hòa thượng cho rằng đã không phù hợp với Việt Nam, thì đó cũng là một quyền tự do của người tu hành, kể cả người tu hành đó là Phật giáo, Công giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác.
"Chúng tôi rất trân trọng những chuyện đó. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam bao nhiêu năm nay, mà Hòa thượng không lên tiếng một chút nào, thì người dân cũng có quyền của họ về suy nghĩ về thái độ sống và thái độ tranh đấu của Hòa thượng, trước đây, nó đã rất mạnh mẽ và rất là dấn thân, nhưng bây giờ lại im lặng hoàn toàn như vậy, thì người dân cũng có thể đánh giá rằng đây là một thái độ có vẻ là nó bị khuất phục trước cường quyền, hay là một thái độ mà ngài có thể là ăn năn.
"Hay là có thể cảm thấy rằng bây giờ nếu có chống lại chế độ hiện thời đi nữa, thì cũng không đi tới đâu. Cho nên đó là suy nghĩ riêng của ngài mà chúng ta không ai có thể đoán được, hay xét đoán được qua hành động của ngài."
Vắng mặt hậu 75 và mục tiêu đã đạt?
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Có nhiều giả thuyết với quan điểm khác nhau, thậm chí tranh cãi về vai trò, di sản của Hòa thượng Thích Trí Quang, người vừa viên tịch ở Huế, hưởng thọ 96 tuổi
Từ Marseille, nhà biên khảo Trương Nhân Tuấn nói với Bàn tròn:
"Hòa thượng Thích Trí Quang cho đến năm 1975 chỉ tóm lược trong ba thứ thôi, đó là: tranh đấu, tranh đấu và tranh đấu. Thứ nhất là tranh đấu cho công lý, giành lại công lý cho Đạo Phật trước sự đàn áp; và thiên vị Thiên Chúa Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
"Thứ hai là tranh đấu cho đạo pháp và dân tộc; thứ ba là tranh đấu lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm để thực hiện hai mục tiêu vừa nói. Thì bây giờ, đến nay, mục tiêu thứ ba đã hoàn tất từ 56 năm, gần một đời người.
"Vậy hai mục tiêu giành lại công lý cho đạo Phật, thì Hòa thượng Trí Quang đã làm gì được cho đạo Pháp và dân tộc? Đã thực hiện được gì hay chưa?
"Thứ nhất là vấn đề tranh đấu cho công công lý, nội dung giành lại công lý cho đạo Phật trước sự đàn áp và thiên vị Thiên Chúa Giáo của chính quyền ông Diệm, câu hỏi đặt ra cho quý vị Phật tử... là công lý đã thiết lập hay chưa? Đạo Phật hiện nay có được quyền tự do tín ngưỡng hay không? Hai vấn đề này tôi không lạm bàn, nhưng theo tôi công lý ở Việt Nam bây giờ chỉ là một diễn viên hài mà thôi.
Cá nhân tôi cho rằng phong trào tranh đấu của Hòa thượng Thích Trí Quang đã mở cửa đưa cho dân tộc Việt Nam vào một giai đoạn khốc liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam
Ông Trương Nhân Tuấn, nhà biên khảo
"Cái thứ hai là tranh đấu cho dân tộc, thì câu hỏi thứ hai tôi đặt ra là Phật Giáo ở đâu trong lòng dân tộc? Đặc biệt đặt ra cho hậu duệ của Hòa thượng Thích Trí Quang...
"Câu hỏi đó đến nay chưa ai trả lời hết. Phật giáo của Hòa thượng Trí Quang vắng mặt ở hầu hết những biến cố, những tai ương đã xảy ra cho dân tộc Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
"Cá nhân tôi cho rằng phong trào tranh đấu của Hòa thượng Thích Trí Quang đã mở cửa đưa cho dân tộc Việt Nam vào một giai đoạn khốc liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nội chiến chấm dứt thì hai mục tiêu đạo pháp và dân tộc và công lý vẫn chưa đạt được.
"Đến ngày hôm nay người dân biết chết, vẫn phải đi, báo chí Anh quốc bây giờ cũng nhắc lại câu là "nếu cột đèn có chân, thì cây cột đèn cũng vượt biên", thì rõ ràng mục tiêu dân tộc của thầy Trí Quang còn xa lắm, rất là xa, chưa đạt tới đâu.
"Cái thứ ba là tranh đấu lật đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, mục tiêu này, thầy Trí Quang đã thành công hoàn toàn, nhưng vấn đề đặt ra là thực hiện hai mục tiêu đó để làm gì, khi hai mục tiêu chúng ta vừa nói là tranh đấu cho đạo pháp và dân tộc không thực hiện được?
"Vấn đề là cho rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, thì bây giờ mình cũng nên nhìn lại, nếu chúng ta so sánh bây giờ giữa ông Diệm và ông Hồ, hay là ông Diệm với những lãnh đạo châu Á cùng thời là Ferdinand Marcos, Tưởng Giới Thạch hay là Sukarno, hay là Mao Trạch Đông, thì rõ ràng ông Diệm là một người hiền hòa, bao dung, có đạo đức, thanh bạch hơn hẳn những ông kia...
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Phong trào Phật giáo Việt Nam ở miền Trung và miền Nam đã có những giai đoạn rất sôi động trong thập niên 1960 và trước 30/4/1975
"Ông Diệm, tôi thấy không có độc tài, ở một đất nước mà trong tình trạng chiến tranh, tự vệ ý thức hệ nữa, mà ý kiến chính trị gia, tôn giáo, được hưởng đầy đủ các thứ quyền tự do hết, còn hơn cả Malaysia hay là Indonesia bây giờ nữa, theo tôi mình so sánh những gì mình có thể so sánh được, nếu ông Diệm là độc tài, thì bây giờ mình đã nhìn thấy sự thật đó là như thế nào rồi," ông Trương Nhân Tuấn nêu quan điểm từ góc độ cá nhân.
'Không thể đổ tội cho một người'
Tiến sỹ triết học, nhà nghiên cứu Phật giáo Thái Kim Lan trước hết phản biện một số quan điểm liên quan Hòa thượng Thích Trí Quang và nêu quan điểm về bản chất tình hình chính trị của giai đoạn lịch sử hơn một nửa thế kỷ trước, có liên quan tới các phong trào Phật giáo ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, bà nói:
Tổng thống Diệm: Độc tài hay nhân trị?
Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy
Làng Mai - một 'di sản' sống động
"Trước hết, tôi muốn nói như thế này là nhận định lịch sử phải khách quan và rất kỹ lưỡng, bình tĩnh nữa. Bởi vì nếu chúng ta dùng chữ sai, thì sai một li là đi một dặm. Dùng chữ "tiếp tay", là tôi không đồng ý.
Ngài có nói năng, có phê bình, có xuống đường, có biểu tình, hay là không có tất cả những việc đó, tất cả những điều đó đều là Chánh pháp, chân lý của Đạo Phật
Ông Võ Văn Ái, nhà nghiên cứu Phật giáo
"Ví dụ như dùng chữ tiếp tay là cuộc vận động Phật giáo, hoặc là Hòa thượng Thích Trí Quang đã tiếp tay cho Cộng sản, tôi không đồng ý. Tôi không đồng ý ở cái chỗ trong lúc cuộc vận động Phật giáo xảy ra, thì mục tiêu của Phật giáo lúc ấy rất là hòa hoãn, chỉ muốn chính quyền ông Diệm chấp nhận sự bình đẳng tôn giáo.
"Và chấp nhận thứ hai là những nạn nhân của cái đêm Phật đản phải được bồi thường, chính tôi là một trong những người đi tuyệt thực để đòi sự thực thi công bằng như vậy.
"Thì trong mục tiêu này, không bao giờ có vấn đề tiếp tay cho Cộng sản một chút nào cả, nếu có sự tiếp tay, thì có thể những chuyện xảy ra là sau này, mà đó là xảy ra bên ngoài, chứ không phải là tự thân của cuộc vận động 1963. Thành thử chữ "tiếp tay", chúng ta nên cẩn thận để sử dụng.
"Điểm thứ hai là vấn đề lật đổ ông Ngô Đình Diệm không có ở trong chương trình của cuộc vận động 1963, mà chúng tôi khẳng định là mặc dù có nhiều cái giải thích khác nhau, nhưng mục tiêu và cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức chỉ muốn đánh động sự công bằng, tinh thần công bằng mà ông Ngô Đình Diệm và chính quyền Ngô Đình Diệm nên chú trọng.
"Chứ không phải là có tính cách lật đổ chính trị. Chính trị là người Mỹ làm và chính trị là các tướng lãnh, nhưng mà thực ra chính quyển đã đẩy. Nếu chúng ta đọc lịch sử một cách đúng đắn và có tư liệu hẳn hoi, thì chúng tay thấy rõ ràng là chính quyền càng ngày càng đẩy người Phật tử cũng như quần chúng không đứng về phe của chính quyền nữa.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã chịu nhiều chỉ trích và cáo buộc cho rằng đã thiên vị Công giáo và ngược đãi, đàn áp Phật giáo
"Bởi vì chính quyền đã buộc tội, cáo buộc tất cả đều là Cộng sản, mà chúng tôi thực sự lúc đó là sinh viên, rất là trong sáng, ngây thơ, không có một chút gì là chúng tôi nghĩ chúng tôi theo Cộng sản cả. Chúng tôi chỉ thấy nhà Chùa và người dân bị đánh đập và tuyệt thực, chúng tôi can thiệp, chúng tôi muốn đứng ra.
"Và đó là một tinh thần tự do ngôn luận, và phải nói đó là một điểm son ở trong chế độ đó, chúng tôi có quyền, chúng tôi đã được nói và chúng tôi được phản đối. Còn về lịch sử, tại sao Việt Nam sau này rơi vào tay như các ngài nói là "tiếp tay để rơi vào tay Cộng sản", thì chúng ta phải hỏi tất cả những nhà cầm quyền kế tiếp - trách nhiệm của họ thế nào? Tất cả những hành động của người Mỹ như thế nào?
"Chúng ta không thể nào nói một cách võ đoán được để mà buộc tội một người được!," Tiến sỹ Thái Kim Lan nói.
'Chánh pháp và hành động'
Từ Paris, Pháp, ông Võ Văn Ái, một nhà biên khảo và hoạt động Phật giáo chia sẻ quan điểm của mình, đặc biệt về những câu hỏi đặt ra về "sự im lặng" sau 30/4/1975 của Hòa thượng Thích Trí Quang, ông nói:
Ông giữ vững quan điểm của mình là sự im lặng này vượt lên trên hết tất cả các tranh cãi mà toàn là giả thuyết và ông không bao giờ trả lời
Tiến sỹ Thái Kim Lan
"Chúng ta có thể biết rất rõ phê bình đó, khi nhìn rằng tất cả những người khác, hay những đảng phái, hay những nhóm bè đứng lên tranh đấu, tố cáo này kia đã đưa lại cái gì cho đất nước Việt Nam? Chúng ta vẫn nằm dưới một chế độ cộng sản.
"Thì dù có nói lớn hay không nói lớn, vẫn chưa ai làm được gì cả. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, thì trong thuật ngữ Phật giáo có một câu nói rằng: nói năng như Chánh pháp, im lặng như Chánh pháp.
"Nghĩa là ngài có nói năng, có phê bình, có xuống đường, có biểu tình, hay là không có tất cả những việc đó, tất cả những điều đó đều là Chánh pháp, chân lý của Đạo Phật."
Nói về chuyển động của các phong trào Phật giáo trước đây ở miền Nam Việt Nam từ sau mốc 30/4/1975, ông Võ Văn Ái bình luận thêm:
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption
Một cuộc biểu tình của các tu sỹ Phật giáo yêu cầu lãnh đạo chính quyền từ chức (Thượng tọa Thích Trí Quang ngồi chắp tay ở bìa trái)
"Sau năm 1975, cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Bình Định và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục con đường đòi hỏi công lý và hòa bình cho dân tộc.
"Tất nhiên, không có một sự im lặng, không có một sự thối lui, không có một sự khuất phục nào cả."
Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Triết học và Phật giáo Thái Kim Lan nói thêm:
"Câu cuối cùng của tôi là như thế này, sự im lặng của ngài Thích Trí Quang không phải là sự im lặng. Ông làm việc. Và ông làm việc theo một cách khác. Ông dịch sách và ông đã để lại một gia sản đồ sộ về kinh sách Phật giáo cho người Phật tử.
"Và ông giữ vững quan điểm của mình là sự im lặng này vượt lên trên hết tất cả các tranh cãi mà toàn là giả thuyết và ông không bao giờ trả lời," bà nói với Bàn tròn của BBC News Tiếng Việt.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt về chủ đề vai trò lịch sử của Hòa thượng Thích Trí Quang.



BBC.COM
Vì sao Hòa thượng Trí Quang 'im lặng' từ sau 30/4/75?
Ý kiến và quan điểm khách nhau của khách mời BBC News Tiếng Việt khi nhìn lại di sản và vai trò lịch sử của cố Hòa thượng Thích Trí Quang.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50433624?ocid=socialflow_facebook&fbclid=IwAR0zRhCyajVj8dOYIXqFC-eOWlOYWueM5k2MPpyVbnsyg69XEQnClubnAzg


Ve Nguyen Tên tội đồ dân tộc và phá nát nền Phật giáo.nếu như là người đi tập kết ra Bắc thì lãnh sự chỉ thị của TQ và về lại miền nam để vào chùa giết người Phật giáo đó là sự mệnh của hoà thượng thích trí Quang.những tên tội đồ dân tộc nầy có gì để nói.rồi một ngày cũng lòi ra.
1


Long Điền Lê " Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam bao nhiêu năm nay, mà Hòa thượng không lên tiếng một chút nào, thì người dân cũng có quyền của họ về suy nghĩ về thái độ sống và thái độ tranh đấu của Hòa thượng, trước đây, nó đã rất mạnh mẽ và rất là dấn thân, nhưng bây giờ lại im lặng hoàn toàn như vậy, thì người dân cũng có thể đánh giá rằng đây là một thái độ có vẻ là nó bị khuất phục trước cường quyền, hay là một thái độ mà ngài có thể là ăn năn."
Có hai cách nhìn về sự im lặng đó:
1- CSVN cai trị dân VN tài giỏi và không có ai chống đối như trước 1975. Thực tế cho thấy sau 1975 số lượng người vượt biên trên 1,5 triệu người và chết trên biển cả trện 500.000 người , và thời VNCH cai trị từ 1955-1975 gần như không có ai vượt biên, vượt biển. Thời điểm Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH trong nước có chiến tranh tàn phá và chết chóc do CSVN tấn công MNVN nhưng gần như không ai bỏ nước ra đi.
Sau 1975 có cuộc chiến phía Bắc VN bị TC xâm lược ngắn hạn nhưng số người vượt biên, vượt biển quá cao so với thời chiến tranh Nam- Bắc VN.
2-Ông Trí Quang im lặng vì nhiều lý do:
-CSVN không có bỏ tù những người chống đối chế độ mà chỉ có xử bắn hoặc tù khổ sai dài hạn.
-CSVN đối với các lãnh tụ tôn giáo rất khắc khe, không nhẹ nhàng như thời VNCH, chứng minh :
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
https://www.rfa.org/.../scale-of-a-crackdown-yl...
Còn tiếp...
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

RFA.ORG
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 1 giờ
Long Điền Lê Qua những thủ đoạn dã man của CSVN tàn sát các lãnh tụ các Tôn Giáo: Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành cho chúng ta nhận định về Thích Trí Quang như sau:
1-TTQ quá sợ CSVN đàn áp dã man không phải như thời VNCH ông ta làm mưa làm gió, vu vạ , mang bàn thờ Phật xuống đường.
2-TTQ đã thấy, đã hiểu rõ CSVN đàn áp dã man nên chọn thái độ im lặng, hèn nhát khi gặp bạo quyền.
3- Hoặc ông TTQ đã bị CSVN hù dọa, bắt tẩy, cài sinh tử phù nên há miệng sợ mắc quai.
3-TTQ làm ác, nay ăn năn nhưng đã muộn, leo lưng cọp, không dám nhút nhít vì sợ cọp vồ. Nếu ăn năn thì phải có thái độ lời nói hối cải, đằng nầy im lặng mặc cho CSVN đàn áp đệ tử một cách dã man chứng tỏ TTQ hèn và nhục.
Nhưng nay TTQ đã nằm xuống, nghĩa tử là nghĩa tận, tôi chỉ nêu lên tội ác của TTQ một lần nầy thôi. Ai đã mục kích tội ác TTQ đều có trách nhiệm kê ra cho đồng bào trong và ngoài nước biết rõ. Thấy kẻ làm ác mà vô cảm là có tội với tiền nhân, với hậu bối của DÂN TỘC VIỆT NAM.
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này
Thích


Long Điền Lê Công Giáo sau 1975 bị đàn áp ra sao:
NHỮNG TỒN TÍCH CỦA CỘNG SẢN TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
CÔNG GIÁO: ĐẠO VÀO ĐỜI·THỨ NĂM, 14 THÁNG 9, 2017·THỜI GIAN ĐỌC: 47 PHÚT…⦁ Xem thêm
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ 1 giờ
Long Điền Lê Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Lm. Trần Công Nghị
28/Mar/2019…⦁ Xem thêm
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

VIETCATHOLIC.NET
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 59 phút
Long Điền Lê Bản chất là Cộng sản, chính phủ Việt Nam hành động chống lại tất cả các tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Hồi giáo. Điều này bắt đầu bằng sự quấy rối của các nhân viên chính quyền đối với người có đạo, sau đó tín hữu có thể bị giam giữ hoặc trục xuất khỏi nhà, làng hoặc thậm chí cả đất nước của mình."
http://www.vietcatholic.net/News/html/249558.htm
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

VIETCATHOLIC.NET
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Một số quan sát về bách hại Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 57 phút
Long Điền Lê Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.

Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.
https://www.tinparis.net/.../qh07_DemNoelLmNguyenvanVang...
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

TINPARIS.NET
Dem Noel trong xa lim so 6 voi Cha Ngyen van Vang
Dem Noel trong xa lim so 6 voi Cha Ngyen van Vang
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 54 phút
Long Điền Lê Tiếp theo ....Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ. Chúng dùng những cộng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì. Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ 47 phút
Long Điền Lê Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam.

Vũ Ánh
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ 47 phút
Long Điền Lê Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?
Từ sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, tình hình đạo pháp tại VN lâm nguy đáng ngại với sự đàn áp tôn giáo tiếp diễn....
https://www.rfa.org/.../buddhist-faces-crackdown-tq...
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

RFA.ORG
Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?
Vì sao Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp?
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 44 phút
Long Điền Lê Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo
Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị đàn áp.
https://www.hrw.org/vi/news/2018/02/08/314781
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

HRW.ORG
Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo
Việt Nam: Hãy chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo
Thích


Long Điền Lê Mặt khác, Cộng Sản đã giết hàng vạn tín đồ Cao Đài vào những năm 1946, 1947 tại các tỉnh: Nam, Ngãi, Bình, Phú và các xã: Trung Lập, Sóc Lào, Bà Nhã...Sau năm 1975, chính quyền Cộng Sản đã áp đặt 10 án tử hình và 5 án chung thân cho các chức sắc và nhân sĩ của Đạo Cao Đài.
https://vietbao.com/.../cao-dai-len-tieng-voi-afp-van-bi...
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

VIETBAO.COM
Cao Đài Lên Tiếng Với Afp: Vẫn Bị Đàn Áp Thô Bạo
Cao Đài Lên Tiếng Với Afp: Vẫn Bị Đàn Áp Thô Bạo
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 41 phút
Long Điền Lê Hồ Sơ Csvn Đàn Áp Đạo Tin Lành Trên Toàn Quốc Việt Nam
10/09/199900:00:00(Xem: 5656)
Ký Giả Sự Thật
Riêng nhìn về tôn giáo Tin Lành tại Việt Nam đang bị đàn áp dữ dội:
Như Việt Báo Kinh Tế và Người Việt đã đăng tin từ đầu tháng 8 vừa qua về sự qua đời của Mục Sư Ông Văn Huyên, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Việt Nam từ năm 1976 cho đến khi qua đời vẫn chưa thể có người thay thế vì cộng sản cấm không cho tổ chức Hội Đồng Giáo Hội để bầu cử Ban Chấp Hành mới. Ngay cả trước khi qua đời, Ngài có để lại di chúc, nhưng Ban Tôn Giáo cấm không cho thi hành theo di chúc, mà bảo phải đợi chờ cho đến khi có lệnh mới. Kèm theo đây có 2 thư, 1 là di chúc, và 1 là lá thư của một vị đại diện do di chức đề nghị đã gởi đơn lên thủ tướng chính phủ để xin thi hành di chúc thì bị từ chối và cấm đoán.
Bề ngoài, cộng sản hô hào tự do tôn giáo, nhưng bên trong thì họ tìm cách triệt hạ, cấm cản và làm giảm thiểu sinh hoạt Đạo Tin Lành nhiều chừng nào tốt chừng nấy, và ai có công trong việc đó đều được ban thưởng, tiếc thay có một số vị vì ham danh lợi quyền mà chạy theo họ, rồi cuối cùng cũng bị vắt chanh bỏ vỏ.
http://vietinfo.eu/.../hoi-thanh-tin-lanh-nha-nuoc-giai...
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

VIETINFO.EU
Hội Thánh Tin Lành nhà nước giải quyết chuyện nội bộ bằng côn đồ
Hội Thánh Tin Lành nhà nước giải quyết chuyện nội bộ bằng côn đồ
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 32 phút
Long Điền Lê Chỉ cần bấm vô Google Cộng Sản Việt Nam đàn áp các tôn giáo thì có hàng trăm tin tức, video.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án CSVN đàn áp các tôn giáo, nhưng chúng vẫn liên tục đàn áp ngày càng dã man hơn.
Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quan ngại về Hội Cờ Đỏ ở VN.…⦁ Xem thêm
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này

RFA.ORG
Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quan ngại về Hội Cờ Đỏ ở VN
Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quan ngại về Hội Cờ Đỏ ở VN
Thích
· ⦁ Trả lời
· ⦁ Gỡ bản xem trước
· ⦁ 25 phút
Long Điền Lê Phạm Trần
13/Feb/2014
Tấm màn đen che dấu Quyền Con Người bị hạn chế và hành hạ ở Việt Nam đã bị Thế giới vén lên tại “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) Chu kỳ II của của Liên Hiệp Quốc họp tại Geneve, Thụy Sỹ từ ngày 05 đếnb 07 thán g 02 năm 2014.

Phần lớn phát biểu của 106 Quốc gia và 227 khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền tập trung vào yêu cầu Chính phủ Việt Nam quan tâm đến các quyền tự do căn bản của con người gồm : Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.

Bình đẳng giới, quyền của Phụ nữ, quyền của Trẻ em, chống buôn người, quyền được bào chữa, chống khủng bố các Luật sư nhân quyền, chống bắt người tùy tiện, chống đe dọa và bắt giữ những người muốn diễn đạt tư tưởng ôn hòa, quyền chủ hữu đất đai của dân phải được bảo vệ, chống cưỡng chế nông dân v.v… cũng đã được ghi trong 227 khuyến nghị.

Các nước cũng khuyến cáo Nhà nước Việt Nam cần tôn trọng tự do hoạt động Internet của người dân. Điển hình như Hòa Lan (Netherlands) yêu cầu Việt Nam cho phép những Nhà truyền thông xã hội (bloggers), ký gỉa, những người sử dụng Internet khác và các Tổ chức phi chính phủ được cổ xúy và bảo vệ quyền con người, đặc biệt cần có bảo đảm những Luật lệ liên quan đến Internet phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và thông tin.

(Netherland:Allow bloggers, journalists, other internet users and NGOs to promote and protect human rights specifically by ensuring that laws concerning the Internet comply with the freedom of expression and information.)

Thụy Điển chỉ trích việc Việt Nam có thêm những điều lệ gia tăng kiểm soát Internet and bắt bớ bừa bãi những người muốn được tự do phát biểu.

(Sweden : noted an increase in regulations to control internet, and arrests of persons for exercising their right to freedom of expression.)

Nhật Bản đã đề nghị Việt Nam hãy thi hành những biện pháp để “bảo đảm quyền tự do tư tưởng, quyền tự do, độc lập của báo chí và Internet.

(Japan: Actively promote steps to guarantee freedom of expression, as well as the freedom and independence of the press, including on the internet.

Nước Ý thì yêu cầu Việt Nam thi hành những biện pháp để cổ võ tự do tư tưởng, lập hội và tự do báo chí phù hợp với những tiêu chuẩn hiện đại của cộng đồng Quốc tế.

(Italy: Further implement measures aimed at promoting freedom of expression and association and freedom of the media in line with the most advanced international standards.)

Đại biểu nước Bỉ (Belgium) nói bất cứ Luật nào nhằm kiểm soát Internet phải tuân thủ những cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam vì Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, International Covenant on Civil and Political Rights)

(Belgium: Ensure that any law governing the internet is in compliance with Viet Nam’s international human rights obligations as.
http://catholicvideo.org/News/Html/121582.htm
Chỉnh sửa hoặc xóa bình luận này
CATHOLICVIDEO.ORG
CSVN đã hết đường nói dối
CSVN đã hết đường nói dối
Thích


LIVE: Hòa Thượng Thích Trí Quang – vai trò lịch sử, chính trị, ảnh hưởng và di sản
https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/videos/501346703796852/


BBC News Tiếng Việt đã phát trực tiếp.
vào Thứ Năm ·
Xem đầu tiên
Bàn tròn thứ Năm lúc ngày 14/11/2019, với các khách mời từ Việt Nam và hải ngoại, bình luận về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, người vừa viên tịch ở Việt Nam, hưởng thọ 96 tuổi.
135 lượt chia sẻ
56K lượt xem
795

Bình luận
52 trong số 476
Xem các bình luận trước

 Fan cứng
Anh Thu Nguyen · 53:55 Thích quảng Đức bị BBQ .

2

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

3 phản hồi · Hôm qua lúc 18:03

Si Mes · 34:15 Cho Tôi Hỏi BBC
Đả Xuất Gia Đi Tu Mà Còn Tham Vọng Thẻ Đảng Cs Làm Gì Vậy Sư Thầy Đả Vi Y Mà Còn Mang Theo Thẻ Đảng Viên Đảng Cs Chi Vậy Tôi Nhờ BBC Hỏi Dùm Tôi

2

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

3 phản hồi · Hôm qua lúc 18:15

Tran Huu Phuc · 55:58 ba Lan Bà Lan nói nghe bí bách không có lối thoát, người nghe tức ở ngực
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày
Aidan Tyler · 52:51 Nói cho đúng là bọn trọc đầu ngu
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

3 phản hồi · Hôm qua lúc 18:29


 Fan cứng
Nguyễn Trường Giang · 9:16 Tôi nói không làm gì đúng theo di nguyện của ngài...
Việc có xá lợi làm cho ngài quá khổ đau...
Giống như ngài đang bị chia xác vì lợi ích cá nhân của người sống…Xem thêm
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

 Fan cứng
Paul Trần · 32:37 Xin hỏi hiện nay Giáo hội Phật giáo VN có tranh đấu chống lại những bất công trong xã hội hay không? Tôi chưa thấy bất kỳ tiếng nói nào, thậm chí chỉ là góp ý về chính sách. Mà chỉ thấy ra quốc hội là khen ai hết lời.

9

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

 Fan cứng
Thích Ngộ Chánh · 34:10 Sao bạn biết là không?

2

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày
Xem phản hồi khác

 Fan cứng
Văn Tân Phan · 0:31 Nam mô a di đà Phật
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 22 giờ
Phan Nguyen · 6:18 Tay đeo cục đá chứng tỏ nói toàn ngược

1

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 22 giờ
Nhu Hoang · 1:21 A di đà Phật
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Thanh Dang · 17:32 Ông Võ Văn Ái nay nói nghe được
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Phan Nguyen · 14:21 Ông Diệm không đàn áp phật giáo đâu. Thời VNCH phật giáo phất triển rất mạnh và đúng nghĩa. Chỉ có người bị lơi dụng là rõ nhất. và im lặng nhất khi sứ mệnh hoàn thành!
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Phan Nguyen · 17:55 Chánh pháp mà ngược nhau là ngụy biện đấy ông Ái ạ!
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Chloe Ng · 9:19 Nam mô ADi Đà Phât
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Chloe Ng · 18:59 Bác Ái nói cao quá chưa đủ rõ ràng

1

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 21 giờ
Arthur Nguyen · 40:46 Vi ong ta mien nam sup do...Do la con Quy cua Buddha. Lam dan toc nay dau kho.
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 20 giờ
Thanh Sang · 0:00 Giao hoi nguoi ta di tu
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 19 giờ

 Fan cứng
Dinh Bui · 20:21 Ai đó đã nói: “im lặng là 1 chọn lựa chính trị”.
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 19 giờ
Hoang Ngựa · 3:37 Tôi chỉ tin và nghe lời dạy bảo của Đức Phật , còn mấy ô Thích thì ớn lắm rồi !

1

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 18 giờ
ChanhLuan Phan · 35:40 Runbbish
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 18 giờ
ChanhLuan Phan · 42:37 Tại sao chỉ có VN là con tốt
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 17 giờ
ChanhLuan Phan · 43:14 Khg dong y voi ông vva
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 17 giờ
Anh Nguyen · 17:48 Phật giáo thống nhất Việt nam đang bị vùi dập, thế sao thầy k lên tiếng?

1

Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 ngày

4 phản hồi · 16 giờ


 Fan cứng
Châu Uyên · 30:50 Hay
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 15 giờ

 Fan cứng
Châu Uyên · 44:05 Nghe Ông này mệt quá
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 15 giờ
Mai Doan · 2:31 Xin chào BBC
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 14 giờ
Thiên Thu · 14:21 Võ văn ái nói lung tung đánh lạc hướng câu chuyện
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 14 giờ
Thiên Thu · 42:49 Chung quy ông ái và bà lam ko chấp nhận ông TTQ là cộng sản chỉ vì sợ xấu hổ
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 14 giờ
Thiên Thu · 45:48 Phật giáo nổi loạn nhưng lại hèn hạ , đến nay cũng bị đè đầu cỡi cổ chả làm gì được , sau năm 75 vẫn có nhiều huynh trưởng tự thiêu và có rất nhiều hòa thượng bị đi tù , thậm chí chết trong tù như ht Thích thiện minh
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 14 giờ
Thiên Thu · 51:47 Nghe nói , thầy quãng ba là cộng sản đó
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 13 giờ
Thiên Thu · 53:01 Các người có xem clip ông thích đôn hậu ra bắc dự một cuộc hội thảo phật giáo quốc doanh chưa
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 13 giờ
Khanh Do · 4:12 bon Can Lao, gia no cua ho Ngo, van con sao ?
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 13 giờ
Khanh Do · 15:20 Gia dinh ho Ngo bi luat Nhan Qua trung phat
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 12 giờ
Trần Kim Thập · 27:47 Phải chăng có hai cách tu: Một trước 1975, xuống đường, chống chế độ VNCH; một sau 1975, làm thinh, ai chết mặc ai, nhìn "đạo pháp dân tộc" trộn với "chủ nghĩa xã hội"...?!?!
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 11 giờ
Đất Phù Sa · 28:00 Xin các vị đừng đem cái tri kiến nhỏ nhen của mình mà đánh giá bậc thánh nhân Cẩn thận cái lưỡi của mình
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 11 giờ
Nhà Quê · 0:00 Riêng đạo phật đi tu ko làm gì cũng giầu có.
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 9 giờ
Luu Le · 55:58 He rose with the sun, a reporter wrote, “spending a third of his waking day in prayer, a third in activity, a third in contemplation of his mistakes.” Sau 30.04.1975 Ôn dành thời gian để sám hối chăng?
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 8 giờ
Lan Bùi · 0:19 Non bất cao, thủy bất thâm
Nam đa trá, nữ đa dâm
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 7 giờ
Lan Bùi · 54:53 Non bất cao, thủy bất thâm
Nam đa trá, nữ đa dâm
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 7 giờ
Le Dung · 0:00 Ngài thích tâm châu từng nói tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 7 giờ
Lê Bảo · 0:01 Trong đây có bao nhiêu người thật sự là tu?
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 7 giờ
Tạ Trung · 15:13 Sau khi tin Đai Lão Hòa Thương Thích Trí Quang thâu thần thị tịch được loan là những người VN yêu nước và yêu Đạo đều súc động, chỉ riêng những người thuộc nhóm Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã loan tải những lời miệt thị. Là một Cư Sĩ Phật Giáo, tôi xin hỏi…Xem thêm
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 7 giờ
Tạ Trung · 18:39 Trách nhiệm làm mất Miền Nam về tay CS là do ( theo Di Chúc của Cố Lãnh ĐạoVNQD Đ Nguyễn Tường Tam ) :" Việc bẳt bớ, giam cầm những người Quốc Gia chỉ làm cho đất nước mất về tay CS " những người lãnh đạo Chế Độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở Sàigon.
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 6 giờ

 Fan cứng
Tue Truong · 0:00 Thực chất, TT Trí Quang là người có nhiều tham vọng chính trị, dựa vào đạo để thực hiện ước vọng của mình. Nhưng “trí đoản” (giống Dương Văn Minh), cho nên, cuối cùng chỉ là con cờ của CS và Mỹ. Khi xong việc rồi, CS cũng xài như MTGPMN: “Hết chim bẻ ná”.
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 5 giờ · Đã chỉnh sửa
Quoc Lien · 11:23 Sau 1975 tại Huế có thành ngữ: NÚP BÓNG TỪ BI

6

Bang Lam · 34:46 Ong Nhan Tuan noi bay!!! Du so 10 o dau ma Ong Tuan ko he nhac toi. Ong T duoc goi la “nha nghien cuu” ma ko biet Du so 10 thi Ong nghien cuu cai gi???
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 59 phút
Bang Lam · 49:21 Ten Nhan Tuan khong xung dang mang danh la “nha nghien cuu”!!!
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 45 phút
Phạm Vân Anh · 0:01 Con xin cúi đầu đảnh lễ hai vị bồ tát Thích Quảng Đức .Thích Trí Quang .từ bi và trí tuệ của hai ngài để phật giáo mãi trường tồn và ngày càng phát triển
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 22 phút
Long Điền Lê · 0:55 Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam bao nhiêu năm nay, mà Hòa thượng không lên tiếng một chút nào, thì người dân cũng có quyền của họ về suy nghĩ về thái độ sống và thái độ tranh đấu của Hòa thượng, trước đây, nó đã rất mạnh mẽ và rất là dấn thân, nhưng bây giờ lại im lặng hoàn toàn như vậy, thì người dân cũng có thể đánh giá rằng đây là một thái độ có vẻ là nó bị khuất phục trước cường quyền, hay là một thái độ mà ngài có thể là ăn năn."
Có hai cách nhìn về sự im lặng đó:
1- CSVN cai trị dân VN tài giỏi và không có ai chống đối như trước 1975. Thực tế cho thấy sau 1975 số lượng người vượt biên trên 1,5 triệu người và chết trên biển cả trện 500.000 người , và thời VNCH cai trị từ 1955-1975 gần như không có ai vượt biên, vượt biển. Thời điểm Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH trong nước có chiến tranh tàn phá và chết chóc do CSVN tấn công MNVN nhưng gần như không ai bỏ nước ra đi.
Sau 1975 có cuộc chiến phía Bắc VN bị TC xâm lược ngắn hạn nhưng số người vượt biên, vượt biển quá cao so với thời chiến tranh Nam- Bắc VN.
2-Ông Trí Quang im lặng vì nhiều lý do:
-CSVN không có bỏ tù những người chống đối chế độ mà chỉ có xử bắn hoặc tù khổ sai dài hạn.
-CSVN đối với các lãnh tụ tôn giáo rất khắc khe, không nhẹ nhàng như thời VNCH, chứng minh :
Tình trạng đàn áp bức thiết khiến 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể ngày 2-11 năm 75 tại Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, dưới hàng biểu ngữ “Chết vinh hơn sống nhục“. Đại đức Thích Huệ Hiền để lại chúc thư yêu sách chính quyền Cách mạng thực hiện nhân quyền, tự do tôn giáo, chấm dứt đàn áp GHPGVNTN.
Cuộc đàn áp quy mô Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
https://www.rfa.org/.../scale-of-a-crackdown-yl...
Quản lý
Thích
 · Trả lời · 1 phút
Long Điền Lê · 0:55 Qua những thủ đoạn dã man của CSVN tàn sát các lãnh tụ các Tôn Giáo: Phật Giáo, Công Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành cho chúng ta nhận định về Thích Trí Quang như sau:
1-TTQ quá sợ CSVN đàn áp dã man không phải như thời VNCH ông ta làm mưa làm gió, vu vạ , mang bàn thờ Phật xuống đường.
2-TTQ đã thấy, đã hiểu rõ CSVN đàn áp dã man nên chọn thái độ im lặng, hèn nhát khi gặp bạo quyền.
3- Hoặc ông TTQ đã bị CSVN hù dọa, bắt tẩy, cài sinh tử phù nên há miệng sợ mắc quai.
3-TTQ làm ác, nay ăn năn nhưng đã muộn, leo lưng cọp, không dám nhút nhít vì sợ cọp vồ. Nếu ăn năn thì phải có thái độ lời nói hối cải, đằng nầy im lặng mặc cho CSVN đàn áp đệ tử một cách dã man chứng tỏ TTQ hèn và nhục.
Nhưng nay TTQ đã nằm xuống, nghĩa tử là nghĩa tận, tôi chỉ nêu lên tội ác của TTQ một lần nầy thôi. Ai đã mục kích tội ác TTQ đều có trách nhiệm kê ra cho đồng bào trong và ngoài nước biết rõ. Thấy kẻ làm ác mà vô cảm là có tội với tiền nhân, với hậu bối của DÂN TỘC VIỆT NAM
https://www.facebook.com/BBCnewsVietnamese/videos/501346703796852/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét